SKKN Một số giải pháp giúp học sinh ôn thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông môn Địa lý theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh ôn thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông môn Địa lý theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_on_thi_tot_nghiep_trung.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp giúp học sinh ôn thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông môn Địa lý theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm
- 26 Triệu người 120 100 96.2 90.7 92.6 93.6 86.5 80 69.7 65.9 66.8 67.2 67.5 60 40 20 0 Năm 2010 2013 2015 2016 2019 DÂN SỐ CỦA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 Thái Lan Việt Nam (Số liệu theo Tổng cục thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh dân số của Thái Lan và Việt nam giai đoạn 2010 đến 2019? A. Việt Nam có quy mô dân số lớn hơn Thái Lan. B. Dân số Việt Nam tăng nhanh, dân số Thái Lan giảm. C. Thái Lan có quy mô dân số lớn hơn Việt Nam. D. Dân số Việt Nam tăng chậm hơn dân số Thái Lan. Câu 63: Nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, nên A. địa hình phân hóa đa dạng. B. tài nguyên sinh vật phong phú. C. khí hậu phân hóa mùa rõ rệt. D. có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều. Câu 64: Dân cư nước ta hiện nay A. tập trung chủ yếu ở đồng bằng. B. phân bố đều khắp giữa các vùng. C. quy mô dân số có xu hướng giảm. D. gia tăng dân số tự nhiên rất cao. Câu 65: Mạng lưới đô thị nước ta hiện nay A. phân bố không đều giữa các vùng. B. phân bố đều khắp giữa các vùng. C. dân cư đông, thiếu việc làm cao. D. dựa chủ yếu vào kinh tế nông nghiệp. Câu 66: Tỉ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta tăng lên là biểu hiện của A. sự phát triển công nghiệp. B. sự tăng trưởng nông nghiệp. C. việc tăng trưởng dịch vụ. D. phát triển kinh tế hàng hóa. Câu 67: Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay A. sản phẩm đa dạng, ngày càng phát triển. B. chăn nuôi chiếm ưu thế so với ngành trồng trọt C. các khâu trong sản xuất đã được hiện đại hóa. D. nền nông nghiệp thâm canh, trình độ rất cao. Câu 68: Ngành lâm nghiệp của nước ta hiện nay A. chủ yếu khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. B. chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng sản xuất. C. hiệu quả cao trong phát triển du lịch sinh thái. D. có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế các tỉnh. Câu 69: Giao thông vận tải đường sông nước ta
- 27 A. có mạng lưới phủ rộng khắp tất cả các vùng. B. được khai thác trên tất cả hệ thống sông. C. chỉ tập trung ở một số hệ thống sông chính. D. phát triển khá nhanh, cơ sở vật chất hiện đại. Câu 70: Các bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn ven biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển A. khai thác khoáng sản và hoạt động du lịch. B. khai thác khoáng sản và giao thông vận tải. C. trồng rừng ngập mặn và thủy sản nước ngọt. D. nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn. Câu 71: Hoạt động ngoại thương nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do A. đa dạng hóa thị trường và tăng cường sự quản lí của Nhà nước B. tăng cường hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế C. khai thác tài nguyên hiệu quả, tăng nhanh chất lượng sản phẩm D. nhu cầu tiêu dùng của dân cư và nguồn vốn đầu tư tăng nhanh Câu 72: Thế mạnh chủ yếu để sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng là A. cơ cấu ngành đa dạng, nguồn nguyên liệu phong phú. B. đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. lao động giàu kinh nghiệm, trình độ thâm canh cao. D. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 73: Thuận lợi để phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. bờ biển dài, có các vịnh nước sâu kín gió B. giàu nguồn lợi hải sản và có các ngư trường lớn. C. có quần đảo, nhiều bãi biển đẹp, khí hậu tốt. D. độ mặn nước biển cao, có các đảo, quần đảo lớn. Câu 74: Ý nghĩa chủ yếu của việc bảo vệ rừng phòng hộ ở Bắc Trung Bộ là A. tạo điều kiện nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. B. hạn chế tác hại lũ lụt đột ngột trên các sông ngắn dốc. C. hạn chế xâm nhập mặn và triều cường ven biển. D. bảo vệ đa dạng sinh học, điều hòa nguồn nước. Câu 75: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là do A. dẫn đầu cả nước giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng xuất khẩu B. đây là vùng có cơ cấu kinh tế phát triển hơn các vùng khác trong nước. C. sự phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. D. sức ép dân số lên các vấn đề kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi trường. Câu 76: Cho biểu đồ về các loại cây trồng của nước ta năm 2010 và 2017.
- 28 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng diện tích các loại cây trồng của nước ta năm 2010 và 2017. B. Quy mô diện tích các loại cây trồng của nước ta từ năm 2010 và 2017. C. Quy mô, cơ cấu diện tích các loại cây trồng của nước ta năm 2010 và 2017. D. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây trồng nước ta năm 2010 và 2017. Câu 77: Mùa mưa ở Trung Bộ nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của A. gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới. B. tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới. C. tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão. D. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão. Câu 78: Đồng bằng Sông Cửu Long cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tài nguyên đất chủ yếu là do A. một số thiên tai xảy ra, diện tích đất phèn, đất mặn mở rộng thêm. B. nguy cơ cháy rừng xảy ra nhiều nơi, đa dạng sinh học bị đe dọa. C. nước xâm nhập sâu vào đất liền, độ chua và độ mặn trong đất tăng. D. mực nước sông hạ thấp, mặt nước nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp. Câu 79: Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở duyên hải Nam Trung Bộ là A. tăng cường mối quan hệ với hai vùng kinh tế năng động của đất nước. B. thu hút thêm nguồn đầu tư, mở rộng vùng hậu phương cảng cho vùng. C. tăng cường khả năng cạnh tranh cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. D. tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới. Câu 80: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2018 ( Đơn vị: Triệu đô la Mỹ) Năm 2005 2010 2016 2018 Xuất khẩu 32447,1 72236,7 162016,7 243697,3 Nhập khẩu 36761,1 84838,6 165775,9 237182,0 Tổng số 69208,2 157075,3 327792,6 480879,3 (Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuât nhập khẩu hàng hóa của nước ta từ năm 2005 đến năm 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Miền. B. Kết hợp. C. Đường. D. Tròn. HẾT Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay. 2. Chuyên đề hướng dẫn học sinh kĩ năng địa lí để làm các câu hỏi trắc nghiệm 2.1. Kĩ năng sử dụng Atlat 2.1.1. Nắm vững cấu trúc Atlat:
- 29 Atlat Địa lí Việt Nam được ví như cuốn SGK thứ hai, rất thiết thực trong việc ôn luyện nhất là kĩ năng sử dụng Atlat thành thạo. Trước hết học sinh cần nắm các kí hiệu chung ở trang 3, lí do là trong Atlat có những trang phải đối chiếu với kí hiệu chung. Biết cách tìm kiếm nhanh các đối tượng trong Atlat từ trang 3 đến trang 30. Câu hỏi có liên quan đến nội dung nào, cần tìm nội dung trang đó ở Atlat; nếu hỏi bất kỳ đối tượng nào trong đó, ta tìm ngay đối tượng đó, cần luyện tập kĩ năng nhanh, thành thạo, chính xác. Cấu trúc của Atlat được chia làm 4 phần: + Phần 1: Địa lí tự nhiên (trang 4 đến trang 14) + Địa lí dân cư (trang 15 đến trang 16) + Địa lí các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25) + Địa lí vùng kinh tế (từ trang 26 đến trang 30) 2.1.2. Một số lưu ý khi khai thác Atlat. - Cần nắm vững hệ thống kí hiệu. - Xác định vị trí và đọc tên các đối tượng Địa lí trên bản đồ. - Xác định được khoảng cách, phương hướng của các đối tượng. - Xác định đặc điểm, mối quan hệ giữa các đối tượng. 2.1.3. Dạng câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Dựa trên đề tham khảo kì thi tốt nghiệp năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, câu hỏi về kĩ năng Atlat là dạng câu hỏi đơn giản căn cứ vào 1 trang Atlat để trả lời, đối tượng cần tìm được thể hiện trực quan trên bản đồ, biểu đồ. Ví dụ: Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển? A. Kiên Giang. B. An Giang. C. Đồng Tháp. D. Cà Mau. 2.1.4. Các bước để trả lời câu hỏi trắc nghiệm khi sử dụng Atlat.
- 30 - Xác định đối tượng Địa lí và trang Atlat cần sử dụng. - Đọc bảng chú giải, tìm kí hiệu tương ứng với đối tượng. - Lựa chọn đáp án đúng. 2.2. Kĩ năng nhận dạng các loại biểu đồ trong câu hỏi trắc nghiệm: Đối với các dạng biểu đồ, chúng ta cần nắm yêu cầu của đề bài (từ khóa) lời dẫn của từng dạng để khi đọc câu hỏi lên có cụm từ nào thì ta có thể nhận biết ngay dạng biểu đồ đó. Mà để có được kỹ năng đó, mỗi thí sinh cần rèn luyện nhiều về kỹ năng phân tích câu hỏi, nhận biết và vẽ biểu đồ thông qua các cụm từ khóa, lời dẫn nhận biết để xác định loại hình biểu đồ một cách chính xác. Ngoài ra cần phải kết hợp nắm đặc điểm của bảng số liệu. 2.2.1. Biểu đồ tròn: - Từ khóa: thể hiện ” Cơ cấu”, quy mô và cơ cấu”, ”phân theo” - Bảng số liệu: cho ít tổng thể (< 3 tổng thể hoặc < 3 mốc năm) Ví dụ . Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2005 2014 Tổng số 13 287,0 14 809,4 Cây lương thực 8 383,4 8 996,2 Cây công nghiệp 2 495,1 2 843,5 Cây khác 2 408,5 2 969,7 Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô diện tích các loại cây trồng và cơ cấu của nó qua hai năm 2005 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Tròn. C. Cột. D. Đường. 2.2.2. Biểu đồ đường:
- 31 + Từ khóa: + “Sự tăng trưởng/ gia tăng”, “tình hình phát triển” .-> biểu đồ đường. + “tốc độ tăng”, “tốc độ phát triển” -> đường chỉ số -Bảng số liệu: + Cho nhiều năm (> 3 năm) + Cho 3 đối tượng trở lên, có 3 đơn vị đo khác nhau. Ví dụ : Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 Năm 2010 2014 2015 2017 Diện tích (nghìn ha) 554,8 641,2 643,3 664,6 Sản lượng (nghìn tấn) 1100,5 1408,4 1453,0 1529,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng cà phê của nước ta giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A.Đường. B. Miền. C. Kết hợp. D.Tròn. 2.2.3. Biểu đồ cột: - Từ khóa: so sánh/thể hiện “giá trị”, “ số dân”, “ sản lượng”, “ diện tích” .; qua các “thời kì” - Bảng số liệu: Số liệu tuyệt đối hoặc tương đối. 1 đối tượng => cột đơn; 2 đến 3 đối tượng => cột nhóm; Có tổng và thành phần => cột chồng Ví dụ: Cho bảng số liệu:
- 32 DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2005 2010 2012 2015 Tổng diện tích 2495,1 2808,1 2952,7 2827,3 Cây công nghiệp hàng năm 861,5 797,6 729,9 676,8 Cây công nghiệp lâu năm 1633,6 2010,5 2222,8 2150,5 Để thể hiện diện tích cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Đường. C. Kết hợp. D. Cột. 2.2.4. Biểu đồ miền: - Từ khóa: thể hiện “ sự thay đổi cơ cấu”, “ sự chuyển dịch cơ cấu”. Hoặc cơ cấu (nhưng tất cả các đáp án không có từ gợi ý chuyển dịch). - Bảng số liệu: Cho nhiều năm ( > 3 năm). Ví dụ: Cho bảng số liệu: KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2014 (Đơn vị: Triệu USD) Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 2000 30119.2 14482.7 15636.5 2005 69208.2 32447.1 36761.1
- 33 2010 157075.3 72236.7 84838.6 2012 228309.6 114529.2 113780.4 2014 298066.2 150217.1 147849.1 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2014, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Kết hợp. B. Miền. C. Đường. D. Tròn. 2.2.5. Biểu đồ kết hợp: - Từ khóa: thể hiện “ tình hình sản xuất”, “ tình hình phát triển” . - Bảng số liệu: + Nhiều năm (> 3 năm). + 2 đối tượng hoặc 2 nhóm đối tượng. + Có mối quan hệ hữu cơ với nhau. + Có 2 đơn vị đo khác nhau. Ví dụ: Cho bảng số liệu: SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG DÂN SỐ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2011 – 2014 Số dân thành thị Tỉ lệ dân thành thị trong Năm (triệu người) dân số cả nước (%) 2011 31,55 27,72 2012 31,83 28,27 2013 32,17 28,87
- 34 2014 33,10 30,04 Theo bảng số liệu, để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 2011 – 2014, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Kết hợp. B. Tròn. C. Cột. D. Kết hợp. Như vậy, chỉ cần nắm rõ một số từ khóa cùng với khả năng hiểu biết về các dạng biểu đồ và đặc điểm bảng số liệu thì học sinh đã có thể tự tin để chọn cho mình những đáp án chính xác nhất. Lưu ý học sinh, mỗi dạng biểu đồ có cách thể hiện khác nhau, có thể bằng số liệu tương đối hoặc số liệu tuyệt đối, nên các em cần chú ý điều đó để xử lí và làm bài tốt hơn. 2.3. Kĩ năng nhận xét về biểu đồ và bảng số liệu: Khi nhận xét cần lưu ý những vấn đề sau: - Không bỏ sót các thông tin có trong biểu đồ và bảng số liệu. - Nghiên cứu yêu cầu đề ra và xử lí số liệu (nếu cần). - Phân tích, so sánh theo hàng ngang, cột dọc để tìm mối liên hệ giữa các số liệu, đối tượng cần nhận xét. Chú ý so sánh các thời gian đầu và cuối, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự, các mốc có tính đột biến. Cần quan sát dãy số liệu các năm xem tăng liên tục hay giảm liên tục hoặc có năm tăng, năm giảm, để xác định đúng, sai. 3. Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh rèn kĩ năng phần sử dụng Atlat CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ Vấn đề 1: Ngành nông nghiệp
- 35 Trang 19: Các ngành nông nghiệp ( Chăn nuôi, cây công nghiệp, lúa) Trang 20: Lâm nghiệp và thủy sản
- 36 Câu 1. Dựa vào Át lát địa lí VN trang 20, Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản là: A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ. Câu 2. Dựa vào Át lát địa lí VN trang 20, Tỉnh nào có giá trị sản xuất Lâm nghiệp lớn nhất nước ta: A. Nghệ An B. Yên Bái C. Thanh Hoá D. Gia Lai Câu 3. Dựa vào Át lát địa lí VN trang 20, hãy cho biết diện tích rừng của cả nước từ năm 2000 đến năm 2007 là: A. Diện tích rừng trồng và diện tích rừng tự nhiên đều tăng. B. Diện tích rừng trồng tăng, diện tích rừng tự nhiên giảm. C. Diện tích rừng trồng và diện tích rừng tự nhiên đều giảm D. Diện tích rừng trồng giảm, diện tích rừng tự nhiên tăng. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhấtnước ta: A. Kiên Giang B. An Giang C. Cà Mau D. Bạc Liêu Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết nhận định nào sau đây không chính xác khi nói về ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2000 - 2007: A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng B. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng C. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác tăng D. Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng Câu 6. Căn cứ Át lát Địa lí Việt nam trang 20, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và sản lượng của nước ta từ năm 2000 đến năm 2007:
- 37 A. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản khai thác đều tăng B. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng, sản lượng thuỷ sản khai thác giảm C. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng giảm, sản lượng thuỷ sản khai thác tăng D. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản khai thác đều giảm. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, hãy cho biết giá trị sản xuất ngành thủy sản nước ta năm 2007 là: A. 12.188 tỉ đồng B. 26.620 tỉ đồng C. 236.987 tỉ đồng D. 89.378 tỉ đồng Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác phát triển mạnh nhất nước ta: A. Kiên Giang B. An Giang C. Cà Mau D. Bạc Liêu Vấn đề 2: Ngành công nghiệp Trang 21: Công nghiệp chung
- 38 Trang 22: Các ngành công nghiệp trọng điểm Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành? A. Công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng cao nhất. B. Tỉ trọng công nghiệp khai thác tăng. C. Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng. D. Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện , khí đốt, nước tăng. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây ở nước ta có giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng? A. Hải Phòng, Vũng Tàu. B. Hà Nội, Hải Phòng. C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
- 39 Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22: Cho biết nhà máy thủy điện có công suất trên 1000MW A.Hòa Bình. B. Yaly. C. Thác Bà. D. Đa Nhim. Câu 4: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô rất lớn của nước ta A.Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. B. Bắc Ninh , Hải Phòng. C. Hà Nội, Nam Định. D. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa. Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết phát biểu nào đúng về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế của nước ta? A. Tỉ trọng công nghiệp khai thác thấp nhất, có xu hướng giảm. B. Tỉ trọng công nghiệp chế biến cao nhất, có xu hướng tăng. C. Tỉ trọng công nghiệp khai thác nhỏ nhất, có xu hướng tăng. D. Tỉ trọng công nghiệp chế biến cao nhất, có xu hướng giảm. Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết hai trung tâm công nghiệp lớn nhất duyên hải Nam Trung Bộ là A. Đà Nẵng, Quảng Ngãi. B. Đà Nẵng, Phan Thiết. C. Đà Nẵng, Quy Nhơn. D. Đà Nẵng, Nha Trang. Câu 7: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21 kể tên các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW A.Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau. B. Phả Lại, Phú Mỹ, Trà Nóc. C. Ninh Bình, Phú Mỹ, Cà Mau. D. Phả Lại, Na Dương, Cà Mau.
- 40 Vấn đề 3: Ngành dịch vụ Trang 23 - Atlats: Địa lý ngành giao thông vận tải
- 41 Trang 24 - Atlats: Địa lý ngành thương mại Trang 25 - Atlats: Địa lý ngành du lịch
- 42 Câu 1. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây không thuộc Trung Du Miền Núi Bắc Bộ? A. Móng Cái. B. Hữu Nghị. C. Lào cai. D. Lao Bảo. Câu 2. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết quốc lộ 1 không chạy qua vùng kinh tế nào? A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên Hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 3. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến đường hàng hải từ Hải Phòng đi TP. Hồ Chí Minh? A. 1200km. B. 1300 km. C. 1400 km. D. 1500 km. Câu 4. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các sân bay trong nước vùng DHNTB? A. Pleiku – Buôn Ma Thuột – Liên Khương. B. Vũng Tàu – Cam Ranh – Đông Tác. C. Phù Cát – Đông Tác – Cam Ranh. D. Phú Bài – Đông Tác – Cam Ranh. Câu 5. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đường quốc lộ đóng vai trò xương sống, quan trọng nhất của vùng Tây Nguyên là: A. 5. B. 14. C. 19. D. Đường Hồ Chí Minh. Câu 6. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất của nước ta thông thương với Trung Quốc là giới Việt – Trung? A. Lao Bảo. B. Bờ Y. C. Hữu Nghị. D. Lào Cai. Câu 7. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết thứ tự các cảng biển nào theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
- 43 A. Cửa Lò- Nhật Lệ- Thuận An- Vũng Áng. B. Cửa Lò- Nhật Lệ- Vũng Áng - Thuận An. C. Nhật Lệ - Cửa Lò - Vũng Áng - Thuận An. D. Cửa Lò- Vũng Áng- Nhật Lệ- Thuận An. Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 hãy cho biết hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là A. lương thực, thực phẩm. B. nguyên, nhiên vật liệu. B. máy móc thiết bị D. hàng tiêu dùng. Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí trang 24, hãy cho biết số liệu nào sau đây không chính xác về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2007? A. Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm B. Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương C. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. D. Tỉ lệ nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh/thành nào sau đây có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất năm 2007? A. Đà Nẵng B. Hà Nội C. Bình Dương D. TP Hồ Chí Minh Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết Việt Nam xuất siêu với quốc gia nào sau đây? A. Trung Quốc B. Đài Loan C. Xingapo D. Hoa Kỳ Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây không phải là trung tâm du lịch quốc gia: A. Hà Nội. B. Hải Phòng.
- 44 C. Đà Nẵng. D. Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 13: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết năm 2007 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất thuộc nước nào? A. Trung Quốc. B. Hoa Kì. C. Nhật Bản. D. Ôxtraylia. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây là trung tâm du lịch quốc gia A. Nha Trang B. Hải Phòng C. Hạ Long D. TT. Huế Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết nhận định nào sau đây không đúng về khách và doanh thu du lịch nước ta từ 2005 – 2007 ? A. Số khách quốc tế tăng liên tục. B. Số khách nội địa tăng liên tục C. Doanh thu du lịch tăng liên tục. D. Tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn số khách du lịch.