SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường vật chất trong lớp học nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường vật chất trong lớp học nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_vat_chat_trong_lop.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường vật chất trong lớp học nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ mầm non
- Mỗi khu vực hoạt động có đồ dùng, đồ chơi, học liệu đặc trưng. Ví dụ: Góc đóng vai (gia đình, bác sĩ, bán hàng, ): Có nhiều trang phục, giường, gối, chăn, chiếu, bếp, đồ làm bếp, đồ bác sĩ, học liệu liên quan đến chủ đề, đến nội dung hoạt động. Góc xây dựng (xây dựng, ghép hình, lắp ráp, ): Có đủ các khối lắp ghép và vật liệu, phụ kiện, đồ chơi động vật, thực vật, phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, xe đạp, ) Góc nghệ thuật (tạo hình, âm nhạc): Góc nghệ thuật bao gồm học liệu và cá công cụ để thực hiện các hoạt động khác nhau (vẽ, tô, cắt, dán, ) như: Bàn, ghế, giá đựng, giá treo, giá vẽ, mẫu, mô hình, bút vẽ, sáp màu, phấn, đất, bột nặn, kéo, các dụng cụ âm nhạc, trang phục, Góc khám phá khoa học (thiên nhiên, thí nghiệm vật chìm/ nổi, chơi đong, đong nước, ): Cát, xẻng, xô, chậy, nước, dụng cụ đong, đo, sỏi, đá, vỏ sò, cành cây, rơm, sợi dây, tạp dề bằng ny lon để tránh ướt quần áo của trẻ, tranh ảnh, kính lúp, Góc Thư hiện: Có giá sách, bàn ghế, đệm ngồi, ; Các loại tranh, ảnh, sách tranh, truyện tranh, tạp chí, các loại từ điển bằng tranh dành cho trẻ em, Các khu vực hoạt động phải được bố trí, trưng bày hấp dẫn, kích thích trẻ tự lựa chọn tham gia vào hoạt động theo hứng thú, sở thích và khả năng của mỗi trẻ. Đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp ở các khu vực thuận tiện, hấp dẫn, gợi mở. Khi trẻ được tiếp cận với đồ dùng, đồ chơi một cách dễ dàng, trẻ có thể chủ động, tích cực khám phá và sáng tạo. Các khu vực hoạt động có sự sắp xếp, trang trí màu sắc hài hòa, phù hợp, có bảng ký hiệu, chỉ dẫn bằng chữ để trẻ dễ dàng nhận ra. Các bảng chữ viết to theo mẫu chữ quy định. 9
- 7.1.3 Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, nguyên liệu được lựa chọn và sử dụng đa dạng, linh hoạt, kích thích sự phát triển của trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn giáo viên phải lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu trước khi đưa vào môi trường cho trẻ hoạt động cụ thể: Mọi đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, nguyên liệu phải tuyệt đối an toàn cho trẻ, không gây hại cho sức khỏe của trẻ (các viên đá, khúc gỗ, không có cạnh sắc nhọn, các loại nguyên liệu tự nhiên không gây dị ứng với trẻ ). Đảm bảo đầy đủ số lượng đồ dùng, đồ chơi, thiết bị theo quy định. Đồ dùng, đồ chơi không mang tính bạo lực, có kích thước, trọng lượng, chất liệu, kết cấu phù hợp với thể chất và tâm lý của trẻ mẫu giáo, Đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ: Có tranh ảnh, đồ vật thật, mô hình, ký hiệu, sơ đồ Có nguyên vật liệu từ thiên nhiên, chất liệu, hình khối đa dạng, vật liệu tái sử dụng, đồ dùng thường ngày kích thích trẻ tìm hiểu, khám phá. Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên gần gũi, bảo vệ môi trường. Có nguyên vật liệu mở (lá cây, hột, hạt, dây buộc, bìa, giấy, vỏ chai nhựa, cát sạch, ), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện nhằm khuyến khích trẻ sáng tạo, sử dụng linh hoạt, thực hành giải quyết vấn đề. Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu tái sử dụng như: Giấy, vỏ hộp sữa, Trước khi cho trẻ sử dụng, các nguyên vật liệu này cần được làm sạch, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Có đồ dùng, trang phục, tranh ảnh, mang màu sắc văn hóa địa phương và của dân tộc khác nhằm giúp trẻ được khám phá, tìm hiểu về văn hóa địa phương và văn hóa của các dân tộc khác nhau. Sử dụng đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu Đối với những đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được sắp xếp hấp dẫn, hợp lý, dễ lấy, có tính mở, kích thích hứng thú hoạt động của trẻ. 10
- Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được bố trí phù hợp với tính chất từng góc và từng loại hoạt động, điều kiện thực tiễn của lớp, đảm bảo an toàn cho trẻ, hấp dẫn trẻ và tính đến đặc điểm lứa tuổi. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá trị ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng và dễ cất. Giá, kệ có bánh xe, chân bàn gấp tiện di chuyển và sắp xếp thay đổi không gian. Thay đổi và bổ sung đồ dùng, đồ chơi mới phù hợp với mục tiêu chủ đề và ý thích của trẻ. Bổ sung dần dần trong suốt quá trình thực hiện hoạt động/ chủ đề. Khi kết thúc hoạt động/ chủ đề, có thể cất bớt một số thứ mà trẻ giảm hứng thú và thay mới để kích thích tính ha, khám phá của trẻ. Không bày quá nhiều đồ dùng, đồ chơi trong các khu vực hoạt động. Học liệu, thiết bị, đồ chơi được điều chỉnh để hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt (nếu có). Khai thác giá trị của đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, học liệu mở một cách triệt để, linh hoạt cho nhiều mục đích khác nhau trong các hoạt động giáo dục giáo dục đa dạng theo cá nhân hoặc nhóm đề có thể luân chuyển, chia sẻ đồ dùng, đồ chơi giữa các góc hoạt động. Ví dụ: Quả bóng sử dụng trong trò chơi vận động: Lăn/ tung/ ném/ bắt/ chuyển bóng hoặc dùng làm mẫu trong hoạt động tạo hình: Vẽ/ nặn/ xé dán quả bóng hay sử dụng trong góc Đóng vai: Mua/ bán quả bóng Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động được sắp xếp phù hợp với chủ đề chơi, nội dung chơi, được bổ sung, thay đổi dần dần, tạo cho trẻ sự mới mẻ, hấp dẫn và kích thích trẻ khám phá, tìm tòi. Thêm vật liệu mới để đáp ứng những tình huống mà trẻ tham gia vào.Thêm vật liệu phức tạp hơn để trẻ được khám phá sở thích của trẻ hơn nữa. Thường xuyên quan sát cách trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để có kế hoạch và biện pháp giáo dục tiếp theo giúp trẻ phát triển toàn diện. Giáo viên cần đặt ra các câu hỏi khi trẻ hoạt động trong các khu vực góc. Trẻ thực sự làm gì với đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đã chọn? 11
- Trẻ có kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu không? sử dụng ở mức độ nào (thành thạo/ không thành thạo/ không biết)? Gợi ý chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu và các hoạt động tại một số khu vực/ góc hoạt động trong lớp của trẻ. Khu vực Đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu Hoạt động Nghệ thuật - Bàn ghế, giá đựng, giá treo, giá vẽ - Vẽ trên giá vẽ, trên bảng - Rổ, khay, bảng, hồ, kéo, kẹp, dây, máy đục lỗ, - Tô màu ghim, dập ghim, bảng pha màu - Các loại bút: Sáp màu, bút dạ, bút chì màu, bút - In, đóng dấu lông, cọ các hình - Màu khô, màu nước, đất nặng, - Cắt, gấp, xé, dán, vò giấy - Con dấu làm bằng cao su, nhựa mềm, củ, quả, - Nặn Tạo hình mút, gỗ - Nguyên vật liệu thiên nhiên: Que, hột, hạt, vỏ sò, - Thổi màu ốc, sỏi, đá, lá khô, rơm rạ, lõi ngô, bông - Giấy trắng, giấy màu các khổ - Làm rối - Nguyên liệu tái sử dụng: Miếng xốp, giấy gói - Trang trí hàng, giấy báo, tạp chí, chai lọ, vải vụn, - Tranh ảnh nghệ thuật, đồ mỹ nghệ dân gian, mẫu - mô hình - - Một số nhạc cụ, đồ chơi âm nhạc - Tập múa - Trang mục biểu diễn - Biểu diễn - Đài, băng, tai nghe - Nghe nhạc Âm nhạc - - Tổ chức sự kiện (sinh nhật, ), đóng kịch 12
- Khu vực Đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu Hoạt động Đóng vai Chuẩn bị: Theo nội dung tháng/ chủ đề / sự kiện, Các loại đồ đạc trong gia đình - Chăm sóc em bé - Búp bê em bé - Nấu ăn: Làm bánh, - Xe đẩy chế biến thức ăn, pha - Giường, chăn, gối nước chanh, pha - Thú nhồi bông, con rối sữa, Gia đình - Quần áo (váy, khăn, quấn áo dân tộc, ) - Tổ chức liên hoan - Bàn ghế, tủ tại gia đình - Đồ dùng: Bếp, soong nồi, bát, đĩa, đũa, - - Lọ hoa - - Quần áo bác sĩ, y tá - Khám bệnh tai phòng khám - Ống nghe, đo huyết áp, kim tiêm, - Khám bệnh cho các bác công nhân xây Bác sĩ dựng - Tủ thuốc, thuốc (tự làm bằng giấy, xốp, ) - Giấy, bút - Bàn ghế, giường bệnh nhân, - - Bàn, ghế, giá để bày hàng - Mua và bán hàng - Rôp, khay đựng - Sắp xếp hàng hóa - Các loại thực phẩm, hoa quả, bánh kẹo, - (đồ thật như đỗ, lạc, gạo, hoặc đồ chơi bằng nhựa, xốp, ) - Hoa quả, bánh kẹo, Bán hàng - Sach báo, tạp chí - Làn, giỏ, cân, thước đo, bảng giá, tiền giấy, Ngoài ra, tùy theo tháng/ chủ đề, giáo viên có thể xây dựng thêm các góc hoạt động khác và chọn các nguyên vật liệu sao cho phù hợp 13
- Khu vực Đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu Hoạt động Xây dựng, lắp ghép Xây - Giá kệ mở - Xây dựng các công dựng - Các khối, hình, nguyên vật liệu có kích trình theo ý thích, cỡ, chất liệu khác nhau theo thảo thuận của - Vỏ hộp bánh, hộp sữa (đã được giáo viên trẻ trong nhóm và trẻ trang trí) - Xây dựng các công - Các đồ chơi hình người, con vật, cây hoa, trình theo nội dung hàng rào trong tháng hoặc vào - Các loại nguyên liệu thiên nhiên: Hột, hạt. mọt số chủ đề/ sự kiện vỏ sò, ốc, lá trong tháng - Xe đẩy có bánh, toa xe chở hàng, xe cút kít, ô tô, xe đạp, - Bộ đồ chơi giao thông, tranh xây dựng, bìa cát tông các loại kích cỡ, - Xếp hình - Giá mở, thảm/ chiếu, bàn ghế - Chơi xếp chồng - Các bộ xếp hình, lego đa dạng về màu sắc, - Xâu hạt hình dáng, kích thước và cách thức xếp. - Vật liệu để xâu, xỏ (que, hột, hạt), gắn, - Đan, tết nối, buộc, đan, bện, tết, - Các hình hình học, bảng dạ, bảng gài - Gài bảng - - Lắp ráp các mô hình, cây cỏ, hoa, nhà, để đưa sang góc xây dựng. - Thư viện - Học tập Thư viện - GIá sách, bàn ghế, đệm ngồi, - Xem tranh, truyện ảnh - Các loại tranh ảnh, sách tranh, truyện - Đọc thơ, kể tranh, tạp trí, chuyện, - Các loại từ điển bằng tranh dành cho trẻ - Kể chuyện sáng tạo em - Sổ mượn sách, thẻ mượn sách - Làm sách tranh - Bút các loại, giấy tranh tô màu, băng dính, - kéo, - Nguyên vật liệu cho trẻ tập làm sách truyện rối, trang phục, 14
- Khu vực Đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu Hoạt động Học tập - Bàn, ghế - Vẽ, tô màu - Giấy trắng, giấy màu - Tâp phân loại, - Bút sáp, bút chì, bút dạ, đo lường - Băng nylon trong với các túi, ô dễ cài, dán - Tô nét gần - Nguyên vật liệu, tranh ảnh sưu tầm theo chủ giống nét chữ. đề, nội dung cụ thể - - Khám phá khoa học - Giá để đồ dùng, phương tiện chăm sóc cây, - Quan sát, chăm khay, lọ đựng có nắp, sóc cây, con vật - Một số cây cảnh (không độc hại), cây trồng - Theo dõi sự ngắn ngày phát triển của cây Thiên - Một số loại hạt giống - Trò chuyện và nhiên chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi - Dụng cụ chăm sóc cây: Bình tưới, xẻng nhỏ, khăn lau, xô nhỏ, gáo múc nước, - Tranh, ảnh, mô hình các loại động vật - Nguyên liệu, đồ dùng, đồ chơi với cát: Cát, - Thí nghiệm, xẻng, xô, chậu trải nghiệm tìm vật chìm/ nổi. - Nguyên liệu, đồ dùng, đồ chơi với nước: Nước, - Thổi bong bóng dụng cụ đong, đo, Khám - Nguyên liệu khác: Sỏi, đá, vỏ sò, cành cây, - Đập, vỗ nước phá rơm, sợi dây, tạp dề bằng nylon để tránh ướt quần áo của trẻ - Tranh ảnh, kính lúp, bẹ chuối, - Chơi đong, đo nước - Các hình hình học, chữ cái, chữ số, phẩm - Chơi với cát màu, 15
- Góc tạo hình với đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên Để trẻ chơi có hiệu quả, việc tổ chức môi trường vật chất, chuẩn bị đồ chơi, góc chơi là rất quan trọng. Không có đồ chơi, vật liệu chơi, không gian chơi, trẻ không thể tiến hành trò chơi được. Do đó, môi trường vật chất trong phòng/ lớp cùng với chuẩn bị đồ chơi, vật liệu, góc chơi đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ là việc đầu tiên giáo viên cần quan tâm khi muốn trẻ chơi mà học, học bằng chơi một cách tích cực, sáng tạo và hiệu quả. Cách bố trí, sắp xếp môi trường trong lớp học vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chương trình giáo dục. Trẻ học tốt nhất khi trẻ có nhiều cơ hội để khám phá và tìm hiểu cách kinh nghiệm học tập. Các góc/ các khu vực chơi/ học trong lớp là nơi lý tưởng để trẻ được thử nghiệm và sáng tạo theo khả năng của mình. Tuy nhiên khi sắp xếp các khu vực góc chơi giáo viên cần lưu ý: Tạo các khu vực rõ ràng, đủ cho một nhóm trẻ hoạt động (một nhóm có thể từ 1-6 trẻ). Trẻ chơi/ làm việc tốt nhất trong các nhóm nhỏ, ở đây trẻ có thể học cách đàm phán, thiết lập tình bạn và giải quyết vấn đề. 16
- Có các góc/ các khu vực khác nhau để trẻ được lựa chọn: Đọc sách, viết, khám phá, đóng vai, tạo hình, xây dựng, xếp hình, chơi với cát, nước. Góc có thể bố trí trong lớp hoặc tận dụng không gian goài hành lang lớp học. Có đa dạng đồ chơi, vật liệu chơi, khuyến khích các vật liệu mở, vật liệu tái sử dụng, phản ánh văn hóa địa phương và vùng biển. Việc sắp xếp các góc, trang trí môi trường lớp học cần đảm bảo có sự tham gia của giáo viên và trẻ. Chú ý sử dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí hoặc sử dụng cho các hoạt động tiếp theo. Màu sắc trang trí hài hòa, nên sử dụng màu trung tính, không rườm rà, rực rỡ, chói mắt làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ khi tham gia các hoạt động. 7.1.4 Trang trí lớp học thẩm mỹ, thân thiện phù hợp với trẻ Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch hướng dẫn chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp đưa ra ý tưởng trang trí lớp học. Giúp giáo viên hiểu được một số nguyên tắc chính khi trang trí lớp học cụ thể như: Trang trí, bố trí lớp học cần đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ và an toàn, tạo điều kiện để hình thành những hành vi đúng cho trẻ đối với môi trường trong sinh hoạt hàng ngày. Phối hợp nhiều cách đảm bảo việc tạo ra và trang trí các khu vực hoạt động sao cho hài hòa, thuận tiện, tạo cảm xúc thân thiện với trẻ, kích thích trẻ tham gia vào hoạt động. Có thể sử dụng đa dạng nhiều nguyên vật liệu trong trang trí lớp như: Tranh, ảnh, đồ dùng, đồ chơi, cây xanh, đồ dùng tự tạo để trang trí lớp. Ngoài tranh/ ảnh sưu tầm, đồ dùng, đồ chơi có sẵn, cần sử dụng tranh, ảnh, sản phẩm do giáo viên và trẻ tự làm trong quá trình triển khai các hoạt động, chủ đề để trang trí lớp. Giáo viên và trẻ hoàn toàn có thể sáng tạo trong việc trang trí lớp dưới nhiều hình thức phong phú, tùy thuộc vào mục đích, khả năng và điều kiện cụ thể của lớp (diện tích, tường, cửa sổ, cửa ra vào, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, ) 17
- Trang trí các khu vực hoạt động, phòng/ lớp đảm bảo tính thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp với lứa tuổi trẻ mẫu giáo. Tranh ảnh, bảng biểu treo / dán ngang tầm mắt trẻ, màu sắc hài hòa, không quá rực rỡ. Dán nhãn các khu vực hoạt động,các đồ dùng, đồ chơi bằng chữ viết và hình ảnh dễ hiểu. Xây dựng môi trường giúp trẻ làm quen với chữ viết (cái chữ viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành). Với mẫu giáo 5 tuổi, ưu tiên tạo môi trường chữ số và chữ cái. Không nên vẽ tranh cố định trên tường (tạo ra mảng tường chết), không nên trang trí quá nhiều, che khuất cửa sổ, Khi trang trí lớp học phù hợp với tính chất của các hoạt động, phù hợp với từng lứa tuổi. Sử dụng màu sắc hài hòa không nên lòe loẹt quá vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và gây ra sự mệt mỏi của trẻ. Cần khuyến khích sự tham gia tích cực cùng cô vào việc trang trí lớp học một cách phù hợp. 7.2 Về khả năng áp dụng sáng kiến Các biện pháp trên tổ chức xây dựng môi trường vật chất trong lớp học có tính khả thi và đã được áp dụng trong thực tế nhằm đem lại hiệu quả tốt trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ tại nhà trường đáp ứng yêu cầu cao về đổi mới giáo dục mầm non. Sáng kiến là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố. 8. Những thông tin cần được bảo mật: (Không có) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. - Đối với cán bộ quản lý: Thường xuyên quan tâm, chăm lo chú trọng đến chất lượng chuyên môn, có các biện pháp cụ thể thiết thực, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên. Các biện pháp đưa ra cần có tính thiết thực phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp, của nhà trường, trình độ của giáo viên. 18
- Xây dựng môi trường trường học thực sự an toàn, lành mạnh phát huy được khả năng sáng tạo của đội ngũ nhà giáo và khơi gợi tiểm năng, kích thích sự hứng thú của trẻ với phương châm “ Trường học là ngôi nhà thứ hai của trẻ”. - Đối với giáo viên: Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong thời đại ngày nay. - Điều kiện cơ sở vật chất: Để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, điều kiện không thể thiếu là cơ sở vật chất, phòng lớp học kiên cố khang trang, có đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dụng cụ để phục vụ cho các hoạt động giáo dục trẻ. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau một thời gian thực hiện tôi nhận thấy khả năng của trẻ có những chuyển biến rõ nét. Về phía trẻ: Số cháu trường tôi đi học đều hơn và tăng hơn so với đầu năm học, trẻ mới nhập học rất thích thú, hòa nhập với bạn bè và muốn đi học đến trường. 90% trẻ hứng thú tích cực khi tham gia các hoạt động giáo dục. Về phía phụ huynh: Phụ huynh yên tâm và gửi con đến trường, Có nhiều hoạt động phối hợp tích cực với giáo viên các nhóm lớp trong công tác trang trí lớp học, làm đồ đồ dùng đồ chơi cùng cô và trẻ, cung cấp các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để bổ sung vào các góc, khu vực chơi trong lớp học. Tích cực tham gia vào các hoạt động chung của nhà trường. Về Giáo viên: Nâng cao được trình độ chuyên môn của đội ngũ nhà giáo, xây dựng được tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ nhà trường. Tạo ra động lực, tình yêu với nghề cho mỗi cán bộ giáo viên. Về cơ sở vật chất: Môi trường trong lớp học được cải thiện đáng kể 19
- Các góc, khu vực chơi được bố trí, sắp xếp hợp lý thân thiện kích thích khả năng học tập và vui chơi của trẻ. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Nhờ công tác chỉ đạo hướng dẫn giáo viên xây dựng tổ chức môi trường trong lớp mà giúp cho trẻ hứng thú tích cực khi tham gia các hoạt động ở trường. Giáo viên biết cách tổ chức các hoạt động dạy và học đạt kết quả cao tạo nên thương hiệu nhà trường nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà ngành đã đề ra. Sáng kiến được áp dụng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non Thanh Trù, mầm non Phú Quang, mầm non Khai Quang, mầm non Đồng Tâm, mầm non Liên Bảo. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Tên tổ Phạm vi/lĩnh vực áp dụng TT chức/cá Địa chỉ sáng kiến nhân Trường MN Xã Thanh Trù – TP Vĩnh Yên – 1 Thanh Trù Tỉnh Vĩnh Phúc Trường MN 2 P. Đồng Tâm – TP Vĩnh Yên Đồng Tâm - Phạm vi: - Tỉnh Vĩnh Phúc + Công tác quản lý Trường MN + Đội ngũ . 3 P. Khai Quang – TP Vĩnh Yên Khai Quang - Lĩnh vực: Công tác - Tỉnh Vĩnh Phúc quản lý, chỉ đạo. Trường MN 4 P. Khai Quang – TP Vĩnh Yên Phú Quang - Tỉnh Vĩnh Phúc Trường MN P. Liên Bảo – TP. Vĩnh Yên 5 Liên Bảo - Tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2020 Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2020 Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Người viết sáng kiến Phùng Thị Hương 20
- TÀI KIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoà, Đinh Văn Vang (1997). Giáo dục học mầm non, tập I, II, III. NXB Đại học Quốc gia HN. 2. Nguyễn Thị Hoà (2011). Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non. NXB ĐHSP. 3. Nguyễn Thị Hoà (2009). Giáo dục học mầm non. NXB ĐHSP. 4. Nguyễn Thị Hòa (2009), Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non theo hướng tích hợp, NXBĐHSP 5. Đào Thị Oanh (2007). Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay. NXBGD, Hà Nội. 6. Bạch Văn Quế (2003). Giáo dục bằng trò chơi. NXB Thanh niên. 7. Hoàng Thị Phương (2008) Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. NXB ĐHSP 8. Hoàng Thị Phương (2009) Tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ mầm non. Đề tài NCKH 21
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG VẬT CHẤT TRONG LỚP TẠI TRƯỜNG MẦM NON THANH TRÙ Công tác tập huấn giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Sắp xếp bố trí các khu vực/ góc chơi trong lớp học 22
- Một số hình ảnh sử dụng các đồ dùng nguyên vật liệu, phế thải trang trí các mảng tường 23
- Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi tại các góc chơi Sử dụng các nguyên vật liệu phế thải vào trong các khu vực/góc chơi 24
- Sắp xếp tận dụng không gian hành lang lớp học để tạo góc chơi (thư viện và sân khấu âm nhạc) Các trò chơi lắp ghép xây dựng 25
- Một số hình ảnh sắp xếp bố trí không gian lớp học để tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ 26