SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng

pdf 12 trang binhlieuqn2 03/03/2022 12522
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_go_phim_bang_10_ngon_tay_c.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG   BÁO CÁO Kết quả sáng kiến năm học 2017-2018 Trà My, Tháng 5 năm 2018
  2. Mã số: /TH TRƯỜNG TIỂU HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KIM ĐỒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bắc Trà My, ngày 15 tháng 5 năm 2018 BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở ngành GD&ĐT huyện Bắc Trà My 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 4 trường tiểu học Kim Đồng. 2. Lĩnh vực hoạt động của Cơ quan/ Đơn vị: Giáo dục và Đào tạo 3. Nội dung: Tin học là môn học mang tính khoa học và công nghệ, tốc độ phát triển và thay đổi rất nhanh nên chương trình phải có tính cập nhật cao. Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành Tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, tin học là một phần không thể thiếu của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Ngành giáo dục đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin và giúp cho đất nước tạo ra được những thế hệ công dân có đủ năng lực, khả năng để tiếp cận và phát huy hơn nữa những thành tựu đó. Tuy nhiên để học sinh cấp tiểu học nhận thức được vấn đề này thì mỗi người giáo viên chúng ta phải là người hướng dẫn, dìu dắt các em ngay từ những bước đầu chập chững bước vào thế giới của công nghệ thông tin và hơn ai hết đó chính là những giáo viên phụ trách giảng dạy bộ môn Tin học tại các trường tiểu học. Chúng ta cần nhận thức rõ hơn vấn đề này để từ đó có biện pháp giúp đỡ các em. Xuất phát từ tình hình thực tế của giáo dục nước ta và đặc trưng của môn học mà từ việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, hình thành phương pháp, tổ chức dạy học, đều cần phải thực hiện một cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để vừa đảm bảo được yêu cầu cơ bản cũng như nâng cao trong quá trình dạy học. 3.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: 3.1.1. Ưu điểm:
  3. - Học sinh đặt đúng tay trên bàn phím tuy nhiên chỉ cần giáo viên chuyển hướng quan sát sang học sinh khác thì học sinh lại đặt sai tay và gõ không đúng 10 ngón. - Vì chỉ chú ý vào bàn phím nên lúc ban đầu luyện gõ có thể sẽ gõ nhanh hơn tuy nhiên về lâu dài sẽ chậm hơn người nắm rõ bàn phím và không cần nhìn vào bàn phím. 3.1.2. Nhược điểm: - Đa số học sinh chỉ chú ý việc gõ nhanh (có thể đặt tay và gõ chưa đúng) chứ không quan trọng việc gõ đúng. - Dựa dẫm toàn bộ vào bàn phím vật lí dẫn đến việc ngồi không đúng tư thế và thiếu khoa học. 3.2. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp: 3.2.1. Giúp học sinh nắm vững kiến thức - Các em cần nắm và nhớ được vị trí của các kí tự trên từng hàng phím và toàn bàn phím (những phím đã được học) đặc biệt là hai phím có gai là F và J nằm trên hàng phím cơ sở. Hai phím này sẽ làm mốc để em đặt tay lên bàn phím. - Có thái độ nghiêm túc, chú ý nghe giảng và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên trong việc học tập. - Phải thường xuyên nhắc nhở học sinh cách đặt tay đúng vị trí và phải luyện gõ đúng 10 ngón tay theo quy tắc đã được học. Làm cho học sinh thấy được việc gõ bàn phím bằng 10 ngón tay giúp chúng ta gõ phím được nhanh hơn và chính xác hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức của em trong khi gõ. - Ngoài ra giáo viên cần nhấn mạnh và định hướng cho học sinh hiểu rằng việc tập luyện gõ chính xác bằng 10 ngón tay là một công việc được kéo dài trong suốt thời gian học phổ thông và ngay cả sau này khi làm việc với máy tính trong suốt cuộc đời của mình. Mục đích cuối cùng là sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông, các em ra trường sẽ có một kĩ năng gõ bàn phím tốt. - Giáo viên phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh yếu, những học sinh còn lúng túng trong việc đặt tay lên bàn phím sao cho đúng. - Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị có sẵn, các phần mềm hỗ trợ phục vụ công tác giảng dạy môn Tin học để làm sinh động cho tiết dạy. - Nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để tìm ra những giải pháp mới kích thích được sự đam mê, hứng thú của học sinh đối với môn Tin học. - Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy bộ môn Tin học phải tự nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân
  4. bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể học hỏi từ đồng nghiệp trong trường cũng như các giáo viên dạy Tin học ở trường bạn. 3.2.2. Kết hợp giữa phần mềm luyện gõ Mario và phần mềm Typer Shark - Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Trong chương Em tập gõ 10 ngón, học sinh có thể luyện tập gõ bàn phím với phần mềm Mario và làm quen thêm phần mềm Typer Shark sau khi đã nắm được lý thuyết gõ phím. Vì lúc này học sinh đã có thể quen với cách đặt tay lên bàn phím. - Trong các tiết thực hành, tôi lồng ghép cho học sinh tìm hiểu thêm về phần mềm Typer Shark, đây là phần mềm luyện gõ vừa mang tính giải trí vừa giúp các em luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón hiệu quả. - Học sinh nháy chuột vào dòng chữ Click here to continue để tiến hành chọn lựa bài luyện gõ. - Học sinh có ba lựa chọn để luyện gõ bàn phím. - Anventure: Săn cá mập theo từng màn và sưu tập kim cương. - Abyss: Như trên ở mức độ cao hơn. - Typing Tuor: Luyện gõ bàn phím theo từng bài. Có 18 bài tập để các em luyện gõ, từ mức đơn giản ở hàng cơ sở dần cao hơn và đến các từ, câu, đoạn văn bản. - Typer Shark có một bàn phím hỗ trợ trực tiếp trên màn hình sẽ giúp em hạn chế số lần nhìn vào bàn phím vật lý (bàn phím em đang gõ). Hình 2: Typer Shark có một bàn phím hỗ trợ trực tiếp trên màn hình
  5. - Typer Shark mang tính chất vừa chơi vừa học. Em sẽ vào vai một thợ săn kho báu và phải lặn hàng trăm mét dưới nước để tìm những con tàu đắm và của cải trong đó. Công việc của em sẽ không gặp trở ngại gì lớn nếu không đụng độ đàn cá mập dữ tợn, nỗi kinh hoàng của biển cả. - Ở lựa chọn Anventure và Abyss nhiệm vụ của người chơi là phải đối mặt với lũ cá mập, cá ăn thịt người và những loại sinh vật biển khác. Trên mình những con cá có tên khác nhau, học sinh sẽ gõ chính xác tên của chú cá gần mình nhất nếu gõ đúng chú cá sẽ biến mất, cứ lần lượt như vậy khi bắt hết cá các em sẽ được nhặt kim cương dưới đáy biển (có bảy vùng biển để học sinh khám phá). - Typer Shark sẽ tạo hứng thú giúp em không bị nhàm chán khi luyện gõ như vậy em sẽ gõ được tốt hơn. Hình 3: Gõ các kí tự nằm trên thân cá mập - Kết quả đánh giá khả năng luyện gõ của học sinh thể hiện ngay trên bài luyện của mình: + Complete là chỉ số % đạt được. + Erros: Số kí tự gõ sai.
  6. 3.2.3. Lên kế hoạch tiết dạy nhẹ nhàng, hợp lý - Đối với tiết dạy lý thuyết: + Giáo viên phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, để học sinh tự phát hiện vấn đề, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của vấn đề, giáo viên chỉ đóng vai trò là người gợi ý, hướng dẫn, chỉnh sửa những ý kiến của các em. Vì đặc thù đây là môn học cần phải thực hành nên giáo viên ghi ngắn gọn, xúc tích, dễ học, dễ vận dụng vào thực hành. + Giáo viên cần xác định mục tiêu của bài học: Kiến thức trọng tâm, kĩ năng cần đạt và thái độ tình cảm của học sinh. - Đối với tiết thực hành: + Giống như tiết lý thuyết, để được kết quả cao thì tiết thực hành giáo viên cũng phải xác định được kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm cần đạt. + Chuẩn bị phòng máy cũng như cài đặt các phần mềm cần thiết cho tiết dạy. + Trong khi thực hành, giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành, hướng dẫn các kĩ năng, thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát. Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động. + Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác dành cho từng đối tượng học sinh + Kịp thời phát hiện những cá nhân, nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn, điều chỉnh. + Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp, tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. + Trong lúc thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng. + Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa cô với trò, trò với trò trong môi trường học tập an toàn. + Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm. Làm như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập. + Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các cá nhân, nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các cá nhân, nhóm chưa thực hành tốt. 3.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
  7. 3.3.1. Điều kiện: - Đối với học sinh: + Học sinh phải đi học thật đều, chú ý nghe giảng như thế mới có thể tiếp thu bài một cách hiệu quả. + Ngoài luyện gõ ở lớp, học sinh cần tự giác luyện gõ ở nhà. - Đối với giáo viên: + Cần phải quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp không bỏ rơi em nào. + Cần phát hiện kịp thời số học sinh có thói quen đặt tay và gõ chưa đúng để sửa cho các em. + Cần chú ý đến tâm thế ngồi học của học sinh. Cách ngồi gõ, khoảng cách từ mắt em đến màn hình máy tính. + Cần nhất là sự tâm huyết, nhiệt tình của giáo viên để giúp các em gõ tốt hơn. 3.3.2. Phương tiện: - Tất cả học sinh phải có đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập. - Phòng máy phải đầy đủ máy tính thì mới đáp ứng được nhu cầu luyện gõ của học sinh - Có máy chiếu hoặc ti vi để giáo viên có thể truyền tải kiến thức đầy đủ và khoa học. Khi dạy giáo viên phải đầu tư chuẩn bị slide và đồ dùng dạy học cần thiết phục vụ cho bài dạy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao. 3.4. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết: - Thực hiện những giải pháp như nêu trên cùng với việc ứng dụng phần mềm TYPER SHARK vào giảng dạy để giúp học sinh lớp 4 luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú và ham thích luyện gõ bàn phím với phần mềm này. - Đây là phần mềm mới đối với các em do đó đã kích thích được sự tò mò, khám phá, thi đua với các bạn, muốn thể hiện mình trong việc chinh phục lũ cá mập hung dữ vì thế đã tạo được sự hứng thú hơn cho học sinh khi luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón. - Với phần mềm này khi luyện gõ đòi hỏi các em phải thao tác thật nhanh, các em còn cần phải gõ chính xác nhưng nếu muốn gõ nhanh và chính xác thì bắt buộc học sinh phải đặt các ngón tay đúng vị trí và gõ cả 10 đầu ngón tay. Như vậy học sinh sẽ dần bỏ được thói quen chỉ dùng một hoặc hai ngón tay trỏ để gõ phím. 3.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
  8. Sáng kiến đã được áp dụng tại trường TH Kim Đồng và đem lại hiệu quả rất cao, có thể áp dụng cho tất cả các trường tiểu học ở miền núi trong và ngoài huyện. 4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: - Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện, đến thời điểm hiện tại, tôi nhận thấy học sinh gõ tốt hơn, mạnh dạn, tự tin hơn khi tương tác với máy tính. - Đa số học sinh nắm được các phím trên bàn phím, thực hiện gõ phím không cần nhìn vào bàn phím vật lý. - Thực hiện đúng tư thế ngồi với máy tính, gõ phím một cách tự tin và khoa học. - Có chất lượng thật sự. Thời TS HTT HT CHT điểm HS SL TL% SL TL% SL TL% HKI 111 23 20.7% 70 63.1% 18 16.2% HKII 111 39 35.1% 72 64.9% 0 5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (lợi ích kinh tế, xã hội so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó; hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc số tiền làm lợi): . 6. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): TT Họ và tên Ngày Nơi công tác Chức Trình độ Nội dung công tháng năm danh chuyên môn việc hỗ trợ sinh 1 Trần Thị 05/05/1989 Trường TH Giáo Cử nhân 100% Kim Thảo Kim Đồng viên Công nghệ thông tin 7. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
  9. MẪU PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN (Ban hành theo Quyết định số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Tác giả sáng kiến: Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : Họp vào ngày: Họ và tên chuyên gia nhận xét: Học vị: Chuyên ngành: Đơn vị công tác: Địa chỉ: Số điện thoại cơ quan: Di động: Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ Đánh giá của STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa thành viên tổ thẩm định Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30 điểm) (chỉ chọn 01 1 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng) Không trùng về nội dung, giải pháp thực hiện 1.1 sáng kiến đã được công nhận trước đây, hoàn 30 toàn mới; Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước 1.2 20 đây với mức độ khá; Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước 1.3 10 đây với mức độ trung bình; Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các 1.4 0 giải pháp đã có trước đây. Nhận xét:
  10. 2 Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm) Thực hiện được và phù hợp với chức năng, 2.1 10 nhiệm vụ của tác giả sáng kiến; Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ chọn 2.2 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới) a) Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh 20 Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh b) vực công tác và triển khai nhiều địa phương, 15 đơn vị trong tỉnh. Có khả năng áp dụng trong một số ngành có c) 10 cùng điều kiện. Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh vực d) 5 công tác. Nhận xét: 3 Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm) Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực cho 3.1 cơ quan, đơn vị nhiều hơn so với khi chưa 10 phát minh sáng kiến; Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng 3.2 (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới) a) Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh 30 Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành, b) 20 nhiều địa phương, đơn vị Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành có c) 15 cùng điều kiện Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực d) 10 công tác. Nhận xét: Tổng cộng THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH (Họ, tên và chữ ký)
  11. MẪU PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN (Ban hành theo Quyết định số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Tác giả sáng kiến: Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : Họp vào ngày: Họ và tên chuyên gia nhận xét: Học vị: Chuyên ngành: Đơn vị công tác: Địa chỉ: Số điện thoại cơ quan: Di động: Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ Đánh giá của STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa thành viên tổ thẩm định Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30 điểm) (chỉ chọn 01 1 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng) Không trùng về nội dung, giải pháp thực hiện 1.1 sáng kiến đã được công nhận trước đây, hoàn 30 toàn mới; Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước 1.2 20 đây với mức độ khá; Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước 1.3 10 đây với mức độ trung bình; Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các 1.4 0 giải pháp đã có trước đây. Nhận xét: 2 Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm) 2.1 Thực hiện được và phù hợp với chức năng, 10
  12. nhiệm vụ của tác giả sáng kiến; Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ chọn 2.2 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới) a) Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh 20 Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh b) vực công tác và triển khai nhiều địa phương, 15 đơn vị trong tỉnh. Có khả năng áp dụng trong một số ngành có c) 10 cùng điều kiện. Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh vực d) 5 công tác. Nhận xét: 3 Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm) Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực cho 3.1 cơ quan, đơn vị nhiều hơn so với khi chưa 10 phát minh sáng kiến; Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng 3.2 (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới) a) Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh 30 Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành, b) 20 nhiều địa phương, đơn vị Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành có c) 15 cùng điều kiện Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực d) 10 công tác. Nhận xét: Tổng cộng THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH (Họ, tên và chữ ký)