SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 1, trường Tiểu học Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường

doc 29 trang thulinhhd34 9734
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 1, trường Tiểu học Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_l.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 1, trường Tiểu học Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường

  1. Ảnh: Nội quy lớp học 7.3.5.3. Trang trí lớp học sạch- đẹp và xây dựng mối quan hệ thầy – trò thân thiện. Để có một môi trường học tập thân thiện, điều đầu tiên là ngay trong lớp học của mình, giáo viên phải tạo cho học sinh một cảm giác thoải mái, đến trường cũng như ở nhà mình. Ngay từ đầu bản thân tôi đã phải tìm hiểu kĩ về từng đối tượng học sinh về gia đình cũng như mọi hoạt động hàng ngày của các em. Khi biết được thói quen cũng như mọi sinh hoạt hàng ngày, cách giao tiếp ứng xử của các em. Tôi đã tạo điều kiện gần gũi, hỏi han để các em có cảm giác thân thiện với cô giáo sẽ không gây cảm giác sợ sệt, các em sẽ thấy thoải mái hơn khi đến trường. Và điều đặc biệt hơn là đối với các em học sinh lớp Một, tôi phải thấm nhuần phương châm "dạy và dỗ". Tôi đã dạy các em bằng cách dạy của người thầy và cách dỗ của người mẹ. Ngoài việc tạo mối quan hệ với các em, tôi còn cùng học sinh và nhờ một số phụ huynh hỗ trợ để trang trí lớp học. Ngay khi mới bước vào cửa lớp các em đã được nhìn thấy bức tranh có hình ảnh cô giáo đang chào đón các em đến lớp, trông thật vui và gần gũi, câu khẩu hiệu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Có góc cài hoa điểm tốt để khuyến khích các em trong học tập giành nhiều bông hoa điểm tốt, góc về các môn học để giúp các em tham khảo về các kiến thức trong bài học cũng như các nội dung tạo sự tò mò để các em tìm hiều và phát triển trí tưởng - 17 -
  2. tượng, khả năng tư duy, óc sáng tạo của các em. Cùng với đó là gây hứng thú học tập cho các em. Ảnh: Một số hình ảnh trang trí lớp học Sự gần gũi hơn nữa là góc "Chúc mừng sinh nhật". Cứ vào mỗi dịp đến ngày sinh nhật của các em tôi lại tổ chức để chúc mừng sinh nhật. Mọi thành viên trong lớp đều chúc mừng bạn bằng những câu chúc, bài hát, bài thơ. Nhìn vẻ mặt hân - 18 -
  3. hoan của các em khi mừng sinh nhật bạn, tôi lại thấy lòng mình ấm lại vì đã làm cho các em vui, không còn cảm giác ngại đến trường. Những học sinh nghịch ngợm cũng cảm thấy ngoan hơn. Hơn thế nữa, vào các dịp ngày tết của các em như ngày tết trung thu, tôi đã mua quà để chia cho các em để các em nhận thấy được sự quan tâm của cô giáo cũng như cha mẹ mình ở nhà. Tổ chức sinh nhật ở lớp Hình ảnh góc sáng tạo của học sinh Bên cạnh những việc làm để cho các em có một môi trường học tập thân thiện, thì việc giúp cho các em tích cực hơn trong học tập là mục đích quan trọng và cũng là mục đích cuối cùng trong công tác giảng dạy. Môi trường học tập thân thiện là cơ sở, là đòn bẩy để giúp các em tích cực hơn trong học tập. Để giúp các em tích cực hơn trong học tập bản thân tôi, đã tự nghiên cứu kĩ về tâm sinh lí của học sinh khối lớp một, các em từ tư duy trực quan, từ hình ảnh và các thao tác để các em tìm ra nội dung bài học, nắm bắt nội dung cụ thể hơn và nhớ lâu hơn. Nắm được phương pháp trực quan là chủ đạo để dạy học cho học sinh lớp Một. Vì vậy tôi đã nghiên cứu kĩ từng bài học để có kế hoạch làm đồ dùng phù hợp và thiết thực, để giúp các em tiếp thu bài dễ dàng và hứng thú hơn trong học tập, đạt hiệu quả cao trong tiết học. Học sinh lớp một là lớp học đầu cấp, mọi điều các em còn bỡ ngỡ, mới mẻ. Các em đến trường, cô giáo chủ nhiệm cũng như người mẹ của các em, đều phải tìm hiểu xem các em cần gì và muốn gì. Hơn thế nữa các em chưa quen với môi trường học tập hay quên công việc cô giáo giao, quên sách vở, đồ dùng học tập, cũng như mọi thứ các em mang đến trường. Nên thời gian đầu năm - 19 -
  4. học mặc dù một số buổi không phải là buổi dạy của mình, tôi thường đến trường vào những phút cuối giờ dạy buổi chiều để nhắc nhở các em, nhằm giúp các em tập thói quen cẩn thận và ghi nhớ những việc cô giáo dặn dò. Đó là công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp Một, tuy kiến thức trong bài học không cao đối với giáo viên. Nhưng để giúp được cho các em nắm được những kiến thức đó để cuối năm đạt được những kiến thức và kĩ năng cơ bản quả không phải là dễ. Phải có lòng yêu nghề mến trẻ thì mỗi giáo viên mới hoàn thành được trách nhiệm của mình. Qua những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em học yếu hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, cũng có em chưa học tốt, hoặc không học bài làm bài là do những điều kiện khách quan. Có những gia đình bố mẹ đang phải lo đi làm thuê, làm mướn kiếm sống hoặc vì ốm đau bệnh hoạn, nên không quan tâm gì đến việc học của con cái, thậm chí các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập, có em còn mồ côi cả cha lẫn mẹ, về nhà không có người kèm cặp học hành, Những sóng gió đó đã tác động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việc học tập của các em. Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận đùng đùng, rồi la mắng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy- trò sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi không kết án trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em. Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra những ưu điểm dù nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. Lớp học thân thiện chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì - 20 -
  5. học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học. 7.3.5.3. Xây dựng mối quan hệ thầy – trò, bạn bè thân thiện, đoàn kết: Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học tốt sẽ giúp những em chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng bài học; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ (Học thầy không tày học bạn). Đây chính là việc rèn luyện những năng lực và phẩm chất cho các em tự tin hơn, biết tự quản, hợp tác, Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, từ đó chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau: Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn khác để các em biết cách hợp tác với bạn và thay nhau làm nhóm trưởng, báo cáo viên từ đó các em sẽ dần mạnh dạn hơn. Ảnh: Cô và trò trong giờ học - 21 -
  6. Trong quá trình dạy học tôi luôn hướng cho học sinh tập tham gia các hoạt động và tự mình nói lên ý kiến riêng bằng cách khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em muốn nói. Các em được tự do bày tỏ những khúc mắc, băn khoăn, của bản thân về cuộc sống quanh các em, về trường, lớp, bạn bè và thầy cô. Đó còn là nơi để các em chia sẻ những những tâm tư, nguyện vọng và cả những ước mơ của mình về tương lai rồi gắn vào góc "Điều em muốn nói". Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa. 7.3.5.4. Tổ chức các hoạt động tập thể Lứa tuổi học sinh tiểu học là tuổi còn hiếu động, ham chơi, thích hoạt động nhất là các hoạt động tập thể như ngoại khóa, chơi trò chơi. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em học mà chơi, chơi mà học, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau. Giữa hai tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em chơi trò chơi, Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được làm, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả. Học sinh lớp 1 tham gia trải nghiệm thực tế - 22 -
  7. 7.3.6. Phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường: 7.3.6.1. Phối hợp với Tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Với mục đích tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh tham gia. Ngoài các hoạt động học tập chính khóa, nhà trường cùng Đội TNTP thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa vào các dịp kỉ niệm các ngày lễ trong năm như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày Quốc tế phụ nữ 08/3, Ngày Thành lập Quân đội nhân dân VN 22/12, Các hoạt động thường được tổ chức như: Giao lưu văng nghệ, thi thể thao, thi viết báo tường, báo ảnh, Khi được động viên, khích lệ tham gia vào các hoạt động tập thể này, với sự hường dẫn giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm thì học sinh có cơ hội trải nghiệm, thể hiện bản thân mình nhiều hơn. Các em sẽ tích lũy được vốn sống, vốn kiến thức cũng như các kĩ năng. Từ đó khả năng nhận thức, tính sáng tạo, tự giác, tự tin của mỗi em cũng nâng lên góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong lớp. Tiết mục văn nghệ của học sinh lớp 1 7.3.6.2. Phối hợp với các giáo viên bộ môn: Giáo viên dạy bộ môn (Hát nhạc, Mĩ thuật, tiếng Anh, Thể dục) ngoài dạy kiến thức cũng góp một phần quan trọng vào việc giáo dục học sinh ý thức học tập, - 23 -
  8. kĩ năng làm việc, kĩ năng hợp tác nhóm, Hàng ngày lên lớp, tôi luôn có sự trao đổi với các giáo viên chuyên trách, với các giáo viên dạy cùng khối, cùng tổ, cùng trường về tình hình học tập của học sinh trong lớp, hoặc tìm hiểu các thông tin khác về học sinh có năng khiếu, học sinh chưa hoàn thành kiến thức kĩ năng các bài học hay học sinh có hoàn cảnh khó khăn để từ đó có biện pháp giúp đỡ và giáo dục học sinh có hiệu quả hơn. Học sinh được quan tâm, giáo dục một cách toàn diện các môn học, về kiến thức, kĩ năng và thái độ. 7.3.6.3. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường: Là người thay mặt nhà trường để tổ chức quản lý, giáo dục học sinh trong một lớp học, ngay từ đầu năm học, tôi dựa vào kế hoạch chung của nhà trường, đồng thời dựa vào tình hình cụ thể của lớp để xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp giáo dục học sinh lớp mình; thường xuyên báo cáo tình hình của lớp, kết quả giáo dục, ý chí, nguyện vọng của học sinh lớp; đề xuất, xin ý kiến về biện pháp giáo dục và đề nghị hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cùng phối hợp thống nhất và tác động sư phạm đối với cả lớp hoặc từng học sinh. Chẳng hạn tôi đề nghị nhà trường về việc khen thưởng, đề xuất nội dung, hình thức và tạo điều kiện phương tiện để thực hiện các nội dung hoạt động trong lớp. Ban giám hiệu cũng thường xuyên có sự kiểm tra, giúp đỡ giải quyết kịp thời những khó khăn cho giáo viên trong giảng dạy cũng như công việc chủ nhiệm lớp. 7.3.6.4. Phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh: Cha mẹ học sinh là đối tượng mà mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp cần đặc biệt quan tâm. Họ góp một phần không nhỏ vào kết quả học tập, rèn luyện của mỗi em cũng như tập thể lớp. Ngay từ cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học, tôi thông báo cụ thể về tình hình lớp học, những yêu cầu chung của nhà trường đối với cha mẹ học sinh, về nội dung chương trình của khối lớp mình phụ trách ngay từ đầu năm học để từ đó thống nhất với gia đình yêu cầu nội dung biện pháp, hình thức giáo dục. Tôi thông báo kết quả học tập tu dưỡng của học sinh một cách thường xuyên nhằm tạo đà cho sự phối hợp giáo dục toàn diện học sinh. Việc làm này giúp gia đình kịp thời hiểu các em để có tác động phù hợp động viên khuyến khích khi các em đạt kết quả tốt, nhắc nhở kịp thời khi các em có những biểu hiện cần uốn nắn. Tôi đã tổ chức đi thăm một số gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những gia đình có học sinh chưa ngoan để có những thông tin cụ thể chính xác giúp cho việc giáo dục toàn diện học sinh được tốt. Việc làm này nhằm thắt chặt tình cảm, sự - 24 -
  9. quan tâm lẫn nhau từ đó gia đình và học sinh có thiện chí với việc làm của tôi và cùng giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ. 7.4. Kết quả của công tác chủ nhiệm lớp năm học 2017-2018: Sau nhiều năm thực hiện các biện pháp nêu trên. Công tác chủ nhiệm của tôi đã thu được những kết quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả cụ thể các mặt giáo dục lớp do tôi chủ nhiệm năm học 2017-2018 như sau: * Về học tập: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Môn học và HĐGD TS % TS % TS % Tiếng Việt 32 88,8 4 11,2 0 Toán 31 86,1 5 13,9 0 Tự nhiên và xã hội 32 88,8 4 11,2 0 Đạo đức 32 88,8 4 11,2 0 Thủ công 33 91,6 3 8,4 0 Thể dục 32 88,8 4 11,2 0 Mĩ thuật 31 86,1 5 13,9 0 Ngoại ngữ 31 86,1 5 13,9 0 * Về năng lực: Tốt Đạt Cần cố gắng Các năng lực TS % TS % TS % Tự phục vụ, tự quản 33 91,6 3 8,4 0 Hợp tác 32 88,8 4 11,2 0 Tự học, giải quyết vấn đề 31 86,1 5 13,9 0 *Về phẩm chất: Tốt Đạt Cần cố gắng Các phẩm chất TS % TS % TS % Chăm học, chăm làm 33 91,6 3 8,4 0 Tự tin, trách nhiệm 32 88,8 4 11,2 0 Trung thực, kỉ luật 33 91,6 3 8,4 0 Đoàn kết, yêu thương 32 88,8 4 11,2 0 * Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 100%. * Tổng số học sinh được khen thưởng: 31 - 25 -
  10. * Các thành tích khác: - Thi học sinh viết chữ đẹp cấp trường : 01 giải Nhất - Thi giao lưu văn nghệ mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cấp trường : 02 giải Nhì. - Thi giao lưu Kĩ năng sống: cấp trường : 01 giải Nhất, cấp huyện 01 giải Nhì. - Thi Giao lưu An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ: Đạt 01 giải KK cấp Quốc gia cho giáo viên; 02 giải Nhì của học sinh cấp trường. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Theo ý kiến chủ quan của riêng tôi, để áp dụng hiệu quả sáng kiến này vào thực tế công tác chủ nhiệm lớp thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau: - Giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải nghiên cứu và nắm vững vị trí, chức năng, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm; - Mỗi giáo viên phải thực sự tâm huyết, xác định cho mình tâm thế làm việc nhiệt tình, trách nhiệm vì học sinh thân yêu; - Ban giám hiệu nhà trường có sự phân công công tác hiệu quả đúng người đúng việc và luôn có sự hướng dẫn, trợ giúp giáo viên chủ nhiệm khi cần; - Sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. 10. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến : Cuối năm học lớp tôi phụ trách được xếp loại lớp hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu được giao khoán. Học sinh đã có ý thức tự giác trong giờ học cũng như các hoạt động. Các em đã tích cực hơn trong công việc chia sẻ, giúp đỡ bạn, tham gia hoạt động quyên góp giúp đỡ bạn nghèo. Tất cả các em đều rất tự tin trong các hoạt động do nhà trường và các đoàn thể tổ chức. Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Nhiều năm học sinh trong lớp tham gia các kì thi do nhà trường, phòng giáo dục tổ chức đều đạt kết quả cao. Tỉ lệ học sinh hoàn thành kiến thức, kĩ năng các môn học đạt 100%, năng lực, phẩm chất đạt 100%. Năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp, phương pháp, kỹ năng thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của bản thân được nâng cao. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế giảng dạy trên lớp, cùng với việc thu thập, phân tích và đánh giá kết quả thu được - 26 -
  11. về chất lượng giảng dạy và các mặt giáo dục học sinh, tôi nhận thấy chất lượng lớp do mình phụ trách và các lớp có áp dụng sáng kiến của tôi vào giảng dạy, giáo dục học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt luôn tăng lên một cách rõ nét. Không còn học sinh vi phạm các quy định về học tập và rèn luyện. Từ đó, tôi rất tự tin trong việc áp dụng sáng kiến và giới thiệu sáng kiến của mình với các bạn bè đồng nghiệp. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của các giáo viên cùng áp dụng sáng kiến và Ban giám hiệu nhà trường Để có thêm cơ sở đánh giá cho kết quả áp dụng sáng kiến của mình, tôi đã tham khảo ý kiến nhận xét của các giáo viên cùng khối đã áp dụng sáng kiến của tôi vào giảng dạy và ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường. Kết quả thu được như sau : - Ý kiến chung từ các giáo viên trực tiếp áp dụng sáng kiến : Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh tăng lên. Công tác chủ nhiệm lớp thuận lợi hơn nhiều so với trước khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến. Giáo viên có kiến thức, kĩ năng làm chủ nhiệm tốt hơn. Học sinh tin tưởng, gần gũi với thầy cô hơn. Các thầy cô rất tự tin và yên tâm khi làm công tác chủ nhiệm lớp. - Ý kiến đánh giá từ Ban giám hiệu : Chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh của các lớp có áp dụng các giải pháp của sáng kiến có sự tiến bộ rõ nét. Nhiều học sinh trước đây chưa có ý thức học tập, rèn luyện tốt thì nay đã có ý thức tự giác, ngoan ngoãn hơn. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm hiệu quả hơn, được học sinh, các bậc cha mẹ học sinh tin tưởng và quý trọng. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến Một số kinh nghiệm về các biện pháp Trường TH nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm 1 Nguyễn Thị Năm Chấn Hưng lớp 1 ở trường Tiểu học Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường Một số kinh nghiệm về các biện pháp Trường TH nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm 2 Nguyễn Thị Bích Loan Chấn Hưng lớp 1 ở trường Tiểu học Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường - 27 -
  12. Một số kinh nghiệm về các biện pháp Trường TH nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm 3 Phan Thị Nhung Chấn Hưng lớp 1 ở trường Tiểu học Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường Một số kinh nghiệm về các biện pháp Trường TH nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm 4 Nguyễn Thị Xuân Chấn Hưng lớp 1 ở trường Tiểu học Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường Một số kinh nghiệm về các biện pháp Trường TH nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm 5 Nguyễn Thị Phượng Chấn Hưng lớp 1 ở trường Tiểu học Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường Với kết quả đề tài này, chúng tôi mong được các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm bậc tiểu học có thể ứng dụng đề tài này vào công tác chủ nhiệm lớp một cách sáng tạo và hiệu quả để không ngừng nâng cao kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh. Hơn nữa tôi mong muốn đề tài được các bạn đồng nghiệp quan tâm, mở rộng nghiên cứu và áp dụng. Vì thời gian tiến hành nghiên cứu không nhiều và năng lực cá nhân còn nhiều hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá mang tính xây dựng để đề tài ngày càng hoàn thiện và được áp dụng một cách hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Vĩnh Tường, ngày 11 tháng 02 năm 2019 Vĩnh Tường, ngày 11 tháng 02 năm 2019 Vĩnh Tường, ngày 11 tháng 02 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến CẤP CƠ SỞ - 28 -
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học – Lê Ngọc Lan – NXB Giáo dục 2005; 2. Đặc điểm tâm lý trẻ vào lớp 1 – Đinh Thu Hương – Viện Tâm lí học Việt Nam; 3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp – Điều Lệ trường Tiểu học 2014; 4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học Modul TH 34, 35; 5. Điều lệ trường Tiểu học – 2014; 6. Luật Giáo dục 2005. - 29 -
  14. MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Giới thiệu 4 2. Tên Sáng kiến kinh nghiệm 5 3. Tác giả Sáng kiến kinh nghiệm . 5 4. Chủ đầu tư Sáng kiến kinh nghiệm 5 5. Lĩnh vực áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm . 5 6. Thời gian áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm 6 7. Mô tả bản chất Sáng kiến kinh nghiệm . 6 7.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp 6 7.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở khối lớp 1, trường TH 7 7.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1 9 7.4. Đánh giá hiệu quả sáng kiến 22 8. Những thông tin cần được bảo mật 25 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 25 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến . 26 11. Danh sách cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến . 27 12. Tài liệu tham khảo . 29 - 30 -