SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại trường Mầm non

pdf 13 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5061
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_can_b.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại trường Mầm non

  1. 2.2.1. Nâng cao lập trường tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ CBQL,GV, NV. Quán triệt đầy đủ các nghị quyết chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước tới tận giáo viên. Tiếp tục nâng cao phẩm chất chính trị, nhân sinh quan của người giáo viên, xây dựng một đội ngũ có đủ đức, đủ tài đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Quán triệt tinh thần trách nhiệm, kỷ cương đối với mọi thành viên để họ thực sự yên tâm công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có chí tiến thủ vươn lên, tự giác trong công việc, xứng đáng là tấm giương sáng cho học sinh noi theo thông qua các buổi học tập sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết, các buổi sinh hoạt chi bộ, hội đồng, công đoàn, chi đoàn. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thực hiện tốt “nề nếp- kỹ cương- tình thương- trách nhiệm trong nhà trường. Triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “học tốt dạy tốt” cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Phát huy kết quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để xây dựng một tập thể thực sự đoàn kết, người Hiệu trưởng phải luôn gần gũi với đội ngũ giáo viên, nắm bắt hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của giáo viên. Hiệu trưởng là người gương mẫu trong phong cách lối sống, cách ứng xử. Trong công việc phải chí công vô tư không để tình cảm cá nhân xen lẫn vào công việc chung. Đánh giá, nhận xét cán bộ giáo viên cần có thái độ ân cần cởi mở, tạo điều kiện cơ hội cho mọi người bày tỏ tâm tư nguyện vọng, cũng như những khó khăn vướng mắc, từ đó tạo nên bầu không khí làm việc vui vẻ, tạo cho giáo viên ý thức tự giác trong công việc. 2.2.2. Sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có. Phân công đúng người đúng việc, phát huy được tối đa khả năng, năng lực, sở trường của mỗi người. Rút kinh nghiệm từ những năm học trước về việc sắp xếp bố trí giáo viên, nhân viên. Ngay từ đầu năm học này Ban giám hiệu nhà trường đã có sự bàn bạc, bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ trong việc phân công giáo viên đứng lớp, phân công giáo viên phụ trách chuyên môn tạo điều kiện cho mỗi giáo viên có cơ hội thể hiện, phấn đấu cũng như học hỏi để vươn lên và tự khẳng định mình. Ban Giám hiệu phải có sự nhận định, đánh giá đúng khả năng của mỗi giáo viên trong nhà trường. Sử dụng đúng người, đúng việc, bảo đảm đúng định mức lao động theo văn bản hướng dẫn (Thông tư 71/TT-BGD và thông tư 06 ngày 16/3/2015). Đồng thời, mỗi giáo viên phải biết phát huy tối đa năng lực của mình. Nhờ việc sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ mà trong năm học vừa qua nhà trường đạt được những kết quả đáng tự hào về mọi mặt, giáo viên yên tâm công tác. 2.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL,GV, NV thông qua công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
  2. * Xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều các hoạt động phong trào cho đội ngũ tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các lớp nâng cao trình độ. Giáo viên cũng cần thường xuyên đọc sách báo, tìm hiểu các tài liệu, tập san về giáo dục mầm non, nghe nhìn cập nhật những thông tin những đổi mới liên quan đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu học tập của người học, người giáo viên phải tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm. Học hỏi kinh nghiệm thực tế từ bạn bè đồng nghiệp, tham gia dự giờ rút kinh nghiệm. Việc dự giờ đồng nghiệp là biện pháp thiết thực giúp cho giáo viên nắm chắc các bước tiến hành của từng hoạt động, thông qua dự giờ giúp người dự đưa ra ý kiến bổ sung cho các hoạt động hoàn thiện hơn. Tham gia đổi mới sinh hoạt chuyên môn Tổ chức các phong trào tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL, GV, NV tham gia, thông qua hội thi giúp giáo viên vững vàng hơn về chuyên môn cũng như những kỹ năng sư phạm. Tham gia các phong trào làm đồ dùng đồ chơi, hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, hội giảng, các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin để bản thân mỗi người học tập nhiều kinh nghiệm bổ ích từ đồng nghiệp. * Nhà trường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL,GV, NV. - Bồi dưỡng các chuyên đề mới thông qua các kỳ tập huấn do ngành tổ chức. - Tổ chức các phong trào thi đua, thao giảng dự giờ: Phong trào thi đua là yếu tố cần thiết quan trọng trong hoạt động của nhà trường, qua các phong trào thi đua xây dựng và phát triển ý thức phấn đấu vươn lên của mỗi giáo viên. Thông qua hội thi giúp giáo viên nắm chắc về chuyên môn nghiệp vụ, từ đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên. - Tổ chức các phong trào thi đua với nhiều hình thức: Như phong trào thi giáo viên dạy giỏi các cấp, thi đua dạy tốt - học tốt, để chào mừng các ngày lễ 8-3; ngày lễ 20-11; Ngày 26-3; Tổ chức các hội thi của trẻ, hội thi sáng kiến kinh nghiệm * Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hoạt động ở tổ chuyên môn: Muốn có một đội ngũ giáo viên vững mạnh về chuyên môn, không những mỗi bản thân giáo viên tự cố gắng rèn luyện mà cần có sự phối hợp chặt chẻ của tập thể nhà trường. Trong đó các tổ khối chuyên môn là những bộ phận quan trọng, cần thiết trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Để phát huy chức năng của tổ chuyên môn, cần có sự phân công nhiệm vụ cụ thể với từng tổ, từng nhóm. Cụ thể ở trường mần non tôi có 4 tổ. Gồm: 01 tổ hành chính và 03 tổ chuyên môn. Mỗi tổ đều có tổ trưởng phụ trách hoạt động của tổ mình.
  3. Hàng tháng, hàng kỳ các tổ cần có họp tổ để nhận xét những ưu khuyết điểm biểu dương những thành viên nào có thành tích thẳng thắn phê bình nhận xét những thành viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ đó cùng nhau thống nhất những phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Thường xuyên kèm cặp bồi dưỡng cho những cán bộ quản lý, GV, NV có chuyên môn yếu. * Kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho CBQL,GV, NV: Muốn đội ngũ giáo viên thực hiện tốt việc học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề ban giám hiệu cần tạo điều kiện và cơ hội giúp giáo viên học tập và nghiên cứu tài liệu. Cần có tầm nhìn chiến lược lâu dài về việc đào tạo đội ngũ. Có kế hoạch cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ. Cung cấp tài liệu, sách báo, tập san. Cập nhật những kịp thời những nội dung đổi mới, tổ chức cho giáo viên tập huấn các chuyên đề do ngành, sở, phòng, tổ chức. Tổ chức hội thảo sáng kiến kinh nghiệm, từ đó rút ra những phương pháp tối ưu và khắc phục những thiếu sót. Với các biện pháp trên nhằm giúp cho giáo viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ. Để từng bước chuẩn hoá đội ngũ cần có kế hoạch cho giáo viên đi học tập để nâng cao trình độ, hàng năm cần sắp xếp cho giáo viên thay nhau đi học, với nhiều hình thức học tập bồi dưỡng. Cần bố trí một cách hợp lý. Tránh tình trạng giáo viên đi học quá nhiều làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường. Đối với công tác đào tạo giáo viên, cần có kế hoạch chiến lược lâu dài sắp xếp, hợp lý cho việc cử giáo viên đi học, bố trí một cách hợp lý tránh sự chồng chéo về thời gian cũng như nhân lực gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường. Xác định rõ những nội dung bồi dưỡng cho giáo viên, như học tập đạo đức tư tưởng chính trị, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tổ chức hội thi, hội thảo sáng kiến kinh nghiệm, rút ra các bài học kinh nghiệm, triển khai sâu rộng những phương pháp tổ chức hoạt động mang lại hiệu quả cao. * Phát động phong trào CBQL,GV, NV học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ : Khuyến khích vận động GV tự học tập bồi dưỡng trình độ ứng dụng phương pháp dạy học tích cực. Làm tốt công tác tư tưởng cho giáo viên việc học hỏi để nâng cao kiến thức, ứng dụng phương pháp dạy học tích cực không phải là quá khó mà bất cứ giáo viên nào cũng có thể thực hiện được và sẽ làm tốt. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn dành thời gian để giáo viên thảo luận trao đổi kinh nghiệm về cách thiết kế giáo án điện tử ứng dụng các phần mềm, ứng dụng phương pháp dạy học tích cực. Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ bằng việc mở lớp hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho giáo viên, những người trực tiếp giảng là cán bộ quản lý cùng với những giáo viên nồng cốt. Nhờ đó mà kiến thức ứng dụng
  4. phương pháp dạy học tích cực, cho cán bộ giáo viên ngày được nâng cao và mở rộng. Bên cạnh đó BGH nhà trường chỉ đạo đội ngũ tự nghiên cứu học tập qua tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. 2.2.4. Công tác chỉ đạo và quản lý ứng dụng phương pháp dạy học tích cực, và lấy trẻ làm trung tâm: Hàng năm, ngay từ đầu năm nhà trường đã tổ chức chuyên đề: Nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy, cho toàn thể giáo viên trong nhà trường. Qua chuyên đề đã hướng dẫn giáo viên thực hành một số kỹ năng, ứng dụng phương pháp dạy học tích cực vào việc thiết kế giáo án điện tử, để đưa vào giảng dạy cho trẻ. Hệ thống mạng internet là kho tư liệu phong phú để cán bộ giáo viên cập nhật thông tin, hình ảnh minh hoạ trong quá trình chăm sóc giáo dục. Thường xuyên hướng dẫn cho giáo viên biết cách tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động nhóm, như thế nào để trẻ tham gia hoạt động một cách tự nguyện và hứng thú, nhờ vậy mà phát huy tính tích cực trẻ tự do nêu ý kiến thảo luận và hào hứng nêu nhận xét của mình về sự vật hiện tượng mà trẻ được quan sát, trải nghiệm. Hướng dẫn cho giáo viên biết cách lựa chọn đề tài một cách hợp lý với từng chủ đề và từng hoạt động, đồng thời cần lưu ý đến mức độ nhận thức của từng độ tuổi và điều kiện trường lớp. * Tổ chức thao giảng, dự giờ: Định hướng cho giáo viên biết sự cần thiết của ứng dụng phương pháp dạy học tích cực, giáo viên các khối đã mạnh dạn chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Đa số giáo viên đã biết thiết kế giáo án, qua các phần mềm, các tiết dạy được trình chiếu giúp trẻ quan sát hình ảnh một cách thuận tiện và có cả âm thanh nên thu hút gây hứng thú, hấp dẫn cho trẻ Tổ chức cho giáo viên thao giảng dự giờ để giáo viên toàn trường cùng tham khảo và học tập, khuyến khích giáo viên ứng dụng phương pháp dạy học tích cực vào công tác giảng dạy. BGH cũng có sự đầu tư về điều kiện trang thiết bị kỹ thuật cao để giáo viên có những điều kiện thuận lợi khi giảng dạy ứng dụng phương pháp dạy học tích cực. Chọn nội dung phù hợp đảm bảo thực hiện tốt lấy trẻ làm trung tâm. Tiếp tục trang bị nhiều đĩa nhạc, hình ảnh, phim tư liệu phục vụ cho việc soạn giảng giáo án điện tử, sưu tầm những giáo án hay của các hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Tham khảo giáo án qua mạng, cung cấp thêm những nguồn tài nguyên thiết thực, cụ thể để động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên tích cực giảng dạy với những nội dung bài phù hợp gây hứng thú cho trẻ ứng dụng tốt phương pháp dạy học tích cực. * Phát động phong trào thi đua:
  5. Phát động và tổ chức tốt các phong trào thi đua là biện pháp hữu hiệu trong việc Nâng cao chất lượng giảng dạy, thông qua hội thi rèn luyện tay nghề cũng như kỷ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Hàng năm tổ chức các hội thi thông qua các ngày lễ hội, như ngày 20/11; 20/10; 22/12; 08/3 ; 26/3 ; Hội thi "Giáo viên dạy giỏi, hội thi làm đồ dùng đồ chơi, thi sáng kiến kinh nghiệm Để hội thi có kết quả tốt thì Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo sâu sát về nội dung cũng như hình thức. Thành lập ban thi đua chấm điểm đánh giá một cách trung thực và khách quan . Có kế hoạch cho giáo viên đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Tạo điều kiện cho các giáo viên có năng lực và triển vọng dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện vừa rèn luyện năng lực cho giáo viên lại vừa đem về thành tích cho nhà trường. Qua các hội thi đều có sự đánh giá nhận xét công bằng, có khen thưởng động viên kịp thời cho giáo viên đạt thành tích cao. Qua đó tổ chức tốt công tác thi đua, khen thưởng nhằm động viên kịp thời sự phấn đấu vươn lên của giáo viên và đạt được những thành tích đáng kể. 2.2.5: Công tác kiểm tra đánh giá: Như Lênin đã từng nói “Lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không lãnh đạo” Vì vậy để chỉ đạo tốt người lãnh đạo phải kiểm tra đôn đốc giáo viên của mình. Đây là việc làm thiết thực, để đánh giá thực chất công việc của từng người. Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề và kế hoạch kiểm tra các hoạt động khác. Việc kiểm tra các hoạt động khác của giáo viên, nhân viên bao gồm các hoạt động như: Kiểm tra hoạt động của giáo viên như kiểm tra việc lập kế hoạch chương trình, soạn giáo án, tổ chức giảng dạy, tổ chức các hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi. Kiểm tra thực tế trên trẻ khảo sát trẻ qua các chủ đề qua đó để đánh giá mức độ và phương pháp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức của giáo viên đối với trẻ. Kiểm tra các hoạt động qua các chủ đề kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra nghiêm túc giúp giáo viên, đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ. Để công tác kiểm tra có hiệu quả tốt cần có sự đánh giá một cách công bằng, cần góp ý thẳng thắn những ưu điểm cần phát huy và tồn tại cần khắc phục. Khi kiểm tra đánh giá tuyệt đối phải đảm bảo khách quan không thiên vị hay cả nể để đảm bảo sự công bằng cho giáo viên. Nhờ có kế hoạch trong công tác kiểm tra và qua các đợt kiểm tra một cách công bằng, khách quan nên đa số đội ngũ tin tưởng vào sự quản lý chỉ đạo của nhà trường. 2.2.6. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tập thể đoàn kết: Nhà trường mà người đứng đầu là Hiệu trưởng phải biết quy tụ để xây dựng được khối đoàn kết giúp đỡ cùng nhau hoàn thành tốt công việc. Trong tập thể cần có sự hoà đồng không phân biệt trình độ hay kinh tế, dân tộc xem công việc của
  6. bạn cũng như của mình, cùng nhau đoàn kết hoàn thành tốt công việc chăm sóc và giáo dục trẻ, xây dựng bầu không khí làm việc vui vẻ, thân thiện. Hiệu trưởng phải luôn là người gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc, có lối sống chan hoà gần gũi với chị em đồng nghiệp. Đối xử công bằng, nhận xét giáo viên đúng đắn, công tâm không để tình cảm cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc chung. Người Hiệu trưởng cần tạo lòng tin tốt đẹp đối với đội ngũ giáo viên. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, biểu dương khen thưởng kịp thời những giáo viên đạt kết quả xuất sắc, góp ý chân thực, chỉ rõ những thiếu sót của một số cán bộ giáo viên. Phối kết hợp chặt chẽ với công đoàn làm tốt công tác thăm hỏi chị em ốm đau, gia đình gặp khó khăn hoạn nạn tạo điều kiện tốt nhất để họ làm tốt nhiệm vụ để xây dựng khối đoàn kết nhất trí có một tập thể sư phạm lành mạnh. Từ những việc làm thiết thực trên mà những năm qua đội ngũ cán bộ giáo viên, trong nhà trường có tinh thần đoàn kết nhất trí cao. Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên với Ban Giám hiệu nhà trường, giữa nhà trưòng với lãnh đạo và nhân dân địa phương. 2.3. Kết quả đạt được: Qua quá trình tìm tòi suy nghĩ và đặc biệt là áp dụng các giải pháp để chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên ở đơn vị đã đạt được kết quả như sau: - Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn 31/31 tỷ lệ 100%; trên chuẩn 30/31 tỷ lệ 96,7% so với đầu năm học tăng 19,7 % (có 01 đ/c tốt nghiệp đại học và có 01 đ/c đang theo học lớp thạc sỹ). 100% CB, GV, NV có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ. (Trong đó có 3 đồng chí có chứng chỉ A1 theo khung tham chiếu Châu Âu). Ngoài ra đồng chí Hiệu trưởng đang theo học lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên và các lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ khác. - Về năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở trường tôi đã có những chuyển biến rõ rệt, giáo viên ở các khối nhà trẻ và mẫu giáo đã lên được kế hoạch năm, tháng, tuần phù hợp với tình hình thực tế của trường lớp, phù hợp với chủ đề chủ điểm, sổ sách trình bày sạch, đẹp, cập nhật thông tin, giáo viên chia đôi số trẻ khi tổ chức các tiết học và hoạt động ngoài trời, hoạt động góc một cách hợp lý, bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, xử lý các tình huống sư phạm khéo léo, nhẹ nhàng (ít nhất đã có 10 giáo viên có sự chuyển biến và tiến bộ rõ về các nội dung này). - Tổ chức tốt các đợt kiến tập, sau buổi kiến tập các đồng chí giáo viên ở trường tôi tổ chức tốt các tiết dạy giáo dục âm nhạc và các tiết dạy toán theo chương trình Giáo dục mầm non có hiệu quả cao. Xếp loại tốt: có 9 đ/c. Qua đó đội ngũ giáo viên học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề. Xếp loại năng lực sư phạm giáo viên đạt tốt 26/31 tỷ lệ 83,8%; Khá 5/31 tỷ lệ 16,2%. - Nhiều giáo viên qua các đợt thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn như: 20/10; 20/11; 8/3; 30/4; 1/5 tham gia dạy về soạn giáo án điện tử để trình chiếu cho trẻ học hứng thú đạt hiệu quả cao và có nhiều tiết dạy xếp loại tốt. Nhiều giáo viên
  7. đã truy cập Intenet để tham khảo các giáo án trên mạng, các tài liệu liên quan đến Giáo dục mầm non, 100% đội ngũ giáo viên đã thành thạo trong việc soạn giáo án điện tử và biết cách trình chiếu Power Point và có máy vi tính bàn, xách tay tại nhà. - Về công tác dự giờ, kiểm tra đánh giá giáo viên: Trong năm học 2020- 2021 tổng số dự giờ các tiết dạy và hoạt động của giáo viên: 170 tiết; trong đó xếp loại tốt: 97 tiết; xếp loại khá: 67 tiết; xếp loại ĐYC: 6 tiết. + Kiểm tra toàn diện của trường có 21 giáo viên; trong đó xếp loại tốt 18 giáo viên; 3 giáo viên xếp loại khá. + Kiểm tra chuyên đề 31 giáo viên: xếp loại tốt 27 giáo viên; xếp loại khá: 4 giáo viên. + Thanh tra toàn diện của Phòng có 7 giáo viên xếp loại tốt và xếp loại chung nhà trường: Tốt. + Đánh giá theo chuẩn CBQL, giáo viên Mầm non cuối năm: xếp loại tốt: 19 giáo viên; loại khá: 3 giáo viên. - Nhà trường đã tổ chức tốt các đợt thao giảng và các hội thi thành công tốt đẹp; cụ thể: + Thao giảng: 25 tiết (Tốt: 20 tiết, Khá: 5 tiết) + Tổ chức Hội thi Cấp Trường: Hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường. Có 24 giáo viên tham gia và kết quả 24 giáo viên đạt giỏi cấp trường. + Tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi” Cấp Huyện có 4 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. * Qua các số liệu trên cho thấy rằng: Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên ngày càng được nâng lên về mọi mặt, tuổi đời, vốn kinh nghiệm trong nghề, năng lực chuyên môn ngày càng vững vàng hơn. Kết quả thi đua các mặt được nâng lên rõ rệt. Với kết quả đạt được như trên cho thấy, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường ngày một nâng cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm giảm so với đầu năm trung bình 0,4 % nhà trường chú trọng công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thực hiện tốt chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Đa số giáo viên biết lựa chọn nội dung phương pháp phù hợp với trẻ hơn. Chất lượng giáo dục cũng được nâng cao thể hiện: Trẻ có kỷ năng tốt khi tham gia các hội thi các cấp, đạt kết quả đáng khích lệ, trẻ có kiến thức, kỹ năng đạt các yêu cầu mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non. Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá về mặt đào tạo, đang được trẻ hoá dần. Đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, hăng say công tác và
  8. được trang bị nhiều kiến thức mới, đã phát huy được tác dụng trong công tác giảng dạy và các phong trào hoạt động bề nổi khác. 3. Phần kết luận. 3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp. Phát triển đội ngũ CBQL, GV, NV đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT có ý nghĩa quan trọng, là hoạt động có tính khoa học, có mối quan hệ, tác động của nhiều yếu tố. Năng lực, phẩm chất của mỗi cán bộ giáo viên và của cả đội ngũ CBQL, GV, NV là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục. Đội ngũ CBQL, GV, NV cần phải được phát triển theo hướng đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, trước hết phải đào tạo cho học sinh bậc học Mầm non những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách sau này và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Do vậy, việc phát triển CBQL, GV, NV cần phải được quan tâm, nếu không sẽ không đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Phát triển CBQL, GV, NV là phải thực hiện tốt các nội dung đào tạo, bồi dưỡng từ các nhà trường sư phạm, cũng như trong quá trình giảng dạy công tác trong các nhà trường, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo của mỗi CBQL, GV, NV. Đồng thời, phải đề cao vai trò quản lí CBQL, GV, NV từ việc quy hoạch đội ngũ, làm tốt việc tuyển chọn, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại, thực hiện chính sách đãi ngộ, đến việc làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực, phẩm chất, đạo đức cho mỗi cán bộ giáo viên và cả đội ngũ tại các trường cũng như trong toàn ngành Sáng kiến kinh nghiệm đã làm tường minh các khái niệm cơ bản và hệ thống lại cơ sở lí luận về phát triển CBQL, GV, NV. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, sáng kiến đã đề xuất các giải pháp phát triển CBQL, GV, NV tại trường tôi có tính cấp thiết và khả thi cao và yêu cầu phải được thực hiện đồng bộ. Các giải pháp này có thể áp dụng để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, GV, NV tại trường tôi và nhiều trường Mầm non khác, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới GD&ĐT. 3.2. Kiến nghị, đề xuất. 1. Đối với CBQL, giáo viên, nhân viên: Đối với CBQL, giáo viên, nhân viên cần ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Có mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Đối với chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện để nhà trường xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho con em được học tập vui chơi trong môi trường lành mạnh, an toàn. Hội phụ huynh học sinh hỗ trợ tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ với nhà trường để chăm sóc giáo dục con em mình phát triển một cách toàn diện.
  9. 3. Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện: Thường xuyên tổ chức các hội thi, phát động phong trào học tập, rút kinh nghiệm, triển khai nhân rộng những phương pháp tiêu biểu có nhiều sáng tạo, nhiều điểm mới mang lại hiệu quả tốt. Tiếp tục mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cập nhật những kiến thức mới, những chuyên đề mới cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên. Trên đây là sáng kiến cải tiến kỹ thuật của bản thân tôi, những gì đạt được còn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền tảng cho những năm tiếp theo. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học để bản thân có được những kinh nghiệm quý báu giúp cho việc chỉ đạo xây dựng môi trường học tập an toàn hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!