SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường Mầm non

pdf 38 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6332
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_nang_luc_ung_xu_su_pham_dao_d.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường Mầm non

  1. . Xây dựng những tập thể nhà giáo chuẩn mực, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Nhà trường giúp cho học sinh tiến bộ; cần tạo cơ hội để các trẻ mạnh dạn bộc lộ những ý muốn, nguyện vọng, và nhà trường tìm cách giải quyết những vướng mắc, đáp ứng những yêu cầu chính đáng của học sinh. Thường xuyên tổ chức các buổi tiếp cha mẹ học sinh để kịp thời nắm bắt về hoàn cảnh, tâm tư học sinh. Nhà trường tôn trọng tinh thần tự chủ và sáng tạo trong giảng dạy, đảm bảo các điều kiện vật chất cho dạy học, hỗ trợ giáo viên về kỹ năng quản lý học sinh, đảm bảo môi trường làm việc an ninh, an toàn. Xây dựng "Trường học hạnh phúc" thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa con người với con người và quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cảnh quan. Khi thực hiện phong trào phải luôn theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế. 3.6. Đổi mới, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, nhân viên bao gồm rất nhiều hoạt động phong phú: Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi, nhân viên giỏi các cấp. Đây là các hoạt động đặc trưng của môi trường giáo dục, hoạt động này giúp giáo viên, nhân viên có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho lao động nghề nghiệp của mình trên cơ sở đó để hình thành những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết. Biên pháp này nhằm tối ưu hóa, thay đổi theo hướng tích cực các quy trình, biện pháp, cách thức tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, gắn liền với những thực tiễn dạy học và giáo dục nhằm nâng cao những kỹ năng cần thiết của nghề nghiệp. Xây dựng quy trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cả năm học để chủ động trong khâu quản lý và tổ chức, đa dạng các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tạo ra nhiều hình thức mới để lôi cuốn giáo viên, nhân viên tham gia với tinh thần cao nhất, tham gia một cách tích cực, tránh bệnh hình thức và thành tích. Những giáo viên có kinh nghiệp lâu năm, nghiệp vụ, nghệ thuật giảng dạy giỏi có thể chia sẻ phương pháp giảng dạy với những giáo viên mới vào nghề. 3.7. Xây dựng và thực hiện qui chế khen thưởng hợp lý trong việc tự đánh giá đạo đức nhà giáo 15
  2. Việc kiểm tra, đánh giá tình hình rèn luyện đạo đức nhà giáo của giáo viên có ý nghĩa rất lớn vì nó giúp các lực lượng quản lý giáo dục thu được các thông tin phản hồi về nhiều vấn đề, trong đó có đạo đức của giáo viên, điển hình là những giáo viên mới vào nghề. Việc kiểm tra, đánh giá có tác dụng ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường tác động đến hình thành nhân cách của người giáo viên. Ngoài việc thực hiện đúng những quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành về kiểm tra, đánh giá đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học thì nhà trường cần xây dựng ra những quy định riêng, thích hợp với những điều kiện thực tế của nhà trường. Việc khen thưởng và trách phạt cũng có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên. Nó có thể khuyến khích, động viên những giáo viên có tinh thần cao trong nghiên cứu và giảng dạy và có thể tự xử lý những hành vi, vi phạm đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Do đó, nó có thể được xem là một biện pháp hữu hiệu trong công tác nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên. Trong nền kinh tế thị trường, khen thưởng và trách phạt cần chú ý đến những biểu hiện tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Cần đưa ra những nội dung tích cực (Tính năng động, sáng tạo, cống hiến) của nền kinh tế thị trường vào các nội dung khen thưởng. Đồng thời cũng có những mức độ trách phạt nghiêm khắc với những biểu hiện tiêu cực. Biện pháp này có tác động đến hành lang pháp lý cho việc kiểm tra, đánh giá khuyến khích giáo viên tự kiểm tra, tự đánh giá về nhân cách nghề nghiệp của mình trên cơ sở những quy chế đã ban hành. Xây dựng và thực hiện qui chế khen thưởng và trách phạt rõ ràng hợp lý có tác dụng răn đe đối với giáo viên. Từ đó, góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên. Để thực hiện tốt biện pháp này, ngoài việc xây dựng những quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, mà còn phải căn cứ vào những điều kiện thực tiễn của từng môi trường giáo dục để đưa ra những quy định riêng cho phù hợp. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Nhờ áp dụng những biện pháp trên mà trong năm học qua đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến, có đạo đức nghề nghiệp cao, có cách ứng xử văn hóa có tinh thần xây dựng tập thể. Đặc biệt tôi thấy đội ngũ giáo viên thực sự gắn bó với nghề, yêu trường, yêu lớp như yêu nhà của mình. Yêu thương chăm sóc học sinh, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều giáo viên đã chịu khó tham gia vào các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn, một số 16
  3. giáo viên đã biết vận dụng sáng tạo linh hoạt trong các tiết dạy, hoạt động, biết đổi mới phương pháp giảng dạy, đa số giáo viên được bồi dưỡng trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ qua các đợt chuyên đề, học chính trị. Trong năm học qua không có giáo viên nào vi phạm quy chế chuyên môn, đạo đức nhà giáo thực hiện ứng xử có văn hóa với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp. * Đối với giáo viên: - Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt Khá Trung bình Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học 2018-2019 2019-2020 2018-2019 2019-2020 2018-2019 2019-2020 9= 60% 12= 80% 5= 33,4% 3= 20% 1= 6,6 % 0 -Nhận thức của giáo viên: Tốt Khá Trung bình Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học 2018-2019 2019-2020 2018-2019 2019-2020 2018-2019 2019-2020 9 = 60% 13=86,6% 5 = 33,4% 2 =13,4% 1=6,6 0 * Đối với phụ huynh Phụ huynh yên tâm khi gửi con em đến trường, ủng hộ và đồng tình với các quy chế, nội quy của nhà trường đề ra. * Đối với cấp trên Lãnh đạo cấp trên đã ghi nhận những nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên trường Mầm non chúng tôi. 17
  4. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Đạo đức nhà giáo là phẩm chất quan trọng hàng đầu đối với đội ngũ nhà giáo; cũng là nền tảng, động lực để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, xứng danh với nghề cao quý trong xã hội. Bởi vậy, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo là việc làm hết sức quan trọng, góp phần xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, nâng cao chất lượng dạy học. Qua một thời gian nghiên cứu về lí luận và thực tiễn để nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non, tôi rút ra một số kết luận về công tác này như sau: Người quản lí phải có nhận thức đúng, có phương pháp quản lí tốt, thường xuyên quan tâm giáo dục, nhắc nhở phê bình cán bộ giáo viên cấp dưới từ những khuyết điểm nhỏ với tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp để giáo viên sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, những sai lầm thì sẽ hạn chế những hành vi vi phạm quy chế dạy học cũng như vi phạm đạo đức của giáo viên Ban giám hiệu chủ động trong việc phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể như: Ban chấp hành Công đoàn, ban chấp hành chi đoàn, ban đại diện cha mẹ học sinh ở trong nhà trường để không ngừng giáo dục, tổ chức triển khai thực hiện đến việc kiểm tra, giám sát, tăng cường quy chế dân chủ ở trường học. Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về tấm lòng nhân ái, về tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thường xuyên trau dồi để học tập để nâng cao hiểu biết về kiến thức pháp luật. Người cán bộ quản lí luôn gương mẫu, quyết tâm thực hiện nâng cao đạo đức nhà giáo, năng lực ứng xử sư phạm một cách thực chất không thực hiện theo kiểu phong trào, hình thức, đối phó với cấp trên thì sẽ có nhiều kết quả khả quan. Nếu bản thân người lãnh đạo “sống, chiến đấu và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, không chạy theo thành tích, không tiêu cực, không vi phạm đạo đức và kiên quyết loại trừ các tiêu cực, các hành vi phi văn hóa, phi giáo dục trong trường mình quản lí thì cũng chính là tấm gương sáng cho các đồng nghiệp và học sinh noi theo. Hiện nay, vấn đề đạo đức nhà giáo đang phải đối diện với nhiều thách thức; một số biểu hiện lệch lạc, bất cập, làm suy giảm truyền thống đó đang nảy sinh và ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự, uy tín của người thầy. Vì thế, việc 18
  5. chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức nhà giáo càng trở nên cấp thiết; đây không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là vấn đề lâu dài, đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Để làm tốt sứ mệnh trồng người của mình, chúng ta phải không ngừng tu luyện đạo đức, trau dồi vốn tri thức và hơn hết là nuôi dưỡng trái tim nhiệt huyết với nghề, để trở thành người thầy biết lấy nhân cách để giáo dục nhân cách, lấy trái tim để nuôi dưỡng tâm hồn, để sống đẹp, sống mẫu mực cho mình, cho học sinh và cho toàn xã hội. 2. Khuyến nghị, đề xuất 2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phối hợp với các tổ chức, ban ngành có liên quan tăng cường mở các bồi dưỡng chính trị, giáo dục tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Tổ chức các hoạt động hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về đạo đức nhà giáo, kỹ năng ứng xử sư phạm để cán bộ quản lý, giáo viên các trường tham dự, học tập. Làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo quy hoạch đội ngũ giáo viên cốt cán các trường. 2.2. Đối với cán bộ quản lý nhà trường Hiệu trưởng, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá việc giữ gìn đạo đức nhà giáo của mỗi cán bộ, giáo viên. Qua đó nắm bắt tình hình, phát hiện, xử lí kịp thời, hợp tình hợp lí các giáo viên vi phạm; đồng thời tuyên dương những gương giáo viên điển hình, giáo viên tận tụy, tâm huyết với nghề tuyên dương, khen thưởng trước tập thể toàn trường, đề nghị cấp trên tuyên dương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2.2. Đối với giáo viên Mỗi giáo viên phải học thường xuyên, học suốt đời, không chau dồi đạo đức nhà giáo và ngăng lực ứng xử sư phạm để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác CSGD học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GDMN của nhà trường. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không sao chép nội dung của người khác. Hoàn Kiếm, ngày 05 tháng 02 năm 2020 Người viết Nguyễn Thị Phương Thảo 19
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1991), Giáo trình đạo đức học, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định đạo đức nhà giáo, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Điều lệ trường mầm non. 6. Ngô Công Hoàn (1997), Giao tiếp và ứng xử sư phạm ĐHSP -ĐHQG Hà Nội. 7. Lê Thị Bằng - Hải Vang ( 1997), Tâm lý học ứng xử , NXB GD 8. Ngô Văn Hà (2007), Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức của người thầy giáo, Tạp chí Giáo dục, số 177. 9. Lê Thành Lập (2005), Đạo đức nghề nghiệp, số 6 trang 49-53. Tạp chí giáo dục. 20
  7. Phụ lục PHIẾU ĐIỀU TRA Để giúp chúng tôi nghiên cứu về vấn đề năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non có được những đánh giá đúng đắn, từ đó đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau: I. Thông tin chung Họ và tên: Tuổi: Trình độ chuyên môn: Số năm công tác trong ngành: II. Nội dung điều tra Câu 1: Theo đồng chí những phẩm chất đạo đức mà người giáo viên mầm non phải có ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp). Đánh giá STT Phẩm chất đạo đức của giáo Rất Quan Ít Không Không viên mầm non quan trọng quan quan có trọng trọng trọng ý kiến 1 Nhận thức tư tưởng chính trị tốt, thực hiện trách nhiệm của một công dân. Chấp hành tốt pháp luật, chính sách của Đảng và nhà nước. 2 Có lối sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu. 3 Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ 4 Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng 21
  8. Đánh giá STT Phẩm chất đạo đức của giáo Rất Quan Ít Không Không viên mầm non quan trọng quan quan có trọng trọng trọng ý kiến nghiệp. 5 Luôn yêu nghề, tinh thần lao động nghiêm túc, chuyên nghiệp, ý thức phối hợp trong công tác tốt. 6 Luôn yêu thương, chăm sóc, giáo dục học sinh, tôn trong nhân cách của học sinh, bình đẳng trong đối xử với trẻ 7 Luôn là tấm gương sáng mẫu mực về đạo đức, lối sống trong gia đình và xã hội. 8 Luôn có thái độ tôn trọng, có ý thức học hỏi, lắng nghe ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp, luôn sẵn sàng giúp đỡ, có ý thức cộng tác với đồng nghiệp 9 Luôn thẳng thắn, trung thực, có ý thực phê bình và tự phê bình 10 Có ý thức tôn trọng mọi người trong xã hội, có tinh thần giúp đỡ cộng đồng nhân dân. 11 Nghiêm khắc với bản thân, có lòng tự trọng, biết điều chỉnh bản thân cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xă hội và chuẩn mực nghề nghiệp. 22
  9. Câu 2: Theo đồng chí những năng lực ứng xử mà người giáo viên mầm non phải có ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp). Đánh giá STT Năng lực ứng xử của giáo Rất Quan Ít Không Không viên mầm non quan trọng quan quan có trọng trọng trọng ý kiến 1 Tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ được học tập và vui chơi 2 Khi trẻ hoạt động để trẻ được lựa chọn theo ý thích, nhu cầu của bản thân để được phát huy khả năng của trẻ, không áp đặt trẻ. 3 Cần tôn trọng học sinh, luôn lắng nghe những ý kiến mong muốn của trẻ, giải đáp tất cả các mong muốn của trẻ. 4 Trong mọi tình huống, giáo viên bình tĩnh để xử lý một cách khéo léo, phù hợp với từng trẻ, 5 Luôn động viên khuyến khích trẻ khi trẻ hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao 6 Giáo viên phải đối xử công bằng với tất cả học sinh trong lớp 7 Khi trẻ mắc lỗi phải dùng lời nói khéo léo tránh làm tổn thương trẻ và giúp trẻ nhận ra lỗi sai để sửa chữa và ngoan ngoãn hợp tác với cô giáo 23
  10. Đánh giá STT Năng lực ứng xử của giáo Rất Quan Ít Không Không viên mầm non quan trọng quan quan có trọng trọng trọng ý kiến 8 Giữ mối giao tiếp tốt với phụ huynh, chia sẻ với phụ huynh về nội dung, biện pháp giáo dục của mình. từ đó có các phối hợp tốt giữa cô giáo và phụ huynh trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 9 Giao tiếp tốt với đồng nghiệp, chia se những khó khăn và thành công trong công việc. Câu 3: Theo đồng chí những phẩm chất đạo đức, năng lực ứng xử sư phạm của người giáo viên mầm non được hình thành khi nào ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào phương án lựa chọn). Đánh giá Rất Quan Ít Không Không quan trọng quan quan có STT Thời gian trọng trọng trọng ý kiến 1 Trước khi vào môi trường sư phạm Khi đang là sinh viên trường sư 2 phạm Trong quá trình công tác tại trường 3 mầm non Khi đã là giáo viên mầm non lâu 4 năm Câu 4: Theo đồng chí để hình thành những phẩm chất đạo đức, năng lực ứng xử sư phạm của giáo viên mầm non cần phải tiến hành ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào phương án lựa chọn) STT Đánh giá Nội dung Rất Quan Ít Không Không quan trọng quan quan có trọng trọng trọng ý kiến 24
  11. STT Đánh giá Nội dung Rất Quan Ít Không Không quan trọng quan quan có trọng trọng trọng ý kiến 1 Giáo dục lòng yêu nghề. 2 Giáo dục lòng yêu thương học sinh, tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu 3 Giáo dục ý thức học tập, trau dồi chuyên môn 4 Giáo dục ý thức rèn luyện nghiệp vụ 5 Giáo dục lòng vị tha, nhân ái 6 Giáo dục tác phong mẫu mực, mô phạm 7 Giáo dục phẩm chất khiêm tốn, lịch sự, giản dị 8 Giáo dục ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng 9 Giáo dục ý thức phối hợp với đồng nghiệp trong công việc Câu 5: Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về những nội mà dung mà nhà trường đã thực hiện trong việc nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào mức độ lựa chọn). Mức độ STT Nội dung Tốt Khá Trung Yếu Không bình có ý kiến Giáo dục kỹ năng ứng xử sư phạm 1 cho giáo viên 2 Xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng, xây dựng đạo đức nhà 3 giáo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tổ chức phối hợp các lực lượng 4 giáo dục Xin trân trọng cảm ơn! 25
  12. PHIẾU ĐIỀU TRA Sau khi thực hiện một số biện pháp để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non tại nhà trường xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau: I.Thông tin chung Họ và tên: Tuổi: Trình độ chuyên môn: Số năm công tác trong ngành: II.Nội dung điều tra Câu 1: Sau một thời gian thực hiện một số biện pháp để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non tại nhà trường, đồng suy nghĩ như thế nào về nghề dạy học ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào phương án lựa chọn). STT Đánh giá Nội dung Rất Đúng Không Không Không đúng đúng đung có lắm ý kiến 1 Yêu nghề hơn. 2 Hạnh phúc với công việc của mình 3 Dạy học là nghề cao quý. 4 Dạy học là nghề vất vả 5 Dạy học là một công việc đòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo 6 Dạy học là một công việc là một công việc buồn chán 7 Không yêu nghề và cũng không coi thường nghề dạy học 26
  13. Câu 2: Theo đồng chí những phẩm chất đạo đức, năng lực ứng xử sư phạm của người giáo viên mầm non cần được hình thành khi nào ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào phương án lựa chọn). Đánh giá Rất Quan Ít Không Khôn STT Thời gian quan trọng quan quan g có trọng trọng trọng ý kiến Trước khi vào môi trường sư 1 phạm Khi đang là sinh viên trường sư 2 phạm Trong quá trình công tác tại 3 trường mầm non Khi đã là giáo viên mầm non lâu 4 năm Câu 3: Đồng chí hãy cho ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào phương án lựa chọn). Mức độ cần thiết Tính khả thi Không Rất Không Rất Không Các biện Cần Ít Không Khả Ít khả khả TT cần có ý khả có ý pháp thiết cần cần thi thi thi thiết kiến thi kiến Tạo điều kiện cho giáo viên 1 tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị Tổ chức các hội thi để nâng cao 2 năng lực ứng xử sư phạm 27
  14. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 3 theo Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII). Xây dựng môi trường làm việc 4 hạnh phúc dành cho giáo viên Phát động phong trào 5 xây dựng "Trường học hạnh phúc" Đổi mới, hình thức bồi dưỡng 6 nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên Xây dựng và thực hiện qui chế khen thưởng hợp 7 lý trong việc tự đánh giá đạo đức nhà giáo Xin trân trọng cảm ơn! 28
  15. Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non Mức độ cần thiết Tính khả thi Không Rất Không Rất Không Các biện Cần Không Khả Ít khả khả TT cần Ít cần có ý khả có ý pháp thiết cần thi thi thi thiết kiến thi kiến Tạo điều kiện cho giáo viên 12 3 10 4 1 1 tham gia các 0 0 0 0 0 80% 20% 66,8% 26,6% 6,6% lớp bồi dưỡng chính trị Tổ chức các hội thi để nâng cao 10 4 1 15 2 0 0 0 0 0 0 năng lực 66,8% 26,6% 6,6% 100% ứng xử sư phạm Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 15 10 2 3 3 theo Chỉ thị 0 0 0 0 0 0 100% 66,8% 13,2% 20% 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII). Xây dựng môi trường làm việc 13 2 8 1 2 2 4 0 0 0 0 hạnh phúc 94,8% 13,2% 33,2 6,6% 13,2% 13,2% dành cho giáo viên Phát động phong trào 10 2 3 9 2 4 5 xây dựng 0 0 0 0 66,8% 13,2% 20% 60,2% 13,2% 26,6% "Trường học hạnh phúc" 29
  16. Đổi mới, hình thức bồi dưỡng 9 2 4 13 2 6 nghiệp vụ 0 0 0 0 0 60,2% 13,2% 26,6% 94,8% 13,2% chuyên môn cho giáo viên Xây dựng và thực hiện qui chế khen thưởng hợp 9 2 4 12 1 4 7 0 0 lý trong việc 60,2% 13,2% 26,6% 80% 6,6% 26,6% tự đánh giá đạo đức nhà giáo 30
  17. Giáo viên nhà trường tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị Phát động phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh " 31
  18. Giáo viên nhà trường tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn 32
  19. Phát động phong trào xây dựng " Trường học hạnh phúc" 33
  20. Học sinh được học tập vui chơi trong ngôi trường hạnh phúc 34
  21. Các hội thi trong năm học 2019-2020 36