SKKN Một số giải pháp tích hợp kỹ năng sống và phát huy tính thời sự trong giảng dạy Văn bản nhật dụng

doc 12 trang thulinhhd34 5004
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp tích hợp kỹ năng sống và phát huy tính thời sự trong giảng dạy Văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_tich_hop_ky_nang_song_va_phat_huy_tinh.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp tích hợp kỹ năng sống và phát huy tính thời sự trong giảng dạy Văn bản nhật dụng

  1. học Văn có chiều hướng giảm sút. Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như Tiếng Anh,Tin học Vì thế học sinh chưa trang bị cho mình được nhiều kỹ năng sống để áp dụng vào thực tế cuộc sống có hiệu quả. Chính vì vậy tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp tích hợp kỹ năng sống và phát huy tính thời sự trong giảng dạy Văn bản nhật dụng”. Nhằm giúp các em có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh; Nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm và nhận thức của các em; Các em sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội hơn. *Các giải pháp: 1. Giải pháp 1:Giáo viên cần có sự đầu tư trong phần chuẩn bị bài dạy. a. Về kiến thức: Giáo viên không chỉ xác định đúng mục tiêu kiến thức của văn bản mà còn phải trang bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho bài giảng như thu thập các tư liệu có liên quan đến bài giảng trên các nguồn thông tin đại chúng (Mạng internet, tranh ảnh, sách vở ). *Ví dụ: Giáo viên cần chuẩn cho mình những kiến thức thực tế, có tính thuyết phục cao để minh họa cho bài dạy. Cụ thể về việc sử dụng bao bì ni lông, về tình trạng hút thuốc lá , trong quá trình giảng dạy văn bản nhật dụng b.Về phương tiện dạy học: Các phương tiện dạy học truyền thống như: Sách giáo khoa, bảng phụ chưa thể đáp ứng được hết yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng. Giáó viên có thể chuẩn bị thêm các tư liệu như: đĩa nhạc CD, phim ảnh, sơ đồ tư duy để giúp các em cập nhật thông tin nhanh và có hiệu quả. *Ví dụ : Khi dạy bài: “Ôn dịch, thuốc lá”, giáo viên cần chuẩn bị thêm tấm áp phích, tranh ảnh về tác hại của thuốc lá; vỏ gói thuốc lá ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ”; tranh ảnh về những người xanh xao, gầy ốm, bệnh tật do hút thuốc lá mà ra. Từ đó giúp mọi người tự nhận thức tác hại khủng khiếp của khói thuốc mà tránh xa thuốc lá đồng thời giúp học sinh hình thành kỹ năng sống tích cực hơn. 2. Giải pháp 2: Xác định mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng Qua văn bản, cung cấp và mở rộng hiểu biết cho học sinh về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng. 2
  2. * Ví dụ 1: Văn bản: “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” Học sinh thấy được thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt. Thấy được mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe của con người đặc biệt thói quen dùng túi ni lông. Đồng thời thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những kiến nghị mà tác giả đề xuất trong văn bản. Từ việc hiểu ý nghĩa văn bản, mỗi học sinh tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường sống nói chung và ý thức được việc hạn chế sử dụng bao bì ni lông nói riêng sẽ mang lại kết quả tốt đẹp trong cuộc sống của chúng ta. Từ đó nhận thức được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông mỗi học sinh sẽ là một tuyên truyền viên tích cực đối với gia đình, người thân, tổ, xóm làng, khu dân cư về việc hạn chế sử dụng bao bì ni lông vì những tác hại khôn lường của nó. * Ví dụ 2: Văn bản: “ Bài toán dân số” Giáo viên phải nhận thức được mục tiêu của bài học này và giúp học sinh hiểu được việc hạn chế bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển, là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người. Trong bài giảng của mình khi đã nhận thức đúng mục tiêu của văn bản giáo viên sẽ có những câu hỏi để phục vụ mục tiêu bài học, tránh lạc đề: ? Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? ? Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả nói tới? ? Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị cai-rô nhằm mục đích gì? ? Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội? ? Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề dân số? 3. Giải pháp 3: Phát huy tính thời sự và hình thành kỹ năng sống cho học sinh a. Kỹ năng tự làm chủ bản thân, tự nhận thức, xác định giá trị Ví dụ 1: Văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà Ở tiết học này giáo viên cho các em tìm hiểu bài mới (hiện nay còn gọi với thuật ngữ khác là “khám phá”) bằng cách đặt câu hỏi, sử dụng kỹ thuật động não kết hợp với thảo luận nhóm, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: - Khi nhắc đến Hồ Chí Minh, em thường nhớ đến những hình ảnh quen thuộc nào? 3
  3. Sau khi thảo luận, học sinh có thể nói đến những hình ảnh sau: (Chòm râu, mái tóc, nụ cười, ánh mắt, khuôn mặt, bộ quần áo, những bữa cơm, nơi ở, đôi dép cao su ) Giáo viên tiểu kết: Cuộc sống hiện đại đang từng ngày, từng giờ bủa vây, lôi kéo con người, làm thế nào mà có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Một hình ảnh vô cùng quen thuộc mà thân thương gần gũi, đọng lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân Việt nam và bạn bè thế giới là hình ảnh: “Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ Bác đi từ chiến khu Bác về” Hay: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa che mấy áo sờn” Cuộc sống của Người, đức tính của Người mãi mãi là một niềm thơ cho hôm nay và mãi mãi mai sau. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX sẽ là bài học cho các em trong cuộc sống hiện tại. Với cách mở bài như vậy, học sinh đã được lôi cuốn ngay vào nội dung bài học, các em cũng xác định được bước đầu kỹ năng sống mà mình có được, đó là khả năng tự làm chủ bản thân, xác định giá trị bản thân và cái gọi là “phong cách” của mình sao cho phù hợp. Trong bài học này, tôi đặc biệt chú ý dến giáo dục kỹ năng sống cho các em ở nội dung phân tích, tìm hiểu phần 2 của văn bản, đó là nội dung: “Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh”, sau khi đặt câu hỏi thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm nhỏ để các em tìm hiểu nội dung bài học về nét đẹp của Người được tác giả triển khai, chứng minh ở ba phương diện đó là: Nơi ở và làm việc, trang phục - đồ đạc, ăn uống để toát lên một lối sống vô cùng giản dị mà thanh cao, trong sạch. Giáo viên kết hợp giáo dục kỹ năng sống bằng cách đặt câu hỏi: - Cuộc sống của Bác được tác giả Lê Anh Trà đã nêu nằm trong thời kỳ nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người? Với cương vị đó, em hãy hình dung ra cuộc sống của những người có cương vị như vậy cùng thời với Bác? (Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng kỹ thuật động não, thảo luận nhóm và ra quyết định. Trong quá trình thảo luận, Giáo viên chú ý đến kỹ năng ứng xử (kỹ năng giao tiếp), kỹ năng hợp tác để cùng hoàn thành một nhiệm vụ 4
  4. của nhóm, để có được kết quả như mong muốn bằng cách tích cực thảo luận và trao đổi thân thiện với nhau). Học sinh thảo luận, trả lời: Đó là thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước, chức vụ đó ngang hàng với Tổng thống và Vua của các nước khác; Ở những chức vụ như vậy, những nguyên thủ quốc gia khác sống trong giàu sang, ở trong cung điện hoặc làm việc tại các tòa nhà, cao ốc, trái lại Bác chúng ta thì không như vậy, cuộc sống của người là cuộc sống của mọi người dân Việt Nam bình thường khác. Cách sống ấy vẫn được mọi người dân Việt nam và bạn bè quốc tế thán phục và ca ngợi, thậm chí Ô xíp - Manđenxtam còn nhận xét: “Hồ Chí Minh tỏa sáng ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Châu Âu mà có lẽ là một văn hóa của tương lai”. Giáo viên sẽ kết hợp giáo dục các em lối sống giản dị, phù hợp với cuộc sống và với mọi người xung quanh để hiểu rõ được khái niệm “phong cách” không phải là sự khác người, khác đời, là sự học đòi thái quá. “Phong cách” là những gì đẹp đẽ, là thuần phong mỹ tục, là vẻ đẹp toát ra từ thế giới nội tâm chứ đâu chỉ thể hiện đơn thuần qua ăn và mặc Bằng cách đó học sinh sẽ xác định cho mình và nhìn lại suy nghĩ của mình để kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong cuộc sống và trong ăn mặc. - Giáo viên tiếp tục thực hiện việc củng cố bài học bằng cách đặt câu hỏi giáo dục kỹ năng sống: Trong cuộc sống hiện đại, xét về phương diện văn hóa trong thời kỳ hội nhập, các em đứng trước những thuận lợi và nguy cơ nào? Em học hỏi được điều gì về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? Học sinh thảo luận trả lời, giáo viên định hướng giáo dục: Ngày nay, trong thời kỳ giao lưu và hội nhập cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của khoa học công nghệ và thông tin, chúng ta có điều kiện giao lưu, mở rộng và tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa hiện đại. Tuy nhiên bên cạnh đó có rất nhiều luồng văn hóa tiêu cực, độc hại. Học tập Bác để chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan (giữ nguyên bản sắc văn hóa dân tộc, chỉ tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái mới, cái tiến bộ nhưng phải phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc). Ví dụ 2: Văn bản: “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm. Bài học nêu lên ba phần chính về mặt kiến thức: Đó là tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách; cách chọn sách; phương pháp đọc sách. Trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp cận tri thức, giáo viên sẽ kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua cách xác định giá trị bản thân và tự nhận thức bản thân để học 5
  5. sinh nhận thức rõ ràng, “học vấn không phải là chuyện đọc sách nhưng đọc sách là con đường quan trọng của học vấn”, qua đó giáo viên khích lệ ý thức học và tự học thông qua sách vở, thấy được vai trò, mối quan hệ giữa đọc sách với học vấn, tương lai, sự nghiệp, cuộc sống của mỗi con người sau này, hướng các em tới kho tàng kiến thức vô hạn của nhân loại. Về cách chọn sách giáo viên rèn kỹ năng sống của học sinh bằng cách hướng cho các em biết lựa chọn và biết ra quyết định khi mua sách bằng câu hỏi: Em có nhận xét gì về thị trường sách tham khảo hiện nay? Trước hiện thực đó, em phải làm gì? (Học sinh động não và thảo luận nhóm để dễ dàng đưa ra quyết định: Thị trường sách tham khảo hiện nay rất phong phú và đa dạng, cách trình bày rất bắt mắt, rất đẹp về mặt hình thức để thu hút sự chú ý của người nhìn, trên thực tế, nếu không có một vốn kiến thức nào đó thì sẽ không biết cách lựa sách, nhiều khi mua 2 đến 3 đầu sách khác nhu về nhưng nội dun g lại na ná giống nhau, đôi khi có cuốn sách lại là sự chụp giật, sao chép từ rất nhiều cuốn khác, nội dung sơ sài, chung chung dẫn đến việc mua về mà không dùng được, tốn thời gian để đọc, tốn công sức, tiền bạc Trước khi mua sách phải chọn cho tinh) Sau khi học hết phương pháp đọc sách mà tác giả nêu ra trong bài, thì giáo viên giáo dục học sinh tự nhận thức lại quá trình đọc sách của bản thân mình để sửa chữa, tìm ra cách đọc tốt nhất với mục đích nâng cao kiến thức chứ không phải là đọc qua loa, đọc cho có, cho xong. Học sinh cần nâng niu, trân trọng các cuốn sách, đọc để tìm hết cái hay, cái đẹp của cuốn sách trên tay mình. Ví dụ 3: Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ ngoại giao Vũ Khoan. Tuy văn bản đã ra đời cách đây trọn một thập niên nhưng nội dung của nó đến giờ đối với thế hệ trẻ Việt Nam còn nguyên giá trị, khi Việt Nam chưa thực sự thoát khỏi tình trạng của một nước nông nghiệp lạc hậu, trì trệ, kém phát triển. Trong văn bản chia 3 nội dung kiến thức (Trong hành trang để bước vào thế kỷ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất; những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam; nhiệm vụ cần phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu). Trong văn bản này, giáo viên sẽ kết hợp giáo dục kỹ năng sống bên cạnh việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức theo chuẩn bằng cách đặt câu hỏi để các em suy nghĩ tự nhận thức bản thân, làm chủ bản thân. 6
  6. - Giáo viên sẽ áp dụng giáo dục kỹ năng sống trên cơ sở của câu hỏi: Qua phần luận điểm nêu lên điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, em tự nhận thấy mình đã có điểm mạnh nào và cần khắc phục điểm yếu nào? Học sinh tự do trao đổi, giáo viên sử dụng kỹ thuật động não để học sinh nhìn lại chính bản thân mình, qua đó giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân để khắc phục những điểm yếu, phát huy những thế mạnh góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. - Giáo viên tiếp tục đưa ra câu hỏi thứ hai: Từ nhận thức đúng đắn về những điểm mạnh và những điều còn hạn chế của bản thân mình, em hãy đưa ra những định hướng cụ thể để khắc phục? Học sinh trình bày, mỗi em một hướng khắc phục cụ thể, tuy nhiên giáo viên cũng cần nhấn mạnh, các em không chỉ nói mà còn hướng tới những hành động cụ thể bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhặt nhất để làm sao hình thành được ý thức và những thói quen tốt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường góp phần đưa Việt Nam trở thành một đất nước có nền văn hiến lâu đời và có tác phong công nghiệp. Tất cả tương lai đất nước đã và đang đặt trọn trên vai thế hệ trẻ. b. Kỹ năng quan sát, tìm hiểu và sử lý thông tin: Ví dụ : Văn bản“Đấu tranh cho hòa một thế giới bình” Giáo viên tiếp tục vào đề một cách trực tiếp, giúp các em có được kỹ năng quan sát, tìm hiểu và xử lý thông tin bằng cách đưa câu hỏi: - Trên đài báo, ti vi hiện nay, một trong những vấn đề nóng trong các chương trình thời sự quốc tế là vấn đề chế tạo và sử dụng vũ khí hạt nhân. Vậy, em biết những quốc gia nào đã và đang sử dụng, chế tạo vũ khí hạt nhân để chạy đua vũ trang? Đó là những nước phần lớn có nền kinh tế như thế nào? (Học sinh thảo luận đưa ra câu trả lời đó là: Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Ấn - Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, I-ran Hầu hết trong số đó là những nước giàu, có nền kinh tế phát triển). Trong bài học này, giáo viên đặc biệt chú ý lồng nghép, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở nội dung kiến thức phần 2 và phần 3 của văn bản. Đối với phần 2 của bố cục tìm hiểu văn bản, giáo viên có thể nêu câu hỏi bằng cách sử dụng kỹ thuật động não, kết hợp với thảo luận nhóm, kỹ thuật hoàn tất một nhiệm vụ để yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: - Tại sao tác giả Mác - két lại nói: “Việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn dịch hạch hạt nhân”? Để làm sáng tỏ điều ấy, tác giả đã sử dụng cách lập luận như thế nào? 7
  7. - Trong phần 3 giáo viên tiếp tục đưa ra câu hỏi: Thực tế, vũ khí hạt nhân đã được sử dụng trên trái đất chưa? Nếu có, nó đã gây ra thảm họa như thế nào? Thái độ của em trước việc chạy đua vũ trang? Học sinh sẽ thực hiện yêu cầu của giáo viên, sau đó giáo viên cho các em trình bày 1 phút suy nghĩ của mình trước tập thể lớp (kỹ thuật trình bày 1 phút và qua đó giáo dục kỹ năng tự tin khi giao tiếp, kỹ năng nghe, nhận xét và phê phán của từng học sinh được gọi để nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn) Gọi 2 đến 3 em trình bày trước lớp để đi đến nhận định: Cách lập luận chặt chẽ, sử dụng phép so sánh tương phản giữa chạy đua vũ trang và khả năng cải thiện cuộc sống tốt đẹp của con người. Học sinh thấy được tính chất phi lý và vô nhân đạo của chạy đưa vũ trang. Thế mà hàng ngày, hàng giờ các chính sách, những khoản tiền khổng lồ vẫn được tiếp tục chi trả cho công việc chạy đua chết người và hủy diệt đó, con người vẫn đang bị đe dọa và đối diện trực tiếp với cái chết. Trong khi đó, để có được sự sống con người vẫn ngày đêm vật lộn, kiếm tìm giành giật với tử thần bằng mọi cách trên giường bệnh, không lý do gì để những kẻ hiếu chiến đẩy cả nhân loại tới thảm họa hủy diệt. Thực tế hai quả bom nguyên tử tiêu diệt hoàn toàn sự sống của hai thành phố xinh đẹp Hirosima và Nagasaki. Gần một thế kỷ đã trôi qua, đến nay người dân Nhật Bản vẫn ảnh hưởng nặng nề di chứng của chiến tranh, hàng ngàn, hàng vạn người dân vẫn đang bị căn bệnh máu trắng và hàng loạt căn bệnh hiềm nghèo khác hành hạ. Như vậy, chạy đua vũ trang là đi ngược lại lý trí của cả tự nhiên và lý trí con người. Nếu số tiền khổng lồ ấy được chuyển sang các mục đích phi quân sự thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn, cuộc sống của con người sẽ đúng với nghĩa “người” hơn. Kết thúc văn bản, trong mục củng cố kiến thức, giáo viên có thể cho học sinh đúng trước một tình huống: Nếu em có cơ hội được cử là người đại diện của tầng lớp thanh thiếu niên được nói lên suy nghĩ của mình trong một cuộc họp của đại hội đồng Liên hiệp quốc tế về cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, em sẽ nói gì? Giáo viên sẽ giáo dục các em kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, khả năng đánh giá, bình luận, nêu lên suy nghĩ của mình trước một vấn đề lớn, sau đó trình bày một cách tự tin, thuyết phục trước lớp, qua đó giáo viên cũng gián tiếp góp phần hình thành kỹ năng giao tiếp cho các em trong cuộc sống. (HS có quyền tự do phát biểu, thuyết phục và nêu ra dẫn chứng để kêu gọi, lên án chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang. Như vậy, giáo viên đã góp phần cho các em thấy được các em đã và đang phải đối mặt với điều gì 8
  8. trong thế giới này, để các em có thái độ quan tâm hơn đến những vấn đề nóng, những vấn đề rộng lớn có tính chất “thời sự” trên thế giới, để mỗi em có nhận định và thái độ ứng xử phù hợp trong khả năng có thể của mình “vì tương lai của hành tinh xanh - trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta”). c. Kỹ năng tư duy sáng tạo, quan sát: Ví dụ: Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”. Đây là một văn bản tuyên bố của hội nghị thế giới Liên hiệp quốc về quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, bởi vậy bản tuyên bố có bố cục chặt chẽ, khoa học đầy đủ, súc tích và toàn diện về những vấn đề lớn mà trẻ em trên toàn thế giới đã và đang gặp phải. Bản tuyên bố cũng chỉ rõ những cơ hội, những nhiệm vụ cấp bách mà mọi quốc gia cần phải thực hiện để bảo vệ quyền sống, quyền được phát triển trẻ em. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản theo 3 phần của bố cục về mặt kiến thức. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bài học, giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho các em bằng cách đặt câu hỏi: - Theo những quan sát thực tế của em cuộc sống hàng ngày và qua các phương tiện thông tin đại chúng, em hãy cho biết trẻ em Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức, những nguy cơ nào được nêu ra trong “bản tuyên bố thế giới” ? Dẫn chứng? Giáo viên kết hợp giáo dục kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng quan sát, kỹ năng tự nhận thức bản thân về những quyền lợi mà các em được hưởng theo nội dung của bản tuyên bố. Từ đó, các em nhận thức và nêu ra một loạt các thách thức mà các em đang trực tiểp thấy được và gặp phải hàng ngày, hàng giờ như: nạn bạo hành, nạn nhân của môi trường xuống cấp, nghèo đói, dịch bệnh, suy dinh dưỡng, bị bóc lột về thể xác và tinh thần, bị buôn bán - Được sống trong một môi trường giáo dục tốt, được cha mẹ yêu thương và đùm bọc, em tự thấy mình phải có trách nhiệm như thế nào trước những thách thức, những nguy cơ mà các bạn không có được cuộc sống như mình đang gặp phải? Giáo viên hướng cho những em đang được thừa hưởng một môi trường sống tốt biết mở rộng lòng mình bằng những hành động cụ thể, xác định giá trị bản thân mình để lên tiếng bênh vực những bạn bị bạo hành xung quanh cuộc sống (thôn, xóm, hoặc khu phố) nơi em đang sống, tuyên truyền hoặc kết hợp với một số tổ chức xã hội khác để phát huy “quyền được bảo vệ và phát triển” 9
  9. của các bạn. Ngoài ra đối với một số bạn khó khăn, học sinh cũng thể hiện trực tiếp bằng những hành động cảm thông chia sẻ, giúp đỡ về mặt vật chất cũng như tinh thần, để các em ý thức sâu sắc rằng: “Chăm lo sự phát triển của trẻ em là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu và cũng là một trong những tiêu chí đánh giá sự văn minh của một quốc gia” vì “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Tóm lại: Việc học tập các văn bản nhật dụng là rất cần thiết vì qua đó giúp các em nắm được các vấn đề bức thiết và cấp thiết đòi hỏi cần giải quyết, từ đó liên hệ vào cuộc sống. Có thể nói qua văn bản nhật dụng học sinh tiếp cận được rất nhiều kỹ năng sống để sống tốt hơn và biết cùng cộng đồng tạo lập một cuộc sống văn minh, tiến bộ, hạnh phúc, đầy tình yêu thương Do đó việc vận dụng các giải pháp trên vào giảng dạy sẽ góp phần giúp cho giáo viên dạy tốt và học sinh học tốt hơn về văn bản nhật dụng. - Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có tính khả thi cao và được áp dụng trong việc dạy- học môn Ngữ văn Trung học cơ sở (phần văn bản nhật dụng từ lớp 6 đến lớp 9). - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: . Lợi ích kinh tế: Không tốn kém kinh phí phục vụ cho quá trình giảng dạy. Rèn kỹ năng sống giúp các em hòa nhập và sống tốt hơn trong cuộc đời . Lợi ích xã hội: Học sinh nắm vững được các kỹ năng sống cơ bản, biết vận dụng kỹ năng sống một cánh linh hoạt trong đời sốt thường nhật. Chất lượng được nâng cao rõ rệt, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: . Ứng dụng cho giáo viên dạy môn Ngữ Văn khối 6,7,8,9 trường THCS Bá Hiến. . Ứng dụng cho giáo viên dạy môn Ngữ Văn trường THCS trong toàn huyện. - Các thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin cần bảo mật. d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 10
  10. - Phương pháp: Nghiên cứu tài liệu, phân tích điều tra, tổng hợp. Nghiên cứu kĩ sáng kiến và đối tượng áp dụng. - Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo và các phương tiện thiết bị dạy học như bảng phụ, máy tính, máy chiếu, Đồng thời giáo viên cần thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức trong dạy và học. đ) Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Áp dụng cho giáo viên dạy môn Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Bá Hiến, ngày 26 tháng 1 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐƠN Nguyễn Thị Minh Tân 11