SKKN Một số biện pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non Kim Sơn

doc 27 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6433
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non Kim Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_khai_thac_va_ung_dung_cong_nghe_thong.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non Kim Sơn

  1. 11 Cả lớp hát bài “ Là con gà trống” Con gà trống có nhiệm vụ gì? Nhà con có những con gà nào? Để vẽ được con gà chúng sẽ làm như thế nào? Cần có đồ dùng gì để vẽ? Cho trẻ quan sát trên bảng cô hướng dẫn vẽ. Cô dùng bút và phần mềm đó vẽ để trẻ nhận xét. Trẻ thực hành. 2.2. 5. Ứng dụng phần mềm powerpoint thiết kế các trò chơi âm nhạc. Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhậy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ các kĩ năng nghe nhạc. Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, ứng dụng các phần mềm tin học để thiết kế các trò chơi âm nhạc nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. Tôi đã sử dụng phần mềm powerpoint, Total Video Converter để làm các trò chơi âm nhạc cho trẻ mẫu giáo. Phần mềm powerpoint là một phần mềm rất quen thuộc với rất nhiều người, tuy nhiên để khai thác và sử dụng nó một cách triệt để và hiệu quả nhất thì không phải ai cũng làm được. Trên thực tế ở trường tôi, các giáo viên đều có thể sử dụng phần mềm này để trình chiếu các văn bản và trình chiếu một số các hình ảnh phù hợp với từng chủ điểm nhưng để thiết kế và tạo ra được các trò chơi trên máy vi tính cho trẻ chơi thì không phải giáo viên nào cũng làm được. Cho nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm thiết kế trò chơi âm nhạc bằng phần mềm powerpoint nhằm mục đích dạy trẻ chơi trong giờ hoạt động âm nhạc . Để trò chơi âm nhạc thực sự lôi cuốn và hấp dẫn trẻ thì việc chỉ sử dụng phần mềm powerpoint thì chưa đủ mà chúng ta cần có thêm một số các phần mềm khác để hỗ trợ như: Total Video Converter, FreeSoundRecorder để hoàn thành trò chơi một cách hay nhất. Tôi đã làm như sau: Trước tiên Tôi phải doawload những hình ảnh phù hợp với chủ điểm với yêu cầu của trò chơi, tiếp theo tôi tạo các slide liên kết Để điều khiển được trò chơi ta phải tạo cho các slide chứa các hình ảnh chơi quay về slide điều khiển( slide chủ) ban đầu: Chọn 1 đối tượng ở slide cuối cùng rồi vào Insert → Hyperline → xuất hiện hộp hội thoại → chọn liên kết với slide
  2. 12 chủ → OK. Sau đó copy đối tượng đã đặt liên kết với slide chủ pase vào các slide chơi khác, như vậy là ta đã tạo ra một chuỗi liên kết giữa các slide nhỏ với slide chủ, khi đang chơi ở bất kỳ slide chơi nào muốn quay về slide chủ ban đầu để tiếp tục chơi ta chỉ việc kích chuột vào đối tượng mà ta đã đặt liên kết thế là ta đã trở về slide điều khiển và tiếp tục chơi với các nội dung khác. Ở slide chủ ta đưa các hình ảnh cần cho trẻ chơi ví dụ chủ điểm thực vật chọn hình ảnh 4 bông hoa hồng, cúc, đồng tiền, loa kèn. Đưa các hình ảnh cần chơi vào từng slide nhỏ mỗi slide là 1 hình ảnh. Tạo sự liên kết từ slide chủ với mỗi 1 hình ảnh ở slide chủ tới 1 slide nhỏ cần chơi. VD: Tôi làm trò chơi “ Ô cửa diệu kỳ” trong chủ điểm giao thông. Tôi chọn slide chủ là 4 ô cửa tương ứng với 4 bé A B C D trong lớp. Các slide nhỏ gồm 4 slide: slide 2 có hình ảnh xe đạp, slide 3 có hình ảnh ô tô, slide 4 là chiếc thuyền, slide 5 là tầu hoả. Tôi tạo sự liên kết từ hình ảnh bé A → slide 2, B → slide 3, C → slide 4, D → slide 5 cũng bằng Insert → Hyperline. Đưa các hình ảnh đó vào các slide Tiếp theo đặt hiệu ứng cho các hình ảnh đó xuất hiện Vào slideshow -> custom animation -> vào ngôi sao mầu xanh để chọn hiệu ứng xuất hiện cho các hình ảnh đó. Chèn âm thanh phù hợp với hình ảnh xuất hiện Vào insert -> movies and sounds -> sound from file -> xuất hiện hộp hội thoại insert sound và chọn đường dẫn đến âm thanh cần chèn và ấn OK. Tương tự với các hình ảnh ở các slide khác. Chèn các bản nhạc phù hợp với hình ảnh của trò chơi. Tạo ra những tiếng động những âm thanh để thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách: chèn những hình ảnh vỗ tay, mặt cười, mặt mếu vào slide. Chèn âm thanh đúng hoặc sai vào từng hình ảnh đó. Với mỗi hình ảnh ta cần tạo hiệu ứng xuất hiện, ta muốn hình đó xuất hiện khi nào và sau hình ảnh nào thì ta làm như sau: VD: Với hình ảnh bé vỗ tay muốn xuất hiện hình ảnh này sau khi trẻ đoán đúng tên bài hát thì ta click chuột vào hình ảnh “cần chơi” tạo hiệu ứng xuất hiện khi được kích chuột, sau đó click chuột vào chữ “v” ở hộp hội thoại chọn effect options Xuất hiện hộp hội thoại box => chọn timing => chọn trigger dánh dấu vào mục : Start efect on click of: Trong hộp hội thoại ta sẽ chọn đối tượng mà cần xuất hiện( em bé vỗ tay) rồi nhấn OK.
  3. 13 Cứ như vậy với mỗi slide khác ta cũng tạo hiệu ứng xuất hiện, chèn âm thanh tương tự với cách làm trên. Và ta đã thiết kế được 1 trò chơi âm nhạc cho trẻ chơi. Cuối cùng chèn lời dẫn cho trò chơi. Cũng cần phải nói thêm rằng để chọn phần mềm power point làm trò chơi này ta phải dùng đến phần mềm cắt đoạn nhạc là movi maker, đổi đuôi các đoạn nhạc là total video converter, ghi âm lời dẫn cho trò chơi là FreeSound Recorder. Với cách làm trên tôi đã thiết kế được những trò chơi âm nhạc phù hợp với từng chủ điểm. Với mỗi chủ điểm tôi sẽ thay bằng các hình ảnh, các bài hát phù hợp với từng chủ điểm, và đặt tên khác nhau cho mỗi trò chơi, cùng 1 cách làm nhưng tôi đã tạo ra được rất nhiều trò chơi cho trẻ chơi mà vẫn mới lạ hấp dẫn được trẻ. VD: Chủ điểm trường mầm non với trò chơi “ Vui cùng sắc màu”: Tôi dùng các hình ảnh: trường mầm non Kim Sơn chèn bài hát “trường chúng cháu là trường mầm non” , hình ảnh mẹ dắt bé đến lớp chèn bài hát “cháu đi mẫu giáo”, VD: chủ điểm gia đình với trò chơi “ Ngôi nhà đáng yêu ”: Tôi dùng các hình ảnh: gia đình bên nhau chèn bài hát “ Cả nhà thương nhau”, hình ảnh bé khoanh tay chào bố mẹ chèn bài “ Lời chào”, bé về nhà chèn bài “ Cả nhà đều yêu” VD: Chủ điểm nghề nghiệp với trò chơi “ Kiến trúc sư tài ba”: Tôi dùng các hình ảnh chú công nhân xây dựng chèn bài “cháu yêu cô chú công nhân”, em bé làm bác sĩ làm cô giáo chèn bài “ước mơ xanh” Trò chơi âm nhạc tôi xây dựng nhằm: * Mục đích: Giúp trẻ nhớ tên các bài hát đã học, thuộc lời và giai điệu các bài hát, rèn cho trẻ khả năng tri giác, kỹ năng ghi nhớ có chủ định, tai nghe nhạc. VD: Trò chơi “Ô cửa diệu kỳ” cách chơi trò chơi này như sau: Trên màn hình xuất hiện 4 ô cửa, mỗi ô cửa là hình ảnh của 1 bạn ở trong lớp. Mỗi đội lên chọn một ô cửa mình thích kích chuột vào ô cửa đó, sau mỗi ô cửa sẽ xuất hiện 1 phương tiện giao thông. Lúc này nhiệm vụ của từng đội là phải đoán tên bài hát có phương tiện giao thông đó và hát đúng bài hát đó. Sau đó cô sẽ lên kiểm tra nếu cô kích chuột vào phương tiện giao thông đó và bài hát đó vang lên đồng thời có tiếng “đúng rồi bạn giỏi quá” là đội đó chiến thắng. Còn khi cô kiểm tra mà không đúng bài hát đó và có tiếng “sai rồi bạn thử lại nào” thì đội đó thua và phải chơi lại. Kết quả: Thu hút 100% trẻ tham gia tích cực giờ âm nhạc 97% trẻ hát thuộc những bài hát trong chương trình 95% trẻ vận động được theo nhạc 2.2.6. Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với Toán: Đặc biệt là trong bộ môn dạy trẻ làm quen với toán, thì các hiệu ứng hình ảnh đã thu hút được trẻ tích cực hoạt động và tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả cao.
  4. 14 Qua các hình ảnh giúp trẻ phát triển tư duy hình tượng và bước đầu hình thành ở trẻ tư duy logic và tư duy trừu tượng được tốt hơn. Ví dụ: Chia nhóm số lượng 9 thành 2 phần bằng các cách chia khác nhau ( ở chủ điểm thế giới thực vật) Mục đích: Trẻ biết đếm trong phạm vi 9 biết thêm bới chia nhóm trong phạm vi 9. Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi luyện tập. Chuẩn bị: Cô chuẩn bị nhạc nền cho từng sile tương ứng với từng hoạt động Chọn đối tượng để chèn, âm thanh và hiệu ứng phù hợp với bài dạy. * Tiến hành hoạt động: - Cho trẻ ôn luyện sô lượng 9: Yêu cầu trẻ chia cây ăn quả thành 2 nhóm có số lượng trong phạm vi 9 theo yêu cầu của cô.Khi trẻ chơi cô bật nhạc nhẹ cho trẻ. Kiểm tra kết quả Phần nội dung trọng tâm: Cô cho hình ảnh xuất hiện trên máy chiếu. Trẻ quan sát đếm và nhận xét. Thực hiện các cách chia 9 đối tượng ra thành 2 phần. Luyện tập : Cho trẻ chơi tập tầm vông trên nền nhạc cô kiểm tra. Tạo 1 trò chơi : Rung chuông vàng để cho từng nhóm, cá nhân trẻ được tham gia vào trò chơi ( Cô chèn nhạc hiệu trò chơi và âm thanh tiếng vỗ tay hoặc chèn tiếng khen trẻ để động viên kích thích trẻ ) 2.2.7. Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với chữ viết : * Mục đích: Trẻ được làm quen và nhận biết, phát âm các chữ cái, Được tham gia vào các trò chơi trên máy tính như sử dụng chuột bấm chuột di chuột để chọn chữ.Kết hợp với những âm thanh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động tốt nhất. * Chuẩn bị: Xây dựng 1 trò chơi với chữ cái như Ô chữ kỳ diệu; Điền chữ còn thiếu. * Tiến hành : Ví dụ dạy trẻ chữ cái e, ê trong chủ đề gia đình Giáo viên lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức sau đó kết hợp với phần mềm tin học đã được cài đặt sẵn trong máy cùng với khai thác tài liệu trên mạng Internet để lựa chọn hình ảnh, phông nền, kiểu chữ cho phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy Xây dựng bài giảng điện tử bằng cách tạo ra các sile trình chiếu và kết hợp với hình ảnh, hiệu ứng âm thanh phù hợp với từng sile chiếu hình. Cho trẻ xem hình ảnh, chơi trò chơi tìm hình ảnh qua ô chữ để trẻ được ôn chữ cái đã học. Sau khi mở hết ô chữ thì hình ảnh xuất hiện
  5. 15 Trẻ nhận xét tranh sau đó đọc từ dưới tranh cùng cô. Trẻ được tri giác chữ cái mới bằng hiệu ứng cho chữ xuất hiện . Phần luyện tập: Trẻ được cô giáo hướng dẫn theo nhóm sử dụng máy tính qua trò chơi, ghép nét chữ, tạo ra chữ cái và tìm chữ còn thiếu trong từ dưới tranh. 2.3. Kết quả: * Đối với trẻ: Trong hoạt động chung, trẻ say mê tìm kiếm, khám phá hoạt động trên máy tính, kiến thức được khắc sâu, độc lập sáng tạo hơn. Trong hoạt động góc, trẻ linh động hơn nhiều khi được tham gia hoạt động mở. Từ đó, trẻ được tham gia các hoạt động theo nhu cầu và hứng thú, có nhiều cơ hội trao đổi với nhau, với cha mẹ và cô giáo về những kiến thức đã khám phá được. * Đối với giáo viên: Việc xây dựng bài giảng điện tử của giáo viên trong các hoạt động đã đem đến cho trẻ những giờ học nhẹ nhàng, thoải mái với những hình ảnh phong phú, âm thanh sống động. Qua bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Đã thiết kế được nhiều trò chơi, câu chuyện hoàn chỉnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như các nguồn tài liệu mở để làm nguồn xây dựng các hoạt động khác; Bản thân tôi đã đạt giải khuyến khích trong “ Ngày hội Công nghệ thông tin”. Thiết kế và xây dựng được hệ thống ngân hàng về các hoạt động ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ đạt hiệu quả giáo dục cao nhất, đáp ứng được những năng lực hiểu biết và nhu cầu ngày càng cao của trẻ mầm non, mặt khác nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên ngang tầm với giáo dục mầm non của các trường trong huyện nhà. * Đối với phụ huynh: Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào giáo dục trẻ mầm non, từ đó phụ huynh rất nhiệt tình đóng góp về công sức cũng như học liệu, tài liệu, các nội dung và các thiết kế trò chơi cho trẻ; Quan tâm hơn đến công tác xã hội hóa và tham gia “học” cùng trẻ, cùng vươn tới mục đích nuôi dạy con cháu tốt hơn. 2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm 2.4.1. Bài học chung Thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ mầm non được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện nay là một vấn đề quan trọng và cần thiết . Do đó các hoạt động cho trẻ tham gia cần mới lạ hấp dẫn lôi cuốn trẻ. Chính
  6. 16 vì vậy đòi hỏi tôi cần tích cực tìm tòi học hỏi thêm nhiều hơn nữa để ứng dụng được nhiều phần mềm tin học khác vào trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Khi sử dụng các phần mềm giáo dục, cần chú ý đừng nên quá lạm dụng vì nếu không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng. Ví dụ như lựa chọn phông chữ, màu chữ, hiệu ứng hình ảnh nên chọn màu chữ và màu nền không quá tương phản, hiệu ứng hình ảnh không quá rối mắt như vậy trẻ sẽ không thể chú ý vào bài giảng được gây tác dụng ngược. Khi sắp xếp các Slide hãy sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn lưu ý đến mối liên kết giữa chúng vì đôi khi một trục trặc nhỏ trong quá trình tiến hành bài giảng cũng có thể làm cho bạn lúng túng, mất bình tĩnh. Quan trọng là bạn hãy tự tin. Thường xuyên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức về CNTT. Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các bài giảng điện tử là:www.giaoan.violet.vn;www.bachkim.vn; www.giaoviet.net; www.dayhocintel.org, www.mammon.edu.vn . Một số trang Web cho phép chúng ta tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như: www.Google.com.vn , www.download.com.vn Ở đó ta có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm thanh, thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc thiết kế giáo án điện tử. Nhà trường cần trang bị các thiết bị CNTT đồng bộ giữa máy tính, máy chiếu, bảng tương tác hay các phần mềm và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách sử dụng. Đồng thời nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và khai thác tài nguyên trên internet. Các bài giảng bằng giáo án điện tử nên được các chuyên gia các nhà quản lí giáo dục đưa ra các tiêu chí đánh giá chung để có cơ sở thẩm định, tạo ra thư viện các bài giảng điện tử có chất lượng giúp giáo viên mầm non có cơ hội để học hỏi và tham khảo. 2.4.2. Bài học riêng Người giáo viên phải nhiệt tình yêu nghề mến trẻ đam mê khám phá thế giới công nghệ thông tin, tự trau dồi các kiến thức kỹ năng tin học, tìm hiểu các phần mềm có thể ứng dụng vào ngành học của mình. Phải nắm được yêu cầu cần đạt về kiến thức trong độ tuổi lớp mình phụ trách, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có hình thức và biện pháp sư phạm phù hợp giúp trẻ tiếp thu các kiến thức theo yêu cầu độ tuổi đề ra. Phải tuyên truyền tốt với phụ huynh về lợi ích thiết thực của việc cho trẻ làm quen với máy tính, học và chơi trên máy. Tích cực học tập bạn bè đồng nghiệp về các kinh nghiệm ứng dụng tin học vào trong giảng dạy.
  7. 17 2.4.3. Bài học thành công Qua quá trình trải nghiệm tôi đã rút ra được một số bài học thành công. Tôi thường xuyên khám phá thế giới công nghệ thông tin để tự trau dồi các kiến thức kỹ năng tin học, tìm hiểu các phần mềm có thể ứng dụng vào ngành học của mình. Tích cực thiết kế các bài giảng điện tử hay hấp dẫn đã được ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. 2.4.4. Bài học chưa thành công Qua quá trình nghiên cứu tôi chưa thỏa mãn với kết quả đạt được trong quá trình dạy trẻ. Việc áp dụng CNTT vào trong một số bộ môn học còn hạn chế do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân do máy móc hay hỏng nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho quá trình tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus nên ảnh hưởng đến tiến trình bài giảng theo như ý muốn của mình. III. Phần kết luận, kiến nghị: 1. Phần kết luận: Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng bằng ứng dụng CNTT là cả một quá trình lâu dài và đầy khó khăn thách thức. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các trường mầm non mà còn đỏi hỏi sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ giáo viên mầm non. Bên cạnh đó mong các cấp ngành, trường học cần quan tâm đến cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên mầm non để giúp họ có thể yên tâm phát huy năng lực, trau dồi lòng yêu nghề và thực hiện tốt được yêu cầu, nhiệm vụ của việc "ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học." ở ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng trong xu thế hiện nay. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra trong quá trình ứng dụng tin học vào dạy hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ học và chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học giúp trẻ phát triển toàn diện đạt các yêu cầu độ tuổi đề ra. Hình thành ở trẻ hứng thú, niềm đam mê nghệ thuật, công nghệ tin học nhằm xây dựng thế hệ mầm non thành những chủ nhân có kiến thức trình độ đáp ứng được yêu cầu mới của thời đại. Những biện pháp trên đây của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự động viên góp ý để tôi làm tốt hơn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giáo dục âm nhạc giảng dậy ở trường mầm non. 2. Kiến nghị: Giáo viên cần được tập huấn về cách soạn, giảng bài giảng điện tử. Nhà trường nên trang bị các thiết bị CNTT đồng bộ giữa máy tính, máy chiếu, máy quay, máy chụp, nối mạng lan trong toàn trường, bảng tương tác hay các phần
  8. 18 mềm và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách sử dụng, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và khai thác tài nguyên trên internet. Các chuyên gia ,các nhà quản lý cấp trên cần đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng CNTT,chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở đánh giá một cách chính xác tránh lạm dụng CNTT một cách tràn lan và hời hợt. Tạo ra thư viện các bài giảng điện tử có chất lượng giúp giáo viên mầm non có cơ hội để học hỏi và tham khảo. Thay mặt cho các cô giáo trường MN Kim Sơn nói riêng và các cô giáo MN huyện Đông Triều nói chung tha thiết mong rằng các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong các hoạt động của trường mầm non hiệu quả cao hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Kim Sơn, ngày 25 tháng 03 năm 2014 Người viết Trần Thanh Huyền IV. Tài liệu tham khảo - Phụ lục
  9. 19 Phụ lục 1 Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ học kể chuyện Phụ lục 2:
  10. 20 ( Hình ảnh phần mềm Bé vui học Kidsmart qua trò chơi “Truy tìm những hạt mứt đậu). Phụ lục 3: Hình ảnh sử dụng Phần mềm Window Movie Maker Phụ lục 4:
  11. 21 Hình ảnh Sử dụng phần mềm powerpoint trong giờ học cho trẻ tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng. Phụ lục 5: Hình ảnh Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình Phụ lục 6:
  12. 22 Hình ảnh ứng dụng phần mềm tin học trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với Toán: Phụ lục 7 Ứng dụng phần mềm powerpoint thiết kế các trò chơi âm nhạc. Phụ lục 8:
  13. 23 Trò chơi vòng quay đoán chữ Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với chữ viết : V. Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm
  14. 24 MỤC LỤC
  15. 25 P-LỤC NỘI DUNG TRANG I Mở đầu 1 - 3 1 Lý do chọn đề tài 1 – 2 2 Mục đích nghiên cứu 2 – 2 3 Thời gian địa điểm 2 – 3 4 Đóng góp mới về mặt thực tiễn 3 – 3 II Phần nội dung 3 - 17 1 Chương trình 1: Tổng Quan 3 – 5 1.1 Cơ sở lý luận 3 – 4 1.2 Cơ sở thực tiễn. 4 - 5 2 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu. 5 – 17 2.1 Thực trạng 5 – 7 2.2 Các giải pháp 7 – 15 2.2.1. Tạo môi trường học tập hấp dẫn cho Bé vui học Kidsmart: 8 - 9 2.2.2 Làm quen với phần mềm Window Movie Maker 9 – 9 2.2.3 Sử dụng phần mềm powerpoint tổ chức cho trẻ khám phá môi 9 – 10 trường xung quanh: 2.2.4 Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình: 10 – 11 2.2.5 Sử dụng phần mềm powerpoint thiết kế các trò chơi âm nhạc 11 – 13 2.2.6 Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với Toán 13 – 14 2.2.7 Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với chữ viết 14 – 15 2.3 Kết quả: 15 – 15 2.4 Rút ra bài học kinh nghiệm 15 – 17 2.4.1 Bài học chung 15 – 16 2.4.2 Bài học riêng 16 – 16 2.4.3 Bài học thành công 17 – 17 2.4.4 Bài học chưa thành công 17 – 17 III Phần kết luận, kiến nghị: 17 – 18 1 Phần kết luận: 17 – 17 2 Kiến nghị: 17 – 18 IV Tài liệu tham khảo - Phụ lục 19 - 23 V Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm 24 - 24
  16. 26 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN Người thực hiện : TRẦN THANH HUYỀN Đơn vị công tác : Trường Mầm Non Kim Sơn NĂM HỌC : 2013 – 2014