SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.docx
SKKN-Mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien_dam_bao_thuc_hien_chuong_trinh_7c015.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
- 20 Đối với chương trình mới, để đánh giá chính xác về học sinh, giáo viên cần có kỹ năng thiết kế các công cụ đánh giá kết quả giáo dục thể hiện ở mức độ đạt được các năng lực cần hình thành và phát triển ở học sinh; cần biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ đánh giá; cần có kiến thức, kỹ năng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 2.2.5. Tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên Ban giám hiệu và các tổ chức, đoàn thể cần hiểu rõ nhu cầu mong đợi của giáo viên (nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu thể hiện). Nhu cầu mong muốn làm việc là cơ sở tạo động lực cá nhân. Để tạo động lực cho giáo viên, cần hướng hoạt động vào các lĩnh vực then chốt với các phương hướng: - Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho giáo viên. - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Thúc đẩy phong trào thi đua giảng dạy và làm việc sáng tạo; xây dựng bầu không khí văn hóa lành mạnh, tạo cơ hội học tập, phát triển, cơ hội nâng cao trách nhiệm trong công việc, cơ hội thăng tiến - Đánh giá thường xuyên và công bằng kết quả và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên. 2.2.6. Phát động phong trào viết Sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy hỌc - Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã đưa tiêu chí viết sáng kiến kinh nghiệm vào tiêu chí thi đua chung. Đây là việc làm không thể thiếu trong mỗi năm học của nhà trường, cán bộ giáo viên làm tốt công tác nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm sẽ được bồi dưỡng, học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giáo dục. Xác định vai trò quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học và đúc rút sáng kiến kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực giáo viên và chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh, nhà trường đã chỉ đạo công tác viết sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị đi vào nề nếp, 100% cán bộ giáo viên hàng năm đều có 1 sáng kiến kinh nghiệm. Đầu năm học, nhà trường triển khai cho giáo viên đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên có định hướng lựa chọn đề tài nghiên cứu. Trong suốt quá trình giảng dạy trong năm học chính là thời gian để họ được ứng dụng vào thực tế, từ đó bản thân người giáo viên sẽ tự điều chỉnh được phương pháp sáng tạo của mình. Cuối năm học, Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm cấp trường chấm và trao đổi, đánh giá cụ thể với từng cá nhân. Những sáng kiến kinh nghiệm khả thi (đạt được hiệu quả nhất định trên thực tế do hội đồng chấm SKKN thẩm định)
- 21 sẽ được nhân điển hình cho toàn trường. để cán bộ giáo viên học tập và áp dụng vào quá trình quản lí và giảng dạy ở nhà trường. Công việc này giờ đây đã trở thành việc làm thường niên và được đội ngũ giáo viên trong nhà trường tham gia thực hiện một cách tự giác và có hiệu quả cao. - Chỉ đạo làm, sử dụng đồ đùng dạy học cũng được chúng tôi đặc biệt coi trọng. Ban giám hiệu lên kế hoạch từng tuần, tháng, kỳ, năm học để kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, yêu cầu giáo viên sử dụng tối đa đồ dùng, thiết bị sẵn có và làm thêm đồ dùng dạy học có hiệu quả sử dụng cao và sử dụng trong nhiều năm. Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả, giáo viên cần chú ý cách sử dụng, đồ dùng đưa ra đúng lúc, đúng chỗ, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính thẩm mỹ. Việc sử dụng đồ dùng dạy học cũng phải được thể hiện trong kế hoạch bài dạy của giáo viên. Nhà trường tổ chức thi sử dụng đồ dùng dạy học lồng vào tiết thao giảng của giáo viên. Vì vậy hầu hết giáo viên sử dụng khá thành thạo và đem lại hiệu quả cao 2.2.7. Tăng cường quản lý nề nếp, công tác kiểm tra nội bộ và thi đua khen thưởng Trong chỉ đạo hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung và công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn nói riêng, công tác quản lí kiểm tra đánh giá có ý nghĩa quan trọng trước hết định hướng đúng đắn cho việc tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của đội ngũ giáo viên. Công tác kiểm tra nội bộ là một công việc cần thiết để tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm nhắc nhở, uốn nắn, điều chỉnh quá trình dạy học của đội ngũ giáo viên phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao của từng giáo viên và đem lại hiệu quả cao. Kiểm tra phải đi đôi với tư vấn sau khi kiểm tra, định hướng khắc phục và phát triển cho giáo viên. Tập trung vào những nội dung, những vấn đề trọng tâm cần thiết cho việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ giáo viên. Bồi dưỡng giáo viên qua phong trào thi đua là động lực thúc đẩy để nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức tốt phong trào thi đua trong nhà trường là một hình thức bồi dưỡng đội ngũ không kém phần quan trọng. Chú trọng việc sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; biểu dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những gương người tốt việc tốt, những nhân tố mới có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học bằng các hình thức phù hợp; động viên, khen thưởng kịp thời là động lực để mỗi giáo viên học tập, sáng tạo và phấn đấu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế:
- 22 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không gây tốn kém gì về kinh phí của nhà trường. Bản thân tôi chỉ cần có sự hăng say, nhiệt tình, tâm huyết, dành nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn; dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, quan sát thực tế thông qua các hoạt động học tập và giáo dục của học sinh từ đó rút ra kinh nghiệm và viết sáng kiến. 2. Hiệu quả về mặt xã hội Sau một thời gian triển khai thực hiện các giải pháp của Sáng kiến trong thực tiễn công tác, mặc dù gặp nhiều khó khăn ban đầu nhưng với quyết tâm thực hiện thành công đề tài, góp phần nâng cao chất lượng chỉ đạo chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, các giải pháp do tôi đề xuất đã được triển khai thực hiện đầy đủ. Đặc biệt qua hoạt động chuyên môn trong nhà trường đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ: 2.1. Về thực hiện chương trình: Giáo viên đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tiếp cận CTGDPT 2018. Giáo viên đã nắm vững mục tiêu chương trình, mục tiêu môn học, có tâm thế tốt, tự tin để thực hiện CTPDPT 2018. Qua 4 năm thực hiện CTGDPT 2018 từ năm học 2020-2021 đến năm học 2023-2024, giáo viên lớp 1,2,3,4 đã thực hiện hiệu quả chương trình GDPT 2018: + Giáo viên đã tổ chức các hoạt động học tập để học sinh tự hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh. Giáo viên đã tập trung đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. + Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh. + Thực hiện đánh giá học sinh theo đúng Thông tư 27 của Bộ GD&ĐT; đặc biệt chú trọng đến việc đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá quá trình học tập nhằm phát huy hết khả của từng học sinh, tạo môi trường và điều kiện để các em phát triển năng khiếu. 2.2. Kết quả đạt được
- 23 + Chất lượng các môn học Năm học Năm học Năm học HKI năm học 2020-2021 2021-2022 2022-2023 2023-2024 SL % SL % SL % SL % 1. Tiếng Việt 388 392 388 355 Hoàn thành tốt 341 87,9 352 89,8 348 89,7 300 84,5 Hoàn thành 46 11,9 40 10,2 36 9,3 55 15,5 Chưa HT 1 0,2 4 1,0 2. Toán 388 392 388 355 Hoàn thành tốt 334 86,1 335 85,5 321 82,7 292 82,3 Hoàn thành 53 13,7 56 14,3 63 16,3 63 17,7 Chưa HT 1 0,2 1 0,2 4 1,0 3. Đạo đức 388 392 388 355 Hoàn thành tốt 366 94,3 367 93,6 357 92,0 332 93,5 Hoàn thành 21 5,5 24 6,2 28 7,2 23 6,5 Chưa HT 1 0,2 1 0,2 3 0,8 4. TN&XH 254 236 232 197 Hoàn thành tốt 229 90,2 199 84,3 197 84,9 172 87,3 Hoàn thành 24 9,4 36 15,3 32 13,8 25 12,7 Chưa HT 1 0,4 1 0,4 3 1,3 5. Khoa học 134 156 156 158 Hoàn thành tốt 122 91,0 151 96,8 141 90,4 142 89,9 Hoàn thành 12 9,0 5 3,2 15 9,6 16 10,1 Chưa HT 6. LS&ĐL 134 156 156 158 Hoàn thành tốt 116 86,6 150 96,2 132 84,6 150 95,0 Hoàn thành 18 13,4 6 3,8 24 15,4 8 5,0 Chưa HT 7. Âm nhạc 388 392 388 355 Hoàn thành tốt 344 88,7 374 95,4 349 89,9 301 84,8 Hoàn thành 43 11,1 18 4,6 38 9,8 54 15,2 Chưa HT 1 0,2 1 0,3 8. Mĩ thuật 388 392 388 355 Hoàn thành tốt 381 98,2 387 98,7 354 91,2 324 91,3 Hoàn thành 7 1,8 5 1,3 33 8,5 31 8,7 Chưa HT 1 0,3
- 24 9. HĐTN 94 166 232 284 Hoàn thành tốt 88 93,6 156 94,0 206 88,8 262 92,3 Hoàn thành 6 6,4 9 5,4 24 10,3 22 7,7 Chưa HT 1 0,6 2 0,9 10. GDTC 388 392 388 355 Hoàn thành tốt 383 98,7 390 99,6 372 95,9 351 98,9 Hoàn thành 5 1,3 1 0,2 13 3,4 4 1,1 Chưa HT 1 0,2 3 0,7 11. Công nghệ 87 161 Hoàn thành tốt 62 71,3 133 82,6 Hoàn thành 25 28,7 28 17,4 Chưa HT 12. Tin học 222 226 243 232 Hoàn thành tốt 175 78,8 178 78,8 176 72,4 181 78,0 Hoàn thành 47 21,2 48 21,2 67 27,6 51 22,0 Chưa HT 13. Ngoại ngữ 388 392 388 355 Hoàn thành tốt 323 83,2 301 76,8 307 79,1 262 73,8 Hoàn thành 64 16,6 90 23,0 78 20,1 93 26,2 Chưa HT 1 0,2 1 0,2 3 0,8 Phẩm chất 388 392 388 355 Tốt 371 95,6 375 95,7 372 95,9 333 93,8 Đạt 16 4,2 16 4,1 15 3,9 21 5,9 CCG 1 0,2 1 0,2 1 0,2 1 0,3 Năng lực 388 392 388 355 Tốt 361 93,0 358 91,3 348 89,7 319 89,9 Đạt 26 6,8 33 8,5 37 9,5 31 8,7 CCG 1 0,2 1 0,2 3 0,8 5 1,4 Khen thưởng 237 61,1 261 66,6 244 62,9 CT lớp học Hoàn thành 387 99,8 391 99,7 384 99,0 Chưa HT 1 0,2 1 0,3 4 1,0 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm
- 25 bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới” mà tôi đã áp dụng trong các năm đã mang lại hiệu quả cao. Sáng kiến mang tính khả thi, có khả năng ứng dụng tại các trường tiểu học cho các nhà quản lý . Qua quá trình quản lí chỉ đạo chuyên môn ở trường nơi tôi đang công tác, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm. Tôi hi vọng sáng kiến của tôi là tài liệu hữu ích cho các bạn đồng nghiệp. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết sáng kiến mà tôi áp dụng trên đây không sao chép, không vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Phạm Thị Liên Hương CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?)
- 26 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức huyện hay không, tính mới của sáng kiến là gì?)
- 27 Tên sáng kiến 2. biện pháp bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho đội ngũ giáo viên tiểu học tiếp cận chương trình phổ thông mới 3. BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC