SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Trực Đại
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_hoat_dong_chuyen_mon_nham_nang.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Trực Đại
- 13 Hình ảnh: Trẻ “đọc” sách tại thư viện nhà trường và xem sách cùng bố, mẹ tại góc thư viện xanh trên sân trường Giải pháp 4: Đặt mục tiêu và đánh giá kết quả Thiết lập các mục tiêu rõ ràng và thiết kế cách đánh giá kết quả để đảm bảo rằng hoạt động chuyên môn mang lại hiệu quả và đóng góp vào nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên. Việc thiết lập mục tiêu và đánh giá kết quả cần phải lưu ý đến sự phát triển toàn diện của trẻ, sự hài lòng của phụ huynh và một môi trường học tập tự nhiên, hỗ trợ. - Xác định mục tiêu chung của hoạt động chuyên môn, có thể là cải thiện chất lượng giáo dục mầm non, phát triển kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học cho giáo viên, cũng như tăng cường sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. - Chia nhỏ mục tiêu chung thành các mục tiêu cụ thể và đo lường được. Ví dụ: + Cải thiện chất lượng giáo dục mầm non: Mục tiêu cụ thể: Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và rèn luyện cho trẻ. Đo lường: Tăng tỷ lệ trẻ hoàn thành các hoạt động học tập. Đánh giá sự tiến bộ của trẻ qua các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ. Phản hồi từ phụ huynh về sự phát triển của con. + Phát triển kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học cho giáo viên: Mục tiêu cụ thể: Nâng cao kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học của giáo viên mầm non. Đo lường: Thực hiện đánh giá định kỳ về kỹ năng giảng dạy của giáo viên. Tăng tỷ lệ sử dụng các phương pháp giảng dạy hiệu quả. Đánh giá sự tham gia và tương tác tích cực của trẻ trong lớp học. + Tăng cường sự phát triển toàn diện của trẻ: Mục tiêu cụ thể: Khuyến khích sự phát triển về mặt văn hoá, xã hội và cá nhân cho trẻ. Đo lường:
- 14 Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ, tư duy logic và kỹ năng xã hội của trẻ qua các hoạt động định kỳ. Theo dõi sự tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề và làm việc nhóm của trẻ. Đo lường sự tham gia của trẻ trong các hoạt động ngoại khóa và văn hoá. - Xác định các tiêu chí đánh giá để đo lường việc đạt được các mục tiêu Điều này có thể bao gồm sự tiến bộ của trẻ trong các kỹ năng và kiến thức, sự tham gia và mức độ hài lòng của phụ huynh, phản hồi từ giáo viên và CBQL. Các tiêu chí này nên được đo lường bằng các chỉ số cụ thể và có thể là số liệu định lượng hoặc chất lượng. Ví dụ: + Đánh giá sự tiến bộ của trẻ trong các kỹ năng và kiến thức Tiêu chí đo lường: Tỉ lệ trẻ đạt được mục tiêu học tập dựa trên đánh giá sự phát triển của trẻ. Ví dụ về kỹ năng đọc, tiêu chí đo lường có thể là tỷ lệ trẻ đạt được mức độ đọc đúng từ và hiểu nội dung của câu chuyện, bài thơ theo yêu cầu trong bài học thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. + Sự tham gia của trẻ trong các hoạt động học tập và ngoại khoá. Tiêu chí đo lường: Số lần tham gia tích cực của trẻ trong các hoạt động học tập và ngoại khoá. Ví dụ đo lường bằng cách ghi nhận số lượng trẻ tham gia vào các hoạt động như thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tham gia trò chơi và vận động ngoại khoá. + Mức độ hài lòng của phụ huynh. Tiêu chí đo lường: Tỷ lệ phản hồi tích cực từ phụ huynh về chất lượng giáo dục và sự phát triển của con họ. Ví dụ tổ chức cuộc khảo sát phụ huynh định kỳ để đánh giá mức độ hài lòng của họ về các hoạt động giáo dục, sự tiến bộ của trẻ và mức độ hỗ trợ từ giáo viên và nhân viên trong trường. + Phản hồi từ giáo viên và CBQL: Tiêu chí đo lường: Đánh giá sự hài lòng và đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về hiệu suất hoạt động giáo dục. Ví dụ tổ chức cuộc họp định kỳ giữa
- 15 giáo viên và cán bộ quản lý để đánh giá và thảo luận về tiến trình học tập của trẻ, các vấn đề gặp phải và cách cải thiện. Đánh giá được dựa trên mức độ đạt được các mục tiêu, sự hỗ trợ từ cán bộ quản lý và mức độ hài lòng của giáo viên về công việc của mình. - Phản hồi và điều chỉnh: Dựa trên kết quả đánh giá, cung cấp phản hồi cho giáo viên và cân nhắc việc điều chỉnh hoặc cải thiện kế hoạch hoạt động chuyên môn trong thời gian tới. - Cập nhật và cải tiến: Theo dõi và cập nhật các mục tiêu và phương pháp đánh giá dựa trên kết quả và phản hồi, để đảm bảo rằng hoạt động chuyên môn mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế 2. Hiệu quả về mặt xã hội Nhờ có một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượngchuyên môn cho đội ngũ giáo viên, trong năm học vừa qua đội ngũ giáo viên của nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức, tinh thần trách cao trong công việc. Giáo viên biết xây dựng kế hoạch linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của nhóm/ lớp mình phụ trách. Có kiến thức, kỹ năng sư phạm, tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên đã thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ theo phương pháp mới, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ứng dụng giáo dục , nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Giáo viên đã chú trọng trong việc lựa chọn các dạng câu hỏi “mở” nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. Mặt khác khuyến khích trẻ đặt câu hỏi? đây chính là động lực thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Chú trọng xây dựng các góc chơi trong lớp theo hướng mở, bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi khoa học, vừa tầm với trẻ để trẻ tự tìm, tự lấy, tự cất, tự trang trí bằng chính sản phẩm của mình Phong trào dạy giỏi qua các hội thi sôi nổi, giáo viên tham gia hội giảng cấp trường, hội thi giáo viên giỏi cấp huyện đều
- 16 đạt giải cao. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng: - Đơn vị áp dụng: Trường mầm non Trực Đại, trường mầm non Trực Thái, trường mầm non Trực Thắng. - Khả năng nhân rộng: Có thể áp dụng cho các trường mầm non trong huyện. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Sáng kiến kinh nghiệm của tôi do bản thân tìm hiểu theo các tài liệu, qua tham khảo đồng nghiệp và qua thực tế ở trường để làm nền tảng cho bài viết của mình. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện không tránh khỏi thiếu sót, bản thân tôi rất mong nhận được sự đóng góp của lãnh đạo các cấp cũng như bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Cúc
- 17 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Trực Đại” của bà Nguyễn Thị Cúc đã và đang áp dụng tại trường mầm non Trực Đại. Sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng rất lớn trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng hoạt động chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non, có khả năng nhân ra diện rộng ở tất cả các trường mầm non trong huyện. Trực Đại, ngày 05 tháng 4 năm 2024 HIỆU TRƯỞNG Bùi Thị Thúy
- 18 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Trực Ninh xác nhận sáng kiến “Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Trực Đại” của tác giả Nguyễn Thị Cúc - Phó Hiệu trưởng trường mầm non Trực Đại đã có các giải pháp cải tiến, có tính mới, khả thi được áp dụng hiệu quả tại đơn vị và một số trường mầm non trong huyện. Đánh giá xếp loại: Đạt PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Nguyễn Hồng Sơn
- 19 UBND HUYỆN TRỰC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN TRỰC THẮNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU XÁC NHẬN, NHẬN XÉT KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Thông tin tác giả, tên sáng kiến kinh nghiệm Tên tác giả: NGUYỄN THỊ CÚC Chức vụ, nơi công tác: Phó hiệu trưởng, trường MN Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Trực Đại Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý (01)/MN. II. Thông tin đơn vị áp dụng sáng kiến Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường MN Trực Thắng, huyện Trực Ninh, Nam Định. Địa chỉ: xã Trực Thắng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Lĩnh vực ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm: Quản lý (01)/MN. Thời gian ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm: Năm học 2023–2024 III. Nhận xét, đánh giá của cơ quan/đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm:“ Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Trực Đại” đã được ứng dụng, triển khai tại trường MN Trực Thắng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục toàn diện của nhà trường. Sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng và có thể triển khai, nhân rộng tại các trường trong huyện, các trường ở huyện khác trong tỉnh có điều kiện tương đồng với huyện Trực Ninh. Trực Thắng, ngày 10 tháng 4 năm 2024
- 20 HIỆU TRƯỞNG UBND HUYỆN TRỰC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN TRỰC THÁI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU XÁC NHẬN, NHẬN XÉT KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Thông tin tác giả, tên sáng kiến kinh nghiệm Tên tác giả: NGUYỄN THỊ CÚC Chức vụ, nơi công tác: Phó hiệu trưởng, trường MN Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Trực Đại Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý (01)/MN. II. Thông tin đơn vị áp dụng sáng kiến Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường MN Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định. Địa chỉ: xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Lĩnh vực ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm: Quản lý (01)/MN. Thời gian ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm: Năm học 2023–2024 III. Nhận xét, đánh giá của cơ quan/đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm:“ Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Trực Đại” đã được ứng dụng, triển khai tại trường MN Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục toàn diện của nhà trường. Sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng và có thể triển khai, nhân rộng tại các trường trong huyện, các trường ở huyện khác trong tỉnh có điều kiện tương đồng với huyện Trực Ninh. Trực Thái, ngày 10 tháng 4 năm 2024
- 21 HIỆU TRƯỞNG