SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí tại trường THPT Quang Hà

pdf 37 trang thulinhhd34 8085
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí tại trường THPT Quang Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_on_thi_thpt_quoc.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí tại trường THPT Quang Hà

  1. trả lời một cách chi tiết và đầy đủ. b. Một số kĩ năng làm bài thi môn Địa lí cần lưu ý Bên cạnh việc chuẩn bị kĩ lưỡng về kiến thức và kĩ năng môn Địa lí qua việc ôn tập củng cố qua các bài học thì kĩ năng làm bài thi môn trắc nghiệm cũng là nội dung quan trọng mà mỗi giáo viên cũng cần chú ý hướng dẫn cho các em trước khi chuẩn bị bước vào kì thi. Dưới đây là một số kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm mà các em học sinh cần đặc biệt lưu ý: Thứ nhất, đọc nhanh toàn bộ đề thi sau đó làm những câu hỏi từ dễ đến khó. Dành thời gian để soát lại các câu hỏi. Với yêu cầu của kì thi THPT quốc gia, trong phòng thi đối với môn trắc nghiệm, mỗi em sẽ có một đề riêng. Hai em ngồi gần nhau chỉ có giống nhau 20% về câu hỏi trong đề. Như vậy, kì thi đảm bảo tính khách quan và nghiêm túc rất cao. Các em học sinh cần phải tự chủ và có phương pháp làm bài của riêng mình sao cho có kết quả tốt nhất. Thứ hai, cẩn trọng đọc kĩ, hiểu và nắm chắc từng ý của câu hỏi mới chọn phương án trả lời. Một số câu hỏi đọc qua tưởng đề thi trắc nghiệm khách quan dễ và đơn giản nhưng thực tế thì không như vậy. Nếu không nắm vững kiến thức thì không thể chọn được đáp án đúng khi thời gian để trả lời cho mỗi câu chỉ đủ để thí sinh đọc và quyết định nhanh. Thời gian để trả lời cho mỗi câu hỏi chỉ có khoảng 1,25 phút. Mỗi câu hỏi lại nêu ra một vấn đề trong nội dung môn thi và đều có 4 lựa chọn A, B, C, D yêu cầu thí sinh chọn và đánh dấu vào đáp án đúng nhất. Nếu học sinh không đọc kỹ đề bài, các em không xác định đúng yêu cầu đề bài đưa ra, không xác định được nội hàm câu hỏi dẫn đến lạc đề, câu hỏi một đằng, trả lời một nẻo. Mỗi câu, mỗi ý trong cấu trúc đề thi đều tương ứng với một đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa nên thí sinh cần phải đọc kỹ nhằm tái hiện lại những kiến thức, kĩ năng đã được học để trả lời đúng câu hỏi. Thứ ba, phải tuân thủ cách làm bài vì bài thi của thí sinh hoàn toàn được chấm bằng máy, nếu trả lời nhiều phương án, thí sinh sẽ bị mất điểm. Điểm của bài thi được tính theo phương pháp thống kê căn cứ trên số câu mà thí sinh đánh dấu đúng. Cần có thời gian để soát lại các câu trả lời. Không được bỏ sót bất kì câu hỏi nào dù là câu hỏi khó nhất. Những câu hỏi khó nên để làm cuối cùng, có thể sử dụng phương pháp phán đoán để trả lời. Kĩ năng làm bài là yêu cầu quan trọng cuối cùng để các HS đạt kết quả cao trong bài thi môn Địa lí. 26
  2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng thực nghiệm tại trường THPT Quang Hà và đã mang lại những kết quả thiết thực đáng ghi nhận, bước đầu khẳng định tính đúng đắn của đề tài. 7.4.1 Mục đích, nhiệm vụ của áp dụng sáng kiến * Mục đích - Áp dụng sáng kiến nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về sơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, áp dụng vào thực tiễn dạy học phương pháp hướng dẫn HS lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí. - Phân tích kết quả áp dụng sáng kiến, khảo sát, điều tra để đánh giá tính khả thi của đề tài, khả năng áp dụng và nhân rộng của đề tài. - Áp dụng sáng kiến làm cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của đề tài, giúp người nghiên cứu phát hiện trên cơ sở thực tế những ưu khuyết điểm của đề tài nhằm bổ sung, hoàn thiện đề tài cho phù hợp với tình hình thực tiễn và ngày càng có chất lượng tốt hơn. * Nhiệm vụ - Thực hiện điều tra, tìm hiểu về đặc điểm tình hình GV và HS, tình hình học tập môn Địa lí lớp 12, tình hình ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí của HS trường THPT Quang Hà. - Tiếng hành tổ chức dạy học môn Địa lí lớp 12 và hướng dẫn HS ôn thi THPT quốc gia theo những phương pháp được nghiên cứu. - Tiến hành kiểm tra, phỏng vấn, tổng hợp kết quả để phân tích và so sánh, đối chiếu kết quả qua quá trình dạy học áp dụng sáng kiến và kết quả của những năm học trước khi áp dụng sáng kiến để đánh giá tính khả thi của đề tài. 7.4.2. Nội dung của công tác áp dụng sáng kiến Đề tài được tiến hành áp dụng trong dạy học Địa lí lớp 12 tại trường THPT Quang Hà (phân hiệu 2 – trường THPT Nguyễn Duy Thì cũ). Thời gian tổ chức thực nghiệm được tiến hành trong năm học 2017 – 2018 và tiếp tục được áp dụng và hoàn thiện trong học kì I năm học 2018 - 2019, thực hiện trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp 12. Tác giả tiến hành thiết kế giáo án, chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết phục vụ cho giảng dạy các bài học theo hướng đổi mới, áp dụng các giải pháp hướng dẫn HS lớp 12 ôn tập thi THPT quốc gia. Tiến hành áp dụng giảng dạy trên lớp và đánh giá hiệu quả của sáng kiến. Sau khi tổ chức dạy học, tác giả 27
  3. tiến hành kiểm tra, đánh giá và phỏng vấn điều tra, tổng hợp thông tin đánh giá khả năng áp dụng của sáng kiến. 7.4.3. Tổ chức thực hiện áp dụng sáng kiến Công tác áp dụng sáng kiến được tiến hành ở 3 lớp 12 các em đang học môn Địa lí mục đích ôn thi THPT quốc gia. Năm học 2016 – 2017 được lấy làm cơ sở đối chứng. Thực hiện áp dụng sáng kiến ở các lớp 12A2, 12A3, 12A4 của năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 – 2019. Các lớp tiến hành áp dụng sáng kiến có sĩ số tương đương nhau (25 đến 30 HS). HS của hai lớp đều ở địa bàn nông thôn và miền núi. Cả hai lớp đều có 100% các em HS chọn môn Khoa học xã hội là môn thi THPT quốc gia, trong đó môn Địa lí là một trong ba môn thuộc bộ môn tổ hợp Khoa học xã hội. Đối với lớp áp dụng sáng kiến, trong quá trình giảng dạy môn Địa lí và hướng dẫn HS ôn tập thực hiện các phương pháp hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia đã được nghiên cứu. Đối với lớp ĐC, năm học 2016 - 2017, giảng dạy Địa lí thực hiện không có nhiều đổi mới, phương pháp dạy học và hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia không có nhiều thay đổi so với trước đây (khi thi theo hình thức tự luận), việc áp dụng các phương pháp dạy học và hướng dẫn ôn tập không có nhiều tích cực, không có nhiều đề trắc nghiệm khách quan để các em thực hành luyện tập. Quá trình dạy học Địa lí thực hiện với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học truyền thống là chủ yếu, ít có sự vận dụng phối hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới, ít ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Kế hoạch và chương trình giảng dạy được thực hiện theo thời khóa biểu của Nhà trường. Các lớp được tiến hành kiểm tra, đánh giá qua các bài kiểm tra và các bài thi. Kết quả tổng hợp đánh giá là bài thi THPT quốc gia năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018 và bài thi khảo sát THPT quốc gia lần thứ 2 năm học 2018 – 2019 được sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức tháng 12/2018. Tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp các thông tin về giờ dạy, về kết quả học lực bộ môn để phân tích, đánh giá về kết quả áp dụng sáng kiến. 7.4.4. Kết quả ứng dụng sáng kiến Để đánh giá kết quả thực nghiệm, tác giả đã tiến hành lấy phiếu điều tra về phản hồi về hiệu quả phương pháp dạy học, phương pháp hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí ở các lớp ở lớp tiến hàng áp dụng sáng kiến. Qua quá trình giảng dạy, tổng hợp kết quả điểm của các bài thi, thông tin phản hồi của HS bằng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp để so sánh, tổng hợp kết quả. 28
  4. Để phân tích, đánh giá về cảm nhận và mức độ tham gia của các em HS trong bài học, đánh giá hiệu quả của giờ dạy, tác giả đã lấy phiếu thông tin lấy ý kiến của HS. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 8: Tổng hợp thống kê về cảm nhận của HS qua giờ học Năm học Số Tổng Hoạt động học tập Mức độ hiểu bài lượng, tỉ số Tích Bình Không Rất hiểu Bình Không lệ cực thường tích cực bài thường hiểu 2018 – Số lượng 87 70 17 0 63 24 0 2019 Tỉ lệ (%) 100 80,1 19,9 0 72,0 28,0 0 2017 - Số lượng 82 62 14 6 60 18 4 2018 Tỉ lệ (%) 100 75,6 17,0 7,4 73,2 21,9 4,9 2016- Số lượng 85 45 15 25 46 22 17 2017 Tỉ lệ (%) 100 52,9 17,6 29,5 54,1 25,9 20,0 Các em học ở lớp thực nghiệm áp dụng sáng kiến tỏ ra thích thú với giờ học, các hoạt động trong giờ học trở nên tích cực hơn. Các em chủ động tham gia hợp tác làm việc trong nhóm, cùng nhau thảo luận, tìm tòi khai thác kiến thức theo sự tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo của GV. Đặc biệt các em rất hào hứng với nhiệm vụ học tập. Qua mỗi giờ học tập, các em nhớ được nhiều kiến thức hơn, biết vận dụng và liên hệ thực tiễn nhiều hơn, làm được nhiều bài tập hơn. Thông qua các hoạt động tích cực trong giờ học, các em tiếp thu được kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng, thái độ và các năng lực cần thiết của bộ môn Địa lí và rất tự tin làm các bài kiểm tra, bài thi với hình thức trắc nghiệm khách quan. Các kĩ năng địa lí về khai thác Atlat Địa lí Việt Nam, kĩ năng về bảng số liệu và biểu đồ nắm rất chắc chắn. Đa số các em trả lời nhanh và đạt điểm tối đa phần câu hỏi kĩ năng địa lí. So với năm học 2016 – 2017, khi chưa có nhiều thay đổi trong giảng dạy và hướng dẫn ôn tập theo phương pháp, chủ yếu các em được tổ chức dạy học Địa lí theo phương pháp truyền thống, hình thức ôn tập cũng ít đa dạng, tỉ lệ các em hứng thú tham gia bài học thấp hơn, mức độ hiểu bài cũng thấp hơn, khả năng phát triển về kĩ năng và năng lực của các em cũng thấp hơn so với lớp thực nghiệm. Hoạt động tích cực và đem lại hiệu quả dạy học chỉ tập trung vào một số em có năng lực học tốt. Các em có lực học trung bình, các em nhút nhát vẫn chưa có nhiều sự tiến bộ về kĩ năng và năng lực Địa lí cũng như năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. Nhiều em còn bỡ ngỡ và bối rối với những dạng câu hỏi kĩ năng địa lí. 29
  5. Kết quả bài các bài kiểm tra được tổng hợp và so sánh giữa các lớp học tiến hành áp dụng sáng kiến năm học 2018 – 2019 có sự tiến bộ rõ rệt so với những năm trước. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 7: So sánh kết quả bài thi môn Địa lí một số năm (SL: số lượng, TL: tỉ lệ) Năm Tổng Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên học số SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL % % % % % % 2018 87 19 21,8 32 36,8 30 34,5 6 6,9 0 0 81 93,1 - 2019 2017 - 82 12 14,6 30 36,6 31 37,8 9 11,0 0 0 73 89,0 2018 2016- 85 8 9,4 24 28,2 39 45,9 14 16,5 0 0 71 83,5 2017 Biểu đồ so sánh điểm trung bình thi môn Địa lí Điểm qua một số năm 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 Năm học 2016-2017 2017-2018 2018-2019 12A2 12A3 12A4 Đối với kết quả thi năm học 2017 - 2018, tỉ lệ học sinh có điểm từ trung bình trở lên (≥5) chiếm 89,0% (tăng hơn cùng kì năm trước 5,5%), đến năm học 2018 – 2019 tỉ lệ tăng lên 93,1% (tăng hơn cùng kì năm trước 4,1%). Tỉ lệ loại khá và giỏi cũng đều có sự tăng trưởng hơn năm học trước. Điểm trung bình bài kiểm tra của kì thi khảo sát THPT quốc gia năm 2018 - 2019 là 7,11, trong khi 30
  6. điểm trung bình của năm năm 2017 – 2018 là 6,57, của năm 2016 – 2017 là 6,02. Nhìn chung kết quả đều cho thấy có sự tiến bộ về chất lượng qua các năm. Từ kết quả trên cho thấy, kết quả học lực của các lớp áp dụng sáng kiến cao hơn lớp đối chứng. Các chỉ số chất lượng loại giỏi, khá của lớp năm học 2017 – 2018 và năm 2018 – 2019 đều cao hơn năm học 2016 – 2017. Năm sau có sự tiến bộ hơn năm trước. Trong khi số lượng HS có điểm trung bình và yếu của lớp của các năm sau lại thấp hơn. Điều này cho thấy, thực hiện áp dụng những đổi mới trong hướng dẫn HS lớp 12 thi THPT quốc gia theo những nội dung của sáng kiến kinh nghiệm mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Quang Hà và phát triển các năng lực HS theo yêu cầu của xã hội. Dựa trên những kết quả của quá trình áp dụng sáng kiến có thể kết luận rằng việc đổi mới phương pháp dạy học và hướng dẫn ôn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan đáp ứng tình hình hiện nay cần được quan tâm, nghiên cứu đầy đủ và có những thay đổi theo phương pháp tích cực. Thực nghiệm đã chứng minh mang lại hiệu quả dạy học tốt và có khả năng áp dụng vào quá trình dạy học môn Địa lí ở các trường THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 7.4.5. Kết luận chung sau khi ứng dụng sáng kiến - Hình thức đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đổi mới nhằm mang lại kết quả chính xác, khách quan, công bằng hơn cho các em học sinh và hướng tới phương pháp học tập tích cực, chủ động, gắn kiến thức với vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tiễn góp phần phát triển đa dạng các năng lực của người học trong quá trình dạy học. - Hướng dẫn HS học tập và ôn thi nhằm đáp ứng hình thức thi TNKQ quả kì thi THPT quốc gia cần được chú trọng, nghiên cứu đầy đủ nhằm đạt hiệu quả tối ưu, giảm áp lực cho GV và HS mà nâng cao được chất lượng giáo dục. Dạy học theo phương pháp truyền thống trước đây không còn phù hợp nữa, mang lại hiệu quả thấp, không phát huy được năng lực của người học, đạt kết quả không cao trong yêu cầu của giáo dục và xã hội hiện nay. - Hướng dẫn HS lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí cần được thực hiện bám sát theo hướng dẫn về cấu trúc đề thi và hình thức tổ chức kì thi của Bộ Giáo dục và đào tạo. Phương pháp hướng dẫn HS ôn thi cần linh hoạt, và hợp lí theo từng nội dung trong chương trình, phù hợp với từng phần lí thuyết 31
  7. cũng như các kĩ năng địa lí. Các phương pháp hướng dẫn HS ôn thi cần đảm bảo khái quát hóa nhưng tăng tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình dạy học. - Thực hiện áp dụng phương pháp hướng dẫn HS lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí đã khẳng định tính đúng đắn, tính hiệu quả thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Qua đó, thấy được khả năng có thể áp dụng và nhân rộng trong các trường THPT để áp dụng vào nâng cao hiệu quả dạy ôn thi THPT quốc gia cũng như trong quá trình dạy học môn Địa lí. - Qua kết quả nghiên cứu, ứng dụng đề tài cho chúng ta thấy rằng phương pháp dạy học và hướng dẫn HS ôn thi hình thức trắc nghiệm khách quan là vấn đề cần được nghiên cứu và quan tâm thích đáng. Môn học Địa lí cần được thực hiện dạy và học không những mang lại những kiến thức và kĩ năng có thể vận dụng vào thực tiễn sinh động mà còn nhằm thay đổi quan điểm coi môn Địa lí là môn phụ nhàm chán, góp phần quan trọng vào thực hiện khắc phục hạn chế của phương pháp dạy học cũ, thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục THPT. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Đối với giáo viên: có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tâm huyết với nâng cao chất lượng giáo dục, am hiểu về kì thi THPT quốc gia, hiểu rõ về đặc điểm tình hình lớp học và các em học sinh trong lớp. Giáo viên nắm rõ các nguyên tắc, phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí. Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về giáo án, kế hoạch dạy học, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học cần thiết cho bài học. - Đối với học sinh: Tìm hiểu trước nội dung bài học, các tư liệu phục vụ cho bài học theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tham gia tích cực, chủ động vào quá trình dạy học. Học sinh đang học lớp 12, đã có những kiến thức, kĩ năng địa lí nhất định phục vụ cho quá trình học tập. - Phương tiện dạy học: Có đủ các phương tiện dạy học cần thiết bao gồm máy tính, máy chiếu, các tư liệu phục vụ bài giảng, các bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ. Không gian lớp học đảm bảo có thể kê xếp các bàn để các em học sinh có thể ngồi quay mặt vào nhau, có thể di chuyển khi cần thiết. - Sự giúp đỡ và phối hợp của Nhà trường, các tổ chức đoàn thể, Hội phụ huynh và của địa phương. Hoạt động giáo dục của Nhà trường, trong đó có chất lượng giáo dục môn Địa lí có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố của môi 32
  8. trường giáo dục. Sự phối kết hợp của tất cả các thành bên trong và ngoài Nhà trường đều có ý nghĩa quan trọng góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Sáng kiến kinh nghiệm khi được áp dụng sẽ mang lại lợi ích thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Giờ học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn, gắn liền với thực tiễn, thu hút sự quan tâm và chú ý của HS, góp phần phát triển các kĩ năng của người học, các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của bộ môn cũng được hình thành và phát triển, kết quả dạy học được nâng cao hơn. - Khi vận dụng các kết quả nghiên cứu của sáng kiến trong dạy học, hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí sẽ tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh tiết kiệm được thời gian, công sức nhưng kết quả giáo dục sẽ nâng cao hơn, toàn diện hơn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện nay. - Học sinh có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia vào các hoạt động các hoạt động học tập, tích cực tìm tòi, khám phá kiến thức, qua đó các em sẽ lĩnh hội tri thức, hình thành các kĩ năng, thái độ và năng lực cần thiết của người học. Các năng lực của người học thuận lợi để hình thành và phát triển như năng lực hợp tác, năng lực phối hợp làm việc trong nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực thuyết trình, Các kĩ năng địa lí cũng được phát triển như sử dụng bản đồ, báo cáo, thực hành, liên hệ, tư duy lãnh thổ, Qua đó góp phần vào mục tiêu giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của người học. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Áp dụng kết quả nghiên cứu sáng kiến vào giảng dạy, HS học tập tích cực hơn, các kĩ năng địa lí và năng lực chung của người học nhìn chung phát triển đa dạng hơn. Các em quan tâm hơn tới học tập môn Địa lí, có phương pháp học tập hiệu quả, tiếp thu nhanh, ghi nhớ lâu và biết vận dụng vào thực tiễn linh hoạt hơn. 33
  9. - Áp dụng sáng kiến góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu phong phú về nội dung và phương pháp dạy và học môn Địa lí lớp 12, đặc biệt là về kĩ năng biểu đồ, bảng số liệu, Atlat Địa lí Việt Nam vốn không được thể hiện trong sách giáo khoa. Những kết quả nghiên cứu của sáng kiến cũng cung cấp cho giáo viên và học sinh những phương pháp dạy và phương pháp học môn Địa lí hiệu quả, đáp ứng yêu cầu mang tính thực tiễn hiện nay vừa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn vừa đem lại kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Tạ Thị Thúy Trường THPT Quang Hà Dạy học Địa lí lớp 12 Ninh 2 Nguyễn Phương Trường THPT Quang Hà Dạy học Địa lí lớp 12 Thảo Bình Xuyên,ngày tháng năm 2019 Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019 PHÓ HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Viết Ngọc Tạ Thị Thúy Ninh 34
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Trọng Phúc, "Một số vấn đề trong dạy học địa lí ở trường phổ thông", NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004. 2. Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên) và các tác giả khác: Địa lí 12 và sách giáo viên Địa lí 12, NXB Giáo dục 2013. 3. PGS. TS Ngô Đạt Tam, TS Nguyễn Quý Thao, Atlat Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục, 2015. 4. Bộ GD&ĐT, Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT, 2016. 5. Bộ GD&ĐT, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Địa lí, NXB Giáo dục, 2015. 6. Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT về kĩ xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá, 2016. 7. Nguyễn Cao Phương, Câu hỏi và bài thực hành trắc nghiệm Địa lí 12, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2016. 8. Các website: - Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: - Thư viện khoa học VLOS: - Báo điện tử Vietnamnet: - Báo điện tử Vnexpress: - Báo điện tử: 35
  11. MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Lời giới thiệu 1 2. Tên sáng kiến 2 3. Tác giả sáng kiến 2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 2 7.1. Phần mở đầu 3 7.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp hướng dẫn HS ôn thi THPT 4 quốc gia môn Địa lí tại trường THPT Quang Hà 7.2.1. Cơ sở lí luận 4 7.2.2. Cơ sở thực tiễn 7 7.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn 8 Địa lí 7.3.1. Cấu trúc chương trình Địa lí lớp 12 và cấu trúc đề thi THPT quốc gia 8 môn Địa lí 7.3.2. Phương pháp hướng dẫn HS lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí 11 7.3.3. Một số vấn đề cần lưu ý trong dạy học Địa lí ôn thi THPT quốc gia 25 7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến 27 7.4.1 Mục đích, nhiệm vụ của áp dụng sáng kiến 27 7.4.2. Nội dung của công tác áp dụng sáng kiến 27 7.4.3. Tổ chức thực hiện áp dụng sáng kiến 27 7.4.4. Kết quả ứng dụng sáng kiến 28 7.4.5. Kết luận chung sau ứng dụng sáng kiến 31 8. Những thông tin cần được bảo mật 32 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 32 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 33 và theo ý kiến các cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 33 sáng kiến theo ý kiến của tác giả 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ 33 chức, cá nhân 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp 34 dụng sáng kiến lần đầu TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 36