SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán cho học sinh Lớp 1 trường Tiểu học Hải Lựu

docx 15 trang thulinhhd34 7011
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán cho học sinh Lớp 1 trường Tiểu học Hải Lựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_toan_c.docx
  • docxTóm tắt sáng kiến_Đỗ Thị Hường+Đào Thị Ngọc Quế_TH Hải Lựu.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán cho học sinh Lớp 1 trường Tiểu học Hải Lựu

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP 1. Lời giới thiệu: Môn Toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc tiểu học. Nó là nền tảng cho sự phát triển cho quá trình học tập ở các cấp học tiếp theo. Nó có khả năng to lớn trong việc giúp học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ. Việc tìm kiếm các kiến thức mới, tìm lời giải hay cho một bài toán, có tác dụng trong việc rèn luyện cho học sinh các phương pháp trong tư duy khoa học trong học tập, trong việc giải quyết các vấn đề, biết cách quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự đoán, suy luận, qua đó rèn luyện cho học sinh trí thông minh sáng tạo. Trong quá trình dạy học môn Toán, người giáo viên cần biết phát huy tính tích cực, trí thông minh của học sinh thông qua giờ học. Đối với học sinh lớp 1, các em rất bỡ ngỡ khi bước vào môi trường tiểu học, mọi cái đều mới lạ. Việc tiếp thu kiến thức bài học bắt đầu từ đây. Những kiến thức được học sẽ là nền tảng cho những năm học tiếp theo. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán lớp 1 thời lượng là 3 tiết/tuần, vì vậy thời gian các em được học Toán còn ít so với chương trình trước nên việc tìm tòi những biện pháp hữu ích đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy môn học là vô cùng quan trọng. Trong năm học này, tôi được nhà trường phân công dạy lớp Một. Qua quá trình dạy học, tôi đã luôn theo dõi, tìm hiểu, phân tích kĩ năng học Toán của học sinh ngay từ những ngày đầu. Tôi nhận còn rất nhiều em còn rụt rè, sợ học Toán, không có hứng thú khi đến giờ Toán. Với chương trình sách giáo khoa mới và áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trước thực trạng này, tôi rất băn khoăn, lo lắng cho chất lượng học Toán của lớp. Vì vậy tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và đã chọn: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Hải Lựu” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán lớp 1 nói chung và dạy học môn toán lớp 1 ở đơn vị công tác nói riêng. 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Hải Lựu. 1
  2. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Đỗ Thị Hường - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hải Lựu – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0349835786 Email: dothihuong.gvc1hailuua@vinhphuc.edu.vn - Họ và tên: Đào Thị Ngọc Quế - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hải Lựu – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0394080597 Email: daothingocque.gvc1hailuu@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Hường, Đào Thị Ngọc Quế 5. Lĩnh vực áp dụng giải pháp: Giải pháp áp dụng trong dạy học môn Toán lớp 1 ở trường Tiểu học. 6. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày áp dụng lần đầu: 22/9/2020 7. Mô tả bản chất của giải pháp: 7.1. Cơ sở lý luận: Học sinh lớp 1 là lớp học đầu cấp của chương trình Tiểu học. Dạy học môn Toán ở tiểu học là sự giáo dục toán học mang lại những tri thức toán học sơ đẳng cần thiết cho cuộc sống và phát triển phù hợp với lứa tuổi tiểu học, là hành trình giáo dục toán học tiếp theo ở phổ thông. Ở bậc Tiểu học cần kết hợp một cách hợp lí, vừa sức học sinh làm, cho học sinh lĩnh hội được một hệ thống kiến thức đơn giản, có thể vận dụng được về mặt thực tiễn với từng bước bồi dưỡng và rèn luyện các thao tác tư duy phát triển khả năng suy luận logic, óc sáng tạo cho học sinh Dạy học môn Toán ở tiểu học còn góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt khó. Vì lí do đó, môn toán là thành phần không hể thiếu được trong các môn văn hoá phổ thông và phương pháp tính nhẩm cực kì cần thiết đối với học sinh các lớp nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. 2
  3. Đối với học sinh lớp 1 là lớp học đầu cấp của chương trình Tiểu học, học sinh còn hiểu máy móc, tư duy kiến thức còn nặng đối với các em tiếp thu bài chậm, tính toán còn mang tính phỏng đoán. 7.2. Cơ sở thực tiễn: - Đối với học sinh lớp 1: Các em học sinh vẫn còn bỡ ngỡ khi từ mẫu giáo bước sang những ngày đầu đầu tiên đến trường Tiểu học. Các em hồn nhiên, vô tư, tư tưởng vẫn còn mải chơi chưa chú trọng tới việc học. - Đối với giáo viên lớp 1: Trong một lớp nhiều học sinh, người giáo viên luôn có những áp lực về sự nhận thức khác nhau của mỗi học sinh. Tình trạng học sinh chăm học chiếm số ít mà học sinh mải chơi chiếm số đông. Điều đó kết hợp từ phía gia đình luôn coi nhẹ việc học đối với học sinh, phó mặc cho nhà trường. Đây cũng là điều gây áp lực không hề nhỏ đối với những người giáo viên. Ngoài ra trong năm học này bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi giáo viên phải áp dụng những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến học sinh không hứng thú học Toán đó là: + Học sinh còn nhỏ, sự tập trung, chú ý còn hạn chế. + Học sinh còn mải chơi, chưa ý thức được việc học. + Học sinh chưa có khả năng ghi nhớ và liên kết kiến thức toán học. 7.3. Thực trạng: a. Thuận lợi: - Về học sinh: Học sinh ngoan. - Về phụ huynh: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cho học sinh. b. Khó khăn: - Về học sinh: + Học sinh lớp 1 bắt đầu bước vào môi trường học tập nên còn rất nhiều em sợ việc học, không trả lời khi giáo viên hỏi, không lên bảng khi cô gọi, thậm chí còn có những em khóc khi phải đến lớp, đòi ở nhà không đi học. + Học sinh lớp 1 còn nhỏ, sự tập trung chú ý còn hạn chế, chưa ý thức được tầm quan trong của việc học nên chưa có hứng thú vào giờ học Toán dẫn đến kết quả môn Toán chưa cao. - Về phụ huynh: + Nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa chưa thực sự quan tâm tới việc học của con em. + Phụ huynh phó mặc cho nhà trường, không quan tâm các em đã được học những gì ở trên lớp. 3
  4. Trước trực trạng học sinh còn không hứng thú học toán Toán dẫn đến kết quả chưa cao, tôi đã khảo sát học sinh lớp tôi (lớp 1B1). Kết quả thu được như sau: Tống Số học sinh hoàn thành Số học sinh hoàn Số học chưa hoàn số tốt môn Toán thành môn Toán thành môn Toán Lớp học Số Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % sinh lượng 1B1 30 7 23,3 8 26,7 15 50 7.4 Mục đích của giải pháp: Giải pháp giúp học sinh lớp 1 hứng thú trong giờ Toán nhằm mục đích: - Giúp học sinh tự tin, sôi nổi trong giờ Toán. - Giúp học sinh hứng thú học Toán. - Nâng cao chất lượng môn Toán của lớp 1B1, tiến tới áp dụng cho các lớp khác trong khối 1 tại đơn vị và các đơn vị khác. 7.5 Về nội dung của giải pháp: Trước thực trạng học sinh không hứng thú, sợ sệt khi học Toán dẫn đến chất lượng môn Toán chưa cao tôi đã tìm tòi các giải pháp để khắc phục tình trạng này và tôi đã nghiên cứu và áp dụng các giải pháp như sau: Thứ nhất: Kích thích học sinh khám phá kiến thức thông qua hoạt động khởi động. Đối với học sinh lớp 1 sự tập trung chú ý còn chưa cao nên giáo viên phải có những biện pháp thu hút, lôi cuốn học sinh vào tiết học ngay từ những phút đầu giờ học. Đó là hoạt động khởi động, hoạt động này chiếm thời gian ngắn nhưng có vai trò rất quan trọng bởi lẽ: - Giúp học sinh tập trung và chú ý, hiện diện 100% trong không gian lớp học, trong từng khoảnh khắc. - Cho phép giáo viên giới thiệu bài học một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn. - Giúp học sinh có cơ hội làm quen với các thuật ngữ, từ khóa ngay từ khi bắt đầu bài học! 4
  5. Ví dụ: Khi học bài: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 1) giáo viên có thể cho học sinh tiếp cận kiến thức thông qua phần khởi động với bài hát: “Tập đếm”. - Giúp giáo viên sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn. - Nó tạo sự hứng thú lôi cuốn ngay từ đầu bài học. Biết được một cách rõ ràng mục đích của hoạt động khởi động và làm nó một cách có chủ đích giáo viên sẽ liên kết giữa hoạt động khởi động với các hoạt động trong bài học và với cả những bài học hôm trước. Việc lựa chọn nội dung và hình thức khởi động của mỗi tiết học sao cho hiệu quả yêu cầu giáo viên phải linh hoạt. Ở lớp tôi, tôi thường cho các em đứng dậy hát và vận động theo nhạc trong 1 – 2 phút hoặc chơi 1 số trò chơi đố vui nhằm cuốn hút học sinh vào giờ học. Sau khi khởi động, tôi nhanh chóng cho các em ổn định chỗ ngồi để tiếp tục giờ học. Ví dụ: Khi dạy Bài 7: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật (Tiết 1) – SGK Toán 1 trang 46 giáo viên có thể cho học sinh tiếp cận kiến thức mới thông qua phần khởi động bằng cách đưa ra các câu hỏi về các đồ vật trong lớp, chẳng hạn: - Chiếc đồng hồ có hình gì? Cái bảng có hình gì? Khi học sinh đã nhận biết được và trả lời đúng giáo viên sẽ hướng dẫn, giới thiệu vào bài mới và khắc sâu về đặc điểm của những hình này để phân biệt với các hình khác. (Hình 1: Học sinh khởi động giờ học) 5
  6. Thứ hai: Sử dụng đa dạng các bài tập cùng mạch kiến thức: Việc sử đa dạng các dạng bài tập cùng một mạch kiến thức trong tiết dạy Toán 1 giúp làm giảm đi vẻ khô khan của môn Toán, tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, không nhàm chán trong giờ học. Ví dụ: Khi dạy Bài 13 Luyện tập chung (Tiết 1) Nhằm giúp học sinh nhớ sâu hơn về bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa giáo viên có thể áp dụng bài tập điền số theo những hình thức khác để HS có thể nhớ kiến thức lâu hơn. Để làm được các bài tập điền số này thì bắt buộc các em phải thuộc bảng cộng, trừ thì các em mới có thể làm thành thạo một cách đơn giản.Chẳng hạn: Ví dụ 1. Số? 2 + ? = 7 ? + 1 = 5 5 + ? = 10 9 = ? + 4 Ví dụ 2. Nối phép tính với kết quả đúng: Ví dụ 3. ,= 8 10 – 3 ; 10 2 + 7 ; 5 6 – 2 Ngoài những phép toán đơn điệu, tôi sử sụng thêm những bài toán có hình ảnh giúp các em hứng thú hơn với bài tập. Ví dụ 4. Số? 6
  7. Thứ ba. Tổ chức các trò chơi học tập. Xây dựng nội dung kiến thức dưới dạng các trò chơi học tập, giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách nhẹ nhàng, học mà chơi, chơi mà học. Đó cũng là một trong những biện pháp giúp các em học tốt môn Toán, vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. Để tổ chức có hiệu quả trò chơi Toán học người giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc và tiến hành theo các bước sau: a.Nguyên tắc khi sử dụng trò chơi Toán học: - Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu từng tiết học. - Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện. - Điều kiện, phương tiện tổ chức trò chơi phải phong phú, hấp dẫn, đơn giản, dễ làm. - Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. - Trò chơi phải kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. - Đánh giá kết quả trò chơi nhẹ nhàng mang tính chất động viên, khích lệ học sinh nhưng phải công bằng. b. Các bước tiến hành tổ chức trò chơi Toán học: Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi Bước 2: Thành lập đội chơi Bước 3: Nêu luật chơi ( Giáo viên giải thích cách chơi trong đó thể hiện: ai chơi trực tiếp, ai cổ động, ai đánh giá, chơi như thế nào, đánh giá như thế nào,chơi bao nhiêu lần, phần thưởng là gì? Giáo viên cần chú ý chọn hình thức giải thích ngắn gọn, rõ ràng để thu hút sự hứng thú của học sinh trước khi tiến hành chơi). Bước 4: Tổ chức chơi mẫu, thử (nếu cần) Bước 5: Tiến hành chơi Bước 6: Đánh giá kết quả Bước 7: Rút kinh nghiệm, khắc sâu kiến thức Tùy mục tiêu của mỗi trò chơi, trình độ của học sinh và thời gian, giáo viên có thể linh động thêm hoặc bớt các bước trên khi tiến hành tổ chức trò chơi. Tôi thường sử dụng đa dạng các trò chơi phù hợp với nội dung cần luyện tập củng cố để gây hứng thú cho học sinh như: Ai nhanh, ai đúng; rung chuông vàng, hái táo; vượt chướng ngại vật, Hình thức tham gia chơi cũng đa dạng: cá nhân, cặp, nhóm nhằm giúp các em đều được hoạt động, phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề, có hứng thú với nhiệm vụ học tập. 7
  8. Ví dụ: Trò chơi Hái táo: - Bài áp dụng: Phép cộng trong phạm vi 10 (SGK- trang 56), Luyện tập chung (SGK trang 86), Luyện tập chung (SGK trang – 100) - Mục tiêu: Củng cố về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. - Chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, nội dung các phép tính - Cách chơi: Trò chơi có thể lồng ghép vào các bài tập của phần luyện tập của mỗi bài, thời gian chơi 3 - 5 phút. Giáo viên chiếu nội dung, nêu luật chơi. Học sinh sẽ trả lời các câu hỏi sau mỗi trái táo. Câu trả lời đúng sẽ nhận được tràng pháo tay của cả lớp. Bạn nào chưa có câu trả lời đúng sẽ phải nhường câu trả lời cho bạn khác. (Hình 2: Học sinh chơi Hái táo) Thứ tư: Xây dựng nhóm học tập, phát huy vai trò của nhóm trưởng Trong một lớp học, học sinh có nhiều trình độ khác nhau. Để giúp các em học sinh chưa hoàn thành thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, ngoài việc giáo viên giành thời gian quan tâm sát sao, dạy đến từng đối tượng, dạy phân hóa đối tượng học sinh. Tôi đã xây dựng mô hình nhóm học tập nhằm giúp các em thi đua nhau trong học tập.Với mỗi nội dung thảo luận, tôi chia số học sinh theo nhóm: nhóm 4, nhóm 6 và bầu ra 1 học sinh làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng có vai trò hết sức quan trọng - thay giáo viên điều hành các hoạt động của nhóm. Xác định được mục tiêu, phân công nhiệm vụ. Một điều quan trọng nữa là nhóm trưởng phải biết làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên để cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập. Vậy để nhóm trưởng làm tốt được công việc của mình, giáo viên cần thực hiện các bước sau: 8
  9. - Bước 1: Vào cuối mỗi buổi học của những tuần học đầu tiên giáo viên mời các bạn nhóm trưởng ngồi lại, tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em hiểu những công việc cụ thể của một nhóm trưởng. Ví dụ như sau khi các em đã nghe giáo viên giao nhiệm vụ, nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động. - Bước 2: Tập huấn cho các em kỹ năng điều hành, kỹ năng giao việc, kỹ năng kiểm tra bài. Cách tốt nhất là cho các em xem các video sẵn có trên mạng để các em học tập và làm theo. - Bước 3: Tiếp tục bồi dưỡng bằng cách làm mẫu. Chọn nhóm làm tốt nhất làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và các nhóm còn lại chú ý học tập theo. Riêng đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng lúng thì giáo viên phải là người làm mẫu và đóng vai là một nhóm trưởng điều hành nhóm làm việc để nhóm trưởng dần dần tự tin và thành thạo hơn. Tôi luân phiên phân công các em làm nhóm trưởng vừa để giúp các em tự tin đồng thời giúp giáo viên phát hiện ra em nào thực sự có năng lực. Và những em có năng lực thực sự sẽ là người giúp giáo viên bỗi dưỡng năng lục nhóm trưởng cho các bạn còn lại. ( Hình 3: Học sinh hoạt động theo nhóm) Thứ năm. Chú trọng việc khen thưởng, động viên kịp thời. Khen ngợi là cách giúp học sinh hào hứng, vui vẻ, là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá. Trong học tập, việc khen ngợi là động lực giúp trẻ cố gắng đạt thành tích cao. Đối với học sinh lớp 1 còn nhỏ, dù chỉ có chút cố gắng cũng cần được khen ngợi để các em có hứng thú tiếp tục học bài.Ngoài ra việc khen ngợi 9
  10. học sinh cũng tạo xu hướng thi đua trong lớp, bạn này được khen các bạn khác cũng hăng hái, sôi nổi để được cô khen. Trong quá trình dạy học tôi luôn tìm cách khen thưởng học sinh một cách sáng tạo để tôn vinh những cố gắng, nỗ lực của học sinh trong quá trình học tập. Không những thế, khen thưởng còn được coi là một biện pháp hiệu quả trong quản lý lớp học. Khen thưởng, còn là công cụ hữu ích để tạo dựng một cộng đồng lớp học tích cực. Ngoài việc khen bằng lời, tôi đã áp dụng những hình thức sau và thấy rất hiệu quả: + Viết tên học sinh lên bảng: Tôi vẽ một cái mặt cười lên góc bảng, và nói với học sinh: Trong tiết học này, nếu bạn nào có học tốt, cô sẽ viết tên bạn đó lên bảng.Việc viết tên lên bảng sẽ có tác dụng tích cực, học sinh sẽ cảm thấy vinh dự và tự hào hơn khi tên của mình được cô giáo nhắc đến trên bảng trước các bạn. + Viết thư khen học sinh: Sau mỗi giai đoạn học tập (tuần, tháng) hoặc vào cuối mỗi đợt thi đua như: 20/11, 8/3, 19/5 với những học sinh có thành tích xuất sắc hoặc có tiến bộ nổi bật về môn Toán tôi thường viết thư khen những học sinh này trước lớp để tuyên dương các em và động viên, khuyến khích các học sinh khác. ( Hình 4: Thư khen học sinh) 7.6 Về khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp được áp dụng cho lớp 1B1, khối 1 trong trường và có thể mở rộng cho các trường Tiểu học trong khu vực. 10
  11. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Biện pháp giáo dục dạy học sinh để nâng cao chất lượng nên không có tính chất bảo mật. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp: Tôi luôn sử dụng đúng lúc, đồ dùng dạy học gợi sự tò mò cho học sinh. Khi thao tác xong tôi cất luôn không để các em tập trung vào đồ dùng. Đồ dùng dạy học thường dùng là: máy chiếu, bộ đồ dùng dạy học do phòng giáo dục cấp, bộ đồ dùng học môn Toán của học sinh và những đồ dùng tự làm của bản thân. Ngoài ra còn có những biểu bảng phù hợp với nội dung bài học cho học sinh quan sát, nhằm giúp các em nhớ bài và vận dụng vào làm bài tập. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp theo ý kiến của tác giả: Chúng tôi đã áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Hải Lựu”từ tuần 3 học kì I năm học 2020 - 2021 đến nay và đã làm thay đổi rõ rệt hiệu quả học toán ở lớp, cụ thể như sau: + Kết quả khi chưa vận dụng giải pháp ở lớp 1B1, 1B2 (Đầu năm học 2020 - 2021). Số học sinh chưa Số học sinh hoàn thành Số học hoàn thành Tống hoàn thành môn tốt môn Toán môn Toán số Toán học Lớp Số Tỉ lệ sinh Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % Số lượng lượng % 1B1 30 7 23,3 8 26,7 15 50 1B2 28 10 35,6 9 32,2 9 32,2 11
  12. + Kết quả cuối học kì II học 2020 - 2021 (Khi vận dụng Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Hải Lựu ” ở lớp 1B1,) Số học sinh hoàn Số học sinh Số học sinh chưa hoàn Lớp Tthành tốt môn hoàn thành Toán thành Toán SHS Toán TS % TS % TS % 1B1 30 16 53,3 13 43,3 1 3,3 1B2 28 11 39,2 12 43 5 17,8 So sánh với lớp Tăng 14,1% Tăng 0,3% Giảm 14,5% 1B2 Giải pháp này được áp dụng thành công trong giảng dạy bộ môn Toán không chỉ với học sinh đại trà mà với cả học sinh năng khiếu. Khi tôi áp dụng giải pháp này, chất lượng môn Toán cuối học kì II năm học 2020 - 2021 tăng lên rõ rệt: 29/30 em đạt 96,6% học sinh hoàn thành môn Toán, trong đó, hoàn thành tốt là 16/30 em, tỉ lệ: 53,3%. Nhiều học sinh tham gia thi Violympic Toán, tham gia thi Trạng nguyên Toàn tài qua Internet cấp trường, cấp huyện và đạt kết quả tốt. Lớp do tôi chủ nhiệm có nề nếp học tập tốt, đứng tốp đầu về chất lượng đại trà và số lượng học sinh năng khiếu môn Toán. Số lượng học sinh hứng thú học môn Toán và thích tham gia các sân chơi trên mạng tăng một cách rõ rệt: Hiện tại có 16/30 em tham gia luyện thi Violympic Toán. Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Số học sinh học tốt môn Toán tăng lên nhiều, không còn tình trạng học sinh sợ học môn Toán như ở đầu năm học. Tất cả học sinh đều tích cực học tập, các em tính toán có nhiều tiến bộ so với thời điểm đầu năm. Hiện nay có nhiều em có thể tính nhẩm rất nhanh và đưa ra kết quả chính xác, giải toán tốt. Các em đã có khả năng liên kết kiến thức đã học.Từ đó nâng cao chất lượng học Toán cho học sinh. 12
  13. (Hình 5: Học sinh lớp 1B1 hăng hái phát biểu xây dựng bài trong giờ Toán.) Việc áp dụng sáng kiến giúp nâng cao hiệu quả dạy – học Toán cho học sinh lớp 1 mà tôi triển khai đã được Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, đồng nghiệp ghi nhận và đánh giá cao. Đây là thành công bước đầu trong quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng môn Toán. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Giải pháp đã được Ban giám hiệu, tổ chuyên môn đánh giá đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy môn Toán cho học sinh lớp 1B1 của trường. Kết luận: Để giảng dạy tốt môn Toán ở Tiểu học trước hết phải nắm chắc hệ thống kiến thức môn học cũng như yêu cầu cần đạt được của môn học đó, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học vào thực tế giảng dạy ở nơi mình công tác. Bên cạnh đó người giáo viên phải nắm rõ trình độ nhận thức của từng học sinh tạo cơ sở ban đầu cho phát triển năng lực cá nhân, khuyến khích dạy học theo đối tượng bằng cách khai thác sâu hơn, rộng hơn các bài tập trong tài liệu hướng dẫn học, khi cần có thể đưa thêm các nội dung tự chọn. 13
  14. Trên đây là những biện pháp mà bản thân chúng tôi rút ra trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp 1 và đạt hiệu quả tốt. Các biện pháp của tôi phần nào đã thực hiện đúng tinh thần đổi mới giáo dục: phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh. Tuy nhiên báo cáo này của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban giám khảo để sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Hải Lựu”của chúng tôi được hoàn thiện hơn và tôi cũng có thêm nhiều kinh nghiệm trong dạy học môn Toán nói riêng và các môn học nói chung. Tôi xin chân thành cảm ơn! 14
  15. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng giải pháp lần đầu (nếu có): STT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng giải pháp 1 Đỗ Thị Hường Trường Tiểu học Hải Sáng kiến được áp 1 Lựu – Sông Lô – Vĩnh dụng trong các giờ học Phúc Toán lớp 1B1 2 Đào Thị Ngọc Quế Trường Tiểu học Hải Sáng kiến được áp 2 Lựu – Sông Lô – Vĩnh dụng trong các giờ học Phúc Toán lớp 1A1 Hải Lựu, ngày tháng năm 2021 Hải Lựu, ngày tháng năm 2021 HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Đỗ Thị Hường Đào Thị Ngọc Quế Sông Lô, ngày tháng . năm 2021 HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN 15