SKKN Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương Lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

docx 52 trang Giang Anh 26/09/2024 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương Lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_di_tich_lich_su_van_hoa_tren_dia_ban_huyen_quyn.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương Lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

  1. Sau những nỗ lực của giáo viên bộ môn và nhóm sử trong việc truyền cảm hứng qua các tiết dạy lịch sử địa phương nội khóa và các tiết dạy học trải nghiệm, các em học sinh đã bắt đầu có hứng thú, đam mê trong việc nghiên cứu, đã lựa chọn đền thờ nguyên tổ họ Hồ làm đề tài nghiên cứu tham dự cuộc thi sáng tạo KHKT cấp tỉnh năm 2021, và lần đầu tiên đạt giải khuyến khích trong lĩnh vực này. Đây sẽ là bước đệm để các em học sinh tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu và quảng bá nhiều hơn cho các di tích lịch sử, văn hóa địa phương. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Khi thực hiện đề tài có nội dung liên quan đến lịch sử địa phương, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, đây là niềm trăn trở của rất nhiều nhà nghiên cứu, giáo viên dạy lịch sử trên khắp cả nước. Vì vậy tôi chọn đề tài vận dụng di tích lịch sử - văn hóa ngay trên mảnh đất quê hương để giảng dạy lịch sử địa phương 12 làm đề tài nghiên cứu để mong muốn góp một chút sức lực nhỏ bé trong “cuộc chiến” khôi phục lại vị trí cho môn lịch sử nói chung và các tiết học lịch sử địa phương nói riêng. Đề tài được đúc rút từ chính thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, bước đầu thực hiện tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã đưa ra kết quả khả quan. Việc đổi mới phương pháp dạy môn lịch sử nói chung và tăng cường các hoạt động trải nghiệm trong các tiết dạy lịch sử địa phương nói riêng, đặc biệt là việc sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa địa phương vào giảng dạy đã làm tăng hiệu quả rõ rệt đối với các tiết dạy lịch sử, học sinh cảm thấy hào hứng đối với các tiết học sẽ thay đổi quan điểm đối với bộ môn, sẽ tăng sự say mê, tìm tòi dẫn tới ngày càng yêu môn lịch sử. Qua các tiết học trải nghiệm học sinh sẽ hiểu hơn về các di tích lịch sử, hiểu hơn về lịch sử địa phương mình, rèn luyện năng lực quan sát, làm việc 46
  2. tập thể; đồng thời góp phần bồi dưỡng thêm cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức giữ gìn, phát huy và quảng bá những giá trị của di tích. 3.2. Bài học kinh nghiệm Đối với giáo viên: Khi dạy học lịch sử địa phương cần bám sát kế hoạch dạy học đầu năm của nhóm, tổ, nhà trường, căn cứ tình hình thực tiễn dạy học và di tích lịch sử - văn hóa địa phương để lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp. Chủ động sưu tầm tư liệu xây dựng bài học, đổi mới hình thức dạy học để tạo hứng thú học tập trong học sinh. Đối với nhóm chuyên môn: Cần bám sát văn bản chỉ đạo của bộ giáo dục, sở giáo dục, nhà trường, thảo luận, bàn bạc và xây dựng kế hoạch giáo dục từ đầu năm học. Căn cứ tình hình thực tiễn nhà trường, địa phương để lựa chọn hình thức dạy học lịch sử địa phương cho phù hợp. Khi tiến hành các hoạt động ngoại khóa, hoặc hoạt động trải nghiệm tại di tích, cần họp bàn, lên kế hoạch cụ thể, phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên nhóm, phối hợp nhuần nhuyễn để đảm bảo an toàn cho học sinh, và đạt hiệu quả cao nhất. Đối với nhà trường và các tổ chức có liên quan: Cần tăng cường phối hợp tạo điều kiện hỗ trợ về tổ chức, kinh phí, nhân lực quản lí học sinh để khuyến khích giáo viên tăng cường thực hiệu quả hoạt động này. 3.3. Kiến nghị Để cho việc sử dụng các di tích lịch sử vào dạy học lịch sử địa phương được thực hiện có hiệu quả hơn, tôi xin được đưa ra một số đề xuất như sau: Đối với bộ giáo dục, sở giáo dục và các tổ chức có liên quan: Cần quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, tham mưu cho các tổ chức có liên quan như sở khoa học và công nghệ, ban tuyên giáo tỉnh ủy đầu tư kinh phí, thu hút các nhà sử học, nhà giáo, chuyên gia có kinh nghiệm tham gia biên soạn, phản biện, thẩm định tài liệu. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các tổ chức có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, các trường phổ thông về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc dạy học lịch sử địa phương nói chung và của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng. Bộ giáo dục cần tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo và xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong dạy học. Tăng cường bổ sung, biên soạn các tài liệu, băng đĩa, các tiết dạy minh họa để giáo viên, học sinh tham khảo trong giảng dạy học tập. Sở giáo dục cũng cần tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về phương pháp dạy học, cung cấp kịp thời cho giáo viên những phát hiện mới, những thông tin mới liên quan đến LSĐP nói chung và các di tích lịch sử - văn hóa nói riêng. Ngoài ra, Sở giáo dục cần nghiên cứu đưa nội dung lịch sử địa phương vào kiểm tra đánh giá, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá 47
  3. nghiêm túc việc thực hiện chương trình để đảm bảo các trường phổ thông phải truyền đạt đẩy đủ kiến thức đến học sinh, từ đó sẽ xác định đươc kết quả nhận thức của học sinh và hiệu quả dạy học của giáo viên và có những điều chỉnh về nội dung và phương pháp cho phù hợp. Tiếp tục rà soát, rút kinh nghiệm về việc triển khai việc sử dụng di sản trong dạy học ở các trường phổ thông để từ đó có những chỉ đạo kịp thời và nhân rộng trong thời gian tới. Đối với ban quản lí các khu di tích, sở văn hóa, thể thao và du lịch: Cần có sự phối hợp chặt chẽ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho những buổi dạy học tại di tích đạt hiệu quả tối ưu. Đối với nhà trường: Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh và cộng đồng về vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong giảng dạy lịch sử nói chung và giảng dạy lịch sử địa phương nói riêng. Tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần hỗ trợ cho giáo viên nhóm Sử thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học địa phương hiệu quả nhất. Đối với nhóm chuyên môn và giáo viên lịch sử: Nhóm chuyên môn cần xây dựng kế hoạch đầu năm học phù hợp với thực tế trường học, đặc thù môn học, thường xuyên nghiên cứu, khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử - văn hóa ngay gần địa bàn trường học vào dạy học và giáo dục. Giáo viên trong nhóm cần nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Tăng cường đầu tư nghiên cứ tài liệu, đổi mới phương pháp dạy học, và tùy vào điều kiện cụ thể, mỗi giáo viên cần chủ động trong vận dụng các hình thức sử dụng di tích để dạy học lịch sử đạt hiệu quả tối ưu. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh: Cần thay đổi quan điểm cũ, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dạy học lịch sử địa phương nói chung và việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng. Trên đây là một số ý kiến của bản thân tôi về việc sử dụng di tích lịch sử ở địa phương Quỳnh Lưu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử địa phương lớp 12 ở trường THPT Quỳnh Lưu 4. Phần trình bày của tôi chắc chắn có nhiều thiếu sót cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, đồng nghiệp, những người có kinh nghiệm để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! 48
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Một số bài nghiên cứu chuyên đề từ Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Giáo dục. 2. Phan Ngọc Liên (CB) (1994), Một số vấn đề về phương pháp dạy học lịch sử, lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Giáo dục. 3. Phan Ngọc Liên (CB) (1998), Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục. 4. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2, Nxb Đại học sư phạm, H.2002. 5. Tài liệu tập huấn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, xuất bản năm 2013. 49
  5. PHỤ LỤC PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BÀI THUYẾT MINH I. Thông tin chung: - Nhóm thuyết minh: - Nhóm/GV chấm điểm: - Đề tài thuyết minh: - Tổng thời gian thuyết minh cho phép: 3 - 5 phút. II. Phần đánh giá, chấm điểm: Tiêu chí Điểm Nhóm/GV Tổng tối đa đánh giá điểm Nội 1. Đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ 2 dung bản về vấn đề trình bày 2. Thông tin đưa ra chính xác, 2 xuất xứ rõ ràng 3. Bố cục rõ ràng (giới thiệu, nội 2 dung chính, kết luận vấn đề) 4. Trình bày đúng trọng tâm, 2 không lan man 5. Biết lựa chọn nội dung làm 2 điểm nhấn của bài thuyết minh 6. Có liên hệ với ngày nay (ý 2 nghĩa, bài học ) Hình 7. Diễn đạt rõ ràng, hấp dẫn 2 thức 8. Nét mặt, điệu bộ, cử chỉ phù 2 hợp 9. Có sự hỗ trợ, kết hợp giữa các 2 thành viên khi lên thuyết minh Thời 10. Không quá giờ quy định 2 gian Tổng điểm 20 50
  6. PHIẾU KHẢO SÁT I. Thông tin chung: - Họ tên: - Lớp: . II. Nội dung khảo sát (Khoanh tròn vào ý kiến lựa chọn) Câu 1: Em có tham gia các hoạt động TNST tại khu di tích lịch sử - văn hóa của bộ môn lịch sử địa phương không? a. Rất thường xuyên b.Thường xuyên. c. Không thường xuyên. Câu 2: Em có hứng thú gì với các di sản lịch sử - văn hóa của dân tộc? a. Rất yêu thích. b. Yêu thích. c. Bình thường. III. Đề xuất Theo em thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để nâng cao vai trò của bản thân đối với di tích lịch sử - văn hóa của địa phương? . . . . . . . . . . . . 51