SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9

pdf 18 trang binhlieuqn2 08/03/2022 7622
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_van_hoc_trung_d.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9

  1. tác. Biểu hiện ở nhiều đặc điểm. Mục đích sáng tác là phải hướng tới việc giáo huấn đạo đức. Sáng tác có lúc để tiêu khiển, thù tạc nhưng mục đích chung của các vị thánh hiền là giáo hóa cuộc đời.''Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn trí'', văn thơ sáng tác là để giáo huấn đạo đức, văn dùng để tải đạo, thơ dùng để bộc lộ ý trí, bày tỏ lòng mình. Ngôn ngữ sáng tác gồm chữ Hán và chữ Nôm nhưng chữ Hán được xem là chính thống. Tư duy nghệ thuật thì luôn cho rằng cái đẹp thuộc vào những khuôn mẫu định sẵn (xuân hạ thu đông, tùng trúc cúc mai, long li quy phượng, ngư tiều canh mục). Và thể loại chủ yếu là những thể loại văn học có kết cấu cố định, chặt chẽ về số câu, số chữ, niêm luật, đối (ví dụ thơ Đường luật, cáo, phú, văn tế). Còn hình ảnh trong thơ văn (văn liệu, thi liệu) là từ sử sách, rất lắm điển tích, điển cố hay có trong văn học Trung Hoa (chẳng hạn mùa thu về thể hiện qua hình ảnh sen tàn, lá ngô đồng rụng, cúc nở hoa). Bất quy phạm có nghĩa là không chịu gò mình, tự cởi trói khỏi khuôn khổ, những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác. Suốt mười thế kỉ, văn học trung đại cũng đã phá bỏ dần tính quy phạm, ước lệ để phát huy cá tính, sáng tạo nội dung và hình thức thể hiện. Các tác giả đã có nhiều tác phẩm viết bằng chữ Nôm rất thành công như “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, - Tính trang nhã: Văn học trung đại có đề tài hướng tới cái cao cả, trang trọng, hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Dần dần, văn học Việt Nam cũng đã có những nỗ lực không nhỏ để tiếp cận với xu hướng bình dân, gần gũi với đời sống của con người Việt Nam. - Yếu tố Hán, văn hóa Hán: Hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, chuyện văn chương Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán là không thể tránh khỏi. Trong rất nhiếu năm, văn tự của nước ta là chữ Hán và đến tận khi chữ Nôm ra đời, văn tự Hán vẫn được coi là loại chữ chính thống trong một thời gian dài. Thể loại chủ yếu là các thể loại của văn học Trung Quốc, trong các tác phẩm có nhiều thi pháp cổ điển và hình ảnh trong văn học Trung Quốc. Tuy nhiên văn học Việt Nam cũng có ý thức để phá bỏ 8
  2. sự ảnh hưởng này bằng cách viết bằng chữ Nôm, sử dụng nhiều thể thơ dân tộc (như truyện thơ, ngâm khúc, hát nói, lục bát, song thất lục bát) và đưa vào trong thơ văn các hình ảnh đậm chất Việt. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: Qua nhiều năm giảng dạy, tôi rút ra được một số kinh nghiệm, xin được trao đổi cụ thể như sau: 3.2.1. Chuẩn bị tâm thế Nhân dip phấn khởi vào năm học mới, được lên lớp cuối cấp, tôi động viên các em sẵn sàng bước vào một thế giới văn chương đầy bí ẩn và hấp dẫn. Đây là việc rất cần thiết làm cho học sinh quyết tâm và hứng khởi như trước khi vào tìm hiểu một mảng văn học khó Vậy làm thế nào để học sinh hăm hở và biết cách học? Đó là nghệ thuật của mỗi thầy trước đối tượng cụ thể của mình. Riêng tôi, đối tượng chủ yếu là học sinh nông thôn, sách tham khảo ít, cha mẹ không giàu tri thức văn học cổ chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em. Cho nên tôi thường dành một buổi ngoại khoá để nói chuyện, cho các em thấy ý nghĩa của việc học văn học cổ và cách học nói chung. Bằng nhiệt tình của mình, tôi lôi cuốn các em hăm hở rồi hướng dẫn chuẩn bị học bài đầu tiên một cách cụ thể. Đương nhiên đã là công tác tư tưởng thì không chỉ làm một lần mà phải thường xuyên đắp bồi, cuốn hút qua từng bài giảng thành công của mình. 3.2.2. Động viên khuyến khích học sinh chuẩn bị bài tập thể Đúng ra công việc chuẩn bị học văn là phải do cá nhân, nhưng với chương trình này quá khó, các em cần được hỗ trợ nhau bằng sức mạnh tập thể. Chẳng hạn ở khâu đọc nếu có năm em đọc, chắc chắn các em sẽ giúp nhau để thấy được cách đọc hay nhất. Từ đó các em phần nào cảm hiểu được ý văn. Khi tìm hiểu các chú thích, tuy chỉ trong phạm vi sách giáo khoa, nhưng do có trao đổi, thảo luận, các em sẽ hiểu rõ hơn và không ít trường hợp đề xuất được thắc mắc bổ ích hoặc giúp nhau hiểu rõ hơn về các điển cố. Những câu hỏi chuẩn bị cho mỗi bài cũng nhiều, lại khó. Nếu không nhờ sức tập thể các em khó lòng hoàn tất và dễ chán nản, làm qua quýt. 9
  3. Cách hướng dẫn của tôi là mỗi nhóm từ 3-5 em, nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn đọc một lần, nêu câu hỏi rồi cùng trao đổi, sau đó viết theo cá nhân nhất định không chép bài của nhau. Thỉnh thoảng tôi gặp một vài nhóm học tập, gợi ý giúp các em, vừa động viên vừa nắm tình hình mà bổ sung, điều chỉnh bài giảng cho thích hợp với đối tượng. Kinh nghiệm của tôi là lấy tình yêu văn học của mình để hấp dẫn học sinh, đồng thời luôn có cách kiểm tra nghiêm túc. Kiểm tra cho điểm là cần thiết, nhưng không gì hơn là gây được phong trào tự đánh giá, hào hứng trong học tập. Điều đó còn phụ thuộc khá nhiều vào các giờ lên lớp và các buổi ngoại khoá bổ ích của thầy cho học sinh . 3.2.3. Giảng dạy trên lớp: Học sinh cảm thụ một tác phẩm văn chương nói chung và văn học trung đại nói riêng phải đồng thời cảm thụ cả hai mặt nội dung và nghệ thuật . Văn học cổ một phần viết bằng chữ Hán, nghệ thuật thể hiện nhìn chung là ước lệ . Một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm lại là thứ tiếng Việt cổ rất xa lạ về âm, từ, nhịp điệu với ngày nay Vậy thì chỉ cần nói tới một lần, không cần thiết phải phân tích, bình giảng cụ thể từng biện pháp một như đối với văn học hiện đại . Văn học cổ giống như một tảng băng trôi, có phần nổi, có phần chìm. Phần nổi học sinh có thể tự cảm nhận được, phần chìm rất lớn kia tuỳ theo tình hình mà hướng dẫn các em hiểu được một phần chứ làm sao mà hiểu được tất cả. Vì vậy, khi dạy-học các tác phẩm văn học trung đại giáo viên và học sinh cần : Thứ nhất : Phải trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm: Có thể coi đây là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với giáo viên và học sinh khi dạy - học tác phẩm văn học. Nhưng với các tác phẩm văn học trung đại, nhất là những tác phẩm dài thì đây là một yêu cầu khá cao song phải tìm mọi cách mà thực hiện cho được. Có thể tổ chức cho tổ, nhóm chuyên môn chia nhau tìm đọc, trao đổi với nhau. Cũng có thể tổ chức báo cáo trong sinh hoạt chuyên môn hoặc có thể tổ chức ngoại khoá cho học sinh. Nếu không đọc được tác phẩm thì cũng phải được nghe, được kể, được thảo luận về tác phẩm mà mình phải dạy và học. Thứ hai : Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm: 10
  4. Sự hiểu biết về tác giả, về thời đại sản sinh ra tác phẩm, những đặc sắc về thiên nhiên, về tập tục xã hội nhất là về tâm lý dân tộc sẽ giúp ta hiểu và cảm tác phẩm văn chương nước ngoài rất nhiều. Những điều đó không dễ gì có đươc nếu chúng ta không tìm tòi học hỏi. Chúng ta sẽ không cảm và hiểu tốt đoạn trích “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái nếu như ta không hiểu biết gì về sự suy yếu, khủng hoảng của triều đại phong kiến với các tập đoàn Trịnh - Lê - Mạc. Vì vậy việc tìm đọc các tài liệu có liên quan trên các tạp chí, các sách báo, tài liệu tham khảo là rất cần thiết đối với giáo viên và học sinh, nhất là giáo viên trong việc dạy học tác phẩm văn học trung đại. Thứ ba : Phải hiểu đúng về tác phẩm: Muốn dạy tốt văn bản thì phải hiểu đúng nó, tìm hiểu nó đúng trong vị trí tác phẩm, hiểu được toàn bộ tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả từ đó mới lựa chọn được vấn đề và cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội cho phù hợp với trình độ học sinh. Đây là một yêu cầu cao, song với tác phẩm văn học trung đại thì việc hiểu đúng tác phẩm là một yêu cầu quan trọng. Ví dụ như “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” trích trong “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ (tác phẩm mới đưa vào dạy trong ngữ văn 9 hiện nay) là một văn bản hay nhưng rất xa lạ đối với học sinh. Với văn bản này, giáo viên cần hiểu được cuộc sống và sinh hoạt ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm (1742- 1782), một vị chúa nổi tiếng thông minh quyết đoán và kiêu căng xa xỉ, càng về cuối đời càng bỏ bê triều chính, đắm chìm trong xa hoa hưởng lạc cùng Tuyên Phi Đặng Thị Huệ. Thứ tư : Tìm hiểu hình ảnh con người trong văn học: Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương. Mây sớm, trăng khuya, núi non, cỏ cây hoa lá đều in đậm dấu ấn của mình trong văn chương. Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ biện chứng, qua lại tác động lẫn nhau. Văn học phản ánh quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục thiên nhiên của con người, bắt thiên nhiên quy phục con người cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Với các tao nhân mặc khách, thiên nhiên là người bạn tri âm. Không ít người đã lánh đời phàm tục, hòa mình vào thiên nhiên, sống thanh đạm để chiêm nghiệm về vũ trụ, triết lí nhân sinh. Thiên nhiên đã trở thành một phần không thể thiếu 11
  5. trong cuộc sống con người. Thiên nhiên là biểu hiện cho quê hương, đất nước. Hình ảnh thiên nhiên đã đi vào trong thơ văn với những nét riêng của từng vùng miền làm nên một bức tranh đa dạng về con người Việt Nam. Thiên nhiên còn là chuẩn mực của cái đẹp, là thước đo mọi giá trị của tạo vật. Nên văn học cổ điển tả người cũng phải so sánh với cái chuẩn mực là vũ trụ, thiên nhiên, đồng thời thiên nhiên thường gắn với lí tưởng, đạo đức thẩm mỹ. Chẳng hạn nhân cách của người quân tử xưa được ví như tùng, bách; vẻ đẹp của giai nhân được ví với liễu, mai. Các tác phẩm từ buổi bình minh của lịch sử đã kể lại quá trình cha ông ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên để xây dựng đất nước và tích lũy nhiều hiểu biết về tự nhiên. Với con người Việt Nam, thiên nhiên là người bạn thân thiết, tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng của văn học. Trong văn học trung đại, hình tượng thiên nhiên gắn với đạo đức, lí tưởng, thẩm mĩ của con người, đặc biệt trong tác phẩm “Truyện Kiều”. Thiên nhiên đã thể hiện được tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Từ đó gợi lên nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ chàng Kim và tâm trạng lo lắng, sợ hãi của Kiều. Ví dụ: Khi giảng tiết “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được những nét cơ bản sau: “Truyện Kiều là đỉnh cao của ngôn ngữ văn học dân tộc. Nguyễn Du là nhà nghệ sĩ ngôn ngữ bậc thầy. Phong cách ngôn ngữ trong truyện Kiều rất đa dạng, điều này cũng được bộc lộ phần nào trong các đoạn trích ở sách giáo khoa”. Giảng dạy tác giả Nguyễn Du - Truyện Kiều là yêu cầu cho học sinh cảm thụ sâu sắc về con người - cuộc đời - sự nghiệp của Nguyễn Du, những sáng tác của ông mà đỉnh cao là Truyện Kiều. Khi giảng đến phần này thì như chúng ta biết con người và sự nghiệp sáng tác của ông không đứng trên lập trường, quan điểm của giai cấp mình, mà đứng trên quan điểm của nhân dân để sáng tác. Để rồi gửi gắm và tâm sự vào tác phẩm văn chương. Giáo viên cần lí giải cho học sinh hiểu. Cho nên học sinh cần phải tiếp cận với tác phẩm nhiều hơn, bởi vì tác phẩm Truyện Kiều có giá trị hiện thực lớn, giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là giúp cho học sinh nắm được: “Xã hội trong 12
  6. Truyện Kiều là một xã hội Trung Quốc (Triều Minh). Xã hội ấy có nét tương đồng với thực tại xã hội Việt Nam thời Nguyễn Du sống. Vì thế bộ mặt quan lại, tay sai, sai nha , buôn bán thịt người, tất cả vì thế lực đồng tiền đã làm đảo điên cả xã hội - con người. Đây cũng chính là hình ảnh thực của xã hội Việt Nam ở thế kỉ XVIII. Thân phận con người lương thiện, người vô tội bị vùi dập và chà đạp. Cho nên giá trị nhân đạo là linh hồn của tác phẩm. Nó tạo nên tác phẩm trường tồn với thời gian. Giá trị nhân đạo của tác phẩm chính là lòng yêu thương, tôn trọng của con người, đề cao khát vọng sống, công lý và tình yêu. Làm nên giá trị này thì Nguyễn Du có sự đồng cảm sâu sắc với hình tượng của nàng kiều. Sức sống của tác phẩm là yếu tố nghệ thuật”. Từ những điều trên người dạy phải gợi tìm phương pháp tốt nhất, sát với đối tượng để học sinh nắm được nội dung bài chính xác, tinh tế ở các đoạn trích, nhất là đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đối với “Truyện Kiều” khi dạy cần cho học sinh hiểu: “Truyện Kiều đã khắc họa thành công hình tượng Kiều - người con gái có tài, có sắc nhưng số phận đầy bi thảm. Trong đoạn trường 15 năm lưu lạc, Kiều từ bất hạnh này đến bất hạnh khác. Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện thành công thủ pháp nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du. Ông để cho nhân vật tự bộc lộ cản xúc của mình. Kiều đau đớn xót xa khi nghĩ về thân phận. Vì vậy, Nguyễn Du mượn bút pháp tả cảnh ngụ tình để miêu tả. Mỗi cảnh vật hiện lên là nổi buồn đau của Kiều”. 13
  7. Từ đó khi dạy đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu khái quát yếu tố nghệ thuật khi nhà văn miêu tả về nhân vật, trước hết là ngôn ngữ. Vì ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa được tính cách nhân vật. Đó là ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại, độc thoại nội tâm. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Nguyễn Du để cho Kiều trực diện với thiên nhiên, đối diện với lòng mình. Cảnh vật được miêu tả rộng lớn, bát ngát. Nó góp phần bộc lộ tâm trạng cô đơn, buồn tủi biết bao, ngổn ngang tơ lòng của Kiều. Giáo viên hết sức chú ý đến các sắc thái riêng của ngôn ngữ nghệ thuật và cả sự biến đổi về ngôn từ, giọng điệu trong đoạn. Một trong những đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều là sử dụng rộng rãi cách nói ước lệ, sử dụng nhiều ẩn dụ, tượng trưng, nhiều điển cố, điển tích. Trong quan niệm của thời trung đại thì điều đó chứng tỏ sự uyên bác, điêu luyện của tác giả. Nhưng với người đọc ngày nay thì đây là một khó khăn, thậm chí là một rào cản khi tiếp nhận tác phẩm cổ điển - sự ngăn cách không chỉ ở phạm vi ngôn từ mà còn là cơ tầng văn hóa. Để khắc phục phần nào khó khăn này của học sinh, nhất thiết phải lưu ý các em đọc kĩ các chú thích và đọc nhiều lần đoạn thơ được học. Ngoài ra giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy không phải nhân vật văn học nào cũng xây dựng trên những yếu tố đó, mà chỉ sử dụng một số hình thức cơ bản để làm cho nhân vật sinh động. Vì thế khi tìm hiểu nhân vật không nhất thiết theo lý thuyết được chỉ ra, mà cần phân tích được yếu tố nghệ thuật của nhà văn khi miêu tả nhân vật. Điều quang trọng và khó nhất khi phân tích là phân tích đời sống nội tâm, những điều mà con người không nhận thấy được. Những rung động, cảm xúc tâm trạng trước hoàn cảnh được thể hiện bằng suy nghĩ, vui, buồn thông qua nhà văn. Từ ngôn ngữ đến cách miêu tả người, cảnh được thể hiển trong đoạn trích nhằm thể hiện nội tâm nhân vật. Giáo viên phải chỉ cho học sinh thấy rằng : “Tác phẩm là con đẻ tinh thần của nhà văn, yếu tố hình tượng nghệ thuật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm. Nhờ hình tượng mà nhà văn gửi gắm nhận thức tư tưởng, tình cảm, khát vọng và ước mơ, những quan điểm về thẩm mỹ đối với xã hội nhất định. Nguyễn Du với 14
  8. tác phẩm Truyện Kiều cũng vậy - ngoài giá trị hiện thực sâu sắc thì tác phẩm còn mang giá trị nhân văn cao cả. Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép về vã hội phong kiến Việt Nam ở thế kỷ XVIII. Thời đại Nguyễn Du giống như tia nắng cuối chiều. Đây là thời đại suy tàn - một xã hội mà quan lại, tay sai buôn thịt bán người, thế lực của đồng tiền .đã trói buộc con người lương thiện. Giáo viên bình về đoạn trích: “Toàn bộ đoạn trích là tâm trạng. Tâm trạng đó mở ra từ xa đến gần, từ ngoại cảnh đến nội tâm diễn ra hợp lô-gic. Trời đất càng bao la thì con người càng cô đơn, bẽ bàng; cảnh đẹp nhưng lòng người buồn vô hạn. Tác để cho nhân vật đối diện với thời gian, với không gian: Chân mây, cửa biển, thuyền, ngọn cỏ, ngọn nước, hoa trôi, bèo dạt Tất cả các chi tiết ấy vừa thực vừa ảo ảnh, là sắp tàn. Mỗi cảnh là một nỗi buồn thê lương”. Mặt khác, cần cho học sinh đọc diễn cảm để bình, vừa đọc vừa suy nghĩ, vừa đọc vừa tưởng tượng vừa suy nghĩ làm được như vậy thì việc cảm thụ của bài văn rất thuận lợi. Khi phân tích các em có thể phát hiện được những nét độc đáo, rung cảm, cảm thụ sâu sắc hơn được thể hiện rõ nét nội tâm nhân vật qua các câu thơ có nhạc đệm như phần đầu Kiều ở lầu Ngưng Bích -“ tâm trạng Kiều đau buồn vì không giữ lời thề với Kim Trọng. Kiều bị Mã Giám Sinh lừa đưa về lầu xanh ”. Sau đó giáo viên chốt lại mạch cảm xúc: “Toàn bộ đoạn thơ là bức tranh tâm trạng nhiều vẻ của nàng Kiều trong những tháng ngày sống ở lầu Ngưng Bích - khi thì cô đơn, buồn tủi, lúc thì nhớ nhung đau xót, lúc thì buồn bã lo sợ, hãi hùng được Nguyễn Du miêu tả hết sức tinh tế, chính xác.” 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. - Người thầy phải thực sự có đạo đức nghề nghiệp, hết mình vì học sinh. Người thầy phải nắm được yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục và vận dụng linh hoạt theo môi trường, hoàn cảnh làm việc của mình. - Người thầy phải biết lắng nghe học sinh nói, quan sát học sinh làm để điều chỉnh, uốn nắn cũng như động viên kịp thời các em, các em từng bước nhận ra kiến thức, chiếm lĩnh tri thức. - Khi lên lớp, người thầy phải chuẩn bị chu đáo bằng mọi cách có thể từ nội 15
  9. dung đến phương pháp, phương tiện, để các em nắm bắt được tri thức một cách khoa học nhất. 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Sau khi vận dụng những kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy, thực nghiệm trong khối lớp 9 (lớp 9C, 9D, 9E), tôi thu được kết quả qua học kỳ I như sau: Giỏi Khá TB Yếu Lớp Sĩ số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) 9C 32 5 12,5 9 27,5 14 48 4 12 9D 36 6 17 10 28 16 44 4 11 9E 32 5 15 9 28 16 48 3 9 Với kết quả như trên, qua việc đối chiếu, so sánh kết quả ba lớp 9 (9C, 9D và 9E) khi thi khảo sát, tôi nhận thấy rằng những biện pháp và hình thức dạy học các tác phẩm văn học trung đại đã phục vụ hữu ích và góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của các giờ dạy - học tác phẩm văn học trung đại. Phần lớn học sinh nắm chắc và nắm sâu kiến thức bài hoc, hiểu và cảm thụ sâu sắc những giá trị đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của các tác phẩm văn học trung đại. Đồng thời các em có kỹ năng tìm hiểu, khám phá, phân tích những tác phẩm văn học trung đại theo đặc trưng thể loại. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Qua thời gian nghiên cứu cùng các đồng nghiệp, chúng tôi áp dụng đề tài này vào giảng dạy phần văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 9. Tôi thấy đây là những kinh nghiệm tốt để giúp người giáo viên dạy văn khi đứng trước những tác phẩm văn học trung đại có thể tự tin và chủ động trong khai thác, phân tích và tiếp cận các tác phẩm văn chương đó để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của các tiết dạy-học văn. Văn học trung đại (tức văn học cổ) lớp 9 là phần khó, nếu không tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và cách học tự lực thì khó đạt yêu 16
  10. cầu. Để dạy - học tốt phần văn học này, giáo viên cần phải có một vốn hiểu biết rộng rãi, vốn sống, sự am hiểu văn hoá của các triều đại phong kiến và đặc biệt là tấm lòng say mê văn chương để có thể khám phá những tinh hoa văn hoá của dân tộc. 2. Kiến nghị. Hiện nay chất lượng dạy và học văn đang thu hút sự chú ý quan tâm của dư luận xã hội và các bậc phụ huynh học sinh. Trong chương trình Ngữ văn THCS, phần văn học trung đại chiếm một khối lượng không nhỏ bao gồm các tác giả tác phẩm của nhiều giai đoạn khác nhau. Việc giảng dạy phần văn học trung đại, nhất là chương trình lớp 9 thường gặp khó khăn về nguồn tư liệu, về cách tiếp nhận và việc khai thác tìm hiểu các giá trị thẩm mĩ của các tác phẩm văn học. Vì vậy để nâng cao chất lượng các giờ dạy và học văn trung đại, tôi mạnh dạn nêu một số đề nghị sau: + Tăng cường bồi dưỡng kiến thức lịch sử, văn hoá - xã hội, văn học cho giáo viên dạy văn. + Bổ sung nguồn tư liệu mới có liên quan đến thời kì, tác giả và tác phẩm. Trên đây là những suy nghĩ và phương pháp nâng cao dạy học tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9. Nhưng đây chỉ là những ý kiến cá nhân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy mong các đồng chí trong hội đồng khoa học nhà trường và cấp trên góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tác giả đề tài Phạm Thị Huệ 17
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Du - Về tác gia và tác phẩm - Nxb GD. 2002 2. Phan Ngọc Hoan - Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều - NXB KHXH. 1985 3. Nguyễn Phạm Hùng : Văn học Việt Nam (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XX) - NXB ĐHQG HN. 2001 4. Đinh Gia Khánh (Chủ biên): Lịch sử văn học Việt Nam - Tập I. NXB KHXH, H.1980 5. Đặng Thanh Lê - Giảng văn truyện Kiều - NXBGD. 1998 6. Đặng Thai Mai : Mấy điều tâm đắc khi đọc lại văn học của một thời đại. Tạp chí van học, số 6, H.197 7. Nguyễn Ngọc San (chủ biên) - Từ điển điển cố văn học trong nhà trường - Nxb GD. 1998 8. Trần Đình Sử - Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại Việt Nam - NXBGD, 1999 9. Trần Đình Sử - Thi pháp Truyện Kiều - Nxb GD. 2002 10. Bùi Duy Tân - Khảo luận dòng văn học trung đại Việt Nam - NXB ĐHQG, H.2005 11. Hoài Thành toàn tập - Nguyễn Du - một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn - tập II. NXBGD. 1998 12. Sách giáo khoa ngữ văn 6, 7, 8, 9. Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục 2002. 18