SKKN Phương pháp thiết kế Chuyên đề dạy học ôn thi THPT Quốc gia theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học Bài 8, 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, môn Địa lí 12 – Ban cơ bản ở trường THPT Nguyễn Thị Giang (Cơ sở 1)

doc 34 trang thulinhhd34 7360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp thiết kế Chuyên đề dạy học ôn thi THPT Quốc gia theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học Bài 8, 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, môn Địa lí 12 – Ban cơ bản ở trường THPT Nguyễn Thị Giang (Cơ sở 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_thiet_ke_chuyen_de_day_hoc_on_thi_thpt_quoc.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Phương pháp thiết kế Chuyên đề dạy học ôn thi THPT Quốc gia theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học Bài 8, 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, môn Địa lí 12 – Ban cơ bản ở trường THPT Nguyễn Thị Giang (Cơ sở 1)

  1. 3. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH a) GV giao nhiệm vụ cho HS 2. Các thành phần tự nhiên khác GV chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia a. Địa hình: Đọc nội dung SGK trang 45 và 46, quan - Biểu hiện: sát bản đồ tự nhiên Việt Nam, Atlat Địa lí + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. tự nhiên Việt Nam, mỗi nhóm chuyên gia • Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị tìm hiểu theo hai tiêu chí: biểu hiện, cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi nguyên nhân theo phiếu học tập (đã giao • Ở vùng núi đá vôi hình địa hình cacxtơ về nhà): với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô và các đồi đá vôi sót. + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. - Nguyên nhân: địa hình chủ yếu là đồi Thành phần tự Biểu hiện Nguyên núi, lớp phủ thực vật tàn phá, mưa lớn nhiên nhân tập trung. Địa hình b. Sông ngòi Sông ngòi - Biểu hiện: Đất + Mạng lưới sông ngòi dày đặc: Sinh vật + Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. + Chế độ nước theo mùa: - Nhóm 1: tìm hiểu địa hình - Nguyên nhân: Do địa hình bị cắt xẻ, - Nhóm 2; tìm hiểu sông ngòi mưa lớn và phân hoá - Nhóm 3: tìm hiểu đất c. Đất - Nhóm 4: tìm hiểu sinh vật - Biểu hiện: Quá trình Feralit diễn ra mạnh.(quá trình phong hoá thành tạo b) HS thực hiện nhiệm vụ: cặp/nhóm. đất). Đất feralit là loại đất chính ở vùng c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và đồi núi thảo luận chung cả lớp. - Nguyên nhân: Do nhiệt, ẩm cao,mưa - Gọi hs trong nhóm trình bày kết quả thảo nhiều. luận, các HS khác lắng nghe và bổ sung, d. Sinh vật thảo luận thêm. - Biểu hiện: d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá + HST rừng nguyên sinh đặc trưng là kết quả thực hiện của HS. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. 20
  2. + Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. + Cảnh quan phát triển trên đất feralit là tiêu biểu cho HST rừng nhiệt đới gió mùa. - Nguyên nhân: do khí hậu nhiệt ẩm gió mùa. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ĐẾN XẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG 1. Mục tiêu: - Hiểu được những thuận lợi khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động sản xuất khác và đời sống. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế. 2. Phương thức: - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, nhóm phương pháp dùng lời, - Hoạt động cá nhân/cặp đôi. 3. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH a) GV giao nhiệm vụ cho HS 3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt Thể hiện ảnh hưởng của thiên nhiệt đới ẩm đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản gió màu đến sản xuất nông nghiệp và đời xuất và đời sống: sống bắng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy của HS cần thể hiện nội HS thực hiện cá nhân. dung cơ bản sau: HS thực hiện nhiệm vụ tạo nhà. a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. b) Giáo viên hướng dẫn học sinh: sơ đồ tư - Thuận lợi: duy đảm bảo tính chính xác, khoa học, Phát triển nền NN lúa nước, đa dạng hóa thẩm mĩ. cây trồng, vật nuôi. c) Sơ đồ tư duy sẽ được giáo viên cùng HS - Khó khăn: hạn hán, lũ lụt, đánh giá trong buổi chuyên đề tiếp theo. b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống. - Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du 21
  3. lịch và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô. - Khó khăn: + Các hoạt động giao thông, vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. + Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản. + Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái. HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học. 2. Phương thức Hoạt động cá nhân. 3. Tổ chức hoạt động a) GV giao nhiệm vụ cho HS - Làm bài tập 2, bài tập 3 SGK trang 44. b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp HS thực hiện tại lớp khoảng 10 - 15 phút. c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS - Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện. - Nhấn mạnh lại nội dung kiến thức trọng tâm của bài. 22
  4. HOẠT ĐỘNG 6: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn. 2. Nội dung GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề liên hệ hoặc vận dụng. Trường hợp HS không tìm được vấn đề liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS hoàn thành nhiệm vụ sau: - Giải thích tại sao vào cuối thời kì mùa đông khu vực Bắc Bộ lại hay có mưa phùn? Điều đó tạo nên độ ẩm khác biệt như thế nào với đầu thời kì mùa đông ở khu vực này. - Tìm hiểu những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Biện pháp khắc phục những khó khăn đó. 3. Đánh giá GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS. 23
  5. TIẾT 2: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học. 2. Phương thức Hoạt động cá nhân; cặp. 3. Tổ chức hoạt động a) GV giao nhiệm vụ cho HS GV đưa ra các dạng bài tập tự luận và trắc nghiệm HS thực hiện. b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp Nếu hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà. c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS - Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện. - Chuẩn kiến thức các câu hỏi GV đưa ra. BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. TỰ LUẬN 1.1. Bài tập nhận biết Câu 1. Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? Hướng dẫn trả lời: a. Tính chất nhiệt đới: - Nhiệt độ trung bình năm trên 200C - Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm. - Nằm trong vùng nội chí tuyến nên tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. b. Lượng mưa, độ ẩm lớn: - Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000 mm. Lượng mưa phân bố không đều, sườn đón gió và các khối núi cao từ 3500 - 4000 mm. - Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương. Câu 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần sông ngòi nước ta như thế nào? Hướng dẫn trả lời: - Mạng lưới sông ngòi dày đặc: + Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2360 sông. 24
  6. + Đi dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km gặp một cửa sông. - Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa: + Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. + Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn. - Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. 1.2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1. Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Hướng dẫn trả lời: - Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, mỗi năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên lãnh thổ nước ta nhận được lượng nhiệt và lượng bức xạ Mặt Trời lớn. - Vị trí tiếp giáp với Biển Đông, các khối khí di chuyển qua biển đã mang theo nhiều hơi ẩm gây mưa cho lãnh thổ nước ta. - Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong Bắc bán cầu và khu vực hoạt động mạnh của gió mùa Châu Á nên quanh năm chịu tác động của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa mùa đông. Câu 2. Gió mùa mùa đông có những thuận lợi và khó khăn gì đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Miền Bắc nước ta? Hướng dẫn trả lời: Thuận lợi: Gió mùa mùa đông đã tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc nước ta với từ 2 - 3 tháng lạnh, thời tiết này rất thích hợp để miền Bắc phát triển các loại rau, quả vụ đông có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới; đa dạng cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ nông nghiệp. Khó khăn: Các hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa đông: Rét hại kéo dài, sương muối, băng giá, ảnh hưởng tới kế hoạch thời vụ nông nghiệp; nguy cơ phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. 25
  7. 1.3. Câu hỏi vận dụng Câu 1. Tại sao vào đầu mùa đông miền Bắc nước ta có kiểu thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn vùng ven biển? Hướng dẫn trả lời: - Vào đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc xuất phát từ cao áp Xibia đi qua lục địa châu Á rộng lớn bị mất hơi ẩm khi đến lãnh thổ nước ta, vì vậy gây nên kiểu thời tiết lạnh và khô. - Cuối mùa đông, trung tâm áp cao Xibia dịch chuyển ra phía biển, gió mùa Đông Bắc thổi qua biển, các khối khí được cung cấp thêm ẩm khi đi vào nước ta, tạo ra kiểu thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn ở vùng ven biển. Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm Địa điểm (mm) (mm) (mm) Hà Nội 1676 989 687 Huế 2868 1000 1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 245 Hãy nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Hướng dẫn trả lời: Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm là không đồng đều: - Lượng mưa có sự khác biệt ở các địa điểm: Huế có lượng mưa cao nhất (2868mm), sau đó đến TP. Hồ Chí Minh (1931mm) và thấp nhất là Hà Nội (1676mm). - Lượng bốc hơi trong năm lớn nhất thuộc về TP.Hồ Chí Minh (1686mm), tiếp đến là Huế (1000mm), sau đó là Hà Nội (989mm). - Cân bằng ẩm có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Cao nhất ở Huế (1868mm), tiếp đến Hà Nội (687mm) và thấp nhất là TP.HCM (245mm). 26
  8. Câu 3: Cho biết nguyên nhân gây nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên? Hướng dẫn trả lời - Nguyên nhân gây nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là do Tín phong Bắc bán cầu kết hợp với địa hình: Tín Phong Bắc bán cầu thổi theo hướng đông bắc gây mưa cho ven biển Trung Bộ, vượt qua dãy Trường Sơn vào đến Tây Nguyên và Nam Bộ Tín phong bị mất hơi ẩm tạo nên mùa khô cho các vùng này. 1.4. Vận dụng cao Câu 1. Khu vực nào ở nước ta có chế độ mưa vào thu - đông? Giải thích nguyên nhân mưa vào thu - đông của khu vực đó? Hướng dẫn trả lời: - Khu vực có chế độ mưa thu đông ở nước ta: Duyên hải miền Trung - Nguyên nhân: + Vào mùa thu - đông do tác động của gió mùa Đông Bắc, Tín Phong Đông Bắc, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, ảnh hưởng của bão kết hợp vớí bức chắn địa hình nên gây mưa. + Vào mùa hạ, khu vực Duyên hải miền Trung do nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, khuất gió Tây Nam (hoặc song song với hướng gió như ở khu vực cực nam Duyên hải Nam Trung Bộ) nên mưa ít. Câu 2: Cho bảng số liệu: Sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ tuyệt đối từ Bắc vào Nam ở một số địa phương (Đơn vị: 0C) Biên độ nhiệt độ Biên độ nhiệt độ Địa điểm trung bình năm tuyệt đối Lạng Sơn (vĩ độ 21051’B) 13,7 41,9 Hà Nội (vĩ độ 21001’B) 12,5 40,1 Huế (vĩ độ 16024’B) 9,7 32,5 TP. Hồ Chí Minh (vĩ độ 10049’B) 3,2 26,2 Hãy giải thích nguyên nhân của sự thay đổi biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt tuyệt đối từ Bắc vào Nam. 27
  9. Hướng dẫn trả lời: Nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ tuyệt đối theo xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam là do hoạt động của gió mùa Đông Bắc và vị trí lãnh thổ của các địa điểm, cụ thể: - Lạng Sơn và Hà Nội nằm ở vĩ độ cao nên chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, có một mùa đông lạnh với 3 tháng lạnh nhiệt độ trung bình dưới 180c nên có nhiệt độ thấp hơn 2 địa điểm là Huế và TP. Hồ Chí Minh. - Huế nằm ở vĩ độ thấp hơn, chịu ảnh hưởng suy yếu của gió mùa Đông Bắc, trong năm không có tháng nào nhiệt độ dưới 200c. - TP. Hồ Chí Minh không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đồng thời do vị trí nằm gần Xích đạo, quanh năm nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn, nền nhiệt cao quanh năm. Vì vậy, TP. Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt trung bình năm thấp nhất và biên độ nhiệt độ tuyệt đối cũng nhỏ nhất. 2. TRẮC NGHIỆM 2.1. Câu hỏi nhận biết Câu 1: Đặc điểm cơ bản nhất của khí hậu nước ta là A. khí hậu ôn đới hải dương. B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. D. khí hậu cận xích đạo gió mùa. Câu 2: Lượng mưa trung bình năm ở nước ta là A. 1500 – 2000mm. B. 2000 – 2500mm. C. 2500 – 3000mm. D. 1000 – 1500mm. Câu 3: Độ ẩm không khí của nước ta là A. trên 65%. B. trên 70%. C. trên 75%. D. trên 80%. Câu 4: Số lượng những con sông có chiều dài hơn 10 km ở lãnh thổ nước ta là A. 2360 sông. B. 3260 sông. C. 3620 sông. D. 2300 sông. Câu 5. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là A. Rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh. B. Rừng thưa nhiệt đới khô. C. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá. D. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết nhóm đất nào phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nước ta? A. Đất feralit. B. Phù sa. C. Đất cát biển. D. Đất mặn. 28
  10. Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vào tháng 6, bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh nào của nước ta? A. Hải Phòng. B. Thanh Hóa. C. Quảng Nam D. Quảng Ninh. 2.2. Câu hỏi thông hiểu Câu 8: Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm, vì A. gió càng gần về phía nam. B. gió di chuyển về phía đông. C. gió thổi lệch về phía sông, qua biển. D. gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn. Câu 9: Gió thịnh hành trong mùa đông từ vĩ tuyến 160B trở vào là A. gió mùa Đông Bắc thổi từ cao áp cận cực. B. gió Tây Nam thổi từ cao áp ở Ấn Độ Dương. C. gió Tín Phong nửa cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc. D. gió Tây Nam thổi từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam. Câu 10: Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra: A. gió Mậu dịch Bắc bán cầu. B. gió Mậu dịch Nam bán cầu. C. gió mùa Tây Nam. D. gió phơn Tây Nam. Câu 11: Quá trình hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện ở A. hiện tượng xâm thực. B. thành tạo địa hình cacxtơ. C. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất. D. đất trượt, đá lở ở sườn dốc. Câu 12: Chế độ nước sông ngòi ở nước ta theo mùa, là do A. trong năm có hai mùa khô và mưa. B. độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều. C. mưa nhiều, địa hình bị đồi núi chiếm diện tích lớn. D. đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều. Câu 13: Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa là do A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn. C. trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau. D. diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều. 29
  11. Câu 14: Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là A. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp. B. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi. C. mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi. D. địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung vào một mùa. Câu 15: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được qui định bởi vị trí địa lí A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. B. nằm ở bán cầu Đông trên trái đất. C. có tầng bức xạ lớn. D. nằm trong vùng nội chí tuyến. 2.3. Câu hỏi vận dụng Câu 16. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi A. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương thổi vào. B. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam. C. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào gây hiệu ứng phơn. D. Áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam thổi vào vào. Câu 17. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là A. gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã. B. một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền. C. Tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm. D. gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á. Câu 18. Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm Địa điểm (mm) (mm) (mm) Hà Nội 1676 989 687 Huế 2868 1000 1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 245 So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta. B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu - đông. C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu - đông nên ít bốc hơi. D. Huế có lượng mưa lớn vào thu – đông. 30
  12. Câu 19. Cho biểu đồ sau: mm oC BIỂU ĐỒ THÊ HIỆN NHIỆT ĐỘ LƯỢNG MƯA Ở HÀ NỘI Hà Nội có biên độ nhiệt năm khá cao là do nguyên nhân nào sau đây? A. Chế độ nhiệt của Hà Nội khá ôn hòa. B. Hà Nội có mùa hè nóng, mùa đông ấm, chênh lệch nhiệt độ không cao. C. Hà Nội có mùa đông lạnh kéo dài nền nhiệt thấp, mùa hạ nóng, nền nhiệt cao. D. Khí hậu Hà Nội chia thành hai mùa mưa khô rõ rệt. Câu 20: Cho bảng số liệu: Lưu lượng nước trung bình trên sông Thu Bồn và sông Đồng Nai (Đơn vị : m3/s) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Thu Bồn 202 115 75,1 58,2 91,4 120 88,6 69,6 151 519 954 448 Đồng Nai 103 66,2 48,4 59,8 127 417 751 1345 1317 1279 594 239 31
  13. Để thể hiện sự biến thiên lưu lượng nước trung bình của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai sử dụng biểu đồ nào là thích hợp nhất? A. Cột B. Đường C. Miền D. Kết hợp cột và đường 2.4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 21. Tình trạng hạn hán, thiếu nước trong mùa khô đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh nào sau đây của nước ta? A. Sơn La, Bắc Giang, Lai Châu. B. Quảng Nam, Quảng Ngãi Phú Yên. C. Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng. D. Ninh Thuận, Bình Thuận. Câu 22. Khu vực Duyên hải Trung Bộ có mưa vào thu – đông là do nguyên nhân nào sau đây? A. Tiếp giáp Biển Đông, có đường bờ biển dài. B. Ảnh hưởng của gió mùa kết hợp với địa hình dãy Trường Sơn. C. Ảnh hưởng gió Đông Bắc, bão kết hợp với bức chắn địa hình. D. Ảnh hưởng của gió Tây nam gây mưa lớn. 7.2. Khả năng áp dụng của giải pháp Đề tài có thể áp dụng trong dạy học dạy học kiến thức môn Địa lí lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Thị Giang và các trường THPT khác. Từ kết quả thực nghiệm của phương pháp nghiên cứu trong đề tài này có thể tiếp tục nghiên cứu ở các bài học, thuộc môn học địa lí. Hiệu quả phương pháp nghiên cứu này này còn có thể chia sẻ với giáo viên cùng chuyên môn để áp dụng với tất cả các em học sinh ở trường THPT Nguyễn Thị Giang, các trường THPT khác trong việc dạy, ôn thi THPT Quốc gia môn địa lí. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để xây dựng chuyên đề có hiệu quả trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh giáo viên cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản như sau: 1. Xác định mục tiêu bài học, các kiến thức cơ bản, trọng tâm bài 2. Lựa chọn cách trình bày nội dung cơ bản, trọng tâm bài học. 3. Lựa chọn phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh, đảm bảo thực hiện mục tiêu bài học. 4. Xác định rõ các tình huống học tập (câu hỏi, bài tập) phù hợp với từng đối tượng học sinh; thể hiện rõ sự phát triển về nhận thức, phân hóa trong nhận thức của đối tượng học sinh. 32
  14. 5. Tổ chức, hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo nội dung, phương tiện, đồ dùng cho giờ học; cách thức tiến hành các hoạt động học tập nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 6. Đảm bảo sự linh hoạt trong quá trình dạy học, sử dụng phương pháp, hình thực và kỹ thuật dạy học. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Khi thiết kế các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì giáo viên quan tâm đến việc xây dựng các nội dung học tập phù hợp với đối tượng học sinh, đảm bảo các mục tiêu học tập. - Giáo viên cũng biết lựa chọn được những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để học sinh chủ động, sáng tạo trong việc tiếp cận nội dung bài học. - Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. - Rèn luyện cho người học tính tự học, học tập lẫn nhau, tương tác giữa học sinh với giáo viên, cùng nhau thực hiện các hoạt động học tập có hiệu quả. - Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của học sinh. Qua quá trình thực hiện trong dạy học địa lí 12, kết quả đạt được như sau: Tiêu chí Lớp 12A3 Lớp 12A8 (Lớp thực nghiệm) (Lớp không thực nghiệm) Mức độ hứng thú học Số học sinh tham gia xây Số học sinh tham gia xây tập của học sinh dựng bài nhiều hơn dựng bài ít hơn Tương tác giữa giáo Sôi nổi, chủ động tương tác Chưa mạnh dạn tương tác viên – học sinh Tỉ lệ nhớ kiến thức, Tỉ lệ học sinh nhớ kiến thức, Tỉ lệ học sinh nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng hiểu và vận dụng kiến thức hiểu và vận dụng kiến thức kiến thức thông qua cao hơn. thấp hơn. bài kiểm tra 33
  15. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Trong cùng trường THPT Nguyễn Thị Giang (Cơ sở 1), các GV bộ môn Địa lí cũng đã thực hiện phương pháp trên trong môn Địa lí ở lớp mình giảng dạy và cũng thu được kết quả tốt: học sinh hứng thú hơn, chủ động tương tác với giáo viên, kiến thức, lớp học tiến bộ hơn. Thăm dò ý kiến của HS thông qua phiếu thăm dò và kết quả cụ thể như sau: Ý kiến học sinh lớp học theo đề tài và không học theo đề tài Lớp đối tượng học theo Lớp đối tượng không học Lớp tài (12A3, 12A7) theo đề tài 12A8 đối tượng Không ý Không Không ý Không Thích Thích kiến thích kiến thích Tỉ lệ 90% 3% 7% 70% 17 % 13% 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến GV môn Địa lí trường THPT 1 Nguyễn Thị Duyên Lớp 11 Nguyễn Thị Giang (Cơ sở 1) GV môn Địa lí trường THPT 2 Hà Thị Kim Vui Lớp 12 Nguyễn Thị Giang (Cơ sở 1) GV môn Địa lí trường THPT 3 Lê Thị Ngân Lớp 10 Nguyễn Thị Giang (Cơ sở 1) ,ngày tháng năm ,ngày tháng năm ,ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Trần Minh Hiên 34