SKKN Phương pháp giảng dạy về cấu tạo cơ thể của động vật có xương sống - Sinh học 7

doc 13 trang vanhoa 5791
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giảng dạy về cấu tạo cơ thể của động vật có xương sống - Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giang_day_ve_cau_tao_co_the_cua_dong_vat_co.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Phương pháp giảng dạy về cấu tạo cơ thể của động vật có xương sống - Sinh học 7

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Như chúng ta đã biết sinh học được coi là một trong các môn học cơ bản ở trường phổ thông. Môn sinh học giúp các em tìm hiểu về thế giới tự nhiên, khám phá thế giới sinh vật đa dạng, phong phú từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Sinh học cung cấp cho học sinh các kiến thức về thực vật (sinh học 6), động vật (sinh học 7), cơ thể người (sinh học 8), di truyền - biến dị (sinh học 9). Với các kiến thức được cung cấp, học sinh sẽ vận dụng vào thực tiễn trồng trọt, chăn nuôi, phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe. Từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật và con người. Vì vậy việc học sinh học tốt môn sinh học là rất quan trọng. Tuy nhiên, kiến thức môn sinh học rất nhiều, đặc biệt là kiến thức sinh học 7. Chương trình sinh học 7 giới thiệu về thế giới động vật đa dạng, phong phú từ ngành động vật nguyên sinh tới ngành động vật có xương sống với số lượng lớn các loài. Trong quá trình học tập học sinh thường khó nhớ, dễ nhầm lẫn các nội dung kiến thức đặc biệt là các kiến thức về cấu tạo cơ thể của các đại diện thuộc các lớp, các ngành, làm cho học sinh chán nản, sợ học. Chính vì vậy, việc giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp với từng dạng bài cụ thể là rất quan trọng, nó sẽ làm cho học sinh dễ học, dễ nhớ và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nhận thức rõ điều này nên trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu và viết chuyên đề: Phương pháp giảng dạy về cấu tạo cơ thể của động vật có xương sống- Sinh học 7. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn sinh học từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 2. Tên sáng kiến: Phương pháp giảng dạy về cấu tạo cơ thể của động vật có xương sống - Sinh học 7. 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả sáng kiến kinh nghiệm: Trần Thị Loan Giáo viên trường THCS Tân Phong - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. 1
  2. 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy môn sinh học lớp 7 ở bậc THCS. 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng lần đầu tháng 9 năm 2014. 6. Mô tả bản chất sáng kiến: 6.1. Nội dung sáng kiến: 6.1.1. Cơ sở lí luận: Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Chúng ta phải nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới. Người lao động Việt Nam phải có phẩm chất, nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội: Có tinh thần trách nhiệm, cần cù, năng động, sáng tạo, có kỹ năng giao tiếp Vì vậy dạy học không chỉ cung cấp cho học sinh vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt tri thức. Để làm được điều đó ngành giáo dục đang đổi mới căn bản và toàn diện. Phương pháp dạy học ngày nay là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Thầy giáo là người chỉ đạo tổ chức, hướng dẫn học sinh, giúp học sinh tìm ra kiến thức. Sinh học là một môn học khó và mang tính trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và gắn với các hoạt động thực tiễn của con người. Nắm bắt tốt kiến thức sinh học giúp con người vận dụng vào lao động, sản xuất, chăm sóc rèn luyện sức khỏe Do đó việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn sinh học là một vấn đề cực kỳ quan trọng. 6.1.2. Cơ sở thực tiễn: Môn sinh học ở trường THCS được thiết kế theo trình tự: Thực vật - động vật - giải phẫu sinh lý người và vệ sinh - di truyền. Chương trình sinh 7 giới thiệu về 8 ngành động vật: Ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, các ngành giun, ngành thân mềm, ngành chân khớp và ngành động vật có xương sống. 2
  3. Riêng ngành động vật có xương sống gồm 5 lớp: Lớp cá, lớp bò sát, lớp lưỡng cư, lớp chim và lớp thú. Mỗi lớp động vật lại nghiên cứu về một động vật đại diện. Trong đó dạng bài tìm hiểu về cấu tạo cơ thể động vật đại diện là một nội dung khó, học sinh thường không nhớ hết các đặc điểm cấu tạo của động vật hoặc nhầm lẫn giữa các động vật. Hơn nữa ở chương trình sinh học 6 học sinh tìm hiểu về thực vật, lên lớp 7 mới tìm hiểu về các ngành động vật nên còn nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy giáo viên cần có phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng dạng bài để học sinh dễ học, dễ nhớ, từ đó tạo hứng thú học tập cho học sinh. 6.1.3. Nội dung: a. Nội dung kiến thức: * Ngành động vật có xương sống gồm 05 lớp động vật: Lớp cá, lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim và lớp thú được giới thiệu lần lượt theo hướng tiến hóa của động vật. * Mỗi lớp động vật được nghiên cứu theo nội dung sau: 1. Tìm hiểu về một động vật đại diện của lớp: - Lớp cá tìm hiểu về cá chép. - Lớp lưỡng cư tìm hiểu về ếch đồng. - Lớp bò sát tìm hiểu về thằn lằn bóng đuôi dài. - Lớp chim tìm hiểu về chim bồ câu. - Lớp thú tìm hiểu về thỏ. Đời sống Mỗi đại diện lại tìm hiểu về: Di chuyển Cấu tạo Cấu tạo ngoài Cấu tạo trong 2. Tìm hiểu về sự đa dạng của lớp: Giới thiệu một số các đại diện của lớp đó. 3. Tìm hiểu đặc điểm chung của lớp. 4. Tìm hiểu về vai trò của lớp. 3
  4. * Trong nội dung 1 dạng bài về cấu tạo cơ thể động vật là dạng bài khó học nhất. Gồm 2 dạng: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và tìm hiểu cấu tạo trong của động vật. b. Giải pháp: * Dạng bài tìm hiểu cấu tạo ngoài của động vật: Đối với dạng bài này học sinh thường quan sát không hết các đặc điểm cấu tạo hoặc nhầm lẫn đặc điểm cấu tạo giữa các động vật khác nhau. Để giải quyết vấn đề này giáo viên cần làm những việc sau: - Chuẩn bị: + Học sinh: Tìm hiểu bài ở nhà bằng cách quan sát hình dạng, đặc điểm cấu tạo ngoài của những động vật có trong gia đình như: Cá chép, chim bồ câu, gà, chó + Giáo viên: Chuẩn bị mẫu vật, tranh ảnh, mô hình. - Giảng dạy: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát mẫu vật, ghi chép để tìm ra kiến thức cần đạt. Quan sát theo trình tự: + Nêu các phần của cơ thể. + Quan sát các cơ quan trên cơ thể theo trình tự: Đầu -> các giác quan -> cổ -> thân -> đuôi -> các chi -> bộ da. (Khi quan sát theo trình tự sẽ tránh việc học sinh bỏ sót đặc điểm cấu tạo của động vật). Nêu đặc điểm cấu tạo của mỗi cơ quan đó. + Nêu đặc điểm của bộ da: Da trơn hay da phủ vảy, phủ lông. + Thảo luận: Để chỉ rõ mỗi đặc điểm có ý nghĩa gì đối với đời sống của bản thân động vật. Từ đó chỉ ra ý nghĩa thích nghi với đời sống. Chỉ ra đặc điểm cấu tạo khác với động đã học ở lớp trước, từ đó chỉ ra được đặc điểm tiến hóa. (Giúp học sinh khắc sâu kiến thức) + Trả lời các câu hỏi vận dụng để dễ nhớ kiến thức: Tại sao em biết da cá có tuyến tiết chất nhầy? (Sờ vào da cá thấy trơn). 4
  5. * Dạng bài cấu tạo trong của động vật có xương sống: - Chuẩn bị: + Học sinh: Tìm hiểu, ghi chép các cơ quan trong cơ thể của động vật khi bố mẹ hoặc người thân mổ các động vật này (cá, ếch, gà, lợn ), đọc trước bài. + Giáo viên: Chuẩn bị mẫu vật, tranh vẽ, băng đĩa (nên ứng dụng công nghệ thông tin để chiếu hình ảnh cấu tạo trong của động vật). - Giảng dạy: + Hướng dẫn học sinh quan sát ghi chép theo hệ cơ quan: Bộ xương, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ thần kinh. + Mỗi hệ cơ quan: Quan sát và ghi chép từng bộ phận theo trình tự từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới. Ví dụ: Hệ tiêu hóa: Quan sát từ miệng tới hậu môn. + Mỗi hệ cơ quan cần xác định các nội dung kiến thức sau: Bộ xương: Các phần của bộ xương. Đặc điểm khác với động vật lớp trước. Đặc điểm thích nghi với đời sống (môi trường sống, điều kiện sống). Hệ tiêu hóa: Chỉ rõ các cơ quan thuộc ống tiêu hóa. Các tuyến tiêu hóa. Vai trò của từng cơ quan. Chỉ ra đặc điểm khác động vật lớp trước, đặc điểm thích nghi với đời sống. Hệ hô hấp: Chỉ rõ cơ quan hô hấp là gì? (Mang, da hay phổi). Kể tên các cơ quan thuộc hệ hô hấp. Cử động hô hấp là nhờ thềm miệng, lồng ngực Hệ tuần hoàn: Chỉ rõ tim mấy ngăn? 5
  6. Có mấy vòng tuần hoàn, mô tả sơ đồ vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu gì? (đỏ tươi hay pha) Hệ bài tiết: Chỉ rõ các cơ quan của hệ bài tiết. Chức năng của hệ bài tiết. Hệ sinh dục: Các cơ quan của hệ sinh dục (cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái). Đẻ trứng hay đẻ con, thụ tinh trong hay thụ tinh ngoài. Hệ thần kinh và giác quan: Cấu tạo hệ thần kinh. Các giác quan mắt, mũi, tai. * Ví dụ cụ thể: Ví dụ 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của ếch đồng. - Chuẩn bị: + Học sinh chuẩn bị mẫu vật: Con ếch đồng (khuyến khích cộng điểm cho những nhóm chuẩn bị tốt). + Giáo viên chuẩn bị mẫu vật: Con ếch đồng, tranh vẽ, bảng phụ. - Hướng dẫn tìm hiểu bài: + Giáo viên chia nhóm học sinh. + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát (chỉ vào mẫu vật): Các em quan sát các cơ quan theo trình tự: đầu -> giác quan -> cổ -> thân -> đuôi -> chi -> da và nêu đặc điểm cấu tạo của từng cơ quan. Chú ý khi quan sát: Đầu (hình dạng, cử động). Da (sơ tay vào da ếch xem có cảm giác gì?). So sách chi trước và chi sau. + Các nhóm quan sát (thời gian 03 phút), ghi kết quả vào phiếu học tập. + Giáo viên gọi đại diện một nhóm lên bảng chỉ vào mẫu vật nêu rõ các cơ quan, đặc điểm của từng cơ quan. 6
  7. + Các nhóm khác nhận xét, bổ xung. + Giáo viên phát phiếu học tập có nội dung bảng sách giáo khoa. Yêu cầu các nhóm hoàn thành (thời gian 03 phút). + Giáo viên chữa phiếu học tập của học sinh và rút ra kết luận về kiến thức theo nội dung bảng sau. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước: Đặc điểm cấu tạo Ý nghĩa thích nghi Thích - Đầu dẹp, khớp với thân thành một khối. - Giảm sức cản của nước khi bơi. nghi - Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón. - Đẩy nước khi bơi. với đời - Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí. - Hô hấp dễ dàng trong nước. sống ở nước Thích - Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt. - Di chuyển trên cạn dễ dàng. nghi - Mắt, mũi nằm ở vị trí cao trên đầu, mũi - Dễ quan sát và thở. với đời thông với khoang miệng và phổi. sống ở - Mắt có mi giữ nước. - Bảo vệ mắt khỏi bị khô. cạn - Tai có màng nhĩ. - Nhận biết âm thanh. Cho học sinh trả lời câu hỏi liên hệ thực tế. 1. Tại sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước? (Trả lời: Vì ếch hô hấp chủ yếu bằng da, da ếch là da trần. Nếu sống ở nơi khô ráo thì cơ thể sẽ mất nước -> ếch sẽ chết. Ví dụ 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài. - Chuẩn bị: Mẫu vật hoặc mô hình thằn lằn bóng đuôi dài, bảng phụ. - Hướng dẫn tìm hiểu bài: + Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các cơ quan theo trình tự: Đầu -> cổ -> giác quan -> thân -> đuôi -> chi -> da. Chú ý: Chiều dài của cổ, thân, đuôi. Đặc điểm của da. 7
  8. Vị trí, kích thước của chi so với với cơ thể. Cho học sinh lên bảng chỉ vào mẫu vật, nêu đặc điểm của từng bộ phận quan sát được. Cho học sinh thảo luận, đưa ra ý nghĩa thích nghi với đời sống của từng cơ quan vừa quan sát. Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ xung. Giáo viên rút ra kết luận về kiến thức. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn. Đặc điểm cấu tạo Ý nghĩa thích nghi - Đầu có cổ dài. - Dễ quan sát, bắt mồi. - Tai có màng nhĩ nằm trong hốc tai. - Hướng âm thanh, bảo vệ màng nhĩ. - Mắt có mi cử động, có nước mắt. - Bảo vệ mắt. - Thân dài, đuôi rất dài. - Động lực chính của sự di chuyển. - Chân có 5 ngón, có vuốt. - Tham gia di chuyển trên cạn. - Da khô, có vảy sừng. - Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. Giáo viên treo bảng phụ. Gọi hai học sinh lên bảng hoàn thành bảng phụ với nội dung sau: Đặc điểm Ếch đồng Thằn lằn cấu tạo - Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân - Cổ dài. Đầu, cổ thành một khối. Mắt - Mắt có mi, có nước mắt. - Có mi cử động, có nước mắt. - Tai có màng nhĩ. - Tai có màng nhĩ nằm trong Tai hốc tai. 8
  9. Thân, đuôi - Thân ngắn, không có đuôi. - Thân dài, đuôi rất dài. - Chi năm phần, có ngón, chi - Chi năm ngón, có vuốt. Chi sau có màng bơi. Da - Da trần, phủ chất nhầy và ẩm. - Da khô, phủ vảy sừng. Dựa vào kiến thức của bảng so sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch đồng để thấy thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn. Ví dụ 3: Thực hành quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ. - Chuẩn bị: Tranh vẽ bộ xương ếch, tranh vẽ bộ xương cá, mẫu mổ ếch. Tranh vẽ hình 36.4 SGK, tranh vẽ hình 36.3 SGK. - Hướng dẫn tìm hiểu bài: (1). Quan sát bộ xương ếch: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ bộ xương ếch. CH: Bộ xương ếch có thể chia thành những phần nào? Gọi học sinh lên bảng chỉ. -> Rút ra kết luận: Bộ xương ếch gồm: Xương đầu. Xương cột sống. Các xương đai (đai vai và đai hông). Các xương chi (chi trước và chi sau). Giáo viên treo tranh vẽ bộ xương cá. CH: Hãy so sánh và chỉ ra điểm khác giữa bộ xương ếch với bộ xương cá? Bộ xương ếch khác bộ xương cá: Có các xương đai vai và xương đai hông khớp với các chi vững chắc giúp ếch di chuyển trên cạn. (2). Quan sát bộ da ếch: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mặt trong và mặt ngoài da ếch. Chú ý: Mặt ngoài: Sờ tay lên da ếch để rút ra nhận xét Mặt trong: Hệ mao mạch có tác dụng gì? Rút ra nhận xét: Mặt ngoài da trơn bóng. 9
  10. Mặt trong da có nhiều mạch máu làm nhiệm vụ trao đổi khí. (3). Quan sát nội quan: * Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu mổ. Đối chiếu với hình 36.3 SGK. Yêu cầu: - Xác định các cơ quan trên mẫu mổ. - Sắp xếp các cơ quan vào từng hệ cơ quan. * Các nhóm học sinh quan sát và ghi kết quả vào phiếu học tập (ghi rõ từng hệ cơ quan có những cơ quan nào). Gọi một nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ xung. * Dựa vào phiếu học tập của các nhóm học sinh. Giáo viên dùng phương pháp vấn đáp gợi mở (dùng hệ thống câu hỏi) để tìm hiểu cấu tạo trong của ếch. Đặc điểm cấu tạo trong của ếch đồng Hệ thống câu hỏi Nội dung kiến thức Hệ cơ Cấu tạo quan - Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan - Lưỡi phóng ra bắt mồi. nào? Có gì khác so với cá? Tiêu hóa - Có dạ dày lớn, ruột ngắn. - Gan, mật lớn, có tuyến tụy. - Ếch hô hấp nhờ cơ quan nào? Cử - Hô hấp nhờ phổi và da (chủ yếu là động hô hấp thực hiện như thế nào? da). Hô hấp - Tại sao ếch có phổi mà vẫn cần - Xuất hiện phổi, cấu tạo đơn giản. hô hấp qua da? - Hô hấp nhờ sự nâng hạ thềm miệng. + Quan sát hình 36.4 và cho biết: - Tim ếch có mấy ngăn? - Tim 3 ngăn (2 TN, 1TT) Tuần - Có mấy vòng tuần hoàn? Mô tả - Có 2 vòng tuần hoàn. hoàn vòng tuần hoàn? - Máu đi nuôi cơ thể là máu gì? - Máu pha đi nuôi cơ thể. 10
  11. - So sánh với hệ tuần hoàn của cá? - Hệ bài tiết gồm những cơ quan - Thận giữa (lọc máu) -> nước tiểu nào? Chức năng của hệ bài tiết? Bài tiết qua ống dẫn nước tiểu xuống chứa ở bóng đái, thải ra ngoài qua lỗ huyệt. + Quan sát hình 36.5: - Xác định các bộ phận của bộ não? Thần - Não trước có thùy thị giác phát kinh triển. - Tiểu não kém phát triển. - Ếch thụ tinh trong hay thụ tinh - Ếch đực không có cơ quan giao ngoài? Sinh dục phối. Đẻ trứng hay đẻ con? - Ếch cái đẻ trứng, thụ tinh ngoài. Dựa vào kiến thức của bảng, thảo luận trả lời câu hỏi: + Những cơ quan nào thể hiện rõ sự thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn của ếch đồng? (Trả lời: Xuất hiện phổi nhưng đơn giản, hô hấp nhờ sự nâng hạ thềm miệng. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn). Trả lời câu hỏi liên hệ thực tế: + Tại sao miệng của ếch cứ phông lên như nuốt khí? (Trả lời: Đó là cử động hô hấp của ếch: Cử động hô hấp thực hiện nhờ sự nâng, hạ thềm miệng) 6.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Qua việc nghiên cứu và áp dụng chuyên đề tôi nhận thấy học sinh đã dễ học, dễ nhớ hơn. Tránh được sự nhầm lẫn kiến thức. Từ đó tích cực học tập, kết quả môn học được nâng lên. Chuyên đề có thể áp dụng trong công tác giảng dạy môn sinh học 7 ở trường THCS. 7. Những thông tin cần bảo mật: Không có 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng: Giáo viên cần nghiên cứu, phân loại các dạng bài, tìm ra phương pháp phù hợp cho từng dạng bài cụ thể. Cần có sự chuẩn bị chu đáo về kiến thức, mẫu vật, 11
  12. mô hình, tranh ảnh, băng hình cần thiết cho bài học. Cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Học sinh phải có sự chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên, chủ động, tích cực trong học tập, liên hệ thực tế. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: 9.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo ý kiến tác giả: Khi chưa thực hiện chuyên đề thì đa số học sinh không hứng thú, tích cực học tập dẫn đến kết quả môn học chưa cao. Từ năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015 qua quá trình nghiên cứu và áp dụng chuyên đề vào giảng dạy bước đầu đã thu được kết quả nhất định. - Bản thân tôi có ý thức nghiên cứu, chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp, luôn có ý thức chuẩn bị bài thiết bị dạy học cần thiết cho tiết dạy. - Học sinh có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, học bài cũ, trên lớp tích cực học tập và hứng thú hơn với việc học. - Học sinh có ý thức bảo vệ các loài động vật có ích, bảo vệ môi trường. - Do vậy kết quả môn học được nâng lên. Thể hiện ở kết quả bài kiểm tra một tiết giữa học kỳ II qua bảng tổng kết sau: Các làn điểm Năm học Khối lớp Sỹ số < 5 5 - < 6.5 6.5 < 8 8 < 10 SL % SL % SL % SL % 2013 - 2014 7 (A, B) 68 12 17.6 32 47.1 18 26.4 6 8.9 2014 - 2015 7 (A, B) 65 3 4.6 25 38.5 26 40 11 16.9 2015 - 2016 7 (A, B) 69 0 0 27 39.1 26 37.7 16 2.32 Ghi chú: 12
  13. Năm học 2013 - 2014: Chưa áp dụng chuyên đề. Năm học 2014 – 2015; 2015 - 2016 đã áp dụng chuyên đề. 9.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Qua việc áp dụng chuyên đề, kết quả học tập của học sinh được nâng lên giúp hoàn thành chỉ tiêu môn học. Từ đó góp phần hoàn thành chỉ tiêu chung của nhà trường. 10. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tổ chức áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Phạm vi/Lĩnh vực STT Tên tổ chức/Cá nhân Địa chỉ áp dụng sáng kiến 1 Trường THCS Tân Phong - Bình Xuyên Nâng cao chất lượng dạy Tân Phong - Vĩnh Phúc học môn sinh học THCS Bình Xuyên, ngày. . tháng 12 năm 2016 Tân Phong, ngày 06 tháng 12 năm 2016 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Trần Thị Loan 13