SKKN Phó hiệu trưởng kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trường Tiểu học Vừ A Dính, xã ĐăkD’rông, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông

docx 25 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phó hiệu trưởng kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trường Tiểu học Vừ A Dính, xã ĐăkD’rông, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_pho_hieu_truong_kiem_tra_gio_day_tren_lop_cua_giao_vien.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Phó hiệu trưởng kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trường Tiểu học Vừ A Dính, xã ĐăkD’rông, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông

  1. viên. giảng. Chào mừng ngày NGVN 20/11 Tháng 12/2017 Tiếp tục kiểm tra nội bộ Chào mừng ngày 04 giáo viên 22/12, Tết dương lịch Sơ kết học kì I, đánh giá xếp loại thi đua cho từng giáo viên Tháng 1,2/2018 Tiếp tục dự giờ thăm lớp, Chào mừng ngày 3/2 kiểm tra nội bộ 05 giáo Duy trì nề nếp học tập, viên ổn định trước và sau tết Nguyên Đán Tháng 3/2018 Tiếp tục dự giờ thăm lớp, Chào mừng ngày kiểm tra nội bộ 03 giáo QTPN 8-3 và 26-3 viên Duy trì nề nếp học tập, ổn định trước và sau tết Nguyên Đán Tiếp tục dự giờ thăm lớp, Chuẩn bị cho tổng kết kiểm tra nội bộ 06 giáo năm học. Đánh giá xếp Tháng 4,5/2018 viên loại thi đua cho từng giáo viên 2.3.2. Sau khi xây dựng kế hoạch xong, Chuyên môn nhà trường cần phải xây dựng đội ngũ kiểm tra, đánh giá trình Hiệu trưởng duyệt. Đầu năm học sau khi xây dựng được kế hoạch kiểm tra xong, để tiến hành kiểm tra, đánh giá tiết dạy của giáo viên trong nhà trường, Chuyên môn phải xây dựng được lực lượng kiểm tra cùng phối hợp với Chuyên môn có trình độ chuyên môn giỏi đó là những người có năng lực, có phẩm chất, có kinh nghiệm giảng dạy, . Đồng thời phải có lịch kiểm tra, đánh giá hợp lí, phát huy tác dụng tích cực của việc kiểm tra. Khi kiểm tra tiết dạy của giáo viên, người kiểm tra 11
  2. phải chỉ ra được ưu điểm, khuyết điểm, hướng sửa chữa, khắc phục những nhược điểm của tiết dạy trên lớp để từ đó có biện pháp khích lệ, thúc đẩy giáo viên kịp thời. Muốn thực hiện tốt công tác dự giờ, kiểm tra của giáo viên, chuyên môn nhà trường phải phân tích để đội ngũ kiểm tra hiểu công tác kiểm tra là việc làm thường xuyên để từ đó dành thời gian trong các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ chuyên đề, hội thảo trau dồi nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá cho lực lượng. Điều đó đòi hỏi phó hiệu trưởng nhà trường phải là người có năng lực chuyên môn, mẫu mực, tận tâm, luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề quản lí của mình. Chân thành góp ý cho giáo viên, uốn nắn, sửa chữa những thiếu sót trong giảng dạy để họ tự tin không lo sợ khi được dự giờ hay kiểm tra. 2.3.3. Căn cứ vào phiếu đánh giá của Bộ Giáo dục Đào tạo phó hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên cách quan sát, đánh giá một tiết dạy như sau: - Thứ nhất: Phần chuẩn bị + Xác định mục tiêu tiết dạy. + Xác định vị trí của tiết dự trong chương trình. + Nghiên cứu tình hình học tập của học sinh lớp dự. + Lên kế hoạch bài trắc nghiệm của học sinh sau giờ học. - Thứ hai: Tiến hành dự giờ. Người dự giờ cần ghi chép tiến trình tiết dạy đầy đủ, chi tiết và có nhận xét ưu, khuyết điểm ở phần nhận xét. Khi dự giờ cần chú ý quan sát: + Nội dung bài giảng: Nội dung tiết dạy có phù hợp với yêu cầu của chương trình và SGK, phù hợp với trình độ tiếp thu bài của đối tượng học sinh lớp không? Tiết dạy có chính xác, hệ thống, logic và có đảm bảo tính giáo dục cũng như giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không? + Phương pháp làm việc của giáo viên và học sinh: Giáo viên kiểm tra, nhận xét, đánh giá học sinh như thế nào? Khai thác bài mới ra sao? (từ phần giới thiệu bài, cách thức tổ chức lớp học (lưu ý các phương pháp dạy học mà giáo 12
  3. viên đang sử dụng ). Rèn luyện kỹ năng, củng cố kiến thức cho học sinh như thế nào? Đã phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh, các hoạt động của giáo viên đã lấy học sinh làm trung tâm chưa? động viên cả lớp tham gia vào quá trình học tập như thế nào? Đã chú ý đến mọi đối tượng học sinh trong lớp giúp các em đều nắm được bài đặc biệt là lớp có đối tượng học sinh khuyết tật ? + Sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học trên lớp như thế nào? Có hiệu quả không ? + Nề nếp tự học, tính tự giác của học sinh trên lớp, không khí học tập của học sinh trong lớp. + Hệ thống câu hỏi khai thác bài và các bài tập rèn kỹ năng: số lượng và chất lượng câu hỏi và bài tập. + Đánh giá chất lượng của tiết dạy đặc biệt là hiệu quả học tập của học sinh. Lưu ý: Trong quá trình dự giờ, tùy vào mục đích dự giờ mà người dự giờ nhấn mạnh yêu cầu nào cho phù hợp. - Thứ ba: Phân tích và đánh giá giờ dạy * Phân tích giờ dạy: Người dự cần đưa ra những nhận xét cụ thể về điểm mạnh và điểm yếu của tiết dạy, từ đó giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua phiếu đánh giá tiết dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phân tích tiết dạy trên lớp là chỉ ra các ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân của chúng cơ bản trong 3 yếu tố cơ bản sau: + Hoạt động dạy của giáo viên: công tác chuẩn bị của giáo viên về thiết kế bài dạy, đồ dùng dạy học, nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, cách sử dụng đồ dùng dạy học, phân bố thời gian trong tiết dạy và từng phần, xử lí tình huống sư phạm(nếu có). + Hoạt động học của học sinh : Nề nếp học tập, phương pháp học tập, thái độ học tập, kết quả học tập, khả năng tiếp thu kiến thức kỹ năng một cách chủ động, tích cực, sáng tạo và hứng thú học tập của học sinh 13
  4. + Quan hệ giao tiếp: Quan hệ giáo viên – học sinh; quan hệ học sinh – học sinh; việc xử lý tình huống xảy ra trong giờ học của giáo viên, của học sinh. Phân tích kết quả bài kiểm tra để đánh giá tiết dạy, làm cơ sở cho việc trao đổi, góp ý với giáo viên. * Đánh giá giờ dạy: Đánh giá tiết dạy là kết quả của người dự giờ thu nhận được từ giờ dạy trên lớp và những nhận định có được trong giai đoạn phân tích bằng cách so sánh chúng với mục tiêu bài học. Đánh giá một tiết dạy là nêu ra kết quả của giờ học đó (mức độ đạt so với mục tiêu bài giảng, kết quả học tập của học sinh) và chỉ ra năng lực của người dạy (trình độ kiến thức, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức lớp học, khả năng giảng dạy, tinh thần trách nhiệm, ) cũng như khả năng học tập của học sinh (kiến thức và kỹ năng, năng lực nhận thức, thái độ học tập, hiệu quả) trong quá trình dạy học của bài học đó. Đánh giá giờ dạy theo “Tiêu chuẩn phiếu đánh giá tiết dạy của Bộ” trên cơ sở phân tích như trên. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chung nhất để đánh giá 1 giờ dạy là: Nội dung, phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức lớp học, hiệu quả. Một giờ dạy giỏi là: nội dung kiến thức chính xác, đảm bảo các yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng, đảm bảo tính hệ thống, làm rõ các nội dung trọng tâm, có nội dung kiến thức phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Thực hiện việc dẫn dắt trong hình thành kiến thức, có biện pháp rèn luyện kỹ năng, qua đó phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho học sinh trong tiếp nhận và vận dụng kiến thức, hầu hết học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm, có khả năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập hay giải quyết các vấn đề có liên quan trong cuộc sống, Không thể đồng ý với kiểu đánh giá giờ dạy là tốt hay chưa tốt chỉ căn cứ việc giáo viên áp dụng phương pháp này hay phương pháp kia, ở chỗ có sử dụng đồ dùng dạy học hay không mà cần xem giáo viên sử dụng có hiệu quả không ? Vấn đề đặt ra là không phải dùng nhiều hay ít câu hỏi mà là câu hỏi đặt ra có đúng lúc 14
  5. không, đúng yêu cầu hay đúng đối tượng chưa, dẫn dắt câu hỏi để đưa các nội dung của bài học có lôgic và khoa học không? Khi phân tích, đánh giá giờ dạy của giáo viên, người dự cần ghi chép cụ thể những ý kiến nhận xét của mình và những ý cần góp ý cho giáo viên để nhận xét tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất. -Thứ tư: Trao đổi, góp ý, chia sẻ với giáo viên: Giáo viên phải trả lời được câu hỏi: Mục tiêu của tiết dạy là gì? (Nội dung kiến thức, những kỹ năng cần rèn cho học sinh, hình thành phương pháp học tập cho học sinh, giáo dục tư tưởng tình cảm, giáo dục tinh thần thái độ học tập, giáo dục kĩ năng sống qua bài dạy ) Hãy đánh giá xem mục tiêu đã đạt bao nhiêu %? - Thứ năm: Rút kinh nghiệm cho bản thân người dự sau khi dự giờ học được ở người dạy những kinh nghiệm nào? Từ đó bổ sung kiến thức phương pháp cho mình làm hành trang trong việc kiểm tra đánh giá đồng nghiệp trong những lần kiểm tra sau. 2.4.1. Các biện pháp đẩy mạnh dạy học thông qua các hình thức dự giờ 2.4.1.1. Dự giờ thường xuyên: Là kiểu dự giờ nằm trong kế hoạch năm học. Hình thức này giúp cho giáo viên: - Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt (đồ dùng dạy học, tiến trình lên lớp, tác phong sư phạm). - Thông qua việc dự giờ giúp cho cán bộ quản lí nắm bắt trình độ sư phạm của từng giáo viên, các hoạt động sư phạm mà giáo viên đã làm và chưa làm được, chất lượng dạy và học, nề nếp của lớp - Căn cứ để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quyết định 14 15
  6. - Có cơ sở để đào tạo, tổ chức bộ máy chuyên môn đúng người, đúng việc phát huy hết vai trò, năng lực của mỗi giáo viên. + Thông qua hình thức này để CBQL đánh giá, xếp loại tay nghề giáo viên, giúp giáo viên nhìn nhận đúng khả năng, năng lực của mình từ đó có ý thức tu dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đánh giá tay nghề giáo viên còn được công khai trên Hội đồng Sư phạm nhà trường trong các cuộc họp hay sinh hoạt chuyên môn nên mỗi giáo viên sẽ nhận thức được danh dự nhà giáo để từ đó có hướng phấn đấu ở những giờ dạy tiếp theo. + Qua việc dự giờ kiểm tra, đánh giá thường xuyên của mỗi giáo viên đã góp phần thúc đẩy sự phấn đấu nỗ lực hết mình của mỗi giáo viên trong từng tiết dạy. 2.4.1.2. Dự giờ đột xuất: là công việc dự giờ của cán bộ quản lí chuyên môn không báo trước cho giáo viên, chỉ nằm trong mục tiêu cần kiểm tra một vấn đề nào đó của cán bộ quản lý. Tất cả các giáo viên lên lớp phải sẵn sàng việc dự giờ đột xuất bất kì thời gian nào mà cán bộ quản lý đề xuất. - Hình thức này sẽ kích thích hoạt động dạy học của giáo viên luôn luôn chủ động, tích cực trong tiết dạy của mình. - Các giáo viên luôn luôn chủ động trong tiết dạy và có thể đón người dự giờ, kiểm tra đột xuất bất kì tiết nào, từ đó giáo viên luôn có ý thức chuẩn bị tốt bài trước khi lên lớp. - Là hình thức dự giờ đột xuất nhưng nó phải nằm trong kế hoạch của cán bộ quản lý. Cán bộ quản lí xây dựng kế hoạch: Dự đối tượng nào? Thời gian nào dự? Dự tiết nào? Dự môn gì? Và nhằm mục đích gì? Để làm được điều đó cán bộ quản lý phải căn cứ vào chương trình để lên kế hoạch dự giờ từ trước. Ví dụ có thể dự một dạng bài nào đó mà giáo viên chưa rõ quy trình lên lớp hay một tiết nào đó giáo viên cho là khó dạy trong việc tổ chức lớp học hoặc tháo gỡ về thời 16
  7. gian, phương pháp để tham gia ý kiến cùng giáo viên thúc đẩy hoạt động dạy trong nhà trường. + Đồng thời thông qua việc dự giờ đột xuất sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động dạy học trong nhà trường vì mỗi giáo viên trước khi lên lớp luôn luôn phải chuẩn bị tiết dạy của mình một cách chu đáo, chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện dạy học 2.4.1.3. Dự giờ thao giảng: Là hoạt động sư phạm mang tính hoạt động tập thể giáo viên trong một tổ trong nhà trường. Thông qua hình thức này sẽ: - Đẩy mạnh phong trào dạy và học trong nhà trường. - Thông qua thao giảng, giáo viên được củng cố kiến thức, kĩ năng, thái độ sư phạm các bước lên lớp của mỗi môn học, phân môn, dạng bài, - Dự giờ thao giảng giáo viên được học tập kinh nghiệm sư phạm: từ kiến thức, kĩ năng sư phạm, thái độ sư phạm, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học của mình mỗi ngày một vững vàng để tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất. * Thông qua hoạt động dự giờ thao giảng, cán bộ quản lý cần mở chuyên đề đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm trong hoạt động chuyên môn của một đợt thao giảng. Qua đó sẽ thúc đẩy sự sáng tạo, đột phá, sự đổi mới của mỗi giáo viên trong việc linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học mang tính tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Ngoài ra, còn khích lệ được những giáo viên phải có nhiều cố gắng hơn nữa trong chuyên môn, từ đó tạo lên phong trào thi đua dạy tốt - học tốt trong nhà trường. 2.4.1.4. Dự giờ sinh hoạt chuyên đề: Là hoạt động sư phạm trong phạm vi cấp trường hoặc cấp tổ nhằm đi đến thống nhất các bước, hình thức tổ chức dạy học chung, hay tháo gỡ một vài dạng bài lí thuyết hoặc thực hành trong phân môn hay kiểu bài nào đó khó dạy, chưa thống nhất trong tổ, nhà trường. 17
  8. - Qua dự giờ chuyên đề giáo viên nắm bắt được tiến trình, phương pháp, quy trình dạy học của một dạng bài nào đó - Hoạt động chuyên đề sẽ đẩy mạnh hoạt động của tổ chuyên môn. - Hình thức này sẽ một phần tháo gỡ những khó khăn chuyên môn của tổ gặp phải, làm căn cứ cho giáo viên mới vào nghề học tập chuyên môn giảng dạy. Thông qua hình thức này sẽ thúc đẩy hoạt động chuyên môn bằng việc thực hiện đúng tiến trình lên lớp, giáo viên trao đổi những kinh nghiệm dạy học, việc làm đó để tôn vinh những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, thúc đẩy hoạt động dạy học và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. 2.4.1.5 Dự giờ có sử dụng công nghệ thông tin: là tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy - Đối với những những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin đưa được nhiều hình ảnh, video clip sống động vào bài giảng làm cho bài giảng sinh động, học sinh tiếp thu bằng cả kênh hình và kênh chữ tốt hơn. - Những tiết dạy này bài học nhẹ nhàng mà hiệu quả cao hơn. - Đối với hình thức này, cán bộ quản lý đã tạo điều kiện cho giáo viên cập nhật được nhiều thông tin qua việc khai thác kiến thức trên mạng Internet. - Để đẩy mạnh hoạt động chuyên môn trong nhà trường có ứng dụng công nghệ thông tin, người quản lý chú ý các bước sau: Bước 1: Động viên, khuyến khích giáo viên dạy học và soạn giảng có ứng dụng công nghệ thông tin.Thời gian đầu khi tiếp cận cán bộ quản lí hoặc cử giáo viên có trình độ tin học tập huấn, hỗ trợ kĩ thuật cho giáo viên các bước cơ bản để thực hiện soạn giáo án trên PowerPoint, Bước 2: Tuyên dương những giáo viên đi đầu trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và có các bài giảng trên giáo án điện tử để mọi cùng học tập, 18
  9. 2.4.1.6 Dự giờ song song: là hình thức dự cùng một bài dạy nhưng dự các giáo viên khác nhau, qua đó có thể: - So sánh được cùng một nội dung kiến thức: mỗi giáo viên vận dụng phương pháp dạy học, cách thức tổ chức khác nhau nên hiệu quả giờ dạy khác nhau. - Thu nhận được những sáng tạo của mỗi giáo viên trong mỗi tiết dạy để giải quyết kiến thức nội dung bài giảng. + Thông qua việc dự giờ này cán bộ quản lý bố trí người dạy tiết 1 cùng dự để rút kinh nghiệm cho tiết dạy của mình và bổ sung cho đồng nghiệp, giáo viên dạy tiết thứ nhất học được ở giáo viên dạy tiết sau những kinh nghiệm gì? Người dạy tiết thứ nhất bổ sung cho người dạy ở tiết dạy sau những điều gì? + Thông qua việc làm đó mỗi giáo viên thấy rõ điểm mạnh của mình để phát huy và những điểm còn hạn chế của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho tiết dạy sau tốt hơn. 2.5. Kết quả đạt được Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi thấy mỗi bài dạy của giáo viên trong nhà trường ngày càng có hiệu quả cao. Trước đó có những tiết dạy vẫn còn tồn tại khuyết điểm như: Dạy học chưa đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài (lí thuyết, luyện tập, thực hành, ôn tập ); chưa tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh; phân bố thời gian không hợp lý trong từng hoạt động cũng như trong cả tiết dạy; câu hỏi đưa ra chung chung hoặc khó hiểu; chuyển tiếp giữa các phần chưa lôgic, chưa hợp lí, thì nay đã tiến bộ hơn rất nhiều. Nhiều tiết dạy nhẹ nhàng, đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài, sử dụng phương pháp hợp lí nhuần nhuyễn giữa cô và trò phát huy tính sáng tạo của học sinh và đặc biệt phát huy tính tự học của học sinh ngay cả học sinh lớp 1. Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh, phân bố thời gian hợp lí, đảm bảo tiến trình tiết dạy, đạt mục tiêu của bài dạy và phù hợp với tình hình thực tế của lớp học. 19
  10. Trong những năm gần đây khi kiểm tra hồ sơ, tôi thấy sổ dự giờ của giáo viên trường tôi đã xuất hiện nhiều những lời nhận xét về phương pháp cũng như những điều học sinh chưa đạt được sau mỗi tiết dạy của giáo viên dạy. Nếu như một vài năm trước đây cả năm học có người không dùng hết một cuốn sổ dự giờ vì họ chỉ có quan điểm dự cho đủ tiêu chuẩn quy định thì nay có người trong một học kì đã dùng hết một cuốn sổ dự giờ, điều đó chứng tỏ rằng các giáo viên đã nhận thức tương đối đầy đủ ý nghĩa của việc dự giờ đồng nghiệp từ đó đã góp phần rất lớn trong công tác trao đổi, rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng chuyên môn đối với mỗi giáo viên, cũng như chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên môn đặc biệt hiện nay Bộ Giáo dục đã phổ biến phương pháp sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm, các ý kiến trao đổi sôi nổi hơn vì các bài dạy trong tuần cần được góp ý ngày một nhiều hơn, thời gian sinh hoạt thường kéo dài và thực sự có hiệu quả. Dưới đây là bảng so sánh tỷ lệ phần trăm số tiết dạy khi bản thân tôi chưa thực hiện sáng kiến và khi đã thực hiện sáng kiến : Khi đã thực hiện sáng kiến Tổng số Giỏi Khá Trung bình tiết SL % SL % SL % 200 100 50 79 39,5 21 10,5 Vâng, khi nhìn vào thống kê số liệu chắc mọi người sẽ mừng cho trường chúng tôi rất nhiều bởi một trường vùng sâu, vùng xa của huyện Cư Jút với đối tượng học sinh 100 % là người đồng bào dân tộc thiểu số mà làm được điều như vậy. Khi chưa thực hiện sáng kiến số tiết dạy giỏi và khá mới chỉ được 50%, số tiết trung bình và chưa đạt chiếm 50%. Đặc biệt vẫn còn những tiết dạy chưa đạt yêu cầu đó là một điều làm tôi hết sức băn khoăn, lo lắng cho chất lượng chuyên môn của nhà trường. Trong năm học 2017 - 2018 tôi đã mạnh dạn chú trọng đưa vấn đề dự giờ thăm lớp áp dụng một cách cụ thể vào quá trình của hoạt động dạy và học vì vậy 20
  11. chất lượng giờ dạy cũng như chất lượng đại trà cũng được nâng lên. Đến thời điểm hiện nay ( Tháng 12 /2019) số giờ dạy khá, giỏi chiếm tỷ lệ trên 80%, không còn tiết chưa đạt. Số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp đã tăng lên đáng kể: Danh hiệu Giáo viên dạy Giáo viên dạy Giáo viên dạy Năm học giỏi cấp tỉnh giỏi cấp huyện giỏi cấp trường 2016-2017 Không tổ chức 5 20 2017-2018 Không tổ chức Không tổ chức 22 Và vấn đề dự giờ thăm lớp có báo trước hay không báo trước đối với giáo viên bây giờ không còn phải cân nhắc hay đắn đo gì nữa. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Kết luận Qua thời gian nghiên cứu và trải nghiệm thực tế, tôi thấy rằng làm tốt công tác dự giờ thăm lớp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy học tức là đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Muốn làm tốt công tác này thì mỗi cán bộ, giáo viên trong nhà trường cần phải xác định được đây là việc làm thường xuyên hàng ngày, tuần, tháng, trong năm học để góp phần đổi mới phương pháp dạy học đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn đổi mới phương pháp dạy học thì cán bộ, giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kiến thức, học hỏi lẫn nhau, phấn đấu “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo” trên cơ sở trao đổi góp ý cùng xây dựng, phát huy tính sáng tạo của tập thể để lựa chọn những con đường ngắn nhất, phù hợp với đối tượng học sinh nhất, dễ hiểu nhất để từ đó có cách điều chỉnh dạy học tốt nhất và hiệu quả cao nhất. 21
  12. Qua thời gian nghiên cứu ngắn ngủi có thể còn nhiều thiếu sót, tôi thấy rằng để công việc này đem lại hiệu quả cao nhất thì bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một vài bước cơ bản như sau: 1. Khi sinh hoạt tổ chuyên môn, nhóm thì các giáo viên cần trao đổi về những vướng mắc hay băn khoăn cần giải đáp trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy để từ đó tìm ra những giải pháp giải quyết các vấn đề còn vướng mắc, thống nhất để xây dựng chuyên đề giải quyết vấn đề đó. 2. Thực hiện chuyên đề cần phân chia công việc cho phù hợp với mỗi cá nhân và thời gian để đảm bảo tinh thần ai cũng có quyền tham gia và có quyền góp ý. 3. Khi dự giờ, người dự giờ phải ghi chép cẩn thận, tỉ mỷ tiến trình tiết dạy công việc nào giáo viên hay học sinh làm tốt, công việc nào giáo viên hay học sinh chưa làm tốt, nguyên nhân, giải pháp khắc phục sau đó dựa vào Phiếu đánh giá tiết dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý giờ dạy để bảo đảm ai cũng được phát biểu theo quan điểm của mình để tập trung, phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của tập thể. 4. Khi nhận xét giờ dạy, người dự giờ phải góp ý, chia sẻ chân tình, cởi mở, khách quan, trung thực và phải mang tính chất xây dựng đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích sau mỗi lần dự giờ thăm lớp. 3.2. Kiến nghị Trên đây là sáng kiến của bản thân tôi về một số việc làm mà trường chúng tôi đã thực hiện trong năm học nhằm đổi mới công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường Tiểu học Vừ A Dính. Tôi rất mong nhận được hơn nữa sự quan tâm, chỉ đạo về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cư Jút, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Nông để chất lượng giáo dục của xã, huyện, tỉnh nhà ngày càng cao góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước,bảo vệ Tổ quốc cũng như góp phần xây dựng con người mới trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong quá 22
  13. trình nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý của đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện và khả thi hơn ! Xin trân trọng cảm ơn! Người viết PHẠM VĂN PHỐI 23
  14. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC - CẤP CƠ SỞ: - CẤP HUYỆN(hoặc tỉnh) 24