SKKN Sử dụng phần mềm mô phỏng khi dạy một số bài chương Mắt. Các dụng cụ quang (Vật lý 11 – Cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức

doc 40 trang thulinhhd34 14306
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phần mềm mô phỏng khi dạy một số bài chương Mắt. Các dụng cụ quang (Vật lý 11 – Cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phan_mem_mo_phong_khi_day_mot_so_bai_chuong_mat.doc
  • docBia SKKN_Viet 2019.doc
  • docBia SKKN_Viet 2020.doc
  • docly_11_viet_ttgdtxyenlac.doc
  • docMAU 3-ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CAP CO SO.doc
  • docMAU TRANG BIA HO SO DE NGHI CONG NHAN SANG KIEN CAP CO SO.doc
  • docMAU TRANG BIA LOT TRUOC BAO CAO KET QUA NGHIEN CUU UNG DUNG SANG KIEN.doc
  • docMẪU 4 BAO CAO KET QUA NGHIEN CUU UNG DUNG SANG KIEN.doc
  • docNoi dung.doc
  • docphiếu chấm sáng kiến kn- VIET.doc
  • docViet tat.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng phần mềm mô phỏng khi dạy một số bài chương Mắt. Các dụng cụ quang (Vật lý 11 – Cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức

  1. GV: Khởi động chương trình: start/programs/Crocodile clips/Crocodile physics 605/ Crocodile physics 605/chọn Newmodel/Optics O O 1 2 Hình 5: Hệ thấu kính hội tụ (L1) và thấu kính phân kỳ (L2) GV: sử dụng các dụng cụ đã có sẵn và thiết kế ý tưởng cấu tạo KTV của học sinh vừa nêu, thay đổi các thông số để cho ảnh rõ nét (hình 5). GV: Hướng dẫn HS quan sát, thay đổi các thông số ;f1;f 2 cùng nhau thảo luận và đưa ra kết luận. Kết luận: KTV gồm TKHT và TKPK có cùng trục chính, vật kính có tiêu cự f1 dài, cho ảnh thật A' 1B'1 tại tiêu diện ảnh của vật kính, thị kính là một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f2 ngắn cho ảnh ảo cuối cùng A'2B'2. c) Thảo luận lựa chọn phương án tối ưu: GV: Chúng ta có hai phương án thiết kế dụng cụ quang học để bổ trợ cho mắt khi quan sát các vật ở xa. Để lựa chọn được phương án thích hợp, ta cần biết tiêu chuẩn của một KTV tốt gồm: + Kính phải tạo được ảnh thật A' 1B'1 của vật ở xa tại vị trí gần mắt. Quan ảnh thật này dưới góc trông lớn hơn nhiều lần so với góc trông trực tiếp vật. + Đường kính của vật kính càng lớn, càng dễ tập trung được cường độ sáng chiếu tới, chất lượng các thấu kính tốt để thu ảnh được rõ nét và đạt yêu cầu cao về mặt kỹ thuật. + Dễ chế tạo, bảo quản và sử dụng. Bây giờ ta đi phân tích tìm ra ưu, nhược điểm trong các phương án vừa nêu. 25
  2. *Phương án 1: KTV là hệ hai thấu kính hội tụ GV: Với hệ hai kính như trên có ưu, nhược điểm gì? (gợi ý cho HS một số ưu nhược điểm; cùng HS đưa ra). HS: - Ưu điểm: + Do khoảng cách O1O2 lớn (ống kính dài) rất thích hợp cho việc quan sát di chuyển tương đối của các thiên thể ở rất xa, vì khi đó góc quay của ống kính nhỏ. + Vật kính có tiêu cự dài nên cho ảnh thật A'1B'1 có kích thước lớn. + L1, L2 là thuỷ tinh nên ít bị ố bẩn. - Nhược điểm: + ảnh mờ không nét vì cường độ ánh sáng chiếu tới yếu, ảnh A' 2B'2 ngược chiều với vật. + Do thấu kính làm bằng thuỷ tinh có khối lượng lớn nên dễ vỡ, khi gặp nhiệt độ cao bị dãn nở gây khó khăn khi vận chuyển và bảo quản. + Việc gia công chế tạo thấu kính đòi hỏi công nghệ cao. * Phương án 2: KTV có vật kính là thấu kính hội tụ – thị kính là TKPY. GV: yêu cầu HS nêu lên ưu nhược của phương án này? HS : - Ưu điểm: Vật kính là TKHT có tiêu cự dài tạo ra ảnh thật A'1B'1 lớn và khi đó sử dụng thị kính quan sát ảnh thật này dưới góc trông lớn. - Nhược điểm: + Khó xác định ảnh của của vật ảo qua TKPK. + Chất lượng hình ảnh kém nét vì cường độ ánh chiếu tới yếu. + Chỉ quan sát được các vật không xa lắm. GV: KTV được cấu tạo như hai phương án trên gọi là KTV khúc xạ. phương án 2 là cấu tạo của ống nhòm. GV: Như vậy, hai phương án HS đưa ra đều đảm bảo tạo ra được ảnh thật A'1B'1 và dùng thị kính để quan sát ảnh thật dưới góc trông lớn hơn trông trực tiếp vật. Nhưng một nhược điểm chúng ta cần lưu ý đó là: ảnh mờ và ngược chiều với vật. Vì vây, trong thực tế để hội tụ (tập trung) cường độ ánh sáng chiếu tới người ta thay vật kính bằng một gương Parabol gọi là KTV phản xạ. KTV phản xạ có nhiều ưu điểm hơn KTV khúc xạ, một trong những ưu điểm đó là: để có thể quan sát được các ngôi sao ở rất xa, người ta tăng đường kính của gương nhằm làm cho gương thu được nhiều tia sáng từ các ngôi sao ở xa ấy. GV: Trong thực tế ở các KTV phản xạ, các tia sau khi phản xạ tại gương lõm, sẽ đi tới và được phản xạ, đổi hướng tại một gương khác để đi đến thị kính. d) Hoàn thiện và bổ sung chi tiết: GV: KTV thiết kế như hai phương án trên đều được. 26
  3. + KTV dùng TKHT để nhận ánh sáng từ vật chiếu đến và một kính lúp gọi là KTV khúc xạ (thường dùng). + KTV dùng một gương Parabol để nhận ánh sáng từ vật chiếu đến và một kính lúp gọi là KTV phản xạ (không nghiên cứu). Hoạt động 3: Tìm hiểu cách ngắm chừng qua KTV, xây dựng công thức số bội giác (15phút) 2. Cách ngắm chừng và Số bội giác của KTV: GV: KTV ngắm chừng ở vô cực có điều gì đặc biệt? HS: Điều chỉnh khoảng cách O1O2 để cho ảnh A'2B'2 ở vô cực. - A'1B'1 ở tiêu diện ảnh của vật kính L 1 cũng là tiêu diện vật của thị kính ' L2 tức là F1  F2 . - Khoảng cách 2 kính O1O2 = f1 + f2 GV : Một KTV khúc xạ có vật kính tiêu cự f 1 và thị kính tiêu cự f 2. Hãy tính số bội giác của kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực? tan HS: Theo định nghĩa: G 0 tan 0 A'1 B'1 A'1 B'1 Từ hình vẽ ta có: tan 0 ; tan f 1 f 2 A'1 B'1 f1 f1 Do đó: G . f 2 A'1 B'1 f 2 GV: Từ công thức trên ta có thể suy ra muốn chế tạo KTV khúc xạ có độ bội giác lớn thì hai thấu kính phải có tiêu cự như thế nào? HS: Vật kính L1 phải có tiêu cự f1 dài còn thị kính L2 có tiêu cự f2 ngắn GV: - Còn nhiều loại KTV khác mà ta không xét ở đây. - Nêu một số loại dụng cụ có nguyên tắc cấu tạo giống KTV? HS: ống nhòm quân sự, ống nhòm trắc địa. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (5phút) GV: - KTV có cấu tạo gồm : + Vật kính là một TKHT có tiêu cự dài. + Thị kính là một kính lúp có tiêu cự ngắn. Hai kính được lắp cùng trục ở hai đầu của một ống hình trụ, khoảng cách chúng có thể thay đổi được. - Tác dụng : Làm tăng góc trông ảnh của các vật ở xa. 27
  4. f1 - Số bội giác: G f 2 f2 f1 B( ) F2 0 A'F' O A( ) O 1 1 2 1 B' 1 L B2( ) L Hình 6: Đường truyền1 của chùm tia sáng qua KTV2 ngắm chừng ở vô cực * Bài tập áp dụng: - Bài tập 7 (tr216 – SGK), 34.5; 34.6; 34.7 (SBT) - Bài tập về nhà: Vẽ sự tạo ảnh qua KTV khi ngắm chừng ở vô cực. IV. Rút kinh nghiệm V. Bổ sung Như vậy, dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng dạy học một số kiến thức trong chương “Mắt. Các dụng cụ quang”, ở các Trung tâm GDTX, GDNN - GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi nhận thấy rằng quá trình dạy học các nội dung kiến thức còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, cách dạy, cách học cần được đổi mới. Việc sử dụng các PTDH trong qua trình tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học các kiến thức này còn nhiều hạn chế. Ngoài các PTDH truyền thống để quá trình dạy học đạt hiệu quả cần có những phương pháp, phương tiện mới, hiện đại nhằm giải quyết những khó khăn, sai lầm mà giáo viên và học sinh gặp phải trong dạy và học. 7.3. Thực nghiệm sư phạm 7.3.1.Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà sáng kiến đã nêu ra: 28
  5. - Kiểm nghiệm tính khả thi của tiến trình dạy học hai bài thuộc chương “Mắt. Các dụng cụ quang”, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh học chương trình GDTX cấp THPT có sự hỗ trợ của PMDH. - Đánh giá hiệu quả của tiến trình dạy học có sử dụng PMDH để nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức, phát triển trí tuệ của HS. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm - Chọn cơ sở thực nghiệm. - Chọn lớp thực nghiệm. - Chọn kiến thức soạn giáo án thực nghiệm. - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực nghiệm sư phạm. - Tổ chức, triển khai dạy các bài thực nghiệm đã chuẩn bị. - Đánh giá phương pháp dạy học đã lựa chọn theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS Bổ túc văn hoá THPT. 7.3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm - Học sinh lớp 11A1, 11A2 tại Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc. - Thời gian thực nghiệm: Học kỳ II năm học 2018 – 2019. - Tôi lựa chọn 2 nhóm có trình độ tương đương nhau (nhóm ĐC và nhóm TN). Tiến hành dạy song song hai nhóm trong cùng một thời gian, cùng một nội dung theo đúng phân phối chương trình. - Ở nhóm TN: Chúng tôi tiến hành tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học một số kiến thức theo quan điểm của lý luận dạy học hiện đại có sự hỗ trợ của phần mềm mô phỏng, do chính tác giả dạy có sự tham gia dự giờ của ban Giám đốc trung tâm, giáo viên dạy vật lý, tổ GDTX. - Ở nhóm ĐC: Quá trình dạy diễn ra bình thường, sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Do tác giả giảng dạy có sự tham gia dự giờ của đồng nghiệp. Từ đó, rút kinh nghiệm điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. 7.3.3. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm Chọn nhóm thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC): Tôi tiến hành lựa chọn 2 nhóm làm thực nghiệm có đặc điểm, số lượng và chất lượng học tập tương đương nhau: - Nhóm thực nghiệm (TN) : 15 HS - Nhóm đối chứng (ĐC) : 15 HS Bảng 1: Đặc điểm, số lượng, chất lượng học tập của học sinh hai nhóm học kỳ I năm học 2018 – 2019 29
  6. Giới tính Khá, giỏi Trung bình Yếu kém Lớp Sĩ số Nam Nữ SL % SL & SL % TN 15 8 7 3 20 11 73,3 1 6,7 ĐC 15 8 7 3 20 10 66,7 2 13,3 Tiến trình làm thực nghiệm: Sau khi xem xét nội dung, phân phối chương trình vật lý lớp 11 GDTX cấp THPT; kết hợp với thời gian dạy chương trình và thống nhất với giáo viên dự giờ. Tôi đã chọn hai bài chương VII (SGK vật lý 11 – Cơ bản) để tiến hành thực nghiệm: Kính hiển vi, Kính thiên văn. 7. 3.4. Cơ sở đánh giá kết quả thực nghiệm Lựa chọn các đại lượng cho thực nghiệm sư phạm như mục đích của sáng kiến. Tôi sử dụng PPDH nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh: cho học sinh tham gia xây dựng kiến thức, đưa ra các phương án thiết kế, thảo luận nhóm. Giáo viên sử dụng PMDH để mô phỏng ý tưởng thiết kế của học sinh, thực hiện các yêu cầu cần thiết để học sinh tự lực chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức, có hứng thú học tập vật lý. 7. 3.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm. * Thái độ, tình cảm, tác phong của học sinh: - Tôi đánh giá các kết quả này bằng việc dùng phiếu điều tra, quan sát diễn biến học tập của HS qua giờ học trên lớp và chuẩn bị bài mới. + Mức độ hứng thú: có hứng thú với tiết dạy theo phương pháp này không? không khí học tập thoải mái không?thích học kiến thức này không? + Mức độ tích cực: có nhiệt tình tham gia vào hoạt động chiếm lĩnh không? có hăng say phát biểu xây dựng bài không? + Thái độ tác phong: có nghiêm túc trong giờ học không? * Chất lượng nắm vững kiến thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức vật lý của học sinh: Thông qua việc đọc, chấm bài và kết quả điểm kiểm tra ở nhóm TN và nhóm ĐC, chúng tôi đã sơ bộ rút ra một số nhận xét sau: - Điểm số của nhóm TN nhiều điểm cao hơn, ít điểm thấp, điểm trung bình cao, chủ yếu HS có điểm từ trung bình trở lên. Nhóm ĐC có điểm trung bình thấp hơn nhóm TN, điểm cao ít, chủ yếu HS có điểm ở mức trung bình. - Tổng kết và phân tích số liệu: Sau mỗi bài dạy tôi đều cho HS của hai lớp kiểm tra trắc nghiệm, tiến hành chấm bài và xử lý kết quả thu được theo phương pháp thống kê toán học. 30
  7. 7.3.6. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm Bài 1: Kính hiển vi Bảng 2: Bảng thống kê kết quả kiểm tra Điểm Sĩ Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhóm số TB TN 15 0 0 1 1 2 3 4 3 1 0 0 5,40 ĐC 15 0 1 1 2 3 3 2 2 1 0 0 4,67 Bảng 3: Bảng xếp loại kết quả kiểm tra Kém Yếu TB Khá Giỏi Lớp Sĩ số 0 ÷ 2 3 ÷ 4 5 ÷ 6 7 ÷ 8 9 ÷ 10 SL % SL % SL % SL % SL % TN 15 1 6,7 3 20 7 46,7 4 26,6 0 0 ĐC 15 2 13,3 5 33,3 5 33,3 3 20 0 0 Bài 2: Kính thiên văn: Bảng 3: Bảng thống kê kết quả kiểm tra Điểm Điểm Sĩ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TB TN 15 0 0 0 1 2 4 4 3 1 0 0 5,60 ĐC 15 0 0 0 2 3 4 3 2 1 0 0 5,20 Bảng 4: Bảng xếp loại kiểm tra 31
  8. Kém Yếu TB Khá Giỏi Lớp Sĩ số 0 ÷ 2 3 ÷ 4 5 ÷ 6 7 ÷ 8 9 ÷ 10 SL % SL % SL % SL % SL % TN 15 0 0 3 20 8 53,4 4 26,6 0 0 ĐC 15 0 0 5 33,3 7 46,7 3 20 0 0 Qua kết quả phân tích hai bài KTV và KHV bằng định tính và định lượng, tôi thấy rằng kết quả học tập của HS ở lớp thực nghiệm khá hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ chất lượng nắm kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Qua đó có thể khẳng định rằng những học sinh được học theo tiến trình mà chúng tôi thiết kế, sử dụng PMDH trong giảng dạy có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn. Do điều kiện nên việc thực nghiệm trong một số tiết còn ít, đối tượng học sinh thực nghiệm còn hẹp, chưa đủ để khẳng định giá trị phổ biến của phương pháp do tôi đã nêu ra trên đây. Tuy nhiên, với kết quả thực nghiệm thu được bước đầu đã chứng tỏ: nếu giảng dạy các bài học ứng dụng kỹ thuật của vật lý, cụ thể các bài trong chương “Mắt. Các dụng cụ quang”, có sử dụng PMDH sẽ tạo động cơ học tập tích cực, gây hứng thú, kích thích tính tò mò, óc sáng tạo và lòng ham muốn hiểu biết của học sinh. Vận dụng các kiến thức đã học đề xuất các phương án thiết kế các ứng dụng kỹ thuật, trao đổi, thảo luận, dùng phần mềm “Crocodile Physics 605” để mô phỏng ý tưởng thiết kế của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, những phương án nêu ra sẽ có tác dụng tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh tự tham gia giải quyết các vấn đề học tập, tạo điều kiện tốt cho HS phát triển khả năng sáng tạo 32
  9. về vật lý – kỹ thuật. Đây là công việc có thể thực hiện được, phù hợp với trình độ của học sinh hiện nay. Việc tổ chức cho học sinh được tham gia đề xuất, thảo luận, lựa chọn phương án khả thi nhất với sự hỗ trợ của phần mềm “Crocodile Physics 605” học sinh giải quyết được một số vấn đề khó trong học tập mà dùng mô hình, hình vẽ thì khó đem lại thành công trong phạm vi giờ học. Qua đó giúp học sinh cảm thấy hào hứng, tự tin, đem lại kết quả học tập cao hơn. Sử dụng phần mềm mô phỏng để đưa ra các phương án mất rất ít thời gian. Do vậy, giờ học diễn ra không bị thiếu thời gian mà vẫn đảm bảo trình tự các bước dạy học trong giáo án. Thời gian - điều mà các giáo viên dạy phần học này luôn lo lắng. 7.4. Kết luận: Hiện nay, Đổi mới PPDH là vấn đề rất được quan tâm, có nhiều các công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH vật lý. Ngày càng có nhiều phương pháp mới được đưa vào thực tế ở các trường phổ thông và các Trung tâm GDTX, GDNN - GDTX nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trong phạm vi nghiên cứu, tôi giải quyết được một số vấn đề sau: - Phân tích cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. - Nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại về việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lý. - Nghiên cứu việc sử dụng phần mềm Crocodile Physics 605. - Thiết kế tiến trình dạy học hai bài thuộc chương “Mắt. Các dụng cụ quang” với việc sử dụng PMDH nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong quá trình dạy và học. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các tiến trình dạy học đã đưa ra. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lý. Tôi đã làm sáng tỏ lý luận của việc tổ chức quá trình dạy học vật lý nói chung và dạy học các ứng dụng kỹ thuật của vật lý nói riêng. Từ đó nêu rõ được vai trò, bản chất của việc nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật, hướng sử dụng PMDH trong dạy học vật lý. Đổi mới và hiện đại hoá PPDH truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Quá trình tổ chức cho HS học tập theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực giải quyết vấn đề thông qua hình thức đề xuất, thảo luận lựa chọn phương án thiết kế dụng cụ quang học với sự hỗ trợ của phần mềm “Crocodile Physics 33
  10. 605”, tuy mang lại hiệu quả nhưng đòi hỏi GV phải chuẩn bị bài mất nhiều thời gian, phòng học phải được trang bị máy chiếu. Hiệu quả của việc tổ chức dạy học theo cách này phụ thuộc vào trình độ tư duy, năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn về vật lý của người GV. 7.5. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Bằng các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, thông qua việc tổ chức giảng dạy tại hai nhóm học sinh sinh lớp 11 (nhóm TN, nhóm ĐC) tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc, tác giả đã hoàn thành mục tiêu đề ra của đề tài và đưa ra giải pháp sử dụng phần mềm mô phỏng khi dạy một số bài chương Mắt. Các dụng cụ quang cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc. Với sáng kiến này sẽ giúp giáo viên vật lý, các em học sinh trong Trung tâm thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học chương Mắt. Các dụng dụng cụ quang chương trình Vật lý 11 – Cơ bản. Sáng kiến “Sử dụng phần mềm mô phỏng khi dạy một số bài chương Mắt. Các dụng cụ quang (Vật lý 11- Cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức” tôi đã áp dụng tại lớp 11 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc và có thể áp dụng rộng rãi trên tất cả các trường THPT, Trung tâm GDTX, GDNN – GDTX trong tỉnh. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng trong điều kiện nhà trường cần đảm bảo các yếu tố sau: - Trong quá trình áp dụng sáng kiến cần: máy vi tính, máy chiếu, các phần mền hỗ trợ dạy học như: Phần mềm mô phỏng thí nghiệm Crocodile Physics 605, Word, PowerPoint - Trong điều kiện không có các cơ sở vật chất trên, giáo viên có thể thay thế bằng Poster do giáo viên tự thiết kế, in phun. Tuy nhiên, tính trực quan, sinh động có thể bị giảm, tốn kinh phí - Cần có hệ thống sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phong phú, - Giáo viên phải có kiến thức cơ bản về sử dụng máy vi tính và nghiên cứu cách sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm Crocodile Physics 605. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia thử nghiệm Sau khi quan sát quá trình học tập, trao đổi trực tiếp với học sinh lớp thực nghiệm, ý kiến của các em đều cho rằng: 34
  11. - Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh, học sinh phải làm việc nhiều hơn nhưng các em rất hứng thú. Các em được chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức, giảm bớt việc lĩnh hội tri thức một cách thụ động, nhàm chán. - Tăng cường năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, ngôn ngữ và các phẩm chất cốt lõi của người học trong thời đại mới. - Giúp học sinh nắm được các kiến thức liên môn và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. - Rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh như: thuyết trình, sử dụng công nghệ thông tin 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Về phía tác giả, tác giả tự nhận thấy: - Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh giúp giáo viên có thể truyền tại được lượng kiến thức phong phú, giúp học sinh hình thành mối quan hệ giữa các kiến thức khoa học với nhau và gắn với kiến thức thực tiễn. Do đó, các tiết học trở nên sinh động, nội dung kiến thức truyền tải phong phú. - Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Tạo hứng thú cho học sinh, học sinh thực sự bị lôi cuốn vào quá trình học tập, tiếp nhận tri thức một cách chủ động. - Kết quả cuối cùng là khả năng tiếp thu tri thức, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Tên tổ chức/cá Phạm vi/Lĩnh vực TT Địa chỉ nhân áp dụng sáng kiến Phó Giám đốc – Phụ trách Hoạt động dạy, học môn 1 Nguyễn Văn Việt chuyên môn, Trung tâm Vật lý lớp 11 GDNN – GDTX Yên Lạc GV Vật lý Trung tâm Hoạt động dạy, học môn 2 Nguyễn Bá Thắng GDNN – GDTX Yên Lạc Vật lý lớp 11 Yên Lạc, ngày tháng năm 2020. Yên Lạc, ngày 10 tháng 5 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến 35
  12. Nguyễn Văn Việt 36
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Vật lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. [2]. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Vật lí 11- sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội. [3].PGS.TS Nguyễn Ngọc Hưng, PGS. TS Phạm Xuân Quế, TS Nguyễn Xuân Thành (2006), Sử dụng thí nghiệm mô phỏng trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Giáo trình điện tử, Đại học sư phạm Hà Nội. [4]. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hưng, PGS. TS Phạm Xuân Quế, TS Nguyễn Xuân Thành (2006), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Giáo trình điện tử, Đại học sư phạm Hà Nội. [5].PGS. TS Phạm Xuân Quế (2000), “Máy vi tính hỗ trợ trong việc xây dựng các mô hình trong dạy học vật lí”, Nghiên cứu Giáo dục, (số 4,9,11). [6].PGS. TS Phạm Xuân Quế (2002), “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học vật lí phổ thông với sự hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm dạy học”, Tạp chí Giáo dục, (số 4), tr.31-33. [7].PGS. TS Phạm Xuân Quế (2004), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí, Bài giảng cao học - Đại học Sư phạm Hà Nội. [8].PGS. TS Phạm Xuân Quế (2004), “Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học”, Tạp chí Giáo dục, (số 83). [9].PGS. TS Phạm Xuân Quế, TS Nguyễn Xuân Thành (2006), Các ứng dụng cơ bản của máy vi tính trong dạy học vật lí, Giáo trình điện tử, Đại học sư phạm Hà Nội. [10]. Trần Đức Vượng (2005), Một số vấn đề lí luận dạy học hiện đại, giáo trình đào tạo cao học, Hà Nội. [11]. Các địa chỉ web tham khảo: [12]. Các phần mềm tham khảo: Quang hình học - Mô phỏng và thiết kế Cơ sở của quang học-PhenOpt; Crocodile Physics. 37