SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả

doc 23 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4611
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_kha_nang_quan_sat_cua_tre_mau.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả

  1. 9 Ví dụ: Khi trẻ quan sát quả Bòng (Bưởi) trẻ thấy được cùi bòng, múi bòng, tép bòng nhưng trẻ không nói lên được vì trẻ không có từ “Cùi bòng”, “Múi bòng”, “Tép bòng”. Như vậy vốn từ của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả quan sát của trẻ. Do đó cần thiết phải mở rộng vốn từ để phát triển khả năng quan sát cho trẻ. Vốn từ ở đây đề cập tới số lượng từ và mức độ của từ, ngoài ra còn dạy trẻ rèn luyện vốn từ bằng cách diễn đạt suy nghĩ của mình. - Để mở rộng vốn từ, chúng ta cung cấp thêm từ loại cho trẻ như danh từ, tính từ, động từ việc cung cấp thêm từ loại luôn gắn liền với quá trình quan sát sự vật, hiện tượng. Cứ như vậy số lượng từ của trẻ tăng dần lên giúp trẻ có nhiều từ ngữ để gọi tên các thuộc tính của sự vật, hiện tượng, và cùng với việc vốn từ được mở rộng thì vốn tri thức, vốn kinh nghiệm của trẻ cũng tăng lên. * Dạy trẻ thể hiện kết quả quan sát và hoạt động thực tiễn. Dạy trẻ cách thể hiện kết quả và hoạt động thực tiễn là con đường rất phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ đối với thế giới xung quanh (trực quan hành động). Trẻ thích thú tích cực hoạt động hơn bất kỳ một con đường nào khác. Dạy trẻ cách thể hiện kết quả quan sát và hoạt động thực tiễn là tổ chức cho trẻ vẽ, nặn, xé dán, cắt dán, tô màu về các sự vật, hiện tượng mà trẻ đã quan sát và thậm trí tổ chức cho trẻ sưu tầm những sản phẩm của các sự vật như các loại hột, hạt, lá khô, quả khô - Cách thực hiện: Tổ chức cho trẻ thể hiện kết quả quan sát sau khi trẻ đã quan sát sự vật hiện tượng trong các giờ hoạt động tạo hình, hoạt động vui chơi tạo cho trẻ tân thế phấn khởi, thoải mái trong hoạt động 3. Tăng cường cơ sở vật chất: Khi dạy một tiết Môi trường xung quanh thì việc tìm ra biện pháp để thu hút trẻ , nâng cao khả năng quan sát của trẻ n thì cơ sở vật chất là vấn đề quan Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  2. 10 trọng : Từ đồ dùng trự quan là các loại đồ dùng thật hay là mô hình, đồ chơi để trẻ quan sát, tiếp cận, khám phá Tùy vào điều kiện ở trường lớp mà lựa chọn hình thức cho phù hợp . Đối với nhà trường : Để thực hiện tốt tiết dạy, để có cơ sở vật chất phục vụ cho giờ dạy tôi thường xuyên tham mưu với ban giám hiệu nhà trường bổ xung một số loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết dạy , đồng thời thông qua các buổi họp tôi đưa ra ý kiến tăng số lượng Đối với phụ huynh :Thông qua các buổi họp phụ huynh ,qua giờ đón trả trẻ trao đổi với phụ huynh về những đồ dùng đồ chơi cần thiết cho trẻ ở lớp như vậy phụ huynh sẽ hiểu được mình cần tương trợ những gì cho lớp để phục vụ tốt cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ .Đặc biệt tôi thường trao đổi với các bậc phụ huynh về đồ dùng trực quan thật trong các tiết dạy để các phụ huynh vận dụng cho trẻ làm quen ở nhà hoặc có thể mang những dồ dùng thật đó đếnn lớp để hỗ trợ quá trình giảng dạy của các cô đạt kết qủa cao 4. Kiểm tra, đánh giá : Kiểm tra và đánh giá sau các hoạt động là hết sức cần thiết vì chỉ có thế sau mỗi giờ dạy tôi mới biết mình cần rút ra những bài học gì? hình thức ra sao? đã gây được hứng thú cho trẻ không? cùng với việc đánh giá khả năng của trẻ khi tham gia các hoạt động sự hứng thú, hiểu bài, cảm nhận, khả năng diễn đạt, Đối với trẻ việc kiểm tra đánh giá là phải kịp thời để có sự thay đổi về phương pháp hay hình thức sao cho phù hợp với trẻ . Sau mỗi làn tổ chức cho trẻ làm quen với một số loại quả , tổ chức các hoạt động tôi thường kiểm tra,đánh giá trên cơ sở qua bài học trẻ nắm được những gì , trẻ biết đặc điểm đặc trưng, màu sắc. ích lợi cách sử dụng của từng loại quả hay không. Ví dụ : Khi kết thúc giờ làm quen với một số loại quả tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : Xếp hoa quả .Cô có thể đặt câu hỏi: - Con xếp đĩa hoa quả có những loại quả gì ? - Những loại quả nào ăn có vị ngọt? Sau đó cô cho trẻ về góc tạo hình để vẽ, tô màu một số loại quả Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  3. 11 Sau mỗi giờ đó tôi cần ý kiến của bạn đồng nghiệp góp ý, ban giám hiệu bổ xung những ý tưởng hay , sáng tạo để tiết dạy hoàn hảo hơn Sau mỗi tuần tôi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động ôn luyện như :Đọc đồng dao về một số loài quả , chơi trò chơi về một số loại quả, bản thân tôi rút kinh nghiệm sau mỗi bài dạy đưa ra kế hoạch cụ thể để thực hiện vào hoạt động quan sát của tuần tiếp theo. Sau mỗi giai đoạn tôi cùng tổ viên bàn họp cùng đề xuất với ban giám hiệu nhà trường tổ chức một số cuộc thi nhỏ : Thi bóc cam, thi xếp hoa quả, thi chọn hoa quả cùng xem chất lượng của giờ quan sát tuần đó để lại trong trẻ những ấn tượng gì và khả năng sáng tạo hay không, từ đó mà đồng nghiệp cùng nhau góp ý, học hỏi kinh nghiệm. Như vậy giờ khám phá khoa học sẽ sinh động , hấp dẫn hơn nếu giáo viên kịp thời điều chỉnh các phương pháp , đưa ra những hình thức cho phù hợp với sự phát triển , khả năng của từng trẻ. 5. Phê phán, rút kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động không tránh khỏi những sai sót, tôi đã được ban giám hiệu chuyên môn có những lời chỉ bảo hết sức tận tình, chỉ ra những hạn chế khi sử dụng một số biện pháp vào giờ khám phá khoa học, bạn đồng nghiệp góp ý kiến về giờ dạy đó là một số những lưu ý đối với một giờ khám phá khoa học mà tôi đã rút ra được bài học cho mình: + Không sử dụng quá nhiều quả thật vào trong 1 tiết dạy đối với trẻ 4 tuổi, nên cho trẻ quan sát kĩ, đặc điểm đặc trưng 2-3 loại quả phù hợp với khả năng nhận biết của trẻ , phù hợp với thời gian, nội dung, phương pháp. + Tổ chức hoạt động khám phá khoa học có ứng dụng công nghệ thông tin có âm thanh thì tiết dạy mới sinh động. + Các đồ dùng trực quan khi sử dụng cho trẻ hoạt động quan sát nhất thiết phải màu sắc đẹp , thể hiện rõ nét đặc trưng riêng của từng loại gây được sự hứng thú cho trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  4. 12 + Câu hỏi cô đưa ra phải thay đổi hình thức liên tục để kích thích trẻ tư duy và trả lời . + Bao quát trẻ tốt khi tổ chức cho trẻ cùng khám phá với vật thật, tránh tình huống trẻ quá chú ý vào những vật có trong tay, mà không chú ý đến bài giảng của cô giáo . 6. Biểu dương ,tuyên truyền : * Biểu dương : Biểu dương là một hình tức hết sức quan trọng đối với trẻ vì: Là phương pháp động viên khen ngợi trẻ sau mỗi một hoạt động hay sau mỗi một việc làm của trẻ, được động viên khen ngợi kịp thời trẻ phấn khích hơn và làm tốt hơn, cho dù trẻ thực hiện chưa thật tốt thì vẫn phải động viên khen ngợi kịp thời, như vậy trẻ không bị nhàm chán .có thể động viên khen ngợi trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau như :Phát hoa, phiếu bé ngoan vào cuối ngày, cuối tuần . Trong giờ khám phá khoa học cô giáo thường xuyên động viên trẻ để trẻ tích cực hơn tham gia hoạt động, cuối giờ học cô nhận xét khả năng của từng trẻ trong giờ học tuyên dương trẻ trước lớp ,động viên, khích lệ trẻ trước phụ huynh để trẻ được khen ngợi của bố mẹ. * Tuyên truyền : Để phụ huynh biết việc cho trẻ khám phá khoa học là một môn học giúp trẻ phát triển nhận thức một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất thì có rất nhiều biện pháp giúp phụ huynh nắm bắt rõ . Bằng cách tạo các góc tuyên truyền có tranh ảnh khẩu hiệu được trang trí ngoài lớp hưóng vào sự tập trung chú ý, mời phụ huynh đến để dự giờ thăm lớp, tham gia những giờ khám phá khoa học, hoạt động ngoài trời của cô giáo và trẻ, mời phụ huynh tham gia các hội thi, các chuyên đề do trường, lớp hay phòng tổ chức, bằng cách trao đổi thảo luận với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ hàng ngày. Gia đình và nhà trường phối hợp chặt chẽ, để có phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ để thống nhất với nhau để công tác, chất lượng dạy trẻ đạt hiệu quả. Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  5. 13 Tìm ra những mặt ưu điểm và nhược điểm của trẻ, những biện pháp giáo dục có hiệu quả. Động viên các bậc phụ huynh nên động viên khuyến khích trẻ tìm hiểu khám phá những điều xung quanh trẻ hàng ngày và trảlời các câu hỏi của trẻ đưa ra . 7. Khuyến khích bằng vật chất Tâm lí của trẻ thích được khen, được tặng quà chính vì thế việc động viên trẻ là hết sức cần thiết, sau mỗi giờ dạy tôi có những món quà tặng trẻ đó là thưởng thức những loại quả mà trẻ vừa tìm hiểu Cho trẻ cùng cô làm đồ chơi vẽ tranh, tô màu các loại quả vừa được quan sát . Cho trẻ tham gia cuộc thi nhận được các phần thưởng của chương trình cũng làm tăng thêm sự thích thú của trẻ. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Thử nghiệm được tiến hành ở trường mầm non Hồng Thái Tây- Đông Triều- Quảng Ninh. Do điều kiện thời gian có hạn, tôi xin phép đựơc chọn nhóm trẻ 4-5 tuổi (nhóm thử nghiệm gồm: 15 trai và 15 gái). Tôi đã tiến hành thử nghiệm như sau: Tổ chức cho trẻ làm quen với các loại quả và một số sự vật khác thuộc thế hệ giới thực vật theo chương trình giáo dục trẻ 4-5 tuổi, nhưng tiến hành bằng các biện pháp mới (một số biện pháp nâng cao KNQS cho trẻ đã đề xuất), giúp trẻ dần dần chủ động, tích cực trong quan sát và giảm sự phụ thuộc vào người lớn. - Đồ dùng trực quan: Vật thật (quả tươi) đồ chơi, mô hình (quả băng nhựa), tranh ảnh, thể hiện sự đa dạng một số bài thơ, câu chuyện, bài hát, câu đố có nội dung phù hợp (xem phụ lục) Kết quả KNQS cụ thể của trẻ trước và sau thử nghiệm theo các mức độ đánh giá. Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  6. 14 Thời gian Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm TT TSĐ Mức TSĐ Đối tượng Mức độ đạt độ đạt 1 Ninh Phương Anh 44 Khá 60 Tốt 2 Đỗ Thị Ngân Hà 14 Yếu 16 Yếu 3 Vũ Thiên Hương 41 Khá 61 Tốt 4 Trịnh Thảo Linh 20 TB 33 TB 5 Bùi Mạnh Khải 16 Yếu 18 Yếu 6 Vũ Đình Phương 44 Khá 62 Tốt 7 Đặng Thảo Quỳnh 33 TB 45 Khá 8 Vũ Hà Vy 29 TB 41 Khá 9 NguyễnTuấn Hoàng 60 Tốt 82 Xuất sắc 10 Vũ Đức Huy 21 TB 33 TB 11 Hoàng Hải Yến 32 TB 40 Khá 12 Phạm Vũ Châu Anh 24 TB 42 Khá 13 Doãn Hà Anh 40 Khá 55 Khá 14 Bũi Hiền Ly 34 TB 43 Khá 15 Phạm Thanh Thảo 21 TB 35 TB 16 Nguyễn Tiến Phát 23 TB 35 TB 17 Nguyễn Hương Nhi 30 TB 42 Khá 18 Đinh Thu Hà 16 Yếu 21 TB 19 Lê Hữu Tuấn 21 TB 30 Khá 20 TrầnThị Thanh Bình 40 Khá 58 Khá 21 Hoàng THái Sơn 17 Yếu 29 TB 22 Cao Hoàng Anh 24 TB 40 Khá 23 Bùi Quang Duy 24 TB 40 Khá 24 NguyễnKhánh Túng 30 TB 47 Khá 25 Nguyễn Nguyên Vũ 20 TB 30 TB 26 Đặng Bảo Long 16 Yếu 17 Yếu 27 Nguyễn Quỳnh Mai 22 TB 43 Khá 28 Hoàng Ngọc Tùng 21 TB 33 TB 29 Phùng Thế Long 32 TB 55 Khá 30 Phùng Gia Phú 20 TB 40 Khá Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  7. 15 Nhìn vào bảng kết quả ta có thể nhận thấy khả năng quan sát của trẻ được nâng cao sau khi nâng cao sau khi trẻ được tác động các biện pháp sư phạm. Trẻ đạt mức độ khá tốt tăng nên rõ rệt và đã có trẻ có khả năng quan sát đạt mức độ xuất sắc (một trẻ chiếm 3,3 %). Khi trẻ được quan sát các sự vật hiện tượng với các bài tập thử nghiệm tôi thấy trẻ rất hứng thú tập chung chú ý và đưa ra được những nhận xét theo ý hiểu của bản thân hoặc theo sự chỉ dẫn của cô. Đôi khi trẻ còn đưa ra các câu hỏi thắc mắc tại sao chỉ ra các đặc tính khó phát hiện, trẻ luôn chủ động tích cực sáng tạo khi quan sát. Khi thực hiện các bài tập thực nghiệm trẻ mạnh dạn cầm lên tay các loại quả để xoa, ngửi, ấn Bên cạnh đó vẫn còn trẻ khả năng quan sát đạt mức độ yếu ( 03 trẻ chiếm 10%) do những trẻ này khả năng phát triển nhận thức còn chậm chưa phù hợp với sự phát triển chung theo khung độ tuổi. Khi quan sát những trẻ này còn nhút nhát không chú ý tập chung vào các sự vật hiện tượng không đưa ra được những đặc điểm thuộc tính. Đối với những trẻ này giáo viên cần chú ý nhiều hơn với trẻ, tác động các biện pháp sư phạm tích cực giúp trẻ tự tin hơn, có thể trao đỏi kết hợp với phụ huynh trẻ. Đạt được kết quả trên là do trong suốt thời gian tác động sư phạm trẻ được làm quen với phương pháp tổ chức mới, phương pháp tổ chức quan sát bằng những câu hỏi phát huy tính tích cực và chủ động quan sát của trẻ, trên được tiếp xúc với nhiều loại hoa quả, học được cách quan sát có hiệu quả, đã tích lũy được nhiều vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm và vớn từ về các loại quả, sau thử nghiệm trẻ nhìn đối tượng quan sát thấy quen thuộc hơn không còn thấy xa lạ như trước thử thách nữa, vì vậy trẻ thấy tự tin và chủ động hơn. Đem lại kết quả quan sát đạt hiệu quả hơn. Kết quả của trẻ sau thử nghiệm cao hơn hẳn trước thử nghiệm đã khẳng định bước đầu đúng đắn của 05 biện pháp sư phạm được thử nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  8. 16 IV. KẾT LUẬN Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng KNQS của trẻ 4-5 tuổi và kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao khả năng quan sát cho trẻ, tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Hiện nay KNQS của trẻ 4-5 tuối (cục thể là ở trường mầm non Hồn Thái Tây-Đông Triều) đã phát triển, tuy nhiên sự phát triển đó chưa cao, không đồng đều giữa các trẻ, đại đa số trẻ chưa tích cực, chưa chủ động trong quan sát đối tượng. Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau: + Người lớn nói chung: Cô giáo mầm non (nhà giáo dục) nói riêng, chưa nắm vững và chưa chú trọng, chưa quan tâm đúng mức và chưa thường xuyên đến việc phát triển khả năng quan sát cho trẻ, chưa có biện pháp phù hợp để hướng dẫn trẻ quan sát. + Sự rèn luyện các năng lực cảm giác, tri giác, quan sát cho trẻ chưa được thực hiện thường xuyên và đồng đều giữa các mặt. + Sự đầu tư về cơ sở vật chất (phương tiện) trong trường mầm non Hồng Thái Tây chưa cao, chưa phong phú, người lớn (Cô giáo) chưa tận dụng triệt để các điều kiện thực, các hoàn cảnh thực để cho trẻ quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh. + Phương pháp tổ chức quan sát cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non, nói chung và trong hoạt động LQVMTXQ nói riêng (tróng đó có làm quen với các loại hoa quả) chưa phát huy được tính chủ động trong quan sát của trẻ. 2. Việc trú trọng đúng mức và có những biện tổ chức quan sát một cách khoa học, hợp lý đã giúp cho khả năng quan sát của trẻ phát triển tốt, trẻ thể hiện rõ nét tính tích cực chủ động trong quan sát. Năm biện pháp tác động nâng cao khả năng quan sát cho trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực, chủ động quan sát của trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  9. 17 Biện pháp 1: Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng xung quanh trong tính đa dạng của chúng. Biện pháp 2: Dạy trẻ cách quan sát có hiệu quả. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ quan sát kết hợp với những câu hỏi. Biện pháp 4: Dạy trẻ biểu đạt những điều quan sát bằng ngôn ngữ. Biện pháp 5: Dạy trẻ thể hiện kết quả quan sát vào hoạt động thực tiễn. Các biện pháp trên bước đầu đã phát huy bước đầu qua thực nghiệm, trẻ nhóm thử nghiệm đã làm quen và rèn luyện “Cách quan sát, tích cực chủ động” và biểu hiện rõ nét tính tích cực chủ động trong quan sát đối tượng. - Trẻ phát hiện chính xác nhiều thuộc tính của các đối tượng được quan sát. - Trẻ phát hiện được những thuộc tính đặc trưng, những thuộc tính khó phát hiện (thuộc tính nhỏ bé, luẩn khuất kho thấy) thể hiện sự tinh tế trong quan sát. - Trẻ phát hiện được những thuộc tính giống nhau và khác nhau giữa hai đối tượng quan sát. Đặc biệt là sau một thời gian tác động sư phạm, vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm và vốn từ cuả trẻ trở lên phong phú hơn, khả năng diễn đạt cũng như các hành động trí giác, quan sát của trẻ tiến bộ rất nhiều. Kết quả mà thử nghiệm đem lại đã chứng minh giải thuyến của đề tài là đúng đắn. V. ĐỀ NGHỊ Quan sát và KNQS có vai trò rất lớn trong quá trình nhận thức của con người nói chung và của trẻ em nói riêng. Chính vì vậy mà những người lớn (gia đình và trường mầm non) cần có sự phối hợp quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng, nâng cao khả năng quan sát cho trẻ, điều này phụ thuộc vào nhiều vấn đề, trong đó cần đến cả chăm sóc và dạy dỗ. Đầu tiên cần nhắc đến là sự chăm sóc và bảo vệ các cơ quan cảm giác của trẻ. Các bậc cha mẹ và nhà trường cần có chế độ kiểm tra định kỳ phát hiện sớm các bệnh về mắt, tai và các giác quan khác để chữa trị kịp thời cho trẻ. Cần rèn Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  10. 18 luyện cho trẻ những thói quen tốt để bảo vệ các giác quan, đảm bảo sự khoẻ mạnh, nhạnh nhạy củ các cơ quan cảm giác. Vấn đề thứ 2 có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao khả năng quan sát của trẻ đó là vấn đề cơ sở vật chất (các sự vật, hiện tượng khách quan của thế giới xung quanh). Nếu không có đồ dùng trực quan thì trẻ không thực hiện nhiệm vụ quan sát. Vì vậy việc trang bị đồ dùng dạy học, đồ chơi trong lớp, ngoài trời cần được quan tâm đúng mức. Các đồ dùng trực quan bằng vật thật là điều quan trọng hơn cả đối với trẻ. chỉ có đối tượng quan sát bằng vật thật thì trẻ mới nhận thức được đầy đủ, chính xác, trọn vẹn các thuộc tính của chúng, trẻ mới có điều kiện để rèn luyện và phát triển các năng lực cảm giác. Năng lực tri giác - yếu tố cơ bản của năng lực quan sát. Muốn vậy các trường mầm non nói chung và trường mầm non Hồng Thái Tây nói riêng, cần được tạo điều kiện về diện tích rộng rãi, trồng nhiều cây xanh, cây ăn quả, hoa, rau cần được nuôi nhiều con vật quen thuộc, để trẻ có điều kiện tiếp xúc, quan sát và nhận biết mối quan hệ và sự phát triển của các sự vật hiện tượng ấy. Vấn đề thứ 3 là trình độ của các cô giao mầm non. Các cô giáo mầm non phải yêu nghề mến trẻ, phải tâm huyết với nghề, và sự hiểu biết về đặc điểm và phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ, có trí thức và phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp tổ chức quan sát nói riêng thù mới có các biện pháp và vận dụng tốt các biện pháp vào việc nâng cao khả năng quan sát, khẳ năng nhận thức của trẻ được (nhất là áp dụng 5 biện pháp như đã thử nghiệm). Vì vậy tôi rất mong các cấp lãnh đạo có thẩm quyền quan tâm giúp đỡ cho bậc học mầm non nói chung và cho trường mầm non Hồng Thái Tây nói riêng, về cơ sở vật chất cũng như các vất đề tôi nói ở trên, để cho trẻ mầm non ngày càng nhanh nhẹn, hoạt bát và thông minh hơn, tôi xin chân thành cảm ơn. Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của tôi và việc áp dụng sáng kiến này vào công tác giảng dạy chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong rằng được sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để việc Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  11. 19 giảng dạy của tôi đạt kết quả ngày càng cao hơn. Thực sự mang đến cho trẻ những hiểu biết và hoàn thiện phẩm chất đạo đức, thế giới xung quanh, cung cấp cho trẻ những điều mới mẻ cho trẻ ngay từ tuổi mầm non. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hồng Thái Tây, ngày 05 tháng 5 năm 2011 Người viết Lê Thị Mi VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  12. 20 Giáo trình tâm lý tuổi Mầm non của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết Giáo trình: Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4-5 tuổi Trang web: Mầm non. com Các bài thơ câu đố 4-5 tuổi. VII. MỤC LỤC Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  13. 21 Nội dung Trang I. Đặt vấn đề 1 1. Cơ sở lý luận. 3 2. Cơ sở thực tiễn. 4 II. Nội dung nghiên cứu đề tài 5 1. Bồi dưỡng nhận thức 6 2. Luyện kỹ năng thực hành 6 3. Tăng cường cơ sở vật chất 9 4. Kiểm tra đánh giá 10 5. Phê phán rút kinh nghiệm 11 6. Biểu dương tuyên truyền 12 7. Khuyến khích bằng vật chất 13 III. Kết quả nghiên cứu 13 IV. Kết luận. 16 V. Đề nghị. 17 VI. Tài liệu tham khảo 20 VII. Mục lục 21 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG TRIỀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON HỒNG THÁI TÂY Độc lập – tự do – Hạnh phúc Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  14. 22 BẢN THÀNH TÍCH CÁ NHÂN Năm học: 2010 – 2011 Họ và tên: Lê Thị Mi Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hồng Thái Tây. Chức vụ: Giáo viên. Trong năm học vừa qua bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, khắc phục mọi khó khăn. Không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nhất là những kĩ năng yêu cầu của một giáo viên mầm non để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiếp tục xây dựng và giữ vững danh hiệu lớp. I. VỀ LẬP TRƯỜNG. - Chấp hành mọi chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của trường của ngành đề ra. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Có lối sống giản dị, không xa hoa lãng phí, đoàn kết với chị em trong trường, thân thiện với phụ huynh, nhân dân trong thôn. - Tích cực tham gia công tác quần chúng như dọn vệ sinh đường làng, tham gia giao lưu văn nghệ do thôn, xã tổ chức. II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC 1.Công tác chủ nhiệm - Năm học 2010-2011 tôi đã được BGH trường mầm non Hồng Thái Tây phân công nhiệm vụ chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4 tuổi thôn 7. - Công tác phát triển đảm bảo được sĩ số trường giao - Trẻ được chăm sóc và giáo dục theo yêu cầu của trường đề ra - Thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường - Đảm bảo an toàn tuyệt đối 100% tính mạng cho trẻ, trẻ không bị ngộ độc thức ăn, nước uống. Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi
  15. 23 2.Thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. -Tôi đã tham mưu với phụ huynh ủng hộ kinh phí mua chăn đắp mùa đông cho trẻ. 3. Công tác khác - Làm thêm nhiều đồ dùng trực quan phục vụ cho chuyên đề khám phá khoa học - Viết sáng kiến kinh nghiệm môn khám phá khoa học. - Các tiết dạy BGH dự giờ thăm lớp đều đạt kết quả tốt. - Đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng đều xếp loại tốt. - Lớp đạt lớp tiên tiến xuất sắc của trường. - Luôn tham gia tích cực các hoạt động mà ngành học và trường đề ra. - Quan tâm thăm hỏi chị em đồng nghiệp cũng như gia đình khi vui buồn. III.TỰ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI - Xếp loại: Tốt Nhận xét của BGH Hồng Thái Tây, ngày 10 tháng 5 năm Hiệu trưởng 2011 Người viết Nguyễn Hoài Thu Lê Thi Mi Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi