SKKN Một số giải pháp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong công tác chăm sóc và giáo dục tại Trường mầm non Trực Đại
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong công tác chăm sóc và giáo dục tại Trường mầm non Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nuoi_duong_cam_xuc_tich_cuc_cho_giao_v.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong công tác chăm sóc và giáo dục tại Trường mầm non Trực Đại
- 29 9. Không được hồi tưởng về quá khứ Một số giáo viên có xu hướng ghi nhớ những sự việc đã xảy ra, nhất là những căng thẳng, nỗi bực tức chất chứa chưa được giải toả vào những ngày trước, vô tình bắt gặp khoảnh khắc gợi nhớ lại cũng khiến giáo viên bùng phát cơn giận dữ. Cháu này hôm trước cũng đánh bạn, cũng vứt đồ chơi, đến lớp hay khóc vì điều đó sẽ dễ làm bùng phát cơn giận dữ thành cơn thịnh nộ việc cần làm là chúng ta hãy thôi nghĩ về những việc không vui ở trong quá khứ và tập quên nó 10. Tập thể dục thể thao hoặc theo học các môn học để cân bằng cảm xúc Lợi ích của thể thao trong việc cải thiện thể chất thì đã được biết đến từ rất lâu tuy nhiên những lợi ích về mặt tâm lý thì có một số điểm như sau: Khi chơi thể thao chúng ta sẽ được gặp gỡ và giao lưu với rất nhiều người, do đó tăng các mối giao tiếp ngoài xã hội, giúp kết nối mọi người với nhau, giúp cho cuộc sống của chúng ta lạc quan, vui tươi, và thêm yêu cuộc sống hơn. Mặt khác khi chơi thể thao bạn sẽ rũ bỏ được tất cả các mối lo nghĩ hàng ngày. Khi chơi thể thao bạn sẽ được trải qua đủ các cung bậc cảm xúc từ thất bại đến chiến thắng tương ứng với từ buồn phiền tới vui vẻ và nó sẽ tập cho cơ thể chúng ta thích nghi với các cảm xúc đó và chúng ta sẽ kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Hoạt động thể thao giúp kích thích tế bào não sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh là endorphins và các opiate, nó làm cho chúng ta vui vẻ, yêu cuộc sống. Hoạt động thể thao sẽ làm cho tim và phổi hoạt động nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ oxy tăng của cơ thể. Nó sẽ mang nhiều oxy tới các tế bào cơ và não hơn sẽ giúp cải thiện chức năng các tế bào này. Thể dục, thể thao giúp chúng ta cân bằng lại các mối quan hệ, tinh thần lẫn sức khỏe thể chất. Hoạt động thể thao giúp cải thiện sắc thái của bạn: Các bài tập thể thao làm tăng sự tự tin, có thể giúp cơ thể nghỉ ngơi các suy nghĩ và nó có thể làm giảm các triệu chứng kết hợp với trầm cảm nhẹ hoặc lo âu. Tập thể thao sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của chúng ta, làm cho giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn mà chúng ta đã biết mất
- 30 ngủ là nguyên nhân của stress, trầm cảm và lo âu do đó tập thể thao sẽ giúp chúng ta giảm các vấn đề đó. Hãy lựa chọn các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ và thể trạng của bạn như đi bộ, tập gym, yoga, đánh cầu lông, bóng chuyển, nhảy erobic đối với bản thân tôi, mỗi sáng sớm tôi thường chọn cho mình bài tập đi bộ và tập yoga, buổi chiều tôi thường chơi các hoạt động tập thể cùng đồng nghiệp: cầu lông, kéo co , các bài tập không chỉ giúp tôi giảm căng thẳng stress mà tôi thấy sức khoẻ cũng được cải thiện rõ rệt. (Hình ảnh: Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày)
- 31 Giải pháp 6: Tăng cường việc giao tiếp để nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non Người xưa có câu “Không có giao tiếp, không có quan hệ. Không có tôn trọng, không có tình yêu. Không có tin tưởng, không có lý do để tiếp tục!”, điều này phần nào thể hiện tầm quan trọng của vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Tại môi trường giáo dục cũng vậy, việc giao tiếp khiến mọi giáo viên trở nên tự tin, gắn kết mối quan hệ giữa mọi người với nhau, chất lượng công việc được nâng cao. 1. Giao tiếp với trẻ Dù ở nhà hay ở trường, trẻ em luôn thích được chiều chuộng, khuyên nhủ nhẹ nhàng. Vì vậy, trước khi giao tiếp với nhóm đối tượng nào thì giáo viên mầm non phải tìm hiểu tâm lý chung của nhóm để có thể đưa ra cách thức giao tiếp phù hợp. Hiểu được tâm lý và có kỹ năng giao tiếp với trẻ, tôi thường xuyên làm những công việc cụ thể như khen trẻ một cách khéo léo và thông minh, tránh làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và giúp trẻ nhận ra lỗi sai của mình sẽ giúp trẻ ngoan ngoãn và hợp tác hơn trong quá trình dạy học.
- 32 Hình ảnh: Giao tiếp thường xuyên với trẻ 2. Giao tiếp với phụ huynh Có rất nhiều lý do để giáo viên và phụ huynh tạo lập mối quan hệ tốt đẹp, thân ái. Bởi thực chất, cả hai đều có mục đích chung hướng đến là giúp con em được phát triển trong môi trường lành mạnh, có thêm kiến thức và rèn luyện đạo đức. Chỉ có sự chung tay giữa cả cô giáo và cha mẹ trẻ mới có thể khiến mục tiêu này trở nên hoàn hảo. Trong đó, giá trị đạt được bao gồm: Hơn hết, việc hành xử và tạo mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ của mỗi giáo viên mầm non sẽ tạo nên môi trường giáo dục tích cực. Trẻ sẽ trở nên ngoan ngoãn và chăm chỉ hơn vì cảm thấy mình được quan tâm, được hỗ trợ giải quyết vấn đề. Cha mẹ cũng hiểu thêm về trẻ, về cô giáo, về môi trường mầm non, từ đó có cách dạy dỗ phù hợp. Thông qua việc giao tiếp hàng ngày với phụ huynh và qua các kênh thông tin, tôi dần dần gửi gắm tới các bậc phụ huynh lòng thương yêu trẻ, sự nhiệt huyết trong công việc, sự nhẫn nhại, kiên trì và mang tới những cảm xúc tích cực cho các bậc làm cha mẹ, khiến họ cảm thấy được trân trọng, họ tin tưởng vào phương pháp dạy dỗ của nhà trường và cô giáo. Họ tiếp nhận những cảm xúc tích cực và phản
- 33 hồi lại cô giáo bằng chính những cảm xúc đó. Đó chính là cách tôi lan toả cảm xúc tích cực đến cha mẹ trẻ, và họ lại lan toả cảm xúc tích cực đến những đứa con của mình, từ đó tạo nên được một tập thể đoàn kết, yêu thương. Hình ảnh: Giao tiếp với cha mẹ trẻ
- 34 3. Giao tiếp với đồng nghiệp Mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp cũng giúp cho giáo viên mầm non dễ dàng hoàn thành công việc của mình hơn. Một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp giúp tâm trạng bạn vui vẻ hơn, thêm động lực để cống hiến và gắn bó với nghề. Tôi luôn gần gũi, thân thiện với đồng nghiệp, thường xuyên trò chuyện chia sẻ niềm vui đến mọi người, điều đó khiến mọi người trở nên xích lại gần nhau và luôn có cảm giác vui vẻ trong công việc. Có lòng tin ở nhau, tập thể mới thật sự đoàn kết, hết mình vì mục tiêu chung. Xây dựng lòng tin nơi đồng nghiệp không chỉ thông qua thành tích làm việc, mà còn ở thái độ sống, đạo đức của mỗi người. Vì vậy, việc giao tiếp rõ ràng, trung thực, súc tích và minh bạch sẽ giúp bạn xây dựng thành công lòng tin nơi đồng nghiệp. Và một khi đã có được lòng tin từ tập thể, những xung đột hiểu lầm sẽ không còn hiện hữu, quá trình hợp tác làm việc diễn ra suôn sẻ. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Qua quá trình áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những hiệu quả như sau: 1. Hiệu quả kinh tế: 2. Hiệu quả về mặt xã hội: * Đối với giáo viên: Bảng khảo sát kết quả sau khi đã ứng dụng các biện pháp Tổng số giáo viên: 12 Đạt Chưa đạt Kỹ năng quản lý cảm xúc Số Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % lượng 1.Kỹ năng nhận diện cảm xúc 11 92% 1 8%
- 35 2.Kỹ năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc 10 83% 2 17% 3.Kỹ năng sử dụng cảm xúc 10 83% 2 17% Giáo viên đã nhận biết được các cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, trong giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp và phụ huynh Giáo viên biết sử dụng các cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ Giáo viên đã có những cách thức để quản lý, điều khiển các cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ em. Yêu thương, ân cần với trẻ, không cáu gắt, đánh mắng, trách phạt trẻ, đối xử công bằng với tất cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ, luôn cởi mở, vui vẻ với trẻ, tích cực tìm hiểu, phát hiện khả năng và sự khác biệt của trẻ, giúp đỡ trẻ trong các tình huống cụ thể. Đồng thời, giáo viên đã tạo được niềm tin ở trẻ, gần gũi với trẻ, có lòng yêu nghề, tận tụy, tâm huyết, kiên nhẫn và có khả năng quản lý cảm xúc tốt. * Đối với trẻ Tâm lý thoải mái, thích đi học, thích đến trường, thích hoạt động, thích giao tiếp Trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tự tin, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với bạn bè. * Đối với các cha mẹ trẻ Cha mẹ luôn quan tâm, đồng hành, chia sẻ cùng với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường để cùng phối hợp làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 3.Khả năng áp dụng và nhân rộng Biện pháp đã được các bạn đồng nghiệp trong trường mầm non Trực Đại cùng tham khảo và áp dụng. Với đề tài này có thể áp dụng được với trẻ ở các độ
- 36 tuổi mẫu giáo trong các trường mầm non trong và ngoài địa bàn huyện Trực Ninh. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Sáng kiến của tôi là mới, chưa bộc lộ công khai trong văn bản, sách báo, chưa được cơ quan, đơn vị cá nhân nào áp dụng, không trùng với các giải pháp của người khác đã được áp dụng. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa để tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ theo chương trình giáo dục hiện hành. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Phạm Thị Thoa
- 37 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP Sáng kiến “ Một số giải pháp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong công tác chăm sóc và giáo dục tại Trường mầm non Trực Đại” của Bà Phạm Thị Thoa giáo viên trường mầm non Trực Đại đã và đang áp dụng tại trường đạt hiệu quả rất cao,đã đưa ra các biện pháp thiết thực, có tính mới, đem lại lợi ích lớn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Sáng kiến có khả năng ứng dung cao, có thể nhân rộng ở tất cả các trường mầm non trong địa bàn huyện Trực Ninh. Trực Đại, ngày 5 tháng 4 năm 2024 HIỆU TRƯỞNG Bùi Thị Thúy .
- 38 HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH XÁC NHẬN Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Trực Ninh xác nhận sáng kiến: “ Một số giải pháp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong công tác chăm sóc và giáo dục tại Trường mầm non Trực Đại” của tác giả Phạm Thị Thoa – Giáo viên trường mầm non Trực Đại đã có các giải pháp cải tiến, có tính mới, tính khả thi được áp dụng hiệu quả tại đơn vị và một số trường mầm non trong huyện. Đánh giá xếp loại: Đạt. PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Nguyễn Hồng Sơn