SKKN Thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư Việt Nam – chương trình Lớp 12

doc 53 trang thulinhhd34 5806
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư Việt Nam – chương trình Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_va_su_dung_so_do_trong_day_hoc_phan_dia_li_tu.doc
  • docBia chính.doc
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư Việt Nam – chương trình Lớp 12

  1. - Bước 3: Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và thư kí. Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công, tổng kết các ý kiến đóng góp và thuyết trình trước lớp, thư kí có nhiệm vụ ghi chép lại quá trình làm việc và sản phẩm cuối cùng. Trong hoạt động nhóm, nhóm trưởng có vai trò hết sức quan trọng nhằm dẫn dắt buổi thảo luận đi đúng hướng, khuyến khích mọi thành viên tham gia và tránh tranh cãi cá nhân để đúc rút và tổng kết cuối cùng. Vì thế, việc chọn nhóm trưởng có thể do giáo viên gợi ý, thường là các học sinh khá giỏi trong lớp, có khả năng làm việc và tư duy logic. - Bước 4: Các nhóm tiến hành thảo luận, có thể thảo luận chung toàn nhóm hoặc làm việc cá nhân sau đó tổng hợp kết quả. - Bước 5: Đại diện nhóm lên trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác tranh luận, đặt câu hỏi và giáo viên là người đánh giá, tổng kết, rút ra kết luận cuối cùng. (Hình ảnh đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp) 38
  2. (Hình ảnh đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp) 7.1.5.3. Sử dụng sơ đồ kết hợp với phương pháp đàm thoại Phương pháp đàm thoại là phương pháp mà giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới, tự khai phá tri thức mới bằng việc tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ kinh nghiệm tích lũy được từ cuộc sống; giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức, hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu được. Căn cứ vào mục đích sư phạm và tính chất nhận thức của người học, có thể chia ra nhiều loại đàm thoại như đàm thoại gợi mở, đàm thoại củng cố, đàm thoại kiểm tra, đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích minh họa, đàm thoại tìm tòi phát hiện Nhưng phương pháp thường được giáo viên sử dụng nhiều trong các giờ học là phương pháp đàm thoại gợi mở. Phương pháp đàm thoại nếu được sử dụng khéo léo sẽ có tác dụng kích thích tính tích cực độc lập sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực diễn đạt các vấn đề khoa học bằng lời nói, bồi dưỡng hứng thú học tập làm không khí lớp học sôi nổi. Khi kết hợp việc sử dụng sơ đồ với phương pháp đàm thoại, điều quan trọng nhất là việc đặt câu hỏi và tổ chức, điều khiển việc trả lời của học sinh; đặc biệt đối với học sinh lớp 12 thì cần phải có những câu hỏi giải quyết mâu thuẫn giữa các sự vật hiện tượng, câu hỏi vận dụng trong các tình huống khác nhau. 39
  3. 7.1.5.4. Sử dụng sơ đồ kết hợp với phương pháp khai thác bản đồ, biểu đồ  Đối với môn Địa lí, bản đồ được coi là yếu tố thiết yếu, là điểm khởi đầu và kết thúc khi học tập và nghiên cứu Địa lí. Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúp học sinh khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học tập. Khi sử dụng bản đồ kết hợp với sơ đồ trong dạy học Địa lí, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện theo hai cách: - Cách 1: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lập một sơ đồ dựa vào kiến thức SGK hoặc hiểu biết của bản thân về vấn đề đang được học, sau đó trong quá trình giáo viên chuẩn xác kiến thức và bổ sung, sửa chữa sơ đồ thì có thể minh họa bằng việc cho học sinh đọc bản đồ treo tường hoặc bản đồ trong SGK hay Atlat Địa lí. - Cách 2: Để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ năng Địa lí, đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng làm việc với bản đồ như hiểu, đọc, vận dụng bản đồ thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát bản đồ trước, từ đó lập một sơ đồ với những gì các em quan sát được. Sau cùng, giáo viên sẽ là người giúp các em chuẩn xác lại kiến thức và thành lập được sơ đồ hoàn chỉnh theo ý tưởng của các em. Hình ảnh học sinh trình bày sơ đồ tư duy kết hợp với nhận xét bản đồ 40
  4.  Bên cạnh sử dụng bản đồ thì việc hiểu và phân tích các biểu đồ cũng rất cần thiết trong quá trình hình thành kĩ năng cho học sinh. Thường thường, giáo viên thường cho học sinh sử dụng các loại biểu đồ với hai hình thức: - Thứ nhất: sử dụng các biểu đồ có sẵn trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh phân tích, nhận xét và giải thích các hiện tượng thể hiện trong biểu đồ. Với hình thức này, giáo viên vừa có thể dùng biểu đồ làm phương tiện minh họa cho kiến thức cần khắc sâu. - Thứ hai: giáo viên có thể yêu cầu học sinh xử lí số liệu và xây dựng các biểu đồ. Cùng một bảng số liệu, tùy theo yêu cầu kiến thức mà có thể xây dựng nhiều loại biểu đồ khác nhau. Hình thức này thường được giáo viên sử dụng trong các tiết học thực hành, các bài kiểm tra trên lớp hoặc bài tập về nhà. Sau khi đã xây dựng được biểu đồ, học sinh căn cứ vào biểu đồ và bảng số liệu để đưa ra bảng nhận xét, phân tích thích hợp. 7.1.6. Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra, đánh giá 7.1.6.1. Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra bài cũ Thời gian kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ không có nhiều chỉ khoảng 5 - 7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học và chấm điểm tùy vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng mà không hiểu. Sử dụng sơ đồ vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. 41
  5. (Hình ảnh học sinh đang trình bày bài cũ bằng sơ đồ tư duy và vở ghi của học sinh chuẩn bị trong quá trình ôn bài ở nhà) 7.1.6.2. Kiểm tra kết quả sau một quá trình học tập (kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì) Trong cách thức ra đề và đánh giá học sinh của giáo viên vẫn còn một số hạn chế như: vẫn nặng về câu hỏi mang tính chất học thuộc lòng, giáo điều và yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức đã được giáo viên cho ghi chép trước đó, nếu có kiến thức mở rộng thì thường suy nghĩ của học sinh bị bó hẹp do thời gian còn hạn chế và thậm chí có em không viết kịp trong thời gian 45 phút. Điều này dẫn đến các em cảm thấy quá tải trong các bài kiểm tra và vì thế khi đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra này thường chưa thấy hết được khả năng của các em mà mới chỉ đánh giá phiến diện một phần. Khi sử dụng sơ đồ để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả một quá trình, giáo viên vừa có thể đánh giá khả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh, vừa thấy được tư duy sáng tạo của các em, khả năng tư duy logic, mức độ hiểu và phân tích các vấn đề địa lí qua cách các em thiết kế sơ đồ theo cách hiểu của mình. 42
  6. (Hình ảnh học sinh trình bày sơ đồ tư duy để ôn tập chuyên đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên”- bài 14+15) (Hình ảnh học sinh trình bày sơ đồ tư duy để ôn tập chuyên đề “Địa lí dân cư” bài 16+17+18) 43
  7. Ví dụ: Giáo viên có thể đặt ra câu hỏi “Hãy Trình bày và giải thích ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta bằng Sơ đồ tư duy?”. Để trả lời câu hỏi này đòi hỏi học sinh cần nhớ, hiểu và phân tích kiến thức đã học trong bài 2: “Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ”. Nếu giáo viên yêu cầu học sinh viết ra bảng thông thường, có thể các em sẽ mất thời gian và gặp rắc rối trong việc diễn đạt. Nếu bài học có nhiều kiến thức, giáo viên có thể yêu cầu 2 hoặc 3 học sinh vẽ sơ đồ tư duy, mỗi em vẽ một nhánh. Trong trường hợp không có nhiều thời gian, giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy ở nhà, khi lên lớp nộp lại cho giáo viên và trình bày ngắn gọn trước lớp. 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến - Sáng kiến được áp dụng ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân trong dạy học môn Địa lí 12, chủ đề Địa lí tự nhiên và Địa lí dân cư Việt Nam. - Sáng kiến có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy môn Địa lí 12 ở các trường THPT, học sinh có thể nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn thông qua sơ đồ. - Có thể vận dụng cách thiết kế sơ đồ vào việc giảng dạy các chuyên đề khác của chương trình Địa lí 12, (như: địa lí các ngành kinh tế, địa lí các vùng kinh tế, địa lí địa phương), hoặc nhân rộng cho chương trình Địa lí 10, 11. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để sáng kiến này được vận dụng rộng rãi vào thực tiễn cần có sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong nhà trường: 9.1. Đối với Ban giám hiệu - Tăng cường đề xuất đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất (đồ dùng tối thiểu: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo , đồ dùng dạy học hiện đại: màn hình, máy chiếu, phòng học bộ môn ) để giáo viên và học sinh được dạy học trong điều kiện tốt nhất. - Tổ chức tham quan, bồi dưỡng kiến thức thực tế cho học sinh, tạo hứng thú học tập và tăng cường khả năng tự học của học sinh, phát triển năng lực tư duy theo lãnh thổ. 44
  8. - Chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo điều kiện để học sinh được rèn luyện các năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng hình vẽ, sơ đồ, tranh ảnh, video, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 9.2. Đối với giáo viên - Cần nắm vững lí thuyết về sơ đồ và các nguyên tắc khi thiết kế và sử dụng nó, điều đó mới có thể giúp chúng ta tránh được những sai sót trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện. - Phải nắm vững chương trình học, có kiến thức chuyên môn và thực tế để tích hợp, khái quát tạo thành sơ đồ. - Giáo viên phải vận dụng thường xuyên và linh hoạt vào các bài cụ thể để đạt được hiệu quả dạy học cao nhất. Luôn phát huy tối đa năng lực tự học, tự lĩnh hội kiến thức của học sinh và sức sáng tạo của các em để học sinh học tập tích cực, chủ động. Đó là cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và phù hợp với xu thế hiện nay. - Không ngừng trau dồi kiến thức và kĩ năng, đặc biệt là khả năng ứng dụng và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, kĩ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại - Trong quá trình soạn giáo án, việc xây dựng sơ đồ và nội dung lên lớp là công việc rất quan trọng. Tùy vào mục đích bài học cũng như mục đích dạy mà giáo viên thiết kế sơ đồ một cách hợp lí, khoa học. - Giáo viên cần duy trì sử dụng sơ đồ thường xuyên hơn để học sinh làm quen với PPDH mới, giúp học sinh có được tư duy mạch lạc, logic tránh bị động. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần phải tránh tình trạng lạm dụng sơ đồ quá mức và tránh mang tính hình thức. - Cần chú trọng phần hướng dẫn học sinh tự học qua hệ thống câu hỏi. - Tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá. Lắng nghe ý kiến phản hồi từ học sinh để điều chỉnh hoạt động Dạy - Học. 45
  9. 9.3. Đối với học sinh Để phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lí có hiệu quả thì một mình sự nỗ lực của giáo viên thôi chưa đủ. Mà bên cạnh đó cần phải có sự cố gắng của học sinh. Do vậy yêu cầu đặt ra với người học là: - Người học phải trở thành chủ thể của hành động, tích cực, tự giác, chủ động đón nhận tri thức mới. - Người học phải thực sự hoạt động để không chỉ tiếp thu tri thức, kĩ năng của bộ môn mà quan trọng hơn hết là tiếp thu được cách học. - Có ý thức, năng lực tự thiết kế sáng tạo các sơ đồ trên lớp, trong việc học tập ở nhà và trong ôn tập, hệ thống kiến thức một cách thuần thục. - Vận dụng linh hoạt kiến thức về sơ đồ để áp dụng trong nhiều môn học khác nhau chứ không bó hẹp trong phạm vi môn Địa lí. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến Việc sử dụng sơ đồ vào dạy học đã được tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là học sinh lớp 12 tại trường THPT A năm học 2018 – 2019. - Lớp thực nghiệm: 12D1, 12D2, 12D5 tổng số 120 học sinh: sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong quá trình dạy học. - Lớp đối chứng: 12D3, 12D4, 12A1 tổng số 124 học sinh: sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống trong quá trình dạy học. Kết quả dựa trên các bài kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực có sự phân hóa như sau: Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Lớp (HS) (%) (HS) (%) (HS) (%) (HS) (%) Thực 18 15 62 51,7 40 33,3 0 0 nghiệm Đối 7 5,6 45 36,4 69 55,6 3 2,4 chứng Như vậy, tỉ lệ học sinh khá/giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn; trong khi tỉ lệ học sinh trung bình và yếu thấp hơn ở các lớp đối chứng. 46
  10. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả - Qua những nghiên cứu bước đầu về sơ đồ và những ứng dụng linh hoạt của sơ đồ trong giảng dạy - học tập môn Địa lí, qua thực tiễn kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy việc sử dụng sơ đồ là một phương pháp học tập mới có tính khả thi cao, đem lại những hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Đây là một trong những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường phổ thông. - Những mặt đã đạt được của đề tài: + Nghiên cứu được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy và học môn Địa lí 12 - chương trình cơ bản. + Thiết kế và sử dụng sơ đồ cụ thể theo từng bài học trong chuyên đề “Địa lí tự nhiên” và “Địa lí dân cư”- chương trình lớp12. + Chất lượng dạy học được cải thiện đáng kể, tỉ lệ khá, giỏi tăng lên, tỉ lệ trung bình giảm đi. + Sử dụng sơ đồ kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực, có tính khả thi cao đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học. + Giáo viên có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học. Việc sử dụng thành thạo phần mềm MM, kết hợp với việc trình chiếu, tăng cường tranh ảnh trong dạy học phù hợp thức của học sinh, giúp học sinh hiểu được nội dung bài học và thiết kế được sơ đồ một cách nhanh chóng, hiệu quả, mang lại hứng thú trong giờ học và nâng cao chất lượng giáo dục. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân  Sau khi giảng dạy phần “Địa lí tự nhiên” và “Địa lí dân cư “ với phương pháp sử dụng sơ đồ, tôi đã lấy ý kiến của học sinh các lớp 12D1, 12D2, 12D5 thông qua phiếu điều tra xã hội học (Phụ lục). Kết quả như sau: - Đa số học sinh sôi nổi, hứng thú với việc sử dụng sơ đồ trong quá trình học tập. Sử dụng sơ đồ giúp học sinh dễ dàng xác định được kiến thức trọng tâm và ghi nhớ kiến thức hiệu quả, bền lâu hơn. - Học sinh được tiếp cận nhiều với các phương tiện hỗ trợ dạy học, phát huy khả năng nghiên cứu tài liệu, tổng hợp kiến thức (tư liệu, hình ảnh, máy chiếu ) - Học sinh phát huy được tinh thần học tập và làm việc theo nhóm. 47
  11. - Học sinh hào hứng, sôi nổi, được làm việc nhiều hơn trong giờ học nên tiết học không nhàm chán nặng nề mà hấp dẫn. Kết quả tổng hợp trên phiếu điều tra như sau: Tiêu chí Số phiếu đồng ý Tỉ lệ Sử dụng sơ đồ rất cần thiết và phù hợp 75/88 85,2% Dễ tiếp thu nội dung và hiểu bản chất hiện tượng 72/88 81,8% Có khả năng phân tích so sánh, đối chiếu 70/88 79,5% Rèn các kỹ năng khai thác kênh hình 75/88 85,2% Hình thành một số kỹ năng mềm 65/88 73,8% Tạo hứng thú học tập 75/88 85,2% Phần ý kiến trao đổi thêm của học sinh: hầu hết học sinh đều có nguyện vọng được tiếp tục học tập bằng phương pháp sơ đồ ở những nội dung khác của chương trình Địa lí.  Ngoài ra, việc vận dụng sáng kiến của tôi trong thực tiễn giảng dạy trong năm học vừa qua tại nhà trường đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phía lãnh đạo nhà trường và các đồng nghiệp thông qua các buổi dự giờ thăm lớp và hội giảng chào mừng ngày 20/11. 48
  12. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/ Phạm vi/Lĩnh vực Địa chỉ TT cá nhân áp dụng sáng kiến Học sinh lớp Trường THPT Nguyễn Viết Địa lí tự nhiên, địa lí dân 1 12D1 Xuân cư Việt Nam Học sinh lớp Trường THPT Nguyễn Viết Địa lí tự nhiên, địa lí dân 2 cư Việt Nam 12D2 Xuân Địa lí tự nhiên, địa lí dân Học sinh lớp Trường THPT Nguyễn Viết 3 cư Việt Nam 12D5 Xuân Vĩnh Tường, ngày 12 tháng 2 Vĩnh Tường, ngày 14 Vĩnh Tường, ngày 10 tháng 2 năm 2020 năm 2020 tháng 2 năm 2020 Tác giả sáng kiến Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) Phạm Thị Hòa Trương Thị Dung 49
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đình Châu, “Sử dụng Bản đồ tư duy- Một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập”, tạp chí Giáo dục, kì 2, tháng 9- 2009. 2. Đặng Văn Đức và các tác giả khác: “ Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Địa lí”, Nxb Đại học Sư phạm, 2003. 3. Lê Đức Hải, “ Phát triển tư duy học sinh trong giảng dạy Địa lí kinh tế”, Nxb Giáo dục, 1993. 4. Bùi Văn Tiến(2010), “ Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy-học Địa lý”, sáng kiến kinh nghiệm, trường THPT Buôn Ma Thuật. 5. Nguyễn Đạt Thành(2013), “ Sử dụng Atlat trong giảng dạy Địa lý tự nhiên 12”, sáng kiến kinh nghiệm, trường THPT Chu Văn An. 6. Lê Thị Diễm Hương(2014), “ Ứng dụng CNTT trong soạn giảng giáo án điện tử để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 12 THPT”, sáng kiến kinh nghiệm, trường THPT số 2 Bát Xát. 7. Đinh Thị Thanh Huyền(2014), “ Rèn một số kỹ năng thành lập biểu đồ môn Địa lí cho học sinh lớp 12 trường THPT Ba Vì”, sáng kiến kinh nghiệm, trường THPT Ba Vì. 50
  14. PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 Họ và tên: Lớp: Trường: Xin em vui lòng cho biết ý kiến cá nhân bằng cách tích vào cột sau (đồng ý hoặc không đồng ý)! 1. Theo em việc giáo viên sử dụng các sơ đồ trong dạy học Địa lí có cần thiết và phù hợp không? Mức độ Đồng ý Không đồng ý Rất cần thiết và phù hợp Cần thiết và phù hợp Không cần thiết, không phù hợp 2. Theo em, khi nội dung bài học được sơ đồ hóa so với không sử dụng sơ đồ thì có thấy ưu điểm hơn hẳn là gì? Tiêu chí Đồng ý Không đồng ý Có thể khái quát nhanh được nội dung cần học Dễ nhận biết, đối chiếu, so sánh Rèn kỹ năng sử dụng kênh hình Gây hứng thú hơn trong buổi học Rèn kỹ năng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh Rèn kỹ năng hợp tác nhóm, thuyết trình 3. Em có mong muốn nguyện vọng gì khi học tập bộ môn Địa lí bằng phương pháp sơ đồ Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của các em học sinh! 51
  15. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu 1 2. Tên sáng kiến 3 3. Tác giả sáng kiến 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3 7.1. Nội dung của sáng kiến 3 7.1.1. Các loại sơ đồ dùng trong giảng dạy bộ môn Địa lí 4 7.1.2. Yêu cầu và kỹ thuật xây dựng sơ đồ 7 7.1.3. Thiết kế các sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên và Địa lí dân cư Việt Nam – chương trình lớp 12 11 7.1.3.1. Thiết kế sơ đồ cho bài 2: “Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ” 12 7.1.3.2. Thiết kế sơ đồ cho bài 6+7: “Đất nước nhiều đồi núi” 15 7.1.3.3. Thiết kế sơ đồ cho bài 8:“Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển” 18 7.1.3.4. Thiết kế sơ đồ cho bài 9, 10: “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” 21 7.1.3.5. Thiết kế sơ đồ cho bài 11, 12: “Thiên nhiên phân hóa đa dạng” 24 7.1.3.6. Thiết kế sơ đồ cho bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” 26 7.1.3.7. Thiết kế sơ đồ cho bài 15: “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai” 28 7.1.3.8. Thiết kế sơ đồ cho bài 16: “Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta” 29 7.1.3.9. Thiết kế sơ đồ cho bài 17: “Lao động và việc làm” 31 7.1.3.10. Thiết kế sơ đồ cho bài 18: “Đô thị hóa” 32 7.1.4. Một số nguyên tắc khi sử dụng phương pháp sơ đồ trong dạy học Địa lí 34 7.1.5. Sử dụng sơ đồ kết hợp với một số phương pháp khác trong dạy học 35 7.1.5.1. Sử dụng sơ đồ kết hợp với phương pháp động não 35 7.1.5.2. Sử dụng sơ đồ kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm 36 7.1.5.3. Sử dụng sơ đồ kết hợp với phương pháp đàm thoại 39 7.1.5.4. Sử dụng sơ đồ kết hợp với phương pháp khai thác bản đồ, biểu đồ 40 7.1.6. Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra, đánh giá 41 7.1.6.1. Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra bài cũ 41 52
  16. 7.1.6.2. Kiểm tra kết quả sau một quá trình học tập (kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì) 42 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến 44 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 44 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 44 9.1. Đối với Ban giám hiệu 44 9.2. Đối với giáo viên 45 9.3. Đối với học sinh 46 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 46 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 47 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 47 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 49 53