SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Hồng Thái Tây

doc 23 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Hồng Thái Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Hồng Thái Tây

  1. 12 + Thời gian Ban giám hiệu bố trí đi kiểm tra, dự giờ thăm lớp dành cho lớp điểm là 2 buổi/ tuần. * Mục đích xây dựng lớp điểm : + Tạo ra mô hình mẫu về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phù hợp với thực tế địa phương để giáo viên các lớp khác đến tham quan học tập. + Lớp điểm là nơi đi đầu trong việc thực hiện những nội dung, phương pháp mới, để rút kinh nghiệm trước khi đại trà. Như vậy chỉ đạo lớp điểm sẽ cho chúng ta kinh nghiệm, tạo ra bước đi vững chắc cho toàn trường, thực hiện mục tiêu đào tạo cũng như các chuyên đề của ngành của trường. * Cách tiến hành: + Chọn giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sư phạm, nhiệt tình để đảm nhiệm lớp điểm. + Cho giáo viên đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm với mô hình mẫu ở các trường trong và ngoài Tỉnh. + Giải quyết các điều kiện thuận lợi cho lớp điểm: Đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung tài liệu chuyên môn, đồ dùng, đồ chơi cho lớp. + Hàng tháng họp với giáo viên lớp điểm rút kinh nghiệm thấy nội dung nào đã đạt được, nội dung nào chưc đạt được để tìm ra nguyên nhân và đề ra hướng khắc phục. + Bồi dưỡng cho lớp điểm có khả năng thực thi các yêu cầu nhiệm vụ kịp thời. + Thường xuyên theo dõi việc thực hiện các yêu cầu chỉ đạo của lớp để kịp thời uốn nắn, bổ sung và giải quyết những khó khăn, những vấn đề nảy sinh, để thực hiện tốt kế hoạch . * Phát huy tác dụng của lớp điểm : + Tổ chức cho giáo viên các lớp đến tham quan lớp điểm, kiến tập tại lớp điểm về các yêu cầu chỉ đạo . + Nghe giáo viên lớp điểm báo cáo những kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện tốt lớp điểm . + Các giáo viên khi tham quan, kiến tập, nghe báo cáo từ đó rút ra những kinh nghiệm về thực hiện ở lớp mình . + Phát động phong trào thi đua trong toàn trường học tập và làm theo lớp điểm. Tóm lại : Qua lớp điểm giáo viên được trực tiếp mắt thấy tai nghe từ đó giáo viên tin tưởng, không ngại khó, sẵn sàng làm theo và phấn đấu làm tốt theo các lớp điểm mà nhà trường đã xây dựng.
  2. 13 + Bước 5 : Kiểm tra việc thực hiện chuyên đề, chấn chỉnh, bổ sung ( có thể triển khai lại về lý thuyết nếu giáo viên chưa nắm được ). + Bước 6 : Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm . Tổ chức triển khai tốt các chuyên đề trong năm học là hình thức tích cực bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên . f. Bồi dưỡng qua hoạt động tổ chuyên môn: Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, không thể không nói đến bồi dưỡng qua hoạt động tổ chuyên môn. Là Hiệu trưởng tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn: - Tập trung bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, những nội dung mà giáo viên còn yếu và các chuyên đề thực hiện trong năm học, về đổi mới phương pháp dạy học, các thiết kế đồ dùng dạy học, kiến thức tin học.v.v. - Trao đổi mới về phương pháp dạy học, về thiết kế bài dạy ( giáo án); về đổi mới nội dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ. Trao đổi những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thu thập được từ sách báo, tài liệu, tập san của ngành. - Giáo viên trao đổi những vướng mắc về chuyên môn đã nảy sinh trong quá trình giảng dạy hoặc qua dự giờ đã phát hiện được. Đặc biệt đi sâu thảo luận những đề tài mà đa số giáo viên cho là khó, từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp giúp giáo viên vững vàng hơn về chuyên môn, hay phân công giáo viên chuẩn bị, trình bày, tổ góp ý kiến, rút kinh nghiệm để dạy trên lớp. - Phân công giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng kèm cặp giúp đỡ giáo viên mới ra trường hoặc giáo viên còn non yếu về chuyên môn nghiệp vụ. - Sắp xếp thời gian để giáo viên dự giờ dạy của các giáo viên có kinh nghiệm để học tập. Để làm tốt việc bồi dưỡng chuyên môn thì không phải chỉ bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn mà phải bồi dưỡng khả năng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho giáo viên. Trong thời đại Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá hiện nay đồ chơi hiện đại ngày càng nhiều. Nhưng trong điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn, nhất là đối với vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì đồ dùng dạy học, đồ chơi còn là vấn đề nan giải. Hơn nữa trong thực tế nhiều đồ dùng đồ chơi rất thiết thực nhưng chưa có trên thị trường, hoặc nếu tận dụng từ vật liệu từ địa phương thì giá rẻ hơn rất nhiều, nhưng không kém phần hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học người cán bộ quản lý phải biết chỉ đạo cho tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch năm học. Khi xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo, phải định ra được những đồ chơi nào cần từ đầu năm thì hoàn thành trong tháng 8, còn những đồ dùng đồ chơi khác thì có thể bổ sung dần theo từng tháng, phù hợp với từng chủ đề trong năm học. Trên cơ sở cùng phối
  3. 14 hợp với phụ huynh học sinh để nhờ họ hỗ trợ về nguyên vật liệu hoặc thiết kế mẫu mã Hàng năm nhà trường tổ chức hội thi : Thiết kế và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Các đồ dùng đồ chơi đạt giải đều có những phần thưởng để động viên. Ngoài ra nhà trường còn trang bị, cố vấn cho giáo viên các mẫu thiết kế đồ dùng đồ chơi đẹp, bền, có giá trị sử dụng cao. sử dụng nguyên vật liệu địa phương, để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ lớp của mình. g. Bồi dưỡng thông qua viết sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm là những ý kiến mới, những giải pháp mới về một đối tượng, một hoạt động nào đó, được trải nghiệm trong quá trình thực tế. Viết sáng kiến kinh nghiệm là một việc làm cần thiết của mỗi giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận khoa học sát với nghề nghiệp của mình. Vận dụng nó vào hoạt động sư phạm của mình đang đảm nhiệm. Từ đó mỗi giáo viên có điều kiện bộc lộ khả năng tiềm ẩn, những kinh nghiệm tâm đắc nhất của mình để cùng nhau trao đổi, học tập không ngừng tiến bộ. Thông qua đó người cán bộ quản lý cũng phát hiện ra được những sáng kiến kinh nghiệm nổi bật, điển hình trong tập thể để có những biện pháp bồi dưỡng, nhân rộng những sáng kiến, tạo đà cho sự phát triển của nhà trường. Cũng như tạo điều kiện cho giáo viên không những chỉ thực hiện chức năng chăm sóc giáo dục mà bước đầu còn rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục. Do đó hiệu quả sư phạm cũng được nâng cao. Sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên cũng là mội trong những tiêu chí để đánh giá danh hiệu của nhà sư phạm. Nó cũng là một trong những cơ sở để đánh giá sự phát triển của nhà trường. Chính vì thế ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể: - Phát động phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm trong tập thể cán bộ giáo viên toàn trường. - Chọn những giáo viên có năng lực làm nòng cốt cho phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. - Cần tập trung vào những vấn đề đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. - Những sáng tạo về đồ dùng dạy học, cách sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và các thiết bị dạy học hiện đại cũng như cách giữ gìn bảo quản. - Tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm sau đó tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Đưa những sáng kiến hay áp dụng thực tế trong toàn trường. - Bồi dưỡng thông qua viết sáng kiến kinh nghiệm là phương thức tự học, tự bồi dưỡng tốt nhất cho giáo viên.Thông qua quá trình nghiên cứu khoa học cũng như quá trình viết và trao đổi kinh nghiệm, trình độ mọi mặt của giáo viên được nâng lên một cách tích cực nhất . *. Tổ chức các hội thi: Việc tổ chức cho giáo viên tham gia các hội thi là cơ hội để giáo viên tích cực đi sâu nghiên cứu chuyên môn, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ hiểu
  4. 15 biết. Học tập được nhiều kinh nghiệm, nảy sinh được nhiều ý hay. Qua hội thi giáo viên có điều kiện để vận dụng và phát huy năng lực sáng tạo của mình trước đồng nghiệp và từ đó có hướng phấn đấu tốt hơn . - Các hội thi trong năm học của nhà trường: + Thi “ Giáo viên dạy giỏi” + Thi “ Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.” + Thi “Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”. + Hội thi “ Bé tìm hiểu và bảo vệ môi trường trong trường mầm non”. Đây là những hội thi lớn trong năm học được đưa vào kế hoạch ngay từ đầu năm và được bàn bạc cụ thể trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm. Giúp giáo viên chủ động có kế hoạch tự bồi dưỡng để khi tham gia các hội thi mang lại kết quả cao. Sau mỗi hội thi đều có tổng kết đánh giá động viên khen thưởng những cá nhân đạt thành tích cao, góp ý những cá nhân chưa có sự cố gắng. Tổ chức rút kinh nghiệm để hiệu trưởng có phương hướng chỉ đạo tốt hơn, đồng thời giúp cho giáo viên tự rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. h. Động viên giáo viên tự bồi dưỡng: Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Những kết quả trẻ đạt được ở độ tuổi này có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển toàn diện trong suốt cuộc đời của đứa trẻ. Điều này phụ thuộc nhiều vào cô giáo mầm non, người mẹ hiền thứ hai của trẻ và chúng ta cũng thấy rằng thế giới đang thay đổi, mọi nhu cầu và phương pháp giáo dục đang được phát triển nhằm đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng đó. Đây chính là lý do mà mỗi giáo viên phải tự tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng để đáp ứng với nhu cầu xã hội đòi hỏi người giáo viên sẽ tự học như thế nào? Có nhiều hình thức tự học phù hợp như : + Đi tham quan học tập kinh nghiệm thực tế, theo học một lớp hàm thụ, nghe thảo luận, tự đọc sách. + Học theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. + Học trên băng hình, sách vở, báo chí, các thông tin đại chúng + Học các bạn đồng nghiệp (qua dự giờ, thao giảng, trao đổi kinh nghiệm ) + Vào mạng khai thác những bài giảng, tư liệu phục vụ giảng dạy Qua tự học giáo viên sẽ tìm những điểm hay, những cái mới và tập vận dụng vào thực tiễn chuyên môn nghiệp vụ nâng cao khả năng Vận dụng được những phương pháp dạy học tích cực vào trong giáo dục mầm non.Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp theo chủ điểm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi khám phá, phát hiện tìm kiếm và tổ chức cho trẻ, cha mẹ và cộng đồng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Qua đó tổ chức hoạt động cho trẻ có hiệu quả hơn.
  5. 16 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Với những phương pháp, biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên.Đến cuối năm học : 2010 - 2011 đã thu được kết quả sau : Kết quả xếp loại chuyên môn cuối năm học 2010-2011: T Họ và tên MTX Toán Văn Âm Tạo Chữ Thể Xếp loại chung T Q học nhạc hinh cái dục 1 Hoàng Thị Xoa Tốt Tốt Tốt Tốt Khá Tốt Khá Tốt 2 Mạc Thị Hằng Khá Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 3 Bùi Thị Yến Tốt Tốt Tốt Tốt Khá Tốt Tốt 4 Nguyễn Thu Hường Tốt Khá Tốt Khá Tốt Tốt Tốt 5 Lê Thị Mi Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 6 Trịnh Thị Ngạn Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 7 Hoàng Hương Giang Tốt Tốt Tốt Khá Tốt Tốt Tốt Tốt 8 Nguyễn Thị Duyên Khá ĐYC Khá Khá Khá Khá Khá Hoàn9 Trần Thanh My Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 10 Lưu Thị Hạnh Khá Khá Khá Khá Khá khá Tốt Khá 11 Hoàng Thị Hòa Tốt Tốt Khá Tốt Tốt Tốt Tốt 12 Nguyễn Thị Huyền Khá Khá Tốt Khá ĐYC Tốt Khá 13 Hoàng Thị Nhàn Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá 14 Trần Thị Nga Khá Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 15 Nguyễn T. Diệu Huyền Khá Khá Khá Khá Khá Tốt Khá 16 Nguyễn T. Minh Thu Khá Khá Khá ĐYC Khá Tốt Khá Kết quả phân loại chung: Môn học Xếp loại Tốt Khá ĐYC Yếu MTXQ 06 09 0 0 Toán 07 08 01 0 Văn học 10 06 0 0 Âm nhạc 08 07 01 0 Tạo hình 08 07 01 0 Chữ cái 04 01 0 0
  6. 17 Thể dục 13 03 0 0 Cộng 51 41 03 0 * Chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên so với đầu năm: + Loại Tốt: 51 Tiết; so với đầu năm tăng 10 tiết + Loại đạt yêu cầu: 03 tiết ; giảm 07 tiết so với đầu năm + Đến cuối năm không có giờ dạy xếp loại yếu kém Đánh giá phân loại các mặt cuối năm của giáo viên: TT Họ và tên Xếp loại phẩm chất, Chuyên môn chính trị đạo đức lối sống Hồ sơ Tiết dạy Tốt Khá ĐYC Yếu Tốt Khá ĐYC Yếu Tốt Khá ĐYC Yếu 1 Hoàng Thị Xoa x x x 2 Mạc Thị Hằng x x x 3 Bùi Thị Yến x x x 4 Nguyễn Thu Hường x x x 5 Lê Thị Mi x x x 6 Trịnh Thị Ngạn X x x 7 Hoàng Hương Giang X x x 8 Nguyễn Thị Duyên X x x Hoàn9 Trần Thanh My X x x 10 Lưu Thị Hạnh X x x 11 Hoàng Thị Hòa X x x 12 Nguyễn Thị Huyền X x x 13 Hoàng Thị Nhàn X x x 14 Trần Thị Nga X x x 15 NguyễnT. Diệu Huyền x x x 16 Nguyễn T. Minh Thu x x x Tổng cộng 16 09 07 0 10 06 0 *Nhận định về chất lượng đội ngũ giáo viên: Ưu điểm: Đa số giáo viên trẻ khoẻ luôn nhiệt tình, thực hiện nghiêm chỉnh nội qui, qui chế của nhà trường, thực hiện đầy đủ chương trình kế hoạch giáo dục, yêu
  7. 18 thương tôn trọng trẻ, có tinh thần trách nhiệm, cố gắng học tập phấn đấu để vươn lên tự khẳng định mình. Nắm được quan điểm mục tiêu đào tạo, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo hướng đổi mới. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao, có khả năng lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động của trẻ theo hướng đổi mới. Có khả năng viết sáng kiến kinh nghiệm, và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Có khả năng soạn giảng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động đạt kết quả tốt. Với những phương pháp, biện pháp bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đã thực hiện như trên, đội ngũ giáo viên đã tiến bộ về nhiều mặt. Từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội trong đổi mới giáo dục về công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Hạn chế: Trình độ của giáo viên không đồng đều dẫn đến việc tiếp thu và vận dụng các phương pháp, biện pháp còn nhiều hạn chế. Tóm lại : Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non tốt sẽ thực hiện được yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và giải quyết được những vấn đề cơ bản của ngành học. * Phương hướng chỉ đạo: Tiếp tục không ngừng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng ngành học phù hợp với xu thế thời đại. Động viên, khích lệ giáo viên tích cực học tập, cải tiến phương pháp giảng dạy, đưa những sáng kiến kinh nghiệm để cùng nhau trao đổi, học tập để tổ chức các hoạt động của trẻ một cách linh hoạt . Thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, bù đắp những kỹ năng thiếu hụt, giúp cho đội ngũ giáo viên luôn sẵn sàng tiếp cận với những đổi mới trong chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, ngành học. Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo để nâng cao đời sống giáo viên và nâng cao cơ sở vật chất nhà trường. *.Bài học kinh nghiệm Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Người cán bộ quản lý phải nắm rõ các yêu cầu của ngành đồng thời có tầm nhìn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn lâu dài trong từng năm, triển khai kịp thời có hiệu quả các nội dung bồi dưỡng chuyên môn tới giáo viên. Tổ chức tốt các buổi hội thảo, các đợt kiến tập tại trường, tổ chức tham quan kiến tập trường bạn.
  8. 19 Làm tốt công tác đánh giá kiểm tra, đặc biệt là chế độ thi đua khen thưởng. IV. KẾT LUẬN : Giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội . Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển lâu dài của đất nước ". Vì thế những người làm công tác giáo dục cần có nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của ngành, nhất là giáo dục mầm non ngành học đặt nền móng đầu tiên cho quá trình giáo dục con người. Để thích ứng với sự phát triển về kinh tế, xã hội hiện nay của đất nước ta, những người lao động và nhất là đội ngũ giáo viên mầm non phải thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội có nghĩa là phải năng động, sáng tạo, học tập, suy nghĩ để vận dụng kiến thức vào thực tế và phải có thái độ đúng đắn, truyền thụ cho học sinh những cái xã hội cần theo yêu cầu của sự phát triển. Muốn vậy trước hết người hiệu trưởng phải luôn gương mẫu về mọi mặt, có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác giảng dạy, luôn đi sâu đi sát trong việc kiểm tra chuyên môn, biết đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên.Trên cơ sở đó có phương hướng, biện pháp bồi dưỡng thích hợp, kịp thời, cụ thể. Người quản lý cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau : 1.1. Nắm vững chương trình nội dung, phương pháp giảng dạy một cách đầy đủ và toàn diện: Hiệu trưởng phải nắm được phương pháp lên lớp từng loại tiết của các bộ môn, kể cả các thủ thuật kinh nghiệm lên lớp tốt nhất. Có như thế mới tham gia giúp đỡ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên có năng lực chuyên môn hạn chế. Muốn vậy Hiệu trưởng phải có kế hoạch nghiên cứu thêm tài liệu chuyên môn, tự bồi dưỡng về lý luận và học tập các kinh nghiệm điển hình tiên tiến. Đó là cái vốn quí mà người Hiệu trưởng nào cũng phải trang bị cho mình để hoàn thành tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Để làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên người Hiệu trưởng phải luôn có ý thức vươn lên, tự học, tự rèn để kịp thời nắm bắt những kiến thức mới, chọn lọc cho phù hợp, vận dụng một cách sáng tạo vào công tác bồi dưỡng, vững vàng trong chuyên môn để giáo viên tin cậy và là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên. 1.2 . Phải có kế hoạch và phương thức bồi dưỡng cụ thể : Để nâng dần trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên thì phải : Nắm chắc khả năng trình độ của giáo viên sau đó lên kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. Trang bị cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ giảng dạy như : Tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, phân phối chương trình, đồ dùng dạy học. Có kế hoạch cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, thăm quan học tập kinh nghiệm ở các trường điểm.
  9. 20 Xây dựng mạng lưới giáo viên nòng cốt giúp ban giám hiệu nhà trường trong việc nghiên cứu, chỉ đạo chuyên môn theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng trong toàn trường. Tăng cường công tác bồi dưỡng tại chỗ: Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn. Có kế hoạch triển khai các chuyên đề, xây dựng lớp điểm, tạo điều kiện cho giáo viên tự học tập, bồi dưỡng. Tổ chức tốt các hội thi nhằm khai thác hết tiềm năng bên trong của mỗi giáo viên. Tóm lại: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên phải là một qui trình khép kín từ bồi dưỡng lý luận đến thao tác tay nghề là một quá trình lâu dài và phức tạp không thể nóng vội, không thể có kết quả trong ngày một, ngày hai. vì vậy người Hiệu trưởng phải kiên trì và có quyết tâm cao, có như vậy mới đi đến thành công. V. KIẾN NGHỊ : Đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm hơn tới đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non ( về chế độ đãi ngộ cần được thoả đáng để chị em yên tâm công tác tốt hơn). Tăng cường mở các lớp tập huấn tin học, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận cho đội ngũ giáo viên. Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường mầm non để có đủ điều kiện và phương tiện nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, rất mong hội đồng xét duyệt thi đua các cấp xét và bổ sung những ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hồng Thái Tây, ngày 20 tháng 04 năm 2011 Người viết Nguyễn Hoài Thu
  10. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục trong chiến lược giáo dục đào tạo hiện nay. 2. Luật giáo dục 2005. 3. Tài liệu bồi dưỡng hè năm 1996 Bộ Giáo dục mầm non. 4. Tài liệu bồi dưỡng hè năm 1999 của Bộ Giáo dục mầm non. 5. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hình thức đổi mới. 6. Một số định hướng đổi mới trong chương trình Giáo dục MN - Vụ GDMN. 7. Chiến lược MN từ 2001 đến 2002 và 2020 - Vụ Giáo dục Mầm non 8. Tập san giáo dục mầm non. 9. Tài liệu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trong trường MN: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành học mầm non. 10.Tài liệu tập huấn bồi dưỡng hè CBQL và GVMN năm học: 2010 - 2011. 11. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2010-2011
  11. 22 MỤC LỤC Stt Nội dung Trang 1 TÊN ĐỀ TÀI 1 I Đặt vấn đề 2 1 Cơ sở lý luận 2 2 Cơ sở thực tiễn 3 II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1 Thực trạng 4 1.1 Thực trạng của nhà trường năm học 2009– 2010 và 2010 – 2011 4 1.2 Nhận xét về chất lượng đội ngũ giáo viên: 5 1.3 Một số tồn tại: 6 2 Các giải pháp bồi dưỡng chuyên môn 7 2.1 Xây dựng biện pháp 7 2.2 Nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức bồi dưỡng : 7 a Tổ chức giáo viên học tập nghiên cứu nhiệm vụ năm học , các 7 văn bản, chỉ thị, qui chế chuyên môn : b 8 Hướng dẫn giáo viên qui trình xây dựng kế hoạch năm học: c Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên chuẩn bị tốt kế 9 hoạch bài học (Soạn giáo án): d Nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ gv 9 đ Bồi dưỡng theo chuyên đề 9 e Bồi dưỡng qua hoạt động tổ chuyên môn: 13 f Bồi dưỡng thông qua viết sáng kiến kinh nghiệm: 14 g Tổ chức các hội thi 14 h Động viên giáo viên tự bồi dưỡng: 15 III kết quả nghiên cứu: 16 IV KẾT LUẬN 19 1 Nắm vững chương trình nội dung, phương pháp giảng dạy một 19 cách đầy đủ và toàn diện 2 19 Phải có kế hoạch và phương thức bồi dưỡng cụ thể
  12. 23 V KIẾN NGHỊ : 20 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 VII MỤC LỤC 23 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN * HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Hồng Thái Tây, ngày 20 tháng 04 năm 2011 T/M HỘI ĐỒNG THI ĐUA CẤP TRƯỜNG * HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN .