SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học yêu thích học hát dân ca góp phần nâng cao chất lượng học hát trong trường Tiểu học

doc 19 trang binhlieuqn2 14632
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học yêu thích học hát dân ca góp phần nâng cao chất lượng học hát trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_yeu_thich_hoc_h.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học yêu thích học hát dân ca góp phần nâng cao chất lượng học hát trong trường Tiểu học

  1. 7 - Bước 2: Nghe hát mẫu - Bước 3: Đọc lời ca - Bước 4: Khởi động giọng - Bước 5: tập hát từng câu - Bước 6: Hát cả bài - Bước 7: Củng cố. Tuy quy trình dạy học giống với việc dạy hát các bài hát thiếu nhi và nước ngoài, nhưng kỉ thuật dạy hát những bài dân ca có nhiều khác biệt. Sự khác biệt này mới tạo nên những phong cách, màu sắc khác nhau của mỗi bài hát. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Để dạy tốt môn âm nhạc dân tộc người thầy cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, sau đây là một số phương pháp dạy học chủ yếu trong môn âm nhạc: a. Sử dụng phương pháp trực quan để giới thiệu cho học sinh nguồn gốc xuất xứ của từng bài hát dân ca: Giáo viên nên dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lý, dùng tranh ảnh để giới thiệu về sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền. cần giới thiệu về xuất xứ và nét đặc trung của bài dân ca ( thang âm, các từ đệm, trang phục, động tác múa ) sao cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh, cũng có thể giới thiệu sơ lược về nhạc cụ dân tộc của vùng miền dân ca đó. Phương pháp này giúp học sinh nhìn những màu sắc, hình thức thể hiện và nghe được giai điệu một cách rõ ràng, dể cảm nhận. Giáo dục lòng yêu thích âm nhạc dân tộc qua tranh ảnh, băng đĩa những yêu cầu cơ bản của bài học đó. Về áp dụng những kĩ thuật mới trong dạy hát dân ca, ở bước giới thiệu bài hát, Bước giới thiệu bài hát, tôi thường dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí nơi mà bài hát dân ca được ra đời, dùng tranh ảnh để giới thiệu về những nét sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền, xuất xứ và nét đặc trưng của bài dân ca sắp học (như thang âm, các từ đệm, trang phục, các động tác múa ) sao cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh, ngoài ra tôi còn giới thiệu sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc của vùng miền đó, sau đó tôi gọi 1 - 2 học sinh lên chỉ vị trí trên bản đồ để nhận biết. Bước này rất hấp dẫn học sinh và mang lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích, giúp học sinh hiểu sâu hơn về xuất xứ bài hát, là dân ca của vùng nào, vùng dân ca đó ở vị trí nào trên bản đồ đất nước Việt Nam.
  2. 8 Trên cơ sở đó các em tuy không được đi tham quan nhưng cũng có thể hiểu biết sơ lược về vùng đất đó. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, các vùng dân ca trải khắp đất nước nhưng mỗi một bài dân ca có những nét đẹp riêng. Việc sử dụng bản đồ nhằm thu hút sự chú ý tò mò ham hiểu biết của học sinh. không những thế nó còn tạo cho giờ dạy thêm phong phú và sử dụng đồ dùng đạt hiệu quả. Ví dụ: Dạy tiết 19 (Lớp 5) - Học hát: Bài “Hát mừng” dân ca Hrê (Tây Nguyên). Trong phần giới thiệu bài hát, tôi treo bản đồ và yêu cầu học sinh lên chỉ vùng Tây Nguyên và nêu những hiểu biết của mình về dân tộc Hrê và những nét đặc trưng riêng của vùng đất này (nếu biết). Sau đó tôi cung cấp một số kiến thức về Tây Nguyên như: Có nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc (như Lễ hội mừng lúa mới, cúng bến nước khi làm lễ thường sử dụng các nhạc cụ như cồng, chiêng và giới thiệu trang phục của dân tộc Hrê qua hình ảnh). Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ vùng Tây Nguyên và giới thiệu vị trí địa lí các tỉnh ở Tây Nguyên trên trên bản đồ.
  3. 10 Giới thiệu một số lể hội ở Tây Nguyên và cho học sinh quan sát một số hình ảnh lể hội ở Tây Nguyên b. Giải thích những từ khó có trong bài: Ta đã biết rằng, dân ca là những bài hát mang nét đặc trưng riêng cho mỗi vùng miền nên sẽ có những từ trong lời ca cũng mang đậm tính chất đặc trưng của vùng miền đó. Trong bước đọc lời ca, tôi thường giải thích những từ khó trong bài hát: Ví dụ: Từ Xoè hoa trong bài cùng tên có nghĩa là “Múa hoa”. Bài Gà gáy, từ “té le” là một cách cảm nhận của đồng bào Cống về tiếng gáy te te của chú gà trống choai. Bài Bắc kim thang, từ “kèo” là thanh gỗ hoặc tre nằm trên cột nhà, làm khung đỡ trần nhà; “té” nghĩa là ngã; “làm chi” nghĩa là làm gì; “le le” nghĩa là con vịt trời; “bìm bịp” là một loài chim. c. Chia câu, phân tích cho học sinh về nhịp, phách, trường độ, cao độ luyến láy có trong bài. Khi dạy bài hát dân ca, việc chia các câu hát trong bài dân ca phải hết sức linh hoạt: có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca thường được xây
  4. 11 dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ như “ơi, à, í a” nên cấu trúc không cân đối. Ví dụ: Dạy tiết 4 (Lớp 2) - Học hát: Bài “Xòe hoa” dân ca Thái Tôi chia bài hát thành 4 câu hát với độ dài ngắn không đều nhau: Câu 1: Bùng bong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang. Câu 2: Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng. Câu 3: Nghe tiếng khèn tiếng sáo vang lừng. Câu 4: Tay nắm tay ta cùng xoè hoa. Câu hơi dài nên trong quá trình tập giáo viên cần linh hoạt và phải nhắc học sinh lấy hơi để không bị hụt hơi dẫn đến hát sai trường độ. Đặc điểm riêng biệt của dân ca là sử dụng tiếng hát có luyến, láy rất nhiều. Nên khi dạy học sinh hát dân ca, tôi giải thích cho học sinh hiểu: luyến là tiếng hát có hai hoặc nhiều nốt nhạc khác cao độ được liên kết với nhau và có hình vòng cung phía dưới, nếu nốt nhạc sau cao hơn nốt trước thì là luyến lên và ngược lại. Để học sinh hát đúng những tiếng hát có dấu luyến, láy cũng như thể hiện được sắc thái của học sinh tôi thường tăng cường hát mẫu và hướng dẫn học sinh vừa nghe hát mẫu, vừa nhìn lời ca, vừa nhìn nốt nhạc, tôi đặt một số câu hỏi để học sinh nắm chắc kiến thức khi học những bài dân ca có nhiều tiếng hát luyến láy. Học sinh trả lời đúng câu hỏi của tôi, có nghĩa là đã nắm được 50% giai điệu của câu hát. Trong các bài dân ca có nhiều từ hát luyến hai đến ba nốt học sinh rất khó hát. Ví dụ: Bài “Cò lả” là bài dân ca có rất nhiều tiếng hát luyến, tôi hướng dẫn học sinh hát như sau: Khi dạy câu hát đầu: con cò cò bay lả lả bay la là câu hát có nhiều tiếng hát luyến lên và xuống, sau khi hát mẫu, tôi đặt câu hỏi: câu hát đó có mấy tiếng hát luyến, tiếng nào luyến lên, tiếng nào luyến xuống? vì sao em biết? và với câu hát này tôi thường tập hát nhiều lần hơn, kĩ hơn so với 3 câu khác để học sinh nắm chắc giai điệu của bài hát. Trong lớp có những học sinh hát tốt, hát hay, tôi chỉ định hát mẫu và hướng dẫn cho các bạn hát chưa đúng. Ngoài ra, tôi cũng hướng dẫn các em cách lấy hơi hai lần, ở đầu câu và giữa câu hát.
  5. 12 d. Tập hát từng câu: Tập hát từng câu bước trọng tâm việc dạy hát. Khi dạy các bài dân ca, tôi thường tăng cường hát mẫu để hướng dẫn học sinh hát đúng những tiếng có dấu luyến cũng như thể hiện được sắc thái của bài hát. Cũng vì có câu hát dài ngắn không đều, nên khi dạy từng câu, có những câu phải dạy khá kĩ các em mới hát đúng giai điệu, cũng như những tiếng hát luyến. Ví dụ: Ở bài hát Cò lả, câu hát “Bay từ, từ cửa phủ, bay ra ra cánh đồng” có nhiều tiếng hát luyến vừa luyến lên, luyến xuống, luyến hoa mỉ vã lại tiết tấu rất khó hát nên tôi thường cho học sinh tập hát nhiều lần hơn, kĩ hơn so với các câu khác. đ. Tổ chức cho học sinh tập biểu diễn các bài dân ca đã học: Cũng như các bài hát thiếu nhi khác, hát kết hợp vận động và phụ họa cũng là một hoạt động không thể thiếu trong tiết học. Tuy nhiên là bài hát dân ca, nên khi hướng dẫn học sinh biểu diễn, tôi thường mở đĩa hình các tiết mục biểu diễn những bài hát dân ca vùng miền của bài dân ca đang học, để học sinh nắm được các động tác biểu diễn phù hợp, những trang phục biểu diễn cho bài dân ca này sau đó hướng dẫn học sinh tập biểu diễn theo nhóm hoặc theo tổ và tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp. Tuy chưa có không gian biểu diễn nhưng tôi sử dụng bục giảng làm sân khấu cho học sinh. Thành lập ban giám khảo cũng chính là các em. Đây là dịp cho các em chứng tỏ được sự hiểu biết của mình về dân ca, đối với những học sinh nhút nhát cũng dần mạnh dạn tham gia biểu diễn và tham gia nhận xét bạn bằng sự hiểu biết của mình. Với các tiết học hát dân ca Tây nguyên, tôi hướng dẫn các em một số động tác múa Tây Nguyên khi ôn tập bài hát “Bạn ơi lắng nghe”, “Hát mừng”, Chiếc gùi đung đưa” hoặc cho học sinh kết hợp nhảy sạp khi ôn tập bài hát “Xòe hoa” để thay đổi không khí học tập và thu hút sự chú ý, yêu thích, ham học hỏi của HS. e. Cho học sinh tự tập đặt lời ca mới phù hợp với lứa tuổi và đề tài quen thuộc như tình yêu thầy cô, mái trường, bè bạn: Cùng với sự phát triển của xã hội, lời ca của các làn điệu dân ca luôn được bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử, phù hợp với từng nội dung sinh hoạt lao động, phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, các bài hát dân ca thiếu nhi
  6. 13 thường có cấu trúc ngắn gọn và đa số được sáng tác dựa theo các câu ca dao lục bát. VD: Bài “Lí cây bông” – Sáng tác trên câu ca dao Bông xanh bông trắng bông vàng Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông Đối với học sinh lớp 4,5 - để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, ngoài việc hướng dẫn học hát và tìm hiểu về dân ca, tôi còn hướng dẫn cho những học sinh có năng khiếu hoặc tổ nhóm, biết cách tự tìm và đặt lời ca mới cho bài dân ca từ các câu thơ lục bát quen thuộc hay do học sinh tự nghĩ ra. Tôi gợi ý cho học sinh có thể thêm các từ đệm hay tiếng hát luyến, láy để phù hợp với giai điệu của bài. Với những tiết ôn tập, tôi tổ chức cho học sinh thi theo nhóm để đặt lời ca mới với bài dân ca tự chọn, đã học, có giai điệu dễ như bài “Xòe hoa”. Tôi thấy học sinh rất hào hứng và tự tin với hoạt động này. Ví dụ: Bài “Xòe hoa” – một nhóm học sinh đặt lời như sau: “Trường em rất vui, trong ánh nắng nhẹ ban mai, ngoan rất ngoan em ngồi học bài ”. Nhóm khác có lời ca nhí nhảnh hơn: “Tình tang tính tang, em học hát thật là vui, tay vỗ tay em cùng hòa nhịp .” Với việc học sinh được tự sáng tác và đặt lời mới cho bài dân ca, học sinh rất hào hứng học hát và thêm yêu thích các bài hát dân ca, từ đó các em phát huy tính sáng tạo và muốn tìm hiểu thêm về các bài dân ca của Việt Nam. h. Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi vừa nâng cao hiệu quả bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh đồng thời bồi dưỡng vốn dân ca cho các em. Tổ chức cho học sinh thi hát với nhau giữa các tổ, nhóm hoặc cá nhân sau khi học xong bài hát. Từ đó giáo viên nhận xét và giúp học sinh sửa chửa những chổ chưa thể hiện đươc ( nếu có) Tổ chức cho các em trò chơi kể tên hoặc hát các bài dân ca mà các em biết. Với các trò chơi như vậy đòi hỏi các em cần phải có sự tìm tòi sưu tầm thêm ở nhà tăng sự hiểu biết của các em về dân ca và kích thích sự hứng thú đối với các em.
  7. 14 Trong các tiết ôn tập tôi thường tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp học Ví dụ: Nhóm 1 tìm và hát các bài hát dân ca miền Bắc Nhóm 2 tìm và hát các bài hát dân ca miền Trung Nhóm 3 tìm và hát các bài hát dân ca Tây Nguyên Nhóm 4 tìm và hát các bài hát dân ca miền Nam Nhóm nào tìm và hát đúng được nhiều bài dân ca thì được thưởng số lượng những bông hoa bằng số lượng các bài dân ca tìm được hoặc cộng thêm điểm vào điểm thi đua của các tổ Để khuyến khích học sinh ham tìm hiểu thêm về dân ca Ngoài trò chơi phát triển trí tuệ tôi còn cho học sinh chơi trò chơi vận động để học sinh phát triển thêm thế chất và kích thích sự hứng thú như trò chơi “ Chi chi chành chành” , “Rồng rắn lên mây” Tổ chức trò chơi luyện tai nghe: Giáo viên đàn giai điệu một câu hát bất kì trong bài, yêu cầu học sinh đoán ra và hát lại câu hát đó. Có thể gõ tiết tấu cho học sinh nhận biết. Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh tham gia các hội thi, biểu diễn gắn liền với các bài dân ca. Tham mưu với Ban giám hiệu, tổng phụ trách, ban chấp hành chi đoàn của trường tổ chức các hội thi “Em hát dân ca” vào những ngày lể lớn như 20/11, 26/3 nhằm cho học sinh nâng cao vốn hiểu biết về âm nhạc dân tộc, duy trì các bài hát dân ca đang có nguy cơ mai một, tạo nên một sức sống mới về giữ gìn văn hóa truyền thống trong nhà trường khích lệ niềm hứng thú say mê học hát dân ca cho học sinh. Và thực tế trường tôi đã tổ chức trong dịp 20/11 vừa rồi hội thi “Em hát dân ca” cấp trường. Mỗi lớp tham gia một tiết mục dân ca. Tất cả các em ở các khối lớp rất hứng thú tham gia, các bài dân ca các em chon lựa để biểu diến như “ Trống cơm”, “Lý kéo chài”, “Lý ngựa ô”, “Hò khoan Lệ Thủy” kết quả mang lại rất tốt, đạt chất lương cao về nội dung và hình thức biểu diễn và điều đáng mừng là các em cảm thấy yêu thích dân ca. Qua hội thi đã tạo ra không khí thi đua hát múa dân ca trong toàn trường trường rất sôi nổi, tác động lớn đến tình yêu dân ca của học sinh và toàn thể giáo viên. Hoặc giáo viên âm nhạc phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn để tổ chức một số buổi sinh hoạt ngoại khóa. Tổ chức thi hát dân ca các vùng miền, kết hợp thi hát với hái hoa dân chủ. Biện pháp 4: Bồi dưỡng vốn dân ca thông qua các buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ, trong giờ ra chơi giữa buổi, trong giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp.
  8. 15 Vào các buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ, trong giời ra chơi giữa buổi, giáo viên có thể mở băng đĩa các bài dân ca trên hệ thống loa đài của nhà trường. Bằng cách này các làn điệu dân ca cứ dần thấm vào tâm hồn học sinh một cách tự nhiên. Từ chổ thuộc, rồi hiểu và học sinh sẽ thích. Đây là hoạt động tuyên truyền, giáo dục về dân ca rất hữu ích. Trong chương trình giáo dục ở Tiểu học có nội dung giáo dục” Hoạt động ngoài giờ lên lớp” do giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên âm nhạc thực hiện. Trong những giờ hoạt động đó có một gian khá lớn dành cho việc sinh hoạt văn nghệ của học sinh. Giáo viên âm nhạc có thể kết hợp với giáo viên chủ nhiệm đưa các bài dân ca vào nội dung sinh hoạt. Ví dụ ở Lệ thủy không ai lại không biết đến làn điệu hò khoan lệ thủy rất đặc sắc và mang bản sắc riêng của người dân Lệ Thủy. Vì vậy có thể lồng ghép cho học sinh nghe và tập một số bài dân ca hò khoan Lệ Thủy kích thích sự hứng thú của các em cũng như bảo tồn được làn điệu dân ca đặc trưng của quê hương mình. Biện pháp 5: Tuyên truyền các bài dân ca đến học sinh toàn trường thông qua các buổi phát thanh măng non: Ở trường tiểu học chương trình phát thanh măng non luôn được chú trọng, mỗi tháng một buổi phát thanh măng non. Và đây chính là dịp tốt nhất để cho học sinh cả trường cùng có cơ hội để thưởng thức các bài dân ca. Tôi đã lên kế hoạch và tổ chức lồng ghép phần nghe nhạc dân ca sau các bài phát thanh của các phát thanh viên. Một buổi cho học sinh nghe ba bài dân ca vùng Bắc, Trung, Nam. Ngoài các bài dân ca do tôi sưu tầm từ các đĩa nhạc, tôi còn tổ chức các em có khả năng hát tốt các bàn dân ca đã học hoặc chọn các nhóm đạt kết quả cao trong buổi thi hát dân ca ở các lớp để được trình bày trong buổi phát thanh măng non của trường thay cho mở đài đĩa nhằm gây sự chú ý và thích thú cho học sinh toàn trường. Từ đó khuyến khích học sinh có ý thức thi đua học tốt, yêu thích và mong muốn được hát dân ca. * Kết quả: Là một giáo viên âm nhạc tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp giúp học sinh yêu thích học hát dân ca ở trường tôi. Sau khi tiến hành khảo sát, so sánh với sự hứng thú học hát dân ca từ trước và sau khi thực hiện các biện pháp thu được kết quả như sau:
  9. 16 BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ TÌM HIỂU SỰ YÊU THÍCH VÀ KHÔNG YÊU THÍCH HÁT DÂN CA CỦA HỌC SINH CUỐI NĂM HỌC 2020-2021 Không yêu SỐ Yêu thích LỚP thích LƯỢNG SL % SL % 1.1 32 24 75.0 8 25,0 2.2 31 22 71,0 9 29.0 3.1 28 20 71,4 8 28,6 4.2 28 21 75,0 7 25,0 5.2 25 20 80,0 5 20,0 TỔNG 144 107 74,3 37 25,7 Có thể nói qua việc áp dụng các biện pháp nói trên số lượng các em yêu thích dân ca đã tăng lên rõ rệt so với trước khi chưa áp dụng các biện pháp. - Tiết học hát dân ca trở nên sinh động hơn. - Các em phát huy được năng khiếu cảm nhận âm nhạc của bản thân - Tự rèn luyện khả năng quan sát, phán đoán một cách chính xác. - Đa số học sinh nắm vững bài hát dân ca, biết hát luyến, hát mềm mại hơn. - Đồng thời giúp các em mở rộng thêm một số kiến thức âm nhạc, từ đó các em phát huy khả năng sáng tạo như: đặt lời mới cho bài hát dân ca - Qua mỗi bài học giúp các em biết thêm được nhiều bài dân ca không chỉ có trong chương trình mà cả ngoài chương trình, vốn dân ca của các em cũng phong phú hơn, các em đã biết tìm tòi thêm nhiều bài dân ca ngoài chương trình học, biết mạnh dạn để thể hiện tốt các động tác biểu diễn phụ họa, đúng sắc thái của nhiều bài dân ca của các vùng miền. Và hơn hết giờ đây các em đã có được một sự hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc dân ca, có được niểm yêu thích thật sự và một thói quen thích được nghe, được hát dân ca, từ đó kết quả học tập bộ môn âm nhạc được nâng lên đáng kể. 3. Phần kết luận 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Dân ca là vốn quí vô giá của cha ông ta từ ngàn xưa để lại, dân ca là hơi thở của dân tộc, lưu giữ và bảo vệ dân ca là bảo vệ dòng máu chảy trong cơ thể của mỗi chúng ta. Dân ca là một bức tranh phong phú, đa dạng về màu sắc, mỗi địa phương đều có những nét đặc trưng riêng, thể hiện phong tục, ngôn ngữ, giọng nói
  10. 17 của từng vùng quê của tổ quốc. vì vậy dù là dân ca của bất cứ vùng nào trên đất nước Việt Nam cũng đều đáng trân trọng và cần gìn giữ, bởi đó là tài sản tinh thần vô giá nhất, là những tinh hoa của dân tộc được chắt lọc qua nhiều thế kỉ. Với học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, để các em vẫn luôn tiếp thu được các nền văn hóa thế giới mà không quên mất những tinh hoa văn hóa của dân tộc thì ngay khi còn nhỏ các em đã phải có được vốn hiểu biết, và phải có được một tình yêu thật sự với dân ca. Vì vậy việc bồi dưỡng và phát huy vốn dân ca trong đó đặc biệt khơi gợi niềm yêu thích của hoc sinh tiểu học đối với việc học các bài dân ca luôn là tiền đề đầu tiên trong việc giữ gìn tinh hoa văn hoa dân tộc. Như lời dặn dò cuối cùng của Bác Hồ trước lúc đi xa: rằng đã yêu tổ quốc mình, càng yêu tha thiết những khúc hát dân ca Qua nhiều năm giảng dạy liên tục giảng dạy trực tiếp, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm trong dạy hát dân ca giúp các em yêu thích học hát dân ca đó là: Giáo viên phải luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi, bồi dưỡng vốn kiến thức của mình về các bài hát dân ca. Tìm hiểu nguồn gốc, các thể loại dân ca, các giá trị văn hóa của dân tộc. Phải rèn luyện kĩ năng thể hiện tốt các bài dân ca, sưu tầm các đĩa nhạc dân ca của các vùng miền, các dân tộc. Đồng thời phải nắm được chuẫn kiến thức kĩ năng của từng tiết học để có thể xem xét và lồng ghép một cách linh hoạt các hoạt động bồi dưỡng vốn dân ca sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo được nội dung tiết dạy. Phải nắm được khả năng âm nhạc của học sinh. Có kế hoạch chương trình cụ thể cho các hoạt động, các biện pháp của mình. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong khi tiến hành các hoạt động thì phải biết tham mưu và phối kết hợp với Ban giám hiệu cũng như các Đoàn thể trong nhà trường khi tổ chức thực hiện. chức thực hiện. Dân ca là một dòng nhạc rất khó hát vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng giảng dạy cho học sinh để các em không cảm thấy nản chí. Không ép buộc hay áp đặt học sinh, mà phải tạo cho học sinh cảm thấy hứng thú, tích cực, yêu thích thật sự với dân ca. Giáo dục cho học sinh tự hào về tinh hoa dân tộc, biết cảm nhận được cái hay cái đặc sắc của mỗi bài dân ca. Cùng với sự học hỏi tham khảo kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp ở một số trường có chất lượng của huyện và ngoài huyện, đặc biệt với việc áp dụng các biện pháp nói trên trong quá trình dạy học, các giờ học hát dân ca đã đạt được kết quả cao hơn. Nhiều em đã tích cực xung phong trình bày các bài hát dân ca làm cho không khí lớp học sôi nổi hơn. Các em thích học hát dân ca nói riêng và bộ môn âm nhạc nói chung. Tôi tin rằng với những giải pháp này, bằng sự sáng
  11. 18 tạo của mình các giáo viên sẻ vận dụng có hiệu quả trong quá trình dạy âm nhạc ở trường đáp ứng yêu cầu mục tiêu môn học nói chung và góp phần bảo tốn vốn quý của ông cha để lại. 3.2. Đề xuất, kiến nghị: Để thực hiện đào tạo các em học sinh trở thành những người phát triển toàn diện về: Đức- Trí- Thể Mĩ ngoài việc người thầy phải có năng lực thực sự ra thì việc khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trường là những điều tác động lớn đến các em. Do đó để tạo điều kiện cho việc dạy - học của thầy trò thuận lợi, bản thân tôi là người đứng lớp dạy bộ môn âm nhạc cần kiến nghị một số vấn đề sau: * Về phía nhà trường: - Thường xuyên quan tâm, giúp đở giáo viên và học sinh - Trang bị, bổ sung thêm một số trang thiết bị và tài liệu tham khảo đặc biệt là các tài liệu nói về các bài dân ca để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. - Đầu tư xây dựng phòng học chức năng để học sinh có không gian hoạt động nghệ thuật và cũng để không ảnh hưởng đến các lớp học khác bên cạnh * Về phía Phòng GD&ĐT: - Tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyên đề về bộ môn để GV âm nhạc có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. - Tập huấn hát Hò khoan Lệ Thủy cho toàn bộ giáo viên. - Duy trì hội thi “ Hát dân ca , hò khoan Lệ Thủy” cho các bậc học để bảo tồn dòng nhạc dân gian vốn quý của dân tộc. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về “Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học yêu thích học hát dân ca góp phần nâng cao chất lượng học hát trong trường Tiểu học”mà tôi đã áp dụng thành công đối với học sinh của mình. Tôi rất mong được sự góp ý trao đổi kinh nghiệm đối với các bạn đồng nghiệp để đưa ra phương pháp tối ưu nhất, để giúp học sinh học môn nhạc được dễ dàng. Làm sao cho các em tiếp thu được cái hay, cái đẹp, sự phong phú tinh tế của âm nhạc nói chung và của dân ca nói riêng. Bằng sự liên tưởng và tính tư duy của các em. Thông qua các giờ dạy trên lớp giúp các em thêm say mê học tập, yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương đất nước. Hoàn thành chức năng giáo dục để góp chung vào nền giáo dục nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng.