SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giảnh dạy bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch

doc 25 trang thulinhhd34 4850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giảnh dạy bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_gianh_day_bo_mon_mi_t.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giảnh dạy bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch

  1. Ngoài ra giáo viên cũng cần sắp xếp vị trí các nhóm sao cho phù hợp với từng hoạt động để các em thuận lợi trong quá trình làm việc. Ví dụ: Đối với hoạt động Vẽ cùng nhau thì chỉ cần sắp xếp bàn theo thứ tự như ở lớp là được vì các em chỉ cần quay lại với nhau thành một nhóm 4. Ở hoạt động Vẽ theo nhạc, giáo viên cần sắp xếp khoảng cách giữa các nhóm sao cho các em có thể di chuyển dễ dàng xung quanh bàn học của nhóm mình, tạo khoảng trống giữa lớp để các em có thể cắt, dán tranh thuận lợi. Có thể sắp xếp theo mô hình sau: * Mục đích: Lôi cuốn học sinh tích cực tham gia học tập, tránh gây ồn làm ảnh hưởng lớp học kế bên. * Biện pháp thực hiện: Trong giảng dạy Mĩ thuật theo phương pháp mới, các hoạt động yêu cầu phải tổ chức hình thức hoạt động nhóm đó là: + Vẽ cùng nhau. + Xây dựng mô hình từ vật tìm được. + Xây dựng cốt truyện. Để hoạt động nhóm có hiệu quả, trước tiên giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác nhóm bao gồm : kỹ năng hiểu được nhu cầu của người khác, kỹ năng biểu đạt một quan điểm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ quan điểm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Cần nói rõ cho học sinh rằng đánh giá kết quả theo nhóm nhưng cũng dựa vào sự phối kết hợp của từng cá nhân. Học sinh cần nhận thấy mọi thành viên cần phải có trách nhiệm đóng góp, mọi thành viên đều phải hoàn thành công việc, mọi thành viên đều phải được lĩnh hội kiến thức. Thành công của nhóm chính là thành công của mỗi cá nhân.Yêu cầu học sinh khi làm việc nhóm phải thực hiện theo đúng những qui định sau: + Mỗi thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. + Phải biết lắng nghe ý kiến của bạn và xem xét ý kiến nào là hợp lý nhất, không được cố gắng tự làm theo chủ ý của bản thân. + Khi thực hiện việc phân công nhiệm vụ,mỗi cá nhân sẽ tự nhận phần việc của mình cho phù hợp năng lực cá nhân. Đồng thời các thành viên trong nhóm sẽ bàn bạc và quyết định ai – việc gì. + Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở các bạn trong nhóm khi trao đổi cần nói vừa đủ nghe, không ảnh hưởng nhóm bạn và lớp kế bên.
  2. Những yêu cầu đưa ra là vậy, nhưng thực tế khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Nếu tổ chức hoạt động nhóm ở các khối lớp Ba đến lớp Năm ở tất cả các môn học nói chung thì tương đối nhẹ nhàng và không mất nhiều thời gian. Còn đối với các khối lớp Một, Hai, quản lý hoạt động nhóm luôn là một vấn đề phức tạp và gây mất nhiều công sức, thời gian của giáo viên. Do các em chưa có khả năng, chưa biết phân công công việc hợp lý nên giáo viên phải thường xuyên bao quát lớp để hỗ trợ. Ví dụ như khi vẽ cùng nhau, thường có tình trạng em vẽ không kịp giờ - em không biết làm gì. Những trường hợp như thế giáo viên phải giúp các em dàn trải công việc một cách hợp lý như: nhắc các em phụ bạn vẽ màu vào hình, vẽ thêm vào những khoảng trống trong tranh, tùy vào khả năng của các em mà giáo viên có những gợi ý thích hợp. Hay như khi tổ chức trò chơi học tập Vẽ tiếp sức, học sinh dưới lớp hay hò hét, đứng ngồi rất lộn xộn. Để khắc phục vấn đề này, giáo viên có thể thực hiện như sau: Trong khi các đội thi vẽ trên bảng thì học sinh dưới lớp sẽ hát 1 bài (lần 1 hát chậm, lần 2 hát nhanh hơn), khi hát hết bài thì các đội thi vẽ phải ngừng tay. Đội nào vẽ nhanh, vẽ đẹp nhất là đội thắng cuộc. Qua thực tế áp dụng cho thấy một kết quả thật khả quan, lớp học đảm bảo được trật tự và sinh động hơn nhiều. Bên cạnh những giải pháp trên, để quản lý tốt hoạt động nhóm, để trật tự lớp học đảm bảo theo yêu cầu thì giáo viên phải có biện pháp để các em tích cực tham gia học tập, cuốn hút các em vào các hoạt động chung. Có như thế các em sẽ không còn nói chuyện riêng hay đùa giỡn trong giờ học. Để làm được điều này thì khi giao việc giáo viên phải chú ý giao công việc vừa sức với học sinh, phù hợp với số lượng thành viên trong nhóm. Ví dụ như ở lớp Bốn, Năm, giáo viên có thể yêu cầu các em tạo hình bằng uốn dây thép, nhưng đối với các lớp Một, Hai thì điều này khó thực hiện. Thay vào đó có thể là hoạt động vẽ cùng nhau. Bên cạnh đó văn nghệ giữa tiết cũng là một trong những cách để giúp cho học sinh giảm bớt những mỏi mệt, thêm phần hứng thú với môn học. Nếu giáo viên tập cho các em một số bài hát quen thuộc kết hợp với múa vận động (mang tính chất tập thể dục là nhiều) thì các em sẽ vô cùng thích thú. Trong quá trình học sinh làm việc nhóm, giáo viên không được can thiệp sâu vào công việc của các em mà chỉ gợi ý để các em thực hiện tốt hơn. Giáo viên có thể bổ sung những gợi ý và các câu hỏi để giúp học sinh phát hiện vấn đề và tăng hứng thú làm việc nhóm. Giáo viên theo dõi tổng quát, phát hiện và hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những lệch lạc của học sinh. Giáo viên phải hạn chế đến mức thấp nhất việc nói của mình trong khi các em đang hoạt động nhóm. Nếu cần, giáo viên cho cả lớp dừng lại để tập trung chú ý nghe giáo viên hướng dẫn thêm. Một ví dụ về các bước tiến hành tổ chức học tập theo nhóm ở hoạt động Vẽ cùng nhau (chủ đề Thiên nhiên quanh em – Mĩ thuật lớp 2) như sau: Bước 1: Giao nhiệm vụ.
  3. Giáo viên giao nhiệm vụ và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc cho từng nhóm để mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm và mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Cần lưu ý là nếu không đề ra nhiệm vụ rõ ràng thì không có được kết quả thuyết phục. Ở hoạt động Vẽ cùng nhau (chủ đề Thiên nhiên quanh em – Mĩ thuật lớp 2) giáo viên cần nêu rõ như sau: Các em hãy trưng bày bài vẽ cá nhân của tất cả các thành viên trong nhóm lên bàn học và thảo luận, chọn những hình ảnh đẹp mà các em thích để sắp xếp vào tranh vẽ của nhóm. Bước 2: Chia nhóm. Phải xác định số lượng học sinh của mỗi nhóm phù hợp với yêu cầu công việc. Ở hoạt động này giáo viên chọn số thành viên khoảng 2 hoặc 4 là hợp lý nhất. Sau đó cần cung cấp những thông tin định hướng quá trình làm việc của nhóm để các em có thể thực hiện đúng và hoàn thành trong thời gian cho phép.Ví dụ: Gợi ý các em chọn nội dung tranh, phân công các thành viên, sắp xếp bố cục Bước 3: Làm việc trong nhóm. Các nhóm tiến hành làm việc theo nhóm. Giáo viên tham gia quản lý và định hướng làm việc cùng các nhóm, hỗ trợ cho các nhóm khi cần thiết. Bước 4: Trình bày kết quả. Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc, giới thiệu nội dung tranh của nhóm. Các nhóm khác đóng góp ý kiến và tham gia tranh luận. Giáo viên cần dự kiến trước các hướng trả lời của học sinh để có thể xử lí tốt các tình huống, chuẩn bị câu hỏi gợi mở để làm rõ vấn đề hơn. Ví dụ: + Theo em, bức tranh này có cần vẽ thêm, bỏ bớt hay chỉnh sửa gì không? + Hình vẽ trong tranh đã được sắp xếp hài hòa chưa? Phải rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe và khuyến khích các em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung nhóm bạn vừa trình bày. Cao hơn nữa là tập cho học sinh đặt vấn đề, nêu câu hỏi tạo tình huống phản biện. Ở hoạt động này nếu điều hành tốt thì sẽ giúp học sinh có thêm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm để thực hiện tốt hơn ở các lần sau. Ở các khối lớp Một, Hai, hoạt động này hầu như chưa đạt được hiệu quả vì khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Do đó giáo viên cần có biện pháp hướng dẫn, gợi mở, khuyến khích để các em tích cực tham gia. Bước 5: Tổng kết.
  4. Giáo viên tổng kết và rút ra kết luận. Cần lưu ý khích lệ tinh thần học tập của học sinh, tuyên dương những nhóm thực hiện tốt, động viên các nhóm còn lại cố gắng hơn. Nói chung khi tổ chức hình thức học tập theo nhóm giáo viên cần thiết kế sao cho mọi thành viên trong nhóm đều phải nỗ lực không chỉ vì thành tích cá nhân mà còn vì thành công của cả nhóm. Một hoạt động nhóm được xem là thành công nếu nhiệm vụ của nhóm sẽ được hoàn tất khi có sự đóng góp của tất cả thành viên trong nhóm. Mặt khác, giáo viên cũng cần nắm được các nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm để trong khi chuẩn bị hoặc tổ chức thực hiện có biện pháp khắc phục kịp thời. Ví dụ: Khi học sinh thảo luận làm lớp ồn, ảnh hưởng lớp bên cạnh – giáo viên cần nhắc nhở học sinh trao đổi vừa đủ nghe, yêu cầu nhóm trưởng phát huy vai trò điều chỉnh trong nhóm. Hoặc một số em thường im lặng, thụ động, không tham gia ý kiến thì giáo viên nên động viên, khích lệ kịp thời và gợi mở để các em mạnh dạn phát biểu và hợp tác tốt hơn. * Mục đích: Nhằm thực hiện việc nhận xét, đánh giá từng học sinh đảm bảo đúng yêu cầu, đúng thực chất năng lực và tinh thần học tập của các em * Biện pháp thực hiện: Việc đánh giá quá trình và kết quả hoạt động nhóm là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên được thực hiện ở các tiết cuối của mỗi chủ đề (hoạt động Trưng bày sản phẩm). Nó không đơn thuần là thực hiện một quy định bắt buộc để giáo viên ghi nhận vào Sổ theo dõi mà dựa vào đó giúp giáo viên nắm được năng lực, khả năng phối hợp của từng học sinh, từ đó có kế hoạch tổ chức dạy - học phù hợp và hiệu quả. Giáo viên cần quan sát thái độ học tập và làm việc trong các nhóm, đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu thập những thông tin về sự tiến bộ của mỗi thành viên trong nhóm. Sản phẩm của nhóm thể hiện quá trình trao đổi, trình bày ý kiến và kỹ năng hợp tác của từng thành viên. Do đó việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm không nên qua loa, đại khái. Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những lần làm việc sau. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có: - Sự phân công trong nhóm. - Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thực hiện. - Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Thời gian hoàn thành sản phẩm. - Kĩ năng trình bày nội dung tranh vẽ trước lớp.
  5. Việc đánh giá kết quả không chỉ dựa trên thành tích chung của cả nhóm mà còn dựa trên sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Để thực hiện việc đánh giá đảm bảo công bằng, đúng thực tế, giáo viên cần có sổ tay theo dõi ghi nhận ngay những cá nhân tích cực, cá nhân thụ động hay sáng tạo, những nhóm làm việc hiệu quả Khi thực hiện việc đánh giá, giáo viên cần nêu rõ những mặt được và chưa được để học sinh nắm và thực hiện tốt hơn. Bên cạnh việc tuyên dương những học sinh tích cực, chăm chỉ, giáo viên cũng cần nghiêm khắc nhắc nhở những học sinh chưa tập trung, lơ là, hay nói chuyện, làm việc riêng để các em có trách nhiệm và ý thức hơn.Khi đánh giá hoạt động của một nhóm, giáo viên cũng cần lưu ý tới những tiến bộ của các em. Bởi vì sự tiến bộ đó thể hiện tinh thần, thái độ tiếp thu bài học có hiệu quả mà các em đạt được. Sản phẩm của một nhóm thường là hoàn thành tốt thì không có gì phải bàn, nhưng có nhiều trường hợp ở hoạt động trước các em chỉ hoàn thành hoặc chưa hoàn chỉnh, ở hoạt động sau lại có sản phẩm nổi trội hoặc xuất sắc thì rất cần sự ghi nhận của giáo viên. Đó chính là động lực để các em có tinh thần học tập tốt hơn ở các hoạt động sau. Hiện tại việc đánh giá môn học được thực hiện theo thông tư 30, do đó đánh giá hoạt động nhóm là một phần quan trọng để làm căn cứ cho giáo viên thực hiện đúng thực chất, công bằng và khách quan. Nhất là đối với nội dung năng lực và phẩm chất, nếu giáo viên chỉ dựa trên cơ sở là sản phẩm mĩ thuật của các em là chưa đủ, chưa chính xác, mà phải dựa trên nhiều yếu tố như: Khả năng kết hợp với bạn, khả năng giao tiếp, tính tích cực, sáng tạo Chính vì vậy, giáo viên cần coi trọng khâu đánh giá hoạt động nhóm của học sinh trong các giờ học, để đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn, đạt mục tiêu giáo dục của môn học Mĩ thuật trong Trường Tiểu học . nói chung, Mĩ thuật cấp tiểu học nói riêng. Giải pháp 4: Một số yêu cầu khi tổ chức hình thức học tập nhóm. Để tổ chức hình thức học tập theo nhóm có hiệu quả , cụ thể là đối với môn Mĩ thuật thì giáo viên cần chú ý thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Phân chia nhóm học sinh hợp lý: Nếu là hoạt động tìm hiểu kiến thức và thực hành thì mỗi nhóm chỉ nên có số lượng từ 2 đến 6. Nếu là hoạt động thi đua, tham gia trò chơi học tập thì mỗi lớp chỉ nên chia thành 3 nhóm - tương ứng với 3 dãy bàn. Đồng thời phải có cả học sinh khá giỏi lẫn học sinh yếu trong cùng một nhóm để các em có thể hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành bài học và tiếp thu kiến thức. - Hoạt động nhóm phải đảm bảo mọi thành viên tích cực tham gia, không để tình trạng học sinh làm dùm hoặc thụ động ngồi không. - Quản lý trật tự lớp, nhất là khi học sinh tranh luận quá lơn hay gây ồn, tránh làm ảnh hưởng đến lớp bên cạch.
  6. - Đảm bảo có lối di chuyển để giáo viên có thể tiếp cận giúp đỡ các nhóm. Học sinh di chuyển dễ dàng, không bị ngồi sai tư thế. Không cố định vị trí của học sinh hoặc cố định nhóm để học sinh có cơ hội thay đổi hướng nhìn. - Dù giáo viên có đổi mới, có áp dụng phương pháp, hình thức tổ chức lớp học như thế nào đi chăng nữa thì đều phải hướng tới đạt mục tiêu giáo dục của bài học. Tóm lại: Bất cứ hình thức tổ chức dạy học nào cũng đều có quy trình thực hiện của nó. Việc đảm bảo quy trình giúp giáo viên tránh được những lúng túng trong khi hướng dẫn học sinh. Nó còn thể hiện được tính khoa học trong tổ chức dạy học, đồng thời giúp học sinh tham gia thảo luận, chọn vấn đề và thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức cũng nên tránh máy móc mất thời gian khi học sinh đã có được nề nếp, thói quen chung. Giáo viên phải biết căn cứ vào tình hình thực tế lớp học để có kế hoạch dạy học cho phù hợp. Không phải bất cứ hoạt động nào cũng áp dụng hình thức học tập nhóm vì như thế dễ gây nhàm chán cho học sinh. Mỗi tiết dạy là một cơ cấu hoàn chỉnh từ phút đầu đến phút cuối, có tính đặc thù về trình tự, về nhịp điệu, về tiến trình theo từng môn học: việc làm trước, việc làm sau đương nhiên liên quan với nhau; hoạt động trước làm nảy sinh hoạt động sau, hoạt động sau củng cố hoặc nối tiếp hoạt động trước. Dùng cách tổ chức học tập nào trước - sau đều có mục đích rõ ràng và hợp lý, tránh hiện tượng xen kiểu học nhóm vào để được tiếng là có đổi mới phương pháp. Giáo viên phải căn cứ vào mục đích bài dạy để xác định cách thức tổ chức học tập nào là chủ yếu để có hiệu quả cao nhất. 8. Những thông tin cần được bảo mật - Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Đối với Ngành cấp trên + Cần đưa ra giáo án mẫu để giáo viên tham khảo, vì như thực tế hiện nay mỗi giáo viên soạn theo cách riêng, mà không phải cách nào cũng đảm bảo đúng và khoa học. - Đối với Phòng Giáo dục : Tổ chức tập huấn rút kinh nghiệm qua quá trình áp dụng để giáo viên nắm vững thêm về phương pháp mới. Cần xây dựng nội dung thành các tiết dạy minh họa nhằm định hướng tổ chức dạy học và chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên . - Đối với nhà trường: cần có phòng học chức năng đầy đủ về cơ sở vật chất: cần có phòng tranh riêng cho Mĩ thuật. Các đồ dạy học phong phú, vật mẫu đáp ứng nhu cầu trực quan, quan sát trên tiết học. Có các chân dung, tượng thạch cao có các bản vẽ, giá vẽ giúp các tiết thực hành tốt. - Đối với sở GD&ĐT cần tổ chức lớp học nâng cao việc giảng dạy môn Mĩ thuật.
  7. - Đối với Bộ GD& ĐT cần có một số đồ dùng dạy phân môn Mĩ thuật cụ thể hơn, nhiều hơn. - Đối với phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn đối với việc học Mĩ thuật của các em. - Đối với giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn. Phải thường xuyên sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm cũng như mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 10.1: Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả Việc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giảng dạy Mĩ thuật ở Tiểu học trong thời gian qua đã bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh năng lực cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, tinh thần trách nhiệm Một lần nữa xin được nhắc lại lời thầy, Cô chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học, BGD&ĐT : Cái gì đổi mới, thời gian đầu cũng sẽ không tránh khỏi khó khăn, điều quan trọng chính là ở chỗ, người giáo viên phải biết lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy, hiểu trình độ từng em, từ đó có những hành động thiết thực để cải thiện điều kiện học tập và kết quả học tập của các em. Qua việc học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Các em cảm nhận được cái đẹp và chưa đẹp một cách rõ ràng qua việc nhận xét hình ảnh, tranh vẽ Biết tạo ra các sản phẩm làm đẹp phục vụ cho sinh hoạt như: trang trí đồ vật, trang trí góc học tập Điểm nổi bật của dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy, Nếu như ở chương trình Mỹ thuật cũ học sinh được học, được làm quen với các nội dung gần gũi, quen thuộc như: vẽ con gà, vẽ (nặn, xé dán) con vật.v.v. Thì với phương pháp dạy học Mĩ thuật mới của Đan Mạch, học sinh như được giải phóng khỏi khuôn mẫu, các em được phát huy khả năng sáng tạo, tiết học thoải mái, sinh động hơn. Các em được “Học mà chơi, chơi mà học’’ thỏa sức khám phá,tìm tòi, không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ mà được tự do thể hiện sự sáng tạo với 7 quy trình mới. Với hình thức tổ chức dạy học này, học sinh có thể vẽ, xé dán, nặn, tạo hình 3D làm con rối, tận dụng các phế liệu, đồ vật tìm được để sáng tạo nên sản phẩm.Hơn thế nữa từ việc vẽ, xây dựng câu chuyện tạo cho các em có thói quen tư duy hình ảnh liên hệ thực tế, tự tin diễn thuyết tăng khả năng biểu cảm vốn sống thực tế của các em, giúp các em phát triển các khả năng giao tiếp và hợp tác. Chính vì vậy, với phương pháp học mới, học sinh vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo nên em nào cũng say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được. Đối với học sinh cá biệt, ít quan tâm đến
  8. việc học giờ đây các em lại trở nên hứng thú hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở việc làm theo nhóm. Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và các môn học khác được nâng cao. Qua quá trình tìm hiểu, đúc kết kinh nghiệm bản thân tôi cũng chỉ với mong muốn được góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào sự nghiệp giáo dục chung. Có thể giải pháp nêu trên chưa phải là tối ưu nhưng đó chính là một cách cần thiết và dễ dàng áp dụng, giúp giáo viên thực hiện tốt hơn vai trò của mình khi giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp mới. Chẳng có phương pháp dạy học nào gọi là hay là dở đối với bất kỳ tiết học nào và đối tượng nào. Vấn đề chỉ là việc vận dụng nó thế nào cho đúng lúc, đúng cách để phát huy hiệu quả hay không mà thôi. Trên đây là đôi điều cảm nhận của tôi về những biện pháp để dạy học tốt môn Mĩ thuật Đan Mạch ở trường tiểu học. Tôi hy vọng các đồng chí phụ trách chuyên môn, các đồng chí giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn này hãy cùng chia sẻ để môn học của chúng ta mãi có chỗ đứng và có tiếng nói riêng. 10.2: Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tổ chức, cá nhân Với mục tiêu chung của môn học là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, mục đích lớn nhất là học sinh học được cách làm thế nào để tự học.Thước đo cho sự thành công của giáo viên là học sinh có thể phát triển khả năng tự học và tự đánh giá. Do vậy, người giáo viên dạy môn Mĩ thuật phải không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi có những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả nhất để hình thành phát triển ở học sinh các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Trường TH Hoàng Hoa Hoàng Hoa-Tam Dương- Môn Mĩ thuật tỉnh Vĩnh Phúc Những vấn đề mà tôi đã nêu ở trên chắc chắn không tránh khỏi hạn chế. Bởi mỗi cá nhân, mỗi điều kiện môi trường học tập đều có những giải pháp riêng. Tuy nhiên, đó là những kinh nghiệm quí báu của bản thân đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy để từng bước khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả giảng dạy mà bản thân đảm nhiệm. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo,của các bạn đồng nghiệp để giải pháp này được hoàn thiện hơn.
  9. Tôi xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giáo viên, học sinh của trường trong suốt thời gian tôi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập số liệu để hoàn thành đề tài này! Xin chân thành cảm ơn. Hoàng hoa ,ngày 03 tháng 3 năm 2020 Hoàng hoa ,ngày 03 tháng 3 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Trần Trung Kiên Hoàng Thị Sinh Xuân