SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện chạy cự ly ngắn 60m cấp Tiểu học

doc 15 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4740
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện chạy cự ly ngắn 60m cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_thanh_tich_trong_huan_lu.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện chạy cự ly ngắn 60m cấp Tiểu học

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUÂT : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH TRONG HUẤN LUYỆN CHẠY CỰ LY NGẮN CẤP TIỂU HỌC Lệ Thủy, tháng 4 năm 2020 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUÂT : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH TRONG HUẤN LUYỆN CHẠY CỰ LY NGẮN CẤP TIỂU HỌC Họ tên: Phạm Văn Pháp Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Dương Thủy Lệ Thủy, tháng 4 năm 2020 2
  3. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục thể chất là một mặt quan trọng và là bộ phận không thể tách rời trong sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Trong việc hình thành con người mới, phát triển toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong công cuộc bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa thể dục thể thao được coi là một bộ phận của nền văn hóa xã hội. Với quan niệm vận động và sức khỏe, các nhà triết học cổ đại đã đề cao cái đẹp trong sự phát triển hài hòa giữa trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần và hoàn thiện về thể chất do thể dục thể thao đem lại. Mặt khác, thể dục thể thao còn là một hệ thống giáo dục thể chất nhằm rèn luyện phát triển con người một cách toàn diện về mọi mặt: “Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe toàn dân. Chính vì vậy. ngay khi mới thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong bài “ Sức khỏe và thể dục” (đăng trên báo cứu quốc, số 199, ngày 27 tháng 3 năm 1964), Người viết: “Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần phải có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên, luyện tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước ” Ngày 24 tháng 10 năm 1955, trong thư “ gửi các em học sinh”, Bác viết: “ Đối với các em, việc giáo dục bao gồm: Thể dục: để làm cho thân thể khỏe mạnh, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung. Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới. Mỹ dục: Để phận biệt các gì là đẹp, cái gì là không đẹp. Đức dục: Là yêu tổ quốc, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công ” Luật giáo dục được quốc hội khóa VIII, nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1998 và pháp lệnh thể dục thể thao được ủy ban thường vụ quốc hội thông qua tháng 9 năm 2000, quy định: “Nhà nước coi trọng thể dục thể thao 3
  4. trường học, nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho thanh thiếu niên nhi đồng. Giáo dục thể chất là môn giảng dạy bắt buộc đối với học sinh và sinh viên, được phát triển trong hệ thống giáo dục toàn dân, từ mầm non đến đại học” Chính vì vậy, giáo dục thể chất trong cá trường Tiểu học là một bộ phận của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra lớp người: “ phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Đáp ứng yêu cầu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Ở Việt Nam, môn điền kinh là một môn thể thao rất được quan tâm. Đây là môn thể thao phong phú và đa dạng, không những có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo Để phát triển được thành tích thể thao nói chung và điền kinh nói riêng thì ta phải có phương pháp huấn luyện đối với từng nội dung cụ thể. Môn điền kinh bao gồm các nội dung: đi bộ, chạy nhảy và phối hợp. Chạy ngắn là một môn điển hình phát triển tốc độ, thuộc loại hoạt động có chu kỳ và có cường độ cực lớn của điền kinh. Chạy ngắn có tác dụng tốt đến việc tăng cường các chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể và hệ thống thần kinh, nâng cao khả năng làm việc căng thẳng trong điều kiện thiếu ô xi, nhanh chóng huy động tiềm lực của cơ thể, bồi dưỡng, nâng cao kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn. Chạy cự ly ngắn 60m là nội dung thi đấu chính của một môn thể thao trong trường tiểu học. Đây là nội dung thi chính thức trong các Đại hội Olympic và các cuộc thi đấu lớn. Thành tích đạt được trong chạy cự ly ngắn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thể lực như: sức mạnh, tốc độ, sức bền Để các em học sinh trong trường Tiểu học rèn luyện và phát huy được các yếu tố thể lực trên yêu cầu chúng ta phải có phương pháp huấn luyện như thế nào cho hợp lý. Xuất phát từ yêu cầu đào tạo, huấn luyện đội tuyển tham dự “ Hội khỏe phù đổng” nhằm nâng cao thành tích trong thi đấu Với vai trò là giáo viên, huấn luyện viên đội tuyển, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kỹ thuật: “Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện chạy cự ly ngắn 60m cấp Tiểu học ” 4
  5. 1.2. Điểm mới của đề tài: Đề tài đề xuất được một số giải pháp, hệ thống các bào tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn trong huấn luyện học sinh để tham gia thi đấu Hội khỏe phù đổng. Đã có giáo viên viết nhưng chủ yếu là nhằm nâng cao thành tích trong học tập chứ không phải trong công tác huấn luyện. Với hệ thống các giải pháp, bài tập phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như giáo dục của huyện nhà. 1.3. Phạm vi áp dụng đề tài: Phạm vi áp dụng : Là học sinh ở trường Tiểu học 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng việc huấn luyện đội tuyển tham gia thi đấu cấp huyện. 2.1.1. Thuận lợi: a. Về phía nhà trường và giáo viên: - Luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường. Cơ sở ngày càng được đáp ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huấn luyện. - Giáo viện dạy thể dục được đào tạo cơ bản, có trình độ từ cao đẳng và đại học. - Giáo viên được đào tạo chuyên sâu môn điền kinh. - Đội ngũ giáo viên thể dục có trình độ, luôn luôn có ý thức học hỏi, chiếm lĩnh kiến thức một cách vững vàng để đáp ứng mọi yêu cầu đối với việc huấn luyện. b. Về học sinh: - Nội dung chạy cự ly ngắn gần gủi với cuộc sống, sinh hoạt của học sinh . Học sinh trên địa bàn đa số đều có tố chất và thể lực tốt - Đa số các em có ý thức cao trong tập luyện. c. Về phụ huynh: - Đa phần phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập nói chung và giáo dục thể chất, tập luyện Thể dục thể thao nói riêng của con em. Khá chu toàn trong việc đầu tư trang phục, thiết bị cho con cái tập luyện. 2.1.2. Những khó khăn: a. Về phía nhà trường và giáo viên: - Cơ sở vật chất còn thiếu, hư hỏng, chưa có thiết bị chuyên dụng. 5
  6. - Hầu hết các đơn vị trên địa bàn huyện chưa có đường chạy đạt chuẩn về cự ly 60m. - Việc đầu tư cơ sở vật chất của các cấp chính quyền về môn điền kinh nói chung cũng như nội dung chạy cự ly ngắn 60m nói riêng còn rất hạn hẹp. b. Về học sinh: - Sự nhận thức chưa đúng đắn về vai trò, tác dụng của môn học trong học sinh và một số giáo viên nên còn xem nhẹ môn học này. Phần lớn học sinh cho rằng môn thể dục là môn phụ vì thế các em không chịu học mà chỉ chú trọng vào các môn học như Tiếng Viêt, Toán, Anh - Mặt khác, môn thể dục là môn khó, nó tác động trực tiếp đến thể chất các em. Đặc biệt là nội dung chạy, nhảy vận động cơ bắp nhiều dẫn đến mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến thể trạng các em. - Đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế, các tranh ảnh minh họa chưa đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh. - Bên cạnh đó, trong quá trình học, một số em còn rụt rè, thiếu tự tin, chưa phát huy hết khả năng của bản thân do vậy, việc trao đổi thảo luận, phối hợp tập luyện các động tác, kỹ thuật giữa các nhóm chưa tích cực, dẫn đến chất lượng bộ môn chưa cao, chưa đồng đều. - Kỹ thuật chạy cự ly ngắn của các em khi tham gia thi đấu còn nhiều hạn chế, chủ yếu theo bản năng như: + Chạy cự ly 60m, kỹ thuật xuất phát: chủ yếu là xuất phát cao. + Chạy tư thế của hai bàn chân chưa đúng. + Kỹ thuật đánh tay sai lệch. + Giai đoạn chạy lao nâng thân người lên quá cao ở những bước đầu tiên. + Xuất phát chậm. + Kỹ thuật đánh đích chưa đúng. + Giai đoạn chạy giữa quãng trọng tậm hạ thấp, thân trên ngã ra sau hoặc không đánh mạnh khuỷu tay ra sau. 6
  7. 2.1.3. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng đề tài: Qua khảo sát thành tích các vận động viên tham gia Hội khỏe phù đổng cấp huyện như sau: Tại giải điền kinh cấp huyện, năm học 2018 – 2019: TT Họ và tên học sinh Giới tính Cự ly Thành tích thi Đạt giải đấu tại huyện 1 Nguyễn Gia Huy Nam 60m 10’’10 Không có giải 2 Phạm Thị Thu Thùy Nữ 60m 9’’85 Không có giải Từ tình hình trên, bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ và có những biện pháp để kiểm tra nhằm lựa chọn vận động viên cũng như lên kế hoạch huấn luyện ngay từ đầu năm học. 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn: 2.2.1. Giải pháp 1: Tuyển chọn đội tuyển: Tuyển chọn đội tuyển nội dung chạy cự ly ngắn - Học sinh có thành tích cao, có sự nỗ lực, tiến bộ trong tập luyện. - Có tố chất phù hợp với nội dung chạy cự ly ngắn như: + Học sinh có các tố chất vận động: nhanh, mạnh, bền. dẻo, khéo léo. + Có sãi chân đều, bàn chân hõm, tần số bước chạy nhanh. + Thể hình phải cân đối, khỏe mạnh, có chiều cao. + Cơ bắp chưa phát triển hòa toàn, đặc biệt cơ đùi, cơ bắp chân tròn đều đang trên đà phát triển (nếu được tập luyện sẽ phát triển nhanh). + Yếu tố di truyền của gia đình, dòng họ. 2.2.2. Giải pháp 2: Lập kế hoạch huấn luyện. - Lập kế hoạch huấn luyện là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo cho quá trình huấn luyện được tiến triển liên tục, tạo điều kiện cho vận động viên đạt thành tích cao nhất trong các độ tuổi thích hợp. 7
  8. - Xây dựng kế hoạch cần tập trung vào phát triển thể lực, huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và giáo dục phẩm chất ý chí đạo đức cho các em. 2.2.3 .Giải pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện cho huấn luyện - Các dụng cụ tập luyện: Giày thi đấu, dây cao su, dây nhảy, đồng hồ bấm giây, còi, bàn đạp, dây đích, hố cát hoặc đường chạy bằng cát. - Xây dựng đường chạy cự ly 60m đến 100m. - Trang phụ vận động viên: Áo phong, quần cọc , dày đinh. 2.2.4. Các giai đoạn huấn luyện 2.2.4.1. Giai đoạn huấn luyện ban đầu: Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là phát triển thể lực toàn diện cho các em học sinh, dạy cho các em những bài tập khác nhau, tạo cho các em sự ham thích về môn chạy ngắn. Trong giai đoạn huấn luyện ban đầu có các bài tập nhằm phát triển tổng lực các tố chất thể lực của học sinh. Tần số động tác là một trong những chỉ số chủ yếu của tốc độ. Vì vậy, trong các buổi tập cần ưu tiên phát triển sức nhanh, sức bền. Giai đoạn này chủ yếu nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, tập phản xạ, tăng cường sức nhanh, sức mạnh cho từng học sinh. Thời gian tập: Từ 12 đến 15 buổi, mỗi buổi cách nhau 2 – 3 ngày. * Cụ thể là các bài tập: Chỉ tiêu ( giây) Bài tập Nam Nữ - Chạy 20m xuất phát cao 3” 8– 3’’2 4’’2– 3’’5 - Chạy 30m tốc độ cao 5’’0 – 4’’2 5’’2 – 4’’6 - Chạy 30m xuất phát cao 5’’2 – 4’’4 5’’5 – 4’’6 - Chạy 60m 10’’0 – 9’’7 10’’2 – 9’’8 + Các bài tập phát triển tốc độ: chúng ta phải hiểu được rằng: mục đích tập luyện là để phát triển tốc độ cho người tập (nâng cao thành tích) Mà tốc độ chính bằng: độ dài bước chạy/tần số bước chạy. 8
  9. Trong đó: độ dài bước chạy là số đo của một bước chạy. Tần số là số bước chạy trong một thời gian nhất định. Các bài tập tăng và ổn định độ dài bước chạy: - Thông thường, độ dài bước chạy phụ thuộc vào độ dài cẳng chân của từng học sinh. Do đó, để tăng độ dài bước chạy là không đáng kể. Tuy nhiên, nếu được luyện tập tốt cũng có thể độ dài bước chạy sẽ tăng lên hoặc ít nhất cũng giữ được mức độ ổn định cần thiết. - Muốn vậy, học sinh tăng cường các bài tập: chạy đạp sau; chạy với vạch quy định; chạy bước hoặc chạy vượt rào. Nếu đạp sau càng nhanh thì thời gian đạp sau càng lớn. Các bài tập tăng tần số bước chạy: - Khi độ dài bước chạy đã đạt đến độ dài cần thiết và ổn định thì việc tăng về duy trì tần số bước chạy sẽ quyết định đến thành tích của người tập. Như vậy, chúng ta cho học sinh tập luyện tốt các bài tập sau: + Chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển. + Chạy tại chỗ trên cát hoặc trên nệm. + Chạy tăng tốc theo đoạn ngắn. + Chạy bước thấp theo tín hiệu. + Tập đánh tay tại chỗ. - Lượng vận động này được tăng lên hợp lý trong từng buổi tập (tránh tình trạng tập quá tải hoặc quá hời hợt). Cuối buổi tập giáo viên kiểm tra lại tần số bước chạy của từng em và có biện pháp điều chỉnh. Giáo viên phải có nhật ký của từng buổi tập, từ đó xác định giai đoạn tập luyện phù hợp với các giai đoạn tập luyện, đảm bảo nguyên tắc tăng tiến về thể lực. 2.2.4.2 Giai đoạn huấn luyện thể lực chung: Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này la huấn luyện thể lực toàn diện, nâng cao mức độ chịu đựng chung của cơ thể, tạo được vốn kỹ năng vận động, tăng tri thức để hình thành những nền tảng ban đầu của tài năng thể thao. Đặc điểm của giai đoạn này là sử dụng các phương tiện huấn luyện. 9
  10. * Huấn luyện tốc độ: Trong giai đoạn này, để huấn luyện sức nhanh nên sử dụng các bài tập: - Chạy trong các điều kiện khó khăn như chạy leo cầu thang. - Chạy trong các điều kiện dễ dàng hơn . Để huấn luyện tốc độ không nên cho các em chạy với tốc độ cực đại quá nhiều. * Có thể áp dụng các bài tập: Chỉ tiêu (giây) Bài tập Nam Nữ - Chạy tăng tốc 20m 3’’30 – 3’’35 4’’35 – 4’’40 - Chạy tăng tốc 30m 5’’40 – 5’’45 6’’35 – 6’’40 - Chạy biến tốc 200m - Chạy xuất phát thấp : 02 lần - Chạy xuất phát thấp có dây chun 20m: 05 lần - 100m nhanh, 100m chậm - Chạy bền 1’ 30’’ – 1’45’’ 1’ 30’’ – 1’55’’ Ngoài ra, việc sử dụng những bài tập khác nhau trong những tình huống thay đổi cũng rất hiệu quả. Có thể sử dụng các môn bóng (bóng đá, bóng bàn) đòi hỏi phải thể hiện sức nhanh, nhảy xa với đà ngắn. * Huấn luyện về thể lực: Gồm các bài tập: - Chạy lên dốc, chạy lên bậc cầu thang. - Chạy đạp sau 30m: 03 lần. - Bật cóc 15 – 20m: 03 lần. - Bật cao trên cát. - Bài tập đứng lên, ngồi xuống: nam 20 lần, nữ 15 lần - Bài tập phát triển cơ lưng, cơ bụng: + Tập cơ bụng: Nam 20 lần, nữ 15 lần + Tập cơ lưng: Nam 20 lần, nữ 15 lần 10
  11. 2.2.4.3. Giai đoạn huấn luyện chuyên môn: Nhiệm vụ của giai đoạn là hoàn thiện về thể lực, kỹ thuật trong chạy cự ly ngắn để chuẩn bị cho vận động viên thi đấu. Đặc điểm của giai đoạn này là tính chuyên môn hoá được thể hiện rõ hơn. Tỷ trọng huấn luyện chuyên môn về thể lực, kỹ thuật, tâm lý được tăng lên đáng kể. Khối lượng và cường độ của các phương tiện chủ yếu tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước. Điều này diễn ra không chỉ do huấn luyện chung mà còn do ưu tiên tăng số lượng các bài tập huấn luyện chuyên môn và thi đấu. Vì vậy, chúng ta cần đặc biệt thận trọng điều hoà mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ của lượng vận động trong huấn luyện. * Huấn luyện sức nhanh tốc độ: Trong giai đoạn này, để huấn luyện sức nhanh nên sử dụng các bài tập: - Chạy trong các điều kiện khó khăn như chạy lên dốc (40 - 80). - Chạy trong các điều kiện dễ dàng hơn (chạy xuống dốc, chạy có sử dụng sức kéo nhân tạo). - Chạy trên cát. - Chạy tăng tốc 20m: Nam: 3’’ 20 – 3’’45 Nữ: 4’’20 – 4’’35 - Chạy tốc độ 30m: Nam: 4’’70 – 5’’25 Nữ: 5’’20 – 5’’70 - Chạy xuất phát thấp: 02 lần. - Chạy xuất phát thấp có dây chun 30m: 05 lần. - Chạy 200m: Nam: 46’’2 – 46’’4 Nữ: 48’’3 – 49’’7 Giai đoạn này được luyện tập từ 10 – 12 tiết với tuần tự như sau: + Tiếp tục ôn giai đoạn giữa quãng: Chạy tốc độ cao: 20 – 40m sau đó chạy về với 30% sức. Giai đoạn này tập liên tục buổi sau cách 1 ngày. - Ôn xuất phát chạy lao - Chạy lao – giữa quãng – về đích - Tổ chức thi đấu kiểm tra, rèn luyện ý chí tâm lý và trí tuệ. 11
  12. Một trong những điều cần chú ý là sau khi hoàn thành quá trình huấn luyện cần cho học sinh nghỉ 1 đến 2 tuần trước khi thi đấu. Đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng, ngoài việc tổ chức tập luyện để duy trì tốc độ cao, học sinh biết vận dụng liên kết giữa các giai đoạn để đạt thành tích cao nhất. Mặt khác đây là giai đoạn giáo viên luôn tổ chức kiểm tra thi đấu, theo dõi thành tích hàng ngày của từng học sinh. Trong các buổi tập giáo viên kết hợp cho học sinh nghĩ ngơi hợp lý. Sau khi thi đấu kiểm tra giáo viên nhận xét cụ thể, tỉ mỉ kết quả tập luyện của từng học sinh, ghi nhật ký hàng ngày để theo dõi điều chỉnh. Ngoài những yếu tố, những nội dung mà giáo viên truyền thụ cho học sinh, giáo viên cần ra bài tập về nhà để học sinh thường xuyên luyện tập (theo yêu cầu của giáo viên). Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý (trong điều kiện cho phép). Nhằm mục đích duy trì và đảm bảo thành tích luôn ở thời kỳ cao nhất. 2.3. Kết quả đạt được: 2.3.1. Kết quả định lượng: Thành tích thi đấu của vận động viên chạy 60m sau khi huấn luyện: Tại giải điền kinh cấp huyện, năm học 2019-2020: Thành tích thi TT Họ và tên học sinh Giới tính Cự ly đấu tại huyện Đạt giải 1 Nguyễn Xuân Đạt Nam 60m 9’’80 2 Trần Thị Thúy Hồng Nữ 60m 9’’07 Nhất Như vậy thành tích sau khi vận dụng phương pháp tập mới đã được tăng lên rõ rệt. Đặc biệt có sự tăng lên đột biến của em Trần Thị Thúy Hồng(giải nhất huyện) . Ngoài ra khi kiểm tra cho thấy các chỉ số về thể lực và thể hình đều tăng lên. Nếu đem đối chứng với bản thống kê quá trình tập luyện năm học trước thì kết quả sau quá trình tập luyện năm học 2019 – 2020 hoàn toàn hơn hẳn ở mọi thông số. Điều đó khẳng định cùng khối lượng tập luyện nếu có phương pháp tuyển chọn và huấn luyện hợp lý thì sẽ có kết quả cao hơn. 12
  13. 2.3.2. Kết quả định tính: Học sinh có tâm lí thi đấu với quyết tâm cao, kỹ thuật xuất phát tốt, thực hiện đúng kỹ thuật động tác các bước chạy, đánh đích đúng kỹ thuật. Thể lực của các em được nâng lên rõ rệt, sức bền trong thi đấu được tốt hơn 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Qua quá trình giảng dạy huấn luyện, áp dụng những sáng kiến trên tôi thấy hiệu quả tăng lên rõ rệt. Học sinh nắm bắt tốt từng bài tập một cách nhanh chóng, tăng hưng phấn, hứng thú trong luyện tập, thành tích của các em trong quá trình tập luyện ngày càng cao. Từ đó tôi thiết nghĩ, nếu ngành chúng ta chú trọng tới việc huấn luyện các nội dung thể dục thể thao cho học sinh Tiểu học thì đó sẽ là nơi cung cấp các vận động viên trẻ cho nền thể thao của tỉnh nhà. Trên đây là một số ý kiến của tôi về phương pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh Tiểu học . Trong quá trình áp dụng tôi nhận thấy vẫn còn những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. 3.2. Đế xuất kiến nghị: * Đối với Ban giám hiệu nhà trường: - Thành lập các câu lạc bộ điền kinh hoạt động thường xuyên, liên tục trong suốt năm học. - Bổ sung cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như huấn luyện. - Khen thưởng, động viên học sinh thi đấu đạt thành tích cao. * Đối với giáo viên: - Tiếp tục phát huy hết tinh thần trách nhiệm của mình để tham gia vào quá trình huấn luyện một cách tích cực, hiệu quả. * Đối với học sinh: - Ngoài việc học các môn cần có tinh thần tập luyện tích cực hướng đến mục đích cuối cùng là thành tích cao trong thi đấu Thể dục thể thao - Hội khỏe Phù Đổng. 13
  14. * Đối với phụ huynh: - Cần nhận thức đúng đắn về tác dụng, lợi ích của môn điền kinh, có kế hoạch đầu tư, mua sắm thêm trang thiết bị cho con em để tập luyện . 14
  15. MỤC LỤC Trang Bìa 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1.1. Lý do chọn đề tài 3 1.2. Điểm mới của đề tài 5 1.3. Phạm vị áp dụng của đề tài 5 2. PHẦN NỘI DUNG 5 2.1. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu 5 2.1.1 Về mặt thuận lợi 5 2.1.2 Về mặt khó khăn 5 2.1.3 Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng đề tài 6 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 7 2.2.1 Giải pháp 1: Tuyển chọn đội tuyển 7 2.2.2 Giải pháp 2: Lập kế hoạch huấn luyện 7 2.2.3 Giải pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện cho huấn luyện 7 2.2.4. Các giai đoạn huấn luyện 8 2.2.4.1 Giai đoạn huấn luyện ban đầu 8 2.2.4.2 Giai đoạn huấn luyện thể lực chung 9 2.2.4.3 Giai đoạn huấn luyện chuyên môn 10 2.3. Kết quả đạt được: 12 2.3.1 Kết quả định lượng 12 2.3.2 Kết quả định tính 12 3. PHẦN KẾT LUẬN 12 3.1. Ý nghĩa của đề tài 12 3.2. Đề xuất, kiến nghị 13 15