SKKN Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8

pdf 29 trang binhlieuqn2 08/03/2022 9972
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_phuong_phap_giai_phap_day_hoc_theo_chu_de_tich_h.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8

  1. SKKN : Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8 Ví dụ 2: Dạy bài “ Phương pháp thuyết minh” ta có thể sử dụng trò chơi “ Thử tài hiểu biết” có UDCNTT ( phần mềm Violet) vào tổ chức hoạt động để tạo hứng thú cho học sinh, đồng thời giúp các em hiểu được kiến thức liên môn sử dụng và phương pháp sử dụng để thuyết minh. Giáo viên đưa ra một số đoạn văn có sử dụng kiến thức môn học khác nhau và sử dụng phương pháp thuyết minh khác nhau để tạo thành trò chơi. Trò này tôi sử dụng tính năng thiết kết trò chơi của phần mềm violet trong powerpoint ( trò Ném ống bơ). Giáo viên: Hoàng Văn Hưởng Trang 18 Trường THCS Phú Tân
  2. SKKN : Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8 Màn hình khởi động trò chơi. Học sinh lần lượt vượt qua các câu hỏi để thử tài hiểu biết Vượt qua các câu hỏi học sinh biết được kết quả. Một số câu hỏi giáo viên có thể sử dụng trong trò chơi: Câu 1- “ So sánh là đối chiếu giữa sự vật , hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác giữa chúng có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm”. Đoạn văn thuộc kiến thức môn Ngữ văn, sử dụng phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa, giải thích. => Dùng hình thức kéo thả hoặc điền khuyết. Câu 2: “Mạng tin Wiki tổng kết, trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965 đến 1972, Mỹ đã huy động khoảng 733 nghìn chuyến máy bay, đánh phá khoảng 152 nghìn trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần bốn triệu tấn bom đạn”. Đoạn văn thuộc kiến thức môn Lịch sử, sử dụng phương pháp thuyết minh nêu số liệu. Giáo viên: Hoàng Văn Hưởng Trang 19 Trường THCS Phú Tân
  3. SKKN : Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8 => Dùng hình thức kéo thả hoặc điền khuyết. Câu 3: “Biển Thái Bình Dương chiếm diện tích lớn gần bằng ba đại dương khác cộng gộp lại và lớn gấp 14 lần biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất”. ? Đoạn trích trên sử dụng phương pháp thuyết minh gì? Kiến thức thuộc môn học nào? a. Phương pháp liệt kê, thuộc môn Địa lí. b. Phương pháp so sánh,thuộc môn Địa lí. c. Phương pháp phân loại phân tích, thuộc môn Lịch sử. d. Phương pháp định nghĩa giải thích , thuộc môn Sinh học. Câu 4: - Đoạn văn: “Động vật phân biệt với thực vật ở các đặc điểm chủ yếu sau: dị dưỡng, có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan. Động vật được phân chia thành Động vật không xương sống và Động vật có xương sống”. sử dụng phương pháp phân loại phân tích- thuộc môn Sinh học là: a) Đúng b) Sai Câu 5: - Đoạn văn: “ Thủy tức nước ngọt, sứa, hải quỳ , san hô , là những đại diện của ngành Ruột khoang”. Sử dụng phương pháp liệt kê – thuộc kiến thức môn Sinh học là: a. Đúng b. Sai. Ý nghĩa của trò chơi này giúp học sinh rèn được kĩ năng thao tác trên máy tính, phân biệt rõ các phương pháp thuyết minh đã học, nhớ lại được kiến thức một số môn học đưa ra trong các đoạn văn. 3.2.4: Chủ đề về các văn bản Nghị luận cổ (SGK Ngữ Văn 8 – HK II). Stt Tên bài- tác giả Tích hợp liên môn 01 Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn Lịch sử, GDCD 02 Chiếu dời đô- Lý Công Uẩn Lịch sử, GDCD, Địa lý 03 Nước Đại Việt Ta- Nguyễn Trãi Lịch sử, Địa lý, GDCD . 04 Bàn luận về pháp học- Nguyễn Thiếp GDCD, Lịch sử Ví dụ: Tiết 90: Văn bản “Chiếu dời đô”(Ngữ văn 8 – tập 2) * Vận dụng, Tích hợp lịch sử 7: Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê, Bài 10 . Nhà lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước Vị trí tích hợp: III. Phân tích - 1. Lí do dời đô Giáo viên: Hoàng Văn Hưởng Trang 20 Trường THCS Phú Tân
  4. SKKN : Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8 Gv có thể tích hợp kiến thức điạ lí của vùng Hoa Lư, kiến thức lịch sử về sự tình hình phát triển của triều Đinh – Tiền Lê nhằm cho học sinh thấy khát vọng xây dựng đất nước phồn thịnh của vua Lí Công Uẩn. Hoa Lư: Xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, là kinh đô gắn liền với hai triều vua Đinh- Tiền Lê. Những núi đồi trùng điệp xung quanh vòng đai kinh đô như tấm bình phong; sông Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự. Trên một ý nghĩa nhất định, hai nhà Đinh - Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư là sự lựa chọn ưu tiên cho mục tiêu an ninh vì Hoa Lư ở vào địa thế hiểm yếu, khả năng phòng thủ tốt. Đó có thể coi là lựa chọn “không thể khác” trong bối cảnh bấy giờ. ? Hai nhà Đinh – Lê không dời đô dẫn đến hậu quả gì ? HS: Triều đại thì ngắn ngủi, nhân dân thì khổ sở, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển thịnh vượng trong một vùng đất chật chội. Gv: Theo ghi chép trong Lịch sử Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê thì tình hình phát triển của các triều Đinh – Lê quả thật như vậy. - Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế ( Đinh Tiên Hoàng), đặt niên hiệu là Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư ( Ninh Bình). - Đinh Phế Đế (974 – 1001) là vị vua thứ hai, cũng là vị vua cuối cùng của nhà Đinh. Vua ở ngôi 8 tháng, đặt niên hiệu là Thiên Phúc. Vua mất năm Tân Măo (991) khi đi đánh trận, thọ 17 tuổi. Như vậy, triều Đinh tồn tại được 12 năm, truyền được hai đời vua (thực chất chỉ có một đời Vua Tiên Hoàng) - Triều Lê thì cuộc sống của nhân dân cũng không thịnh vượng lắm. Giáo viên tích hợp kiến thức lịch sử về tình hình phát triển của triều Lý Vị trí tích hợp: III. Phân tích- 2. Lợi thế của Đại La ? So sánh với Hoa Lư, Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước? Giáo viên: Hoàng Văn Hưởng Trang 21 Trường THCS Phú Tân
  5. SKKN : Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8 GV nói thêm: Thăng Long - Hà Nội tập trung rất nhiều lợi thế để phát triển thành trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá số một của đất nước: Là vùng đất rộng thoáng, ở vào thế rộng cuộn hổ ngồi, ở vào nơi trung tâm, thuận tiên trong giao thông, trao đổi buôn bán. ? Dựa vào kiến thức lịch sử, em hãy cho biết tình hình phát triển của triều nhà Lý? HS: Trả lời Chính vì thế cho nên từ khi Lý Công Uẩn định đô Thăng Long, quốc gia Đại Cồ Việt - Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Bộ máy nhà nước trung ương được xây dựng và kiện toàn theo hướng tập quyền nên Thăng Long ngay từ đầu đã trở thành trung tâm quyền lực với sự tập trung cao. - Nông nghiệp, các nghề thủ công cổ truyền phát triển, mở rộng một số nghề thủ công khác: làm đồ trang sức bằng vàng, bạc; làm giấy; đúc đồng; rèn sắt. - Buôn bán trong nước và ngoài nước đều phát triển - Văn hoá, giáo dục phát triển: xây dựng Văn miếu, mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn quan lại → Văn hoá thời Lý là nền văn hoá riêng biệt của dân tộc – Văn hoá Thăng Long ƯDCNTT cho hs xem một số hình ảnh: Văn miếu Quốc Tử Giám Con rồng thời nhà Lí + Nhiều công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh Gv: Như vậy chúng ta thấy rằng với khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lí Công uẩn, triều Lý phát triển đã về tất cả mọi mặt. Giáo viên: Hoàng Văn Hưởng Trang 22 Trường THCS Phú Tân
  6. SKKN : Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8 IV) KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Các tiết dạy được thực hiện trường THCS Phú Tân, qua thực tế dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Khi thực hiện tiết dạy tích hợp với công nghệ thông tin như cho học sinh xem vi deo, xem hình ảnh, phóng sự về những địa danh, sự kiện, thông tin liên quan đến bài học thì học sinh đã rất hào hứng, phấn khởi và tự các em đã có thêm những cảm nhận, những hiểu biết mà bản thân tự khám phá về bài học. Khi tích hợp với các kiến thức liên môn, học sinh cảm thấy bài học thú vị hơn, có nhiều em reo lên vì mình vừa khám phá ra một điều mới mẻ. Đồng thời chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục, tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó. Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. Phương pháp dạy học tích hợp liên môn là một hướng dạy học mới, ta cần biết vận dụng hợp lý, người giáo viên sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, tôi thấy vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học Ngữ văn theo phương pháp tích hợp đã kích thích hứng thú học tập trong học sinh, giúp các em lĩnh hội bài tốt nhằm nâng cao hiệu quả của bài học. Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp với các hình thức dạy học tích cực khác sẽ làm học sinh thêm yêu thích môn Ngữ văn, truyền cho các em lòng yêu nước, tự hào với truyền thống dân tộc, từ đó có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC, SUY NGHĨ CỦA HỌC SINH VỀ DẠY VÀ HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐẦU NĂM 2014-2015 Khảo sát học sinh: Lớp 6a1, 7a1, 7a4, 8a1, 8a3, 9a1 là 186 học sinh ( Trước khi thực hiện đề tài) (Đề tài, tôi dạy học ở học sinh lớp 8. nhưng các khối khác cũng được giáo viên trong tổ Văn thống nhất thiện dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nên tôi thực hiện khảo sát ở tất cả các khối lớp về mức độ hứng thú của học sinh về dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn) Số lượng trả lời Nội dung câu hỏi khảo sát Sl % Sl % Sl % Câu 1: Trong tiết Ngữ Văn, thầy Hứng Bình Chưa cô đặt câu hỏi, vấn đề yêu cầu thú thường rõ các em phải sử dụng kiến thức 113 60.8% 52 28% 21 11.2% Giáo viên: Hoàng Văn Hưởng Trang 23 Trường THCS Phú Tân
  7. SKKN : Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8 môn khác để giải quyết, em thấy như thế nào? Câu 2: Khi học tiết Ngữ Văn, em Thường Thỉnh Không có bao giờ suy nghĩ, liên tưởng xuyên thoảng đến kiến thức của một môn học khác liên quan đến nội dung bài 35 18.8% 102 54.8% 49 26.4% Ngữ Văn đang học không? Câu 3: Theo em, khi học Ngữ Rất Không Quan Văn thì kiến thức của các môn quan cần trọng học khác, đặc biệt là môn trọng thiêt KHXH có quan trọng trong việc hỗ trợ hiểu rõ nội dung, ý nghĩa 116 62.3% 41 22.1% 29 15.5% của bài Ngữ Văn không? Câu 4: Có bạn nói: “Để làm bài Không Không Đồng ý Ngữ Văn tốt, học tốt Ngữ Văn đồng ý rõ thì chỉ cần có kiến thức môn Văn là đủ không cần phải học tìm 20 10.8% 108 58% 58 31.2% hiểu kiến thức môn khác liên quan”. Em có đồng ý không? BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH ĐẦU NĂM HỌC 2014-2015 ( Trước khi thực hiện đề tài) % từ TB trở Điểm lên Lớp HSDT 0-2 >2-<3.5 3.5-<5 5-<6.5 6.5-<8 8-10 SL % 8A1 33 0 2 10 10 10 1 21 63.6 8A3 31 1 14 8 7 1 0 8 25.8 BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC, SUY NGHĨ CỦA HỌC SINH VỀ DẠY VÀ HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN CUỐI NĂM 2014-2015 Khảo sát học sinh: Lớp 6a1, 7a4, 7a5, 8a1, 8a3, 9a1 là 186 học sinh ( Sau khi thực hiện đề tài- cuối năm 2014-2015) (Đề tài tôi thực hiện dạy-học ở học sinh khối 8 nhưng các khối khác cũng được giáo viên trong tổ Văn thiện dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nên tôi thực hiện khảo sát ở tất cả các khối lớp về mức độ hứng thú của học sinh về dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn) Số lượng trả lời Nội dung câu hỏi khảo sát Sl % Sl % Sl % Câu 1: Trong tiết Ngữ Văn, thầy Hứng Bình Chưa cô hay câu hỏi, vấn đề yêu cầu thú thường rõ các em phải sử dụng kiến thức 163 87.6% 23 12.4% 0 0% môn khác để giải quyết, em thấy Giáo viên: Hoàng Văn Hưởng Trang 24 Trường THCS Phú Tân
  8. SKKN : Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8 như thế nào? Câu 2: Khi học tiết Ngữ Văn, em Thường Thỉnh Không có bao giờ suy nghĩ, liên tưởng xuyên thoảng đến kiến thức của một môn học khác liên quan đến nội dung bài 143 76.8% 31 16.7% 12 6.4% Ngữ Văn đang học không? Câu 3: Theo em, khi học Ngữ Rất Không Quan Văn thì kiến thức của các môn quan cần trọng học khác, đặc biệt là môn KHXH trọng thiết có quan trọng trong việc hỗ trợ hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của bài 159 85.5% 27 14.5% 0 0% Ngữ Văn không? Câu 4: Có bạn nói: “Để làm bài Không Không Đồng ý Ngữ Văn tốt, học tốt Ngữ Văn thì đồng ý rõ chỉ cần có kiến thức môn Văn là đủ không cần phải học tìm hiểu 0 0% 175 94% 11 6% kiến thức môn khác liên quan”. Em có đồng ý không? Qua bảng khảo sát, tôi nhận thấy nhận thức về vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết những vấn đề thực tiễn đã tăng cao. Từ đó sẽ giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề để rèn luyện năng cao năng lực, kỹ năng, thái độ trong học tập vận dụng kiến thức để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa, kiến thức của tiết Ngữ văn. BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH CUỐI NĂM HỌC 2014-2015 ( Sau khi thực hiện đề tài) % từ TB trở Điểm lên HSD Lớp T 0-2 >2-<3.5 3.5-<5 5-<6.5 6.5-<8 8-10 SL % 8A1 33 0 0 0 5 9 19 33 100% 8A3 31 0 0 5 16 7 3 26 83.9% Qua bảng 2 bảng so sánh khảo sát trước và sau khi thực hiện đề tài ta thấy nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của dạy và học tích hợp liên môn đã tăng lên rõ rệt, chất lượng bài thi cuối năm của học sinh các lớp thực nghiệm đề tài đã được năng cao. Trong thực tế thì tôi nhận thấy học sinh tự tin hơn vào kỹ năng, năng lực vận dụng những kiến thức liên môn vào trong học tập và cuộc sống. Giáo viên: Hoàng Văn Hưởng Trang 25 Trường THCS Phú Tân
  9. SKKN : Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8 V) BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng cụ thể sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân rút ra được những bài học kinh nghiệm cụ thể như sau : 1) Về phía học sinh : +Học sinh sẽ dành thời gian đọc, tiếp cận văn bản nhiều hơn. Buộc các em phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả. +Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học văn. +Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, không để cho các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động vô bổ ngoài giờ học. 1) Về phía giáo viên : +Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”. +Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn có liên quan để cùng hợp tác với học sinh giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học. +Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh tri thức; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin liên quan. +Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì khi lên lớp giáo viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều. + UDCNTT vào việc tổ chức các hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn sẽ đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Giáo viên: Hoàng Văn Hưởng Trang 26 Trường THCS Phú Tân
  10. SKKN : Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8 VI. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1) Kết luận: 1.1. Đối với học sinh : Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Với học sinh, các kiến thức liên môn áp dụng trong bài học sẽ tạo hứng thú cho các em để các em vừa hiểu được nội dung bài học lại vừa hiểu thêm những kiến thức của các môn học khác, đồng thời có thể vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, từ đó các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt: đức- trí- thể- mỹ. 1.2. Đối với giáo viên Dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. Việc áp dụng kiến thức liên môn là một nội dung phong phú, để sử dụng được phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng môn học đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức và thời gian nghiên của bài dạy để phù hợp với nội dung của bài. Kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống. Quá trình kiểm tra đánh giá của giáo viên cũng có sự đổi mới phương pháp, tích hợp hoạt động của giáo viên và học sinh để cùng nhau trao đổi thảo luận về một chủ đề thay vì chỉ kiểm tra viết bài như thường lệ. 2. Kiến nghị - Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học vào các dịp hội giảng - Đưa hoạt động trên trường học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các tổ bộ môn và giáo viên hằng năm. - Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên môn. - Tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến chủ đề tích hợp, liên môn mà bộ đã phát động. - Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa bàn thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề. Có thể nói rằng, việc dạy học tích hợp liên môn vào tất cả các khối lớp được thống nhất trong sinh hoạt chuyên môn của cả tổ Văn trường THCS Phú Tân để đạt kết quả tốt nhất, nhất quán trong thực hiện để học sinh có thể vận dụng tốt kiến thức vào Giáo viên: Hoàng Văn Hưởng Trang 27 Trường THCS Phú Tân
  11. SKKN : Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8 thực tiến cuộc sống. Trong khả năng của bản thân tôi cũng chỉ đưa ra một vài ý tưởng, kinh nghiệm trong việc giảng dạy ở khối lớp 8. Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong Ngữ Văn 8” Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của Hội đồng khoa học , cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn. Phú Tân, Ngày 20 tháng 03 năm 2016 Người thực hiện Hoàng Văn Hưởng Giáo viên: Hoàng Văn Hưởng Trang 28 Trường THCS Phú Tân
  12. SKKN : Một số phương pháp, giải pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn 8 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dạy học văn bản ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng phương thức biểu đạt, NXB GD, 2006. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình THCS môn ngữ văn, NXB GD, Hà Nội, 2002. 3. Một số vấn đề về phương pháp dạy- học Văn trong nhà trường, NXBGD, 2001. 4. Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD, Hà Nội, 2006. 5. Ngữ văn 8, tập 2, NXB GD, 2006. 6. Địa lí 6,7,8,9 NXB GD, 2009 7. Lịch sử 6,7,8,9 NXB GD, 2009 8. GDCD 6,7,8,9 NXB GD, 2009 9. Ngoài ra còn SGK của các môn học khác liên quan. 10. Nghiên cứu, tham khảo tài liệu trên Web: truonghocketnoi.edu.vn và một số tài liệu trên các trang web khác của bộ giáo dục. Giáo viên: Hoàng Văn Hưởng Trang 29 Trường THCS Phú Tân