SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_nham_nang_cao_chat.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa học
- Hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trò chỉ đạo có tính chất quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của cả lớp. Hệ thống câu hỏi đó hướng tư duy của HS đi đúng hướng theo một logic hợp lý, kích thích sự tìm tòi trí tò mò khoa học và cả ham muốn giải đáp của HS. Số lượng và tính phức tạp của câu hỏi cũng như mức độ phân chia câu hỏi phụ thuộc vào: + Tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu. + Trình độ phát triển, kỹ năng, kỹ sảo của HS tham gia các bài học vấn đáp tìm tòi. * Các loại câu hỏi trong dạy học vấn đáp tìm tòi. - Dựa vào mục đích và nội dung vấn đề có thể chia ra: Câu hỏi chính, phụ - Dựa vào những mức độ nhận thức khác nhau có thể chia ra: câu hỏi yêu cầu học sinh biết, hiểu, vận dụng * Chú ý: Khi xây dựng các loại câu hỏi vấn đáp tìm tòi chúng ta cần nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu giảng dạy, để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng nội dung, từng mục trong từng loại bài. Câu hỏi cần rõ ràng chỉ có một câu trả lời đúng. Làm cho người học tìm tòi trên cơ sở vận dụng các điều đã biết. Đảm bảo để bài học được triển khai vừa sức HS. Gây được hứng thú học tập cho HS. Tạo cho HS cơ hội hưởng thụ sự thành công và tìm ra cái mới trong học tập. Tạo cơ hội để GV phát hiện những khó khăn HS có thể gặp phải. Cho phép đánh giá việc học của HS và việc dạy của GV. *. Tổ chức vấn đáp tìm tòi. - Quy trình tổ chức vấn đáp tìm tòi: GV nêu câu hỏi cho cả lớp, yêu cầu HS suy nghĩ và chuẩn bị trả lời ( không chỉ định HS trả lời trước khi nêu câu hỏi). Cả lớp suy nghĩ từ 1-2 phút. 11
- Một số học sinh xin ý kiến trả lời. Giáo viên chỉ định học sinh trả lời. Giáo viên và học sinh nghe ý kiến trả lời của HS được chỉ định phát biểu. Các học sinh khác theo dõi nhận xét , nêu ý kiến bổ sung chỉnh sửa. Giáo viên nhận xét đánh giá xếp loại. - Những chú ý khi tổ chức quy trình vấn đáp tìm tòi ở lớp học. GV đưa ra câu hỏi với thái độ khuyến khích, giọng nói ôn tồn nhẹ nhàng. Thu hút HS vào nội dung câu hỏi, dành thời gian thích hợp cho HS suy nghĩ. Phân phối hợp lý số HS được chỉ định trả lời. Có thể cho HS hoạt động theo cặp như sau: + Viết câu hỏi lên bảng. + Phân chia học sinh theo cặp (nhóm cặp hai). + Giao nhiệm vụ cho các cặp ( nội dung, thời gian). + Theo dõi kiểm tra công việc của các cặp. + Yêu cầu HS trả lời nhận xét và đánh giá câu trả lời. 3.2.5. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . Nét đặc trưng chủ yếu của dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội kiến thức thông qua đặt và giải quyết vấn đề. Đây cũng là một trong những phương pháp dạy học tích cực đêm lại hiệu quả cao trong giảng dạy hóa học ở trường THCS. Để đạt được kết quả trong vận dụng phương pháp dạy học này chúng ta cần thực hiện tốt các công việc chính sau: - Đặt vấn đề. + Tạo tình huống có vấn đề (xây dựng bài toán nhận thức). + Phát biểu và nhận dạng vấn đề nảy sinh. + Phát biểu vấn đề cần giải quyết. *Những chú ý khi tạo tình huống có vấn đề: Vạch ra những điều chưa biết, chỉ ra cái mới trong mối quan hệ cái đã biết, với cái cũ. Trong đó điều chưa biết, cái mới là cái trung tâm của tình huống 12
- có vấn đề, sẽ được khám phá ra trong giai đoạn giải quyết vấn đề ( đặt giả thiết, lập kế hoạch giải quyết vấn đề vấn đề đó). Tình huống đặt ra phải kích thích, gây hứng thú, nhận thức đối với HS, tạo cho HS ý thức tự giác tích cực trong hoạt động nhận thức . Tình huống đưa ra phải phù hợp khả năng của HS, để HS căn cứ vào những kiến thức cũ, để giải quyết được vấn đề đặt ra bằng hoạt động tư duy của mình. + Câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên cần phải chứa đựng các yếu tố sau: Mâu thuẫn nhận thức: Có một hay vài khó khăn, đòi hỏi HS phải tư duy, huy động và vận dụng các kiến thức đã có ( nghĩa là câu hỏi phản ánh được mối liên hệ bên trong giữa điều đã biết và điều chưa biết). Phương hướng giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời, tạo điều kiện làm xuất hiện giả thiết, tạo điều kiện tìm ra được con đường giải quyết. Gây được cảm xúc mạnh đối với HS khi nhận ra mâu thuẫn nhận thức liên quan đến vấn đề. - Giải quyết vấn đề. Gồm các bước sau: B1: Xây dựng các giả thuyết. B2 Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. B3 Thực hiện giải quyết vấn đề, kiểm tra các giả thuyết bằng các phương pháp khác nhau. - Kết luận: Gồm các bước sau: b1 Thảo luận các kết quả thu được và đánh giá. b2 Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu. b3 Phát biểu kết luận. b4 Đề xuất vấn đề mới. 13
- Tuy nhiên khi vận dụng phương pháp này chúng ta cần chú ý lựa chọn mức độ cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS và nội dung cụ thể cảu từng bài thì hiệu quả mới được nâng cao. Dạy học nêu vấn đề khi giảng dạy hóa học ở trường THCS chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp trong một số bài cụ thể: Ví dụ . Khi nghiên cứu thí nghiệm: Nhôm phản ứng với dd kiềm trong bài nhôm ở lớp 9. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH + Nêu vấn đề: Nhôm có đầy đủ TCHH + Nhóm HS : Thả dây nhôm vào ống chung của kim loại, ngoài ra nhôm còn nghiệm đựng dd NaOH, có ống vuốt có tính chất gì đặc biệt ? dẫn khí ra ngoài. + Hãy nghiên cứu thí nghiệm nhôm tác + Quan sát hiện tượng: Có khí thoát ra. dụng với dd NaOH. + Gợi ý: Phản ứng này có mâu thuẫn + Châm lửa đốt, khí cháy, ngọn lửa với những điều đã học ? xanh + Giải quyết mâu thuẫn: Điều này -> Khí tạo ra là H2. không sai và không mâu thuẫn. Đó là do hợp chất của nhôm có tính chất đặc + HS nêu vấn đề: Phản ứng Al với dd biệt, ta sẽ học ở lớp trên. NaOH có mâu thuẫn với TC của KL đã học không ? Hay TN sai ? Dạy học nêu và giải quyết vấn đề góp phần rất lớn trongviệc giúp HS tích cực phát hiện kiến thức mới, và có thể áp dụng một cách linh hoạt hiệu qủa trong dạy học đặc biệt là dạy kiến thức mới. Tuy nhiên muốn thật sự mang lại hiệu quả cao người dạy, người học phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thực hiện phương pháp này để tạo tịnh huống, giải quyết tình huống một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác nhất. Bên cạnh việc thực hiện đổi mới PPGD để đáp ứng yêu cầu này vấn đề soạn giáo án (thiết kế bài giảng) cũng phải được đổi mới cho phù hợp. Để thiết kế một bài soạn trước khi lên lớp đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình, 14
- SGK, PPGD thì người GV cần phải lập được kế hoạch bài dạy có hiệu quả đáp ứng các yêu cầu của đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học trong trường THCS trên cơ sở SGK, SGV các tài liệu tham khảo khác. Dạy học tích cực đòi hỏi vai trò của người giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập theo nhóm nhỏ để HS tự lực chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt được mục tiêu kiến thức cần đạt theo chương trình đổi mới. Trên lớp HS hoạt động là chính, GV có vẻ nhàn nhã tuy nhiên quá trình chuẩn bị đòi hỏi người GV đầu tư nhiều công sức hơn, chu đáo hơn thì mới có thể thực hiện giờ lên lớp đạt hiệu quả cao trên cương vị là người gợi mở, xúc tác, động viên cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi tranh luận của HS. Do vậy người thầy cũng cần quan tâm đúng mức trong công tác chuẩn bị bài giảng. 3.2.6. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT . * Bản chất: Việc phát hiện, tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc GV giúp HS tự đi lại chính con đường mà các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra chân lý (kiến thức): Từ tình huống xuất phát, nêu vấn đề, quan niệm về vấn đề đó như thế nào, đặt câu hỏi khoa học (giả thuyết khoa học), đề xuất phương pháp nghiên cứu, thực hiện phương pháp nghiên cứu để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận. * Đặc trưng: + Dạy học phải tự nhiên như qúa trình tìm ra chân lý + Với PPBTNB, kể cả HS đọc sách trước; học thêm trước hoặc biết trước KT thì chưa chắc HS hiểu tường tận và đề xuất thí nghiệm CM cho phát biểu đúng. HS sẽ lúng túng khi hỏi lại: vì sao em biết điều đó? Làm thế nào để em có thể chứng minh kết luận của em đúng?. Nếu dạy trước thì tiết học không hấp dẫn. + PPBTNB chú trọng đến quan niệm ban đầu của HS về kiến thức mới sẽ học. + Sử dụng vở thí nghiệm (vở nghiên cứu), như là một phương tiện rèn ngôn ngữ, tập ghi chép nghiên cứu khoa học. 15
- + Sử dụng PPBTNB không được nhận xét quan điểm của ai đúng, ai sai. Thông qua thí nghiệm, chính HS sẽ tự đánh giá đúng hay sai. + Trong chương trình hiện nay có bài áp dụng cả, có bài áp dụng một phần. * Ưu điểm: + Có khả năng tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá; yêu và say mê khoa học của HS + Ngoài việc hình thành kiến thức còn hình thành năng lực nghiên cứu khoa học. + Rèn kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói, viết + Ví dụ bài: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. ( sgk 9/ 40) Hoạt động thầy- trò Nội dung Hoạt động 1: tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. GV:? hãy kể tên các loại hợp chất vô cơ đã học. HS: oxit, axit, bazơ, muối. GV: ? Các hợp chất trên có mối quan hệ gì với nhau không HS: Có GV: vậy các hợp chất trên liên hệ với nhau như thế nào Hoạt động 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của HS GV: yêu cầu HS không sử dụng SGK, nhớ lại các kiến thức đã học, xây dựng sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất trên ra vở nháp. HS: làm việc cá nhân. Hoạt động 3: Đề xuất câu hỏi và thiết kế phương án thực nghiệm GV: theo dõi phần hoạt động của HS, thu một vài 16
- bài của HS ( ưu tiên chọn những bài chưa đúng) treo lên bảng để cả lớp cùng phân tích + Liệu có phải axit chỉ tạo thành muối? + Liệu muối có tạo thành oxit được không? GV có thể vấn đáp HS lí do đưa ra sơ đồ đó. GV: ? Muốn biết sơ đồ mình đưa ra đúng hay sai chúng ta cần làm gi? HS: có thể đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong đó có cách :Nhắc lại tính chất hóa học, viết PTHH kiểm chứng Hoạt động 4: Tiến hành thực nghiệm nghiên cứu 1.CuO+H2SO4 GV: khéo léo nhận xét các ý kiến của HS đều có CuSO4+ H2O ý đúng.tuy nhiên chúng ta sẽ cùng làm bài tập 2.SO2+2NaOH hoàn thành PTHH Na2SO3 + H2O 1. CuO + H2SO4 3. K2O + H2O 2KOH 2. SO2+2NaOH 4. CaCO3 CaO + CO2 3. K2O + H2O 5.SO3+H2O H2SO4 4. CaCO3 6. Ba(OH)2 + Na2SO4 5. SO3 + H2O BaSO4 + 2NaOH 6. Ba(OH)2 + Na2SO4 8.H2SO4+BaCl2 8.H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl 9. CaO + CO2 9.CaO+CO2 CaCO3 HS: hoàn thành bài tập theo nhóm GV: từ các PTHH vừa hoàn thành, thảo luận nhóm và thiết lập lại sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ. HS: thảo luận nhóm, hoàn thành sơ đồ. Hoạt động 5: Hợp thức hóa kiến thức. GV thu lại bài của 1 số nhóm treo lên bảng 17
- GV chuẩn kiến thức đưa thông tin phản hồi phiếu học tập Sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ Oxit bazơ 1 2 Oxit axit 3 4 Mu ối 5 6 9 Bazơ 7 8 Axit 3.2.7. ĐỔI MỚI CÁCH THỨC THIẾT KẾ BÀI HỌC, VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN Ngoài việc đổi mới thiết kế bài dạy người GV còn phải đổi mới công tác truyền đạt thông tin trong dạy học hoá học: Đó là truyền đạt thông tin thông qua kênh hình ( bằng các phương pháp trực quan); qua thực hành thí nghiệm; qua ngôn ngữ nói, viết, kết hợp liên hệ với các bôn môn khác về một hoặc một số nội dung kiến thức có liên quan. Cách truyền đạt thông tin có hiệu trong dạy học hóa học đó là phải áp dụng các phương pháp tích cực, GV tổ chức cho HS hoạt động giành lấy kiến thức mới, linh hoạt sử dụng phối các phương pháp dạy học khác nhau. Khi lập kế hoạch bài dạy và thực hiện kế hoạch đó cần chú ý thực hiện đầy đủ các quan điểm trên. GV là người tổ chức, điều khiển cho HS hoạt động chủ động giành lấy kiến thức mới tùy theo tài liệu học tập tùy theo trình độ và kỹ năng của HS,vì vậy cần áp dụng phối hợp và linh hoạt những hướng dẫn sử dụng các nhóm phương pháp dạy học như các phương pháp dạy học trực quan, thực hành, các phương pháp dùng lời. *Lập kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động để rèn luyện cách truyền đạt thông tin có hiệu quả. - Xác định mục tiêu: 18
- + Người GV trên cơ sở nội dung cần đạt được trong một tiết dạy cụ thể mà tiến hành cách thức tổ chức hoạt động truyền đạt thông tin một cách chủ động, tích cực nhằm giúp HS nắm bắt kiến thức một cách chủ động và hiệu quả nhất. - Tiến hành các hoạt động dạy học: + Khi lập kế hoạch bài dạy giáo viên nên chỉ rõ các hoạt động của HS, dự đoán các tình huống xảy ra khi giải quyết các vần đề nảy sinh để quá trình tổ chức truyền đạt thông tin được nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, - Dạy thử và tự đánh giá kết quả. + Để quá trình truyền đạt thông tin diễn ra một cách trôi chảy, đạt hiệu quả cao, trở thành kỹ năng kỹ xảo của người GV thì người GV cần chủ động dạy thử đồng thời tự đánh giá xêm trong giờ dạy của mình đã áp dụng các phương pháp tích cực hay chưa ? nếu có thì đã áp dụng phương pháp nào ?ở nội dung nào ? HS đã chủ động tích cực chiếm lĩnh kiến thức mới hay chưa ? GV đã là người hướng dẫn tổ chức hay chưa ? GV đã phối hợp linh hoạt các phương pháp thực hành và các phương pháp dùng lời không ?Từ đó đúc rút kinh nghiệm làm tốt hơn công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học THCS. VD vận dụng kiến thức liên môn giải thích một số hiện tượng thường thấy trong tự nhiên ở bài Phân bón hóa học (trang 37/ sgk Hóa 9) Hoạt động : Tìm hiểu về phân bón đơn 1. Phân bón đơn: GV: yêu cầu HS TLN Chỉ chứa 1 trong 3 nguyên ? Phân bón đơn chứa nguyên tố hoá học nào ? tố dinh dưỡng chính là N ,P ? Có mấy loại phân bón đơn ,K ? Thành phần và tính chất các loại phân bón đơn đó HS : TLN GV: cho đại diện nhóm trả lời nhận xét bổ sung a. Phân đạm: 19
- ?Giải thích ý nghĩa câu ca dao: Lúa chiêm lấp ló - Ure : CO(NH2)2 tan trong đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. nước - HS thảo luận trả lời.GV bố sung kiến thức cho - Amoni nitơrat: NH4NO3 HS. tan Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ - Amoni sunfat : (NH4)2SO4 đòng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì tan rất tốt và cho năng suất cao. Do trong không khí b. Phân lân: có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm - Photphat tự nhiên: chớp (tia lửa điện) thì: N2 + O2 -> NO.Sau đó: Ca3(PO4)2 không tan 2NO + O2 → 2NO2. Khí NO2 hoà tan trong nước: - Supe photphat: 4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3. HNO3 hoà tan trong Ca(H2PO4)2 tan đất được trung hoà bởi một số muối tạo muối c. Phân kali: KCl ; K2SO4 nitrat cung cấp N cho cây.Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông; mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Theo tôi muốn phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh và giờ dạy đạt kết quả cao thì người giáo viên phải: + Bám sát đối tượng học sinh tìm hiểu trình độ hứng thú của từng em, từng lớp.Từ đó đưa ra các bài tập hướng học sinh vào để học sinh có hứng thú giải quyết. Với mỗi vấn đề khi giải quyết được nó phải gợi mở hướng giải quyết vấn đề tiếp theo. + Với mỗi bài cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung sgk kết hợp với các kiến thức thực tế để xác định kiến thức trọng tâm. Giáo viên cần tăng cường tìm thêm các cách làm mới trên cơ sở lấy nội dung sách giáo khoa làm trung tâm từ đó xây dựng các phương pháp sát với thực tế, biến cái khó hiểu thành cái dễ hiểu. + Đa dạng hoá cách tổ chức hoạt động tìm hiểu ghi nhớ kiến thức: Hoạt động cá nhân, nhóm đôi, nhóm lớn, trò chơi 20
- Với mỗi tiết học cụ thể cần xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng để học sinh vận dụng. + Tích hợp các kiến thức thực tế, gắn bài học với vấn đề đời sống sản xuất + Sử dụng các phương tiện hiện đại , lựa chọn phương pháp phù hợp, tổ chức và phối hợp nhiều hình thức hoạt động cho học sinh. + Khuyến khích kịp thời các kết quả học sinh đạt được. 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng các phương pháp đổi mới trong giảng dạy soạn giảng bộ môn hóa học đã gây hứng thú cho HS khi tiếp thu kiến thức bài học. Các em đã dần hình thành nên các hoạt động học tập một cách khoa học, có tinh thần đoàn kết, kỉ luật cao.Trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học lớp 9 ngay từ đầu năm học tôi đã thực hiện áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy và qua các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả : Kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết, các bài khảo sát chất lượng. Và đây là kết quả : *Trước khi áp dụng đề tài Lớp Kết quả học tập Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 9B 2 5,8 10 29,5 12 35,3 6 17,6 4 11,8 9D 3 8,3 11 30,6 15 41,7 4 11,1 3 8,3 9E 3 9,1 8 24,2 13 39,4 5 15,2 4 12,1 21
- *Sau khi áp dụng đề tài Lớp Kết quả học tập Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 9B 4 11,8 13 38,2 12 35,3 3 8,8 2 5,9 9D 5 13,9 16 44,4 10 27,8 3 8,3 2 5,6 9E 5 15,2 15 45,5 10 30,3 2 6,1 1 3,1 III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận: Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân của mọi lực lượng giáo dục.Trong bối cảnh đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới một nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngành giáo dục cần tiếp tục đổi mới về mọi mặt, thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học, sáng tạo” của Bộ giáo dục và đào tạo, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong đó người giáo viên là người chiến sĩ trên tuyến đầu. Sử dụng đổi mới các phương pháp giảng dạy một cách thường xuyên và liên tục sẽ góp phần làm cho học sinh yêu thích , có thái độ tích cực hơn trong việc tiếp thu tri thức mới, hình thành được thói quen làm việc khoa học, tính tự giác, kỉ luật. Từ đó các em sẽ yêu trường, yêu lớp và ngày càng hứng thú hơn với việc học tập, nghiên cứu khoa học. 2.Kiến nghị: * Với Sở giáo dục, Phòng giáo dục Tiếp tục tuyên truyền vận động đồng thời có những biện pháp quyết liệt hơn trong chỉ đạo nhằm làm thay đổi nếp nghĩ trong từng suy nghĩ của cán bộ 22
- giáo viên tại từng cơ sở giáo dục, kiên quyết chống bệnh thành tích và tiêu cực trong các hoạt động giáo dục. Đầu tư thỏa đáng cho giáo dục : Ngân sách, con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiên đại, cập nhật Tiếp tục đầu tư thêm các tài liệu dành cho bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sách giáo khoa, sách tham khảo, bổ sung thiết bị dạy học còn thiếu, còn kém chất lượng, *Với các trường THCS Các cơ sở giáo dục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục huy động tôí đa các nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề cấp trường, cụm về Đổi mới phương pháp để giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, cơ sở vật chất để giáo viên có điều kiện được chuyên tâm giảng dạy. Trên đây là những ý kiến cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi mà trong quá trình dạy học tôi nhận thấy được và xin trình bày ra đây để các đồng nghiệp tham khảo, trong sáng kiến này cón nhiều điều chưa thật sự hoàn thiện, nhiều nội dung còn lủng củng và chưa thực tế, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn còn sai sót, mong các đồng nghiệp đóng góp để bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp đang áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào dạy học học hỏi, sửa chữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Khê, ngày 15 tháng 3 năm 2015 Người viết Hoàng Thị Giang 23
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN HÓA HỌC THCS ( CHƯƠNG TRÌNH MỚI) ( Tác giả : Lê Xuân Trọng – Nguyễn Cương - Đỗ Tất Hiển – Nguyễn Phú Tuấn) 2. SGV, SGK HÓA HỌC 9 3. TẠP CHÍ GD&TĐ 4. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC THCS ( Tác giả : Nguyễn Hải Châu) 5.LÍ LUẬN CƠ BẢN MỘT SỐ KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ( Tác giả : Đặng Thị Oanh) 24
- Mục lục I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu. 3 II. PHẦN NỘI DUNG 4 1.Cơ sở lý luận 4 2.Thực trạng 4 2.1, Thuận lợi: 4 2.2, Khó khăn. 5 3. Giải pháp, biện pháp: 5 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 5 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6 3.2.1. SỬ DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC . 6 3.2.2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY 7 3.2.3. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ. 7 3.2.4. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẤN ĐÁP TÌM TÒI 10 3.2.5. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . 12 3.2.6. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT . 15 3.2.7. ĐỔI MỚI CÁCH THỨC THIẾT KẾ BÀI HỌC, VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN 18 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 20 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 21 III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 22 1.Kết luận: 22 2.Kiến nghị: 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 25