SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non

doc 25 trang thulinhhd34 13665
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_am_nhac.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non

  1. 7.4. Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ thông qua các ngày hội: Hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ là hình thức biểu diễn văn nghệ được xây dựng trên kế hoạch và có sự chuẩn bị trước về nội dung. Mục đích của biện pháp này nhằm tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Khi trẻ được tham gia biểu diễn sẽ có cơ hội được củng cố rèn luyện kĩ năng hoạt động nghệ thuật. Mặt khác tăng thêm sự mạnh dạn, lòng tự tin trước người khác cũng như sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. Trẻ được tham tham gia biểu diễn cùng cô, cùng bạn. Chính vì vậy thông qua những ngày hội, ngày lễ được tổ chức tại trường tôi đã tạo cơ hội cho trẻ được tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ như sau: - Thứ nhất, chọn tiết mục phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại để tất cả trẻ cùng được tham gia. - Thứ hai, thiết kế sân khấu, chuẩn bị đạo cụ, trang phục cho trẻ biểu diễn. - Thứ ba, tập luyện cho trẻ dưới nhiều hình thức: hát đơn ca, múa hát tập thể, biểu diễn ca cảnh, hoạt cảnh. - Thứ tư, cho cả lớp biểu diễn theo các tiết mục đã tập. Ví dụ: Ngày hội: “Bé vui tết trung thu” - Tôi chọn các bài hát: “Đêm trung thu”, “Ánh trăng hòa bình”, “Đếm sao”, “Vầng trăng cổ tích”, “Rước đèn dưới ánh trăng”, “Rước đèn tháng tám”. - Thiết kế sân khấu: Treo phông chữ: “Bé vui tết trung thu”, trang trí hình ảnh cây tre, ông trăng tròn và các bạn nhỏ đang vui múa sư tử; chuẩn bị mâm cỗ. - Tập luyện cho trẻ dưới hình thức hoạt cảnh với các vai: chị Hằng Nga, chú Cuội, các nàng tiên nữ, nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn. + Trẻ dân gian cầm loa chạy ra: "Loa loa loa loa ! Trung thu ngày hội Đón chị Hằng Nga Cùng với chúng ta Rước đèn phá cỗ " + Trẻ dân gian: . Kìa các bạn ơi chị Hằng Nga đã xuống rồi. Đi cùng với chị Hằng Nga còn có cả anh Cuội và các nàng tiên nữ nữa. Chị Hằng Nga xinh quá. Chúng em chào chị Hằng Nga, chào anh Cuội và các nàng tiên nữ. + Chị Hằng Nga: Chị chào tất cả các em! Chị ở trên cung trăng thấy các em múa hát rất vui, chị cùng anh Cuội và các nàng tiên nữ xuống đây để vui trung thu cùng các em đấy. Nào chị em mình cùng múa hát bài “Ánh trăng hoà bình” nhé. + Chị Hằng Nga: Các em nhìn kìa! Nàng Bạch Tuyết cùng 7 chú lùn đang đến vui trung thu cùng chúng ta đấy. 9
  2. + Các cháu: Chúng em chào nàng Bạch Tuyết, chào 7 chú lùn. + Nàng Bạch Tuyết: Chị Bạch Tuyết chào tất cả các bé. Chị và 7 chú lùn đi chơi ngang qua đây, thấy các em đón trung thu vui quá, chị đến để vui cùng các em. Và chị muốn tặng các em một bài hát rất hay. Nào mời chị Hằng Nga, anh Cuội, các nàng tiên nữ và tất cả các em cùng múa hát cho thật vui nào. -> Múa hát bài “Đêm trung thu”. + Chị Hằng Nga: Chị Bạch Tuyết hát hay quá, bây giờ cả hai chị muốn nghe các bé lớp 3TuổiA hát, các em đồng ý không nào? + Các bé lớp 3TuổiA múa hát các bài: “Đếm sao”, “Vầng trăng cổ tích”, “Rước đèn dưới ánh trăng”. + Chị Hằng Nga: Các em ơi, tiếng trống múa lân đang thúc dục chúng ta hãy mau mau đi rước đèn phá cỗ. -> Cho cả lớp rước đèn xung quanh mâm cỗ và phá cỗ. ( Mở nhạc các bài hát: “Rước đèn dưới ánh trăng”, “Rước đèn tháng 8” ). Hay trong ngày tết noel trẻ cũng được biểu diễn các bài hát về ngày giáng sinh, ông già noel, về thiếu nhi vui nhộn như hát múa: “Ông già noel ơi”, “Mừng giáng sinh” , trẻ được gặp ông già noel, các chú tuần lộc và cùng vui múa hát với ông già noel và các bạn 7.5. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong tổ chức hoạt động ca hát cho trẻ: Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình tổ chức hoạt động ca hát nhằm giúp trẻ có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến. Nhờ có môi trường dạy học hiện đại mà trẻ cảm nhận được sự mềm mại trong câu hát, cảm nhận được tính chất đặc trưng của tác phẩm qua những tính năng của các phần mềm mà giáo viên sử dụng. Hiện nay, tôi thường sử dụng phần mềm Powerpoint để trình chiếu thay cho đồ dùng trực quan để dạy trẻ hát, nghe hát và chơi trò chơi âm nhạc. Để việc ứng dụng phần mềm Powerpoint phát huy hiệu quả một cách tối đa, tôi chọn những hiệu ứng phù hợp cho những âm thanh, hình ảnh liên quan đến nội dung bài hát, bản nhạc để thu hút trẻ, phát huy tính tò mò, ham hiểu biết ở trẻ, không chọn những hiệu ứng gây rối mắt, khiến trẻ không tập trung. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phần mềm Adobe Presenter để thiết kế bài giảng. Phần mềm này thích hợp cho việc dạy trẻ từ xa (học trực tuyến). Sau khi thiết kế một hoạt động âm nhạc trên phần mềm này, giáo viên có thể in ra đĩa hoặc copy vào USB cho phụ huynh tham khảo để kết hợp dạy trẻ hát, múa ở nhà mà không cần đến cô giáo. Do đó, với mỗi một tuần có một tiết âm nhạc, giáo viên có thể thiết kế một bài giảng trên phần mềm Adobe Presnter (Bài giảng E- learning) để phối hợp với phụ huynh cùng dạy trẻ. Trẻ vừa được học ở lớp, vừa được học ở nhà sẽ giúp cho hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao. 10
  3. Ví dụ: Với họat động âm nhạc: Dạy hát: “Đố bạn” Nghe hát: “Chú voi con ở bản đôn” TCAN: Nghe giai iệu đoán tên bai hát Tôi cho trẻ xem đoạn video đã xây dựng về cảnh chú Khỉ trèo cây nhanh thoăn thoắt, chú Hươu Sao, chú Voi con có hai chiếc tai to và bác Gấu có dáng đi phục phịch để trẻ tưởng tượng được nội dung bài hát, từ đó trẻ sẽ hứng thú và thuộc bài hát nhanh hơn. Khi cho trẻ nghe hát: “Chú voi con ở bản đôn” tôi có thể cho trẻ hưởng ứng theo video nhạc mà ca sĩ nhí hát, với trò chơi âm nhạc tôi có thể thiết kế các ô cửa bí mật trên màn hình máy tính sau đó cho trẻ mở các ô cửa và khám phá các bản nhạc phía sau các ô cửa để tìm ra tên bài hát 7.6. Biện pháp 6: Bồi dưỡng khả năng âm nhạc cho trẻ thông qua các lớp năng khiếu (Lớp dạy đàn, dạy múa, dạy nhảy dân gian, hiện đại ) Trải qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy mỗi trẻ đều có một khả năng và sở trường riêng chính vì vậy để có thể tìm ra những khả năng và sở trường của từng trẻ thì người giáo viên phải có tâm huyết, có kiến thức thì mới có thể làm được. Để có kiến thức bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu và tìm hiểu những kinh nghiệm thực tế. Thực hiện tốt vai trò của người giáo viên để có thể làm tốt công tác phát hiện và tìm kiếm trẻ có năng khiếu về âm nhạc bằng cách: + Quan sát, lắng nghe trẻ hoạt động trong các hoạt động âm nhạc và các hoạt động khác để từ đó phát hiện được những khả năng nghe, khả năng cảm thụ và khả năng biểu diễn, năng khiếu về âm nhạc của trẻ. + Thông qua một số trò chơi âm nhạc như: * Trò chơi: Nghe giai điệu và xướng âm “la” - Mục đích yêu cầu: + Rèn luyện tai nghe, và sự ghi nhớ có chủ định + Được làmquen với cao độ, trường độ các nốt nhạc - Chuẩn bị: + Đàn, các đoạn nhạc. - Luật chơi: + Trẻ nghe giai điệu và xướng âm theo âm “la” - Cách chơi: + Cô đàn một đoạn nhạc đơn giản, trẻ sẽ nhận ra giai điệu, sau đó xướng âm lại đoạn nhạc bằng âm “la”. Nếu trẻ nghe chưa được thì cô có thể đàn lại để trẻ nghe và xướng âm lại đoạn nhạc đó. Ví dụ: bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến cô đàn một đoạn “đố sol sol fa rê fa đồ” thì trẻ phải nhận ra giai điệu đó trong bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”, sau đó xướng âm theo âm “la”: “lá la la la là la là” 11
  4. * Trò chơi: “Chiếc ghế âm nhạc” - Mục đích yêu cầu: + Luyện tai nghe theo tiết tấu nhanh, chậm cho trẻ + Rèn khả năng phản xạ nhanh cho trẻ. - Chuẩn bị: + 10 chiếc ghế của trẻ ngồi - Luật chơi: + Khi cô hát và vỗ tay theo tiết tấu nhanh thì trẻ phải nhanh chân đi vào ghế ngồi - Cách chơi: + Mỗi lượt chơi cô chọn ra 12 trẻ chơi. Cô để 10 chiếc ghế thành vòng tròn. Sau đó cô hát và cầm xắc xô vỗ theo tiết tấu chậm thì trẻ sẽ vỗ tay theo cô và đi quanh ghế. Khi cô hát và vỗ tay theo tiết tấu nhanh thì trẻ nhanh chóng tìm cho mình một chiếc ghế để ngồi. Nếu trẻ nào chậm chân mà không tìm thấy ghế cho mình sẽ bị phạt nhảy lò cò. Lượt chơi sau khi cô mời những trẻ khác cùng chơi cho đến nhóm chơi cuối cùng thì những bạn bị phạt trong những lần chơi sẽ phải hát và vận động minh họa một bài hát mà cả lớp yêu cầu. * Trò chơi: “Những nốt nhạc xinh” (ƯDCNTT) - Mục đích yêu cầu: + Rèn khả năng ca hát và vận động sáng tạo cho trẻ + Trẻ biết đoán tên bài hát qua tranh, biết nghe và vẽ theo giai điệu - Chuẩn bị: + Các nốt nhạc trên màn hình, các slide có các nội dung mà nốt nhạc đưa ra yêu cầu - Luật chơi: + Trẻ phải làm theo yêu cầu mà nốt nhạc đưa ra. - Cách chơi: + Cô cho trẻ lên chọn trên màn hình nốt nhạc mà trẻ thích. Đằng sau nốt nhạc đó là một yêu cầu dành cho cá nhân hoặc dành cho cả lớp. Nốt nhạc màu vàng: Bé hãy nghe giai điệu và đoán tên bài hát. Nốt nhạc màu xanh: Bé hãy đoán tên bài hát qua nội dung bức tranh Nốt nhạc màu tím: Hãy nghe và vẽ theo giai điệu. Nếu giai điệu thấp thì vẽ đường ngang, nếu giai điệu tăng dần thì vẽ lên cao, nếu giai điệu xuống thấp dần thì vẽ đường xuống. Nốt nhạc màu đỏ: Bé hãy hát vang với bài “Cô giáo em” Thông qua các trò chơi am nhạc tôi tìm ra các cháu có tai nghê tốt, giọng hát tốt Hàng ngày trong qúa trình tìm hiểu, quan sát trẻ bằng các hoạt động trên lớp để phát hiện những khả năng âm nhạc của trẻ tôi lập ra một quốn sổ nhật kí để lưu lại những biểu hiện tích cực của trẻ về âm nhạc. 12
  5. Để từ đó trao đổi với phụ huynh cho trẻ theo học các lớp năng khiếu về âm nhạc để phát huy những sở trường và năng khiếu âm nhạc của trẻ. Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mở các lớp năng khiếu tại trường cho trẻ theo học. Hiện nay trường mầm non Hoa Sen đã tổ chức được 5 lớp bồi dưỡng năng khiếu, có 2 lớp năng khiếu về âm nhạc trong đó có một lớp học đàn, một lớp học múa giân dan và hiện đại. Các lớp năng khiếu duy trì tốt, các cháu tham gia học rất đông. 7.7. Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ: Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục âm nhạc cho trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và xã hội. Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp các lực lượng giáo dục đã được Bác Hồ chỉ ra từ lâu: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Chúng ta đều biết rằng trong thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ sống, học tập và phát triển; bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luôn luôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ và với đặc điểm hiếu động và ít vốn sống lại trẻ dễ bắt chước theo, dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia đình là nơi trẻ được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ là đầu tiên và sớm nhất. Ngay khi trẻ đang nằm nôi, bố mẹ đã phải dạy trẻ biết yêu thương, vui cười thông qua việc chơi và trò chuyện với bé, việc cho bé ăn, ngủ đều cần có sự tác động của âm nhạc. 13
  6. Để tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ đạt kết quả tốt và có sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường trong việc dạy trẻ, giúp trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt và thể hiện được những kĩ năng ca hát: - Tôi dán nội dung bài hát cần dạy ở góc tuyên truyền của lớp, thường xuyên trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ có thể cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết về âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc mình yêu thích. - Vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đạo cụ phục vụ cho hoạt động âm nhạc tại lớp. - Kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa để xây dựng thư viện âm nhạc của lớp. - Mở băng nhạc có nội dung nói về ngày hội sắp diễn ra để phụ huynh cùng hưởng ứng như: băng nhạc về ngày hội đến trường, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ,mời phụ huynh tham gia những hoạt động chuẩn bị cho ngày hội của các cháu. Tóm lại, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình đối với việc tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công. Sự phối hợp chặt chẽ hai môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức về âm nhạc cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau gây cho các con tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp gia đình, nhà trường có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng tại các lớp 3- 4 tuổi trong nhà trường và có thể phổ biến nhân rộng tại các trường mầm non trên địa bàn đạt hiệu quả cao. Giáo viên có thể tìm ra cách đưa trẻ đến với hoạt động âm nhạc một cách tự nhiên nhất, giúp các cháu tích cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Đồng thời phát triển hoàn thiện hơn nữa những kỹ năng tư duy, tưởng tượng, sáng tạo và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, điều này không phải là việc làm đơn giản mà chúng ta cần có sự đầu tư suy nghĩ tìm tòi, cần phải dành thời gian và sự sáng tạo cho trẻ những gì tốt đẹp nhất trong điều kiện có thể. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 14
  7. + Các trang thiết bị, đồ dùng học liệu,tài liệu phục vụ các hoạt động ca hát. + Đồ dùng đồ chơi tự tạo. + Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. + Sự ủng nhiệt tình của các bậc phụ huynh. + Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và tổ chuyên môn. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sang kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có). Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi như sau: Chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện trước khi thực hiện hoạt động Tích cực nghiên cứu, chịu khó đầu tư, sáng tạo ra hình thức gây hứng thú, hình thức rèn các kĩ năng ca hát cho trẻ hay, mới, phong phú, sinh động, khơi gợi tính tích cực chủ động của trẻ. Giáo viên là người có kiến thức hát đúng, hát chính xác, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. Hát thuộc bài hát, kết hợp điệu bộ minh hoạ cho bài hát. Sử dụng tốt dụng đàn trong giờ học và có nhạc cụ cho trẻ thì mới thu hút trẻ vào giờ học. Cho trẻ làm quen với âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi để trẻ cảm nhận giai điệu của bài hát, thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Sưu tầm và sáng tác nhiều ca khúc để dạy trẻ. Xây dựng thư viện âm nhạc ở lớp để có đầy đủ các thể loại nhạc cần thiết, phục vụ cho hoạt động ca hát của cô và trẻ. Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện các tác phẩm âm nhạc. Tạo cho trẻ thói quen đánh giá tác phẩm âm nhạc khi được thưởng thức để nâng cao kiến thức âm nhạc cho trẻ. Phối hợp tốt với gia đình trẻ để thực hiện hoạt động mang lại hiệu quả 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua việc áp dụng những biện pháp trên vào thực tiễn công tác giảng dạy, tôi nhận thấy rằng hiệu quả việc tổ chức hoạt động ca hát cho trẻ của lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi được nâng cao rõ rệt: a. Về phía trẻ: - Trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc. Đa số trẻ đã thực hiện kĩ năng ca hát tốt. Trẻ mạnh dạn, tư tin, sôi nổi, tích cực tham gia hoạt động và có có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt. 15
  8. - Với những tiết vận động âm nhạc trẻ vận động uyển chuyển nhịp nhàng, thể hiện đúng tính chất của bài hát. - Với hoạt động nghe hát trẻ đã mạnh dạn múa hát cùng cô, hưởng ứng theo cô. - Số trẻ hát chưa rõ lời đã giảm hơn nhiều so với đầu năm. Qua khảo sát cuối năm kết quả tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ ở lớp 3- 4 tuổi đạt được cụ thể như sau: Nội dung Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Kết quả Số trẻ % Số trẻ % Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 30/39 77 36/39 92 Tăng 15% âm nhạc Trẻ thực hiện kĩ 28/39 72 35/39 90 Tăng 18% năng ca hát Trẻ biết vận động 26/39 67 32/39 82 Tăng 15% theo nhạc, hát, múa Trẻ có kĩ năng biểu diễn và cảm thụ âm 22/39 56 30/39 77 Tăng 21% nhạc tốt Trẻ hát chưa rõ lời 15/39 38 5/39 13 Giảm 25% b. Về phía giáo viên: - Phương pháp truyền đạt các tác phẩm âm nhạc tới trẻ linh hoạt, sáng tạo hơn. - Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, lôi cuốn trẻ. - Nâng cao được kĩ năng thể hiện các tác phẩm âm nhạc. - Sưu tầm và sáng tác được nhiều ca khúc hay, nhiều trò chơi âm nhạc sáng tạo đưa vào dạy trẻ. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cao. - Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp loại tốt. - Hoạt động ngày hội, ngày lễ được tổ chức một cách sôi nổi, hấp dẫn. Qua khảo sát cuối năm kết quả tổ chức hoạt động âm nhạc của các cô giáo khối lớp 3- 4 tuổi trong nhà trường đạt được cụ thể như sau: Nội dung Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Kết quả Số GV % Số GV % Đúng Phương pháp 8/10 80 10/10 100 Tăng 20% Nội dung thực hiện 7/10 70 10/10 100 Tăng 30% Hình thức tổ chức 6/10 60 9/10 90 Tăng 30% 16
  9. Kỹ năng tổ chức 5/10 50 10/10 100 Tăng 50% các HĐÂN c. Về phía phụ huynh: - Phụ huynh có hiểu biết về kiến thức âm nhạc. - Đã kết hợp với giáo viên thực hiện tốt việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ. - Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Qua quá trình áp dụng sáng kiến nhà trường và tổ chuyên môn đã đánh giá cao về đề tài có tính thực tiễn, hiệu quả, có thể áp dụng và nhân rộng trong toàn trường và toàn thành phố. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Trong quá trình áp dụng sáng kiến, tôi đã phối hợp với các lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi trong thành phố để thực hành một số hoạt động âm nhạc sau: STT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Phạm Thị Ngọc Hoa Lớp 3 tuổi A1 Tổ chức hoạt động: Biểu Trường MN Hoa Sen. diễn văn nghệ tổng hợp đón xuân. 2 Hoàng Thị Hồng Lớp 3tuổi D Tổ chức hoạt động: Biểu Trường MN Hội Hợp diễn văn nghệ chào mừng ngày 20-11 3 Mai Thị Minh Lương Lớp 3 tuổi A Tổ chức hoạt động: Trường MN Khai NDC: Dạy hát: Màu Quang. Hoa. Nghe Hát: Hoa Thơm Bướm Lượn. 4 Trần Thị Diệu Lớp 3 tuổi A Tổ chức hoạt động: Trường MN Ngô NDC: VĐTN: Đố Bạn Quyền. Nghe: Chú voi con ở bạn đôn. TCÂN: Tai ai tinh. 5 Phùng Thị Hằng Lớp 3 tuổi B Tổ chức hoạt động: Hoạt Trường MN Tích động âm nhạc tổng hợp: Sơn. Hát: Các bài về một số nghề. Nghe hát: Ước Mơ Xanh. 17
  10. TCÂN: Sợi dây yêu thương. 6 Nguyễn Thị Hằng Lớp 3 tuổi B Tổ chức hoạt động: Trường MN Đồng NDC: Dạy hát: Cùng Tâm. Múa hát mừng xuân. Nghe Hát: Mùa xuân ơi TCAN: Những nốt nạc vui. 7 Nguyễn Thị Linh Lớp 3 tuổi Tổ chức hoạt động: Trường MN Hoa NDC: VĐTN: Đêm Hồng. trung thu. Nghe Hát: Bé và trăng. 8 Nguyễn Thị Thanh Lớp 3 tuổi Tổ chức hoạt động: Huyền Trường MN Phú NDC: Dạy hát: Quả thị. Quang. Nghe Hát: Vườn cây của ba. TCAN: Ai đoán giỏi. 9 Nguyễn Thị Nhung Lớp 3 tuổi Tổ chức hoạt động: Hoạt Trường MN Định động âm nhạc tổng hợp: Trung. Hát: Các bài hát về một số loại hoa. Nghe hát: Lý cây bông. TCÂN: Chiếc ghế âm nhạc. 10 Trần Thị Như Quỳnh Lớp 3 tuổi Tổ chức hoạt động: Trường MN Sao Mai NDC: Nghe hát: Chú Vĩnh Phúc. voi con ở bản đôn. NDKH: VĐTN: Đố bạn TCAN: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng. 11 Nguyễn Thị Thu Lớp 3 tuổi Tổ chức hoạt động: Hoạt Trang Trường MN Liên động âm nhạc tổng hợp: Bảo. Hát: Các bài hát về gia đình. Nghe hát: Gia đình nhỏ hạnh phúc to. TCÂN: Nghe giai điệu, sướng âm “la”. 18
  11. Vĩnh yên, ngày 04 tháng 04 năm 2018 Vĩnh yên, ngày 04 tháng 04 năm 2018 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Trần Thị Loan Vĩnh yên, ngày 04 tháng 04 năm 2018 Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở 19
  12. MỘT SỐ HÌNH ẢNH (02 hình ảnh Trò chơi âm nhạc “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”) 20
  13. (01 hình ảnh tích hợp âm nhạc trong hoạt độn khám phá) Các hình ảnh “Biểu diễn văn nghệ ngày hội trăng rằm” 21
  14. Các hình ảnh “Biểu diễn văn nghệ ngày tết Noel” 23
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non Mẫu giáo 3-4 tuổi – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp – Nhà xuất bản Giáo Dục. 3. Trang Web: mamnon.com.vn 4. Hoàng Văn Yến “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc mẫu giáo” 5. Trẻ mầm non ca hát – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 25