SKKN Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (Phần địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

doc 53 trang thulinhhd34 36435
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (Phần địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_va_su_dung_tro_choi_trong_day_hoc_dia_li_12_ph.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (Phần địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

  1. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS - Các nhóm tham gia thi. - GV đưa ra đáp án, chuẩn kiến thức. Phần thi thứ 2 - GV phổ biến luật chơi + Đại diện đội chơi cùng lên bảng viết các hoạt động có thể làm để bảo vệ tài nguyên và môi trường. Các thành viên khác của nhóm có thể bộ trợ, tiếp sức. Thời gian: 2 phút. + Sau 2 phút, số điểm của nhóm bằng số hoạt động đúng nhóm ghi được. - Các nhóm tham gia thi. - GV đưa ra đáp án, chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số loại thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống 1. Mục tiêu – Trình bày được nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống một số loại thiên tai chủ yếu ở nước ta. – Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, sử dụng bản đồ, kĩ năng hợp tác nhóm. 2. Phương thức – Phương pháp đặt vấn đề, sử dụng trò chơi trong dạy học. 3. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của GV và HS Nội dung Vòng 2: Vượt chướng ngại vật 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện Nội dung: Tìm hiểu về một số thiên tai chủ pháp phòng chống yếu và biện pháp phòng chống (Chuẩn nội dung trong phần phụ lục) Phần thi 1 - GV triển khai luật chơi + Các nhóm thảo luận điền vào phiếu học tập. + 35
  2. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS Thời gian: 10 phút. + Tuỳ theo kết quả, các nhóm sẽ có điểm theo đánh giá của ban giám khảo, điểm tối đa là: 40 điểm. - Các nhóm tham gia thi - GV đưa ra đáp án, chuẩn kiến thức. Phần thi thứ 2 – GV phổ biến luật chơi Đại diện mỗi đội chơi lên lựa chọn câu hỏi, thảo luận với cả đội trong 2 phút rồi trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm. – Nếu đội đang chơi trả lời chưa đúng, các đội còn lại được trả lời, trả lời đúng được 5 điểm. - Các nhóm tham gia thi. - GV đưa ra đáp án, chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số loại thiên tai khác và chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường 1. Mục tiêu – Trình bày được đặc điểm các thiên tai khác ở nước ta – Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, kĩ năng hợp tác nhóm 2. Phương thức – Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học. 3. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Vòng 3: Tăng tốc 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện Nội dung: Tìm hiểu về một số thiên tai pháp phòng chống khác và chiến lược quốc gia về bảo vệ tài e. Các thiên tai khác nguyên và môi trường. - Động đất diễn ra mạnh nhất ở khu vực Phần thi 1 Tây Bắc, rồi đến khu vực Đông Bắc, biểu – GV triển khai luật chơi hiện yếu ở Miền Trung và Nam Bộ. + Có 4 câu hỏi, tín hiệu trả lời bằng hình - Các loại thiên tai khác: thức phất cờ. Lốc, mưa đá, sương muối + Đội đưa tín hiệu trước được trả lời trước, nếu sai các đội còn lại được quyền 36
  3. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS trả lời. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm. 3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ TN và + Chỉ được đưa tín hiệu trả lời khi đọc hết MT. câu hỏi. Các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược - Các nhóm tham gia thi quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi - GV đưa ra đáp án, chuẩn kiến thức. trường.(SGK) Phần thi thứ 2 – GV phổ biến luật chơi + Sau mỗi dữ kiện được lật mở, các nhóm sẽ phất cờ trả lời. Trả lời được ở dự kiện 1, được 20 điểm, dữ kiện 2 được 15 điểm, dữ kiện 3 được 10 điểm, dữ kiện 4 được 5 điểm - Các nhóm tham gia thi. - GV đưa ra đáp án, chuẩn kiến thức. Hoạt động 5: Luyện tập 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng trong bài học. 2. Phương thức: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học. 3. Tổ chức hoạt động: Vòng 4: Về đích Nội dung: Củng cố bài – GV triển khai luật chơi + Mở lần lượt các ô chữ chìa khoá. + Đội đưa tín hiệu trước được trả lời trước, nếu sai đội còn lại được quyền trả lời. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm. + Trả lời được ô từ khoá được 30 điểm. - Các nhóm tham gia thi. - GV đưa ra đáp án ô chữ và sơ đồ tư duy để củng cố bài học. Hoạt động 6: Tổng kết – Vận dụng 1. Mục tiêu: - Nhận xét tinh thần và kết quả học tập của HS trong buổi học. - Giúp HS vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế về việc bảo vệ tài nguyên môi trường và các loại thiên tai bị ảnh hưởng nơi địa phương nơi các em sinh sống. 37
  4. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS 2. Nội dung: - GV tổng kết điểm của các đội chơi, nhận xét tinh thần học tập của HS, trao thưởng cho các đội chơi. - GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề và liên hệ thực tế địa phương. GV có thể đưa ra một số lựa chọn như: Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương, tìm hiểu các loại thiên tai nào có ở địa phương mình sinh sống. Phụ lục: 7.2.3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 12 (PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN) 7.2.3.1. Thiết kế và sử dụng các loại trò chơi dạy học phù hợp Trong chương trình dạy học địa lí tự nhiên Việt Nam, người GV có thể sử dụng nhiều dạng trò chơi khác nhau. Tuy nhiên, để sử dụng trò chơi trong dạy học có hiệu quả, đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn các loại trò chơi dạy học phù hợp và phải linh hoạt, khéo léo sử dụng nhiều loại trò chơi khác nhau để đạt được ý đồ dạy học của mình. Điều này đòi hỏi GV phải nắm vững tác dụng của mỗi loại trò chơi. Tùy theo mục đích của việc sử dụng trò chơi mà GV lựa chọn các loại trò chơi dạy học cho phù hợp. 7.2.3.2. Tăng cường sử dụng phương tiện, kĩ thuật dạy học hỗ trợ Trong lí luận dạy học hiện nay, chúng ta thường chia phương tiện dạy học gồm 2 loại là: 38
  5. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS Phương tiện dạy học thông thường như: ngôn ngữ, bảng phấn, sách giáo khoa, tài liệu học tập. Phương tiện kĩ thuật như: phương tiện nghe, nhìn, tổ hợp nghe nhìn, các dụng cụ, thiết bị, máy móc kĩ thuật thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm, các phương tiện tương tác mạnh có tính năng sư phạm chung không bó hẹp ở từng môn học, đa chức năng (máy tính điện tử, các phần mềm dạy học trên máy vi tính, các phần mềm sử dụng trên mạng và bản thân các kiểu mạng truyền thông giáo dục) Trong dạy học môn địa lí, việc GV sử dụng trò chơi kết hợp với các phương tiện dạy học cần chú ý các vấn đề sau: Sử dụng trò chơi kết hợp với sử dụng máy chiếu Overhead, Projector đòi hỏi người GV cần phải biết được các yêu cầu cần thiết khi sử dụng loại phương tiện này. Sử dụng trò chơi với trình chiếu power point: GV phải sắp xếp trình tự trò chơi một cách logic trong bài học. Trong quá trình giảng dạy, đến lúc GV muốn tổ chức trò chơi cho HS thì cần phải thông báo nhiệm vụ cần giải quyết cho HS. Xây dựng các trò chơi phải có đáp án sẵn (nếu có thể minh họa bằng hình ảnh, lời giải thích ) điều này, giúp GV tiết kiệm thời gian không phải giảng giải nhiều mà HS vẫn nắm vấn đề một cách sâu sắc hơn. Khi đưa ra đáp án đúng, GV phải trình chiếu lên màn hình để tất cả HS có thể quan sát được. 7.2.3.3. Nâng cao năng lực của GV trong việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí Cần phải coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức cho GV về tính tích cực của việc tổ chức trò chơi trong dạy học thông qua bộ môn địa lí bằng các chuyên đề, các lớp tập huấn, hội thảo, cuộc thi, đề tài để tạo điều kiện cho GV có cơ hội giao lưu, học hỏi, mở rộng tầm nhìn, nâng cao năng lực chuyên môn, qua đó có thêm kinh nghiệm để xây dựng, thiết kế, tổ chức trò chơi học tập vào trong bộ môn mình một cách linh hoạt hơn. GV cần rèn luyện các kĩ năng tổ chức, quản lí trò chơi. Có thể nói việc điều khiển trò chơi là một nghệ thuật, vì trò chơi có sôi nổi, có hấp dẫn hay không , có phát huy tính tích cực học tập của HS hay không, không chỉ phụ thuộc vào nội dung của trò chơi mà còn phụ thộc vào cả người điều khiển trò chơi. Vì vậy, trong quá trình tổ chức trò chơi học tập cho HS, GV cần phải biết kết hợp giữa giọng nói, điệu bộ, cử chỉ, một cách linh hoạt, có như vậy mới tạo cho người chơi cảm giác hồ hởi, phấn khởi, tham gia chơi nhiệt tình. 39
  6. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS Áp dụng trò chơi trong dạy học là điều không mới nhưng không phải GV nào cũng làm được. Việc thực hiện cũng có thể gặp khó khăn như HS thụ động, thiếu thiết bị để tham gia, kết nối mạng có sự cố. Vì thế, để thực hiện hiệu quả trò chơi rất cần sự nhiệt tình sáng tạo của người thầy. Người thầy lúc này là nhà sản xuất, nhà biên kịch, là người dẫn chương trình, người phán xử với rất nhiều “vai diễn” khác nhau. Chỉ có những ai đam mê, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với HS thì mới đảm nhận hoàn hảo “vai diễn” của mình dù có khó khăn đến mấy để môn học địa lí không còn tẻ nhạt và nhàm chán. 7.2.3.4. Nâng cao nhận thức, hành vi và thái độ tích cực cho HS khi thực hiện các trò chơi dạy học do GV đề ra Hoạt động học tập của HS với bản chất là hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo để hình thành phẩm chất năng lực của người học. GV cần hướng dẫn cho HS hiểu được mục đích, yêu cầu nội dung môn học cần phải đạt được để HS có thời gian chuẩn bị trước bài học của mình. Trong dạy học hiện đại, đòi hỏi HS phải phần nào tự mình tích lũy dữ kiện, tìm kiếm thông tin dựa vào kinh nghiệm cá nhân dưới sự hổ trợ của GV, nên khi tổ chức các trò chơi học tập GV cần yêu cầu HS tìm kiếm thông tin trên tài liệu, sách tham khảo, internet để chuẩn bị lĩnh hội nội dung bài học nhanh chóng hơn. Trong quá trình tổ chức trò chơi học tập, GV cần phải đáp ứng thỏa mãn nhu cầu hứng thú của người chơi, phải coi HS là trung tâm, là chủ thể trong trò chơi. GV chỉ đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn là “điểm tựa”, là “thang đỡ” giúp người chơi trong những lúc thật cần thiết, để tạo điều kiện cho HS tham gia vào trò chơi một cách tự tin, mạnh dạn, giúp các em chú ý vào nội dung bài học một cách tự nhiên, không gượng ép, bắt buộc, khô cứng. Dạy học thông qua trò chơi học tập cũng là một trong những con đường giúp GV thực hiện được mục đích dạy học, giáo dục của mình. Trong trò chơi, GV cùng HS khám phá, cùng giải quyết, cùng đi đến những kết luận cụ thể. Điều này đã tạo cho HS hoạt động nhận thức tích cực trong khi chơi, vận dụng vốn kinh nghiệm kiến thức đã có vào hoàn cảnh mới, được thử sức mình trong các điều kiện khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ mà trò chơi đặt ra. Với các trò chơi đa dạng và hấp dẩn, HS sẽ có hứng thú và đó cũng là động lực quan trọng để thúc đẩy tính tích cực nhận thức của HS. 7.3. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Để đánh giá hiệu quả của việc triển khai phương pháp trên, tôi thực hiện khảo sát theo hai hướng: khảo sát thái độ, nhận thức, hành vi của HS đối với việc sử dụng trò chơi học tập vào bài dạy của GV (qua phiếu thu thập ý kiến HS); đánh giá hiệu quả 40
  7. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS giảng dạy sau khi áp dụng phương pháp (qua các bài kiểm tra, kết quả thi khảo sát chất lượng ôn thi THPTQG lần 1 của HS trong học kì I năm học 2018 – 2019) 7.3.1. Kết quả khảo sát thái độ, nhận thức, hành vi của HS đối với việc sử dụng trò chơi học tập vào bài dạy của GV Trong các hình thức tổ chức dạy học, sử dụng trò chơi cũng là một trong các phương tiện HS yêu thích. Bảng 2: Phân bố phần trăm ý kiến HS được nghiên cứu yêu thích nhất các hình thức tổ chức dạy học (%) Ý kiến % Sử dụng trò chơi trong quá trình học tập. 31,5 Dùng đồ dùng trực quan 5,5 Tổ chức ngoại khóa 20,9 Tổ chức đi thăm quan dã ngoại 42,1 Tổng số 100,0 Do trò chơi với các đặc trưng mới lạ, có tính chất thi đua nên có thể thấy hiệu quả trước tiên là tạo nên sự hứng thú, kích thích tư duy của HS, từ đó, giúp HS hiểu bài nhanh, nhớ bài lâu, không khí lớp học nhẹ nhàng, cho HS thêm yêu quê hương, đất nước. Bảng 3: Phân bố phần trăm lợi ích HS thấy lớn nhất khi GV sử dụng trò chơi trong học tập (%) Ý kiến % Tạo nên hứng thú, kích thích tư duy cho HS 30,1 Không khí lớp học nhẹ nhàng, giảm căng thẳng 20,7 Hiểu bài nhanh 11,2 Nhớ bài lâu 20,1 Hình thành những kĩ năng tốt (kĩ năng giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, ) 17,9 Tổng số 100,0 Theo kết quả thăm dò ý kiến HS như trên, tôi thấy ý tưởng và việc áp dụng giảng dạy thực nghiệm của mình đã đạt được mục tiêu đề ra: tạo được hứng thú học tập cho HS. 7.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả giảng dạy sau khi áp dụng phương pháp Tôi chọn hai lớp HS có trình độ học lực gần như nhau để tiến hành dạy thực nghiệm. Cùng dạy bài 15 (bài “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”), đối với 41
  8. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS mỗi lớp, tôi áp dụng hai phương pháp giảng dạy khác nhau: một lớp không sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học; một lớp thiết kế bài học theo một cuộc thi (đã trình bày cụ thể ở ví dụ minh họa). Kết thúc bài học, tôi cho HS làm bài kiểm tra 15 phút. Kết quả thu được như sau: Đối với lớp không được sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học: Tổng số Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu kém HS Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % 28 2 7,14 8 28,57 14 50 4 14,29 Đối với lớp được sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học: Tổng số Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu kém HS Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % 29 4 13,79 11 37,93 12 41,38 2 6,90 Sau khi thực hiện giảng dạy, HS ở lớp được dạy theo giáo án xây dựng bài dạy theo một cuộc thi đã chủ động, tích cực, hào hứng hơn trong quá trình học. Cùng với đó, HS có kết quả thi tốt hơn. Kết quả khảo sát chất lượng ôn thi THPTQG lần 1 năm học 2018 – 2019 do Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc tổ chức, thứ bậc 13 trong toàn tỉnh về kết quả thi môn địa đã cho thấy hiệu quả bước đầu của việc áp dụng sáng kiến này. Sự hứng thú của HS đối với môn địa lí đã được ghi nhận không chỉ qua kết quả thăm dò ý kiến HS mà còn qua tỉ lệ HS lựa chọn môn địa lí để thi THPTQG. Có 75,68% HS khối 12 trường THPT Quang Hà (phân hiệu 2) lựa chọn môn địa để thi THPT Quốc gia. Mặc dù có các nguyên nhân khách quan (nề nếp học tập, vai trò của GV chủ nhiệm lớp, sức khỏe của HS tại thời điểm kiểm tra ) nhưng nhìn chung những kết quả trên phần nào đã cho thấy những hiệu quả bước đầu khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi vào thực tế giảng dạy. Hình 12: Sự hứng thú của HS trong giờ học sử dụng trò chơi 42
  9. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT Sáng kiến kinh nghiệm này không có những thông tin cần được bảo mật. 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN * Đối với nhà trường: Thứ nhất: Thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ GV phổ thông được tiếp cận với các phương hướng dạy học mới bằng cách mở các hội thảo, hội nghị bàn về đổi mới hoạt động dạy học. Thứ hai: cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ giảng dạy: phòng học bộ môn, máy chiếu, máy tính, phông chiếu tạo điều kiện để thực hiện ý đồ của chương trình và SGK, đồng thời có cơ sở để cải tiến hoạt động dạy học theo hướng các phương pháp dạy học hiện đại. * Đối với GV: GV cần phải hiểu rõ về cách thiết kế và tổ chức trò chơi dạy học và vận dụng linh hoạt trong giảng dạy. GV phải tự trau dồi kiến thức cho bản thân từ các tài liệu tham khảo (sách tham khảo, tạp chí, mạng internet, ) và các đợt tập huấn về dạy học tích cực. * Đối với HS: Cần chủ động, tích cực, có nhận thức đúng đắn về cách học địa lí để đạt hiệu quả tốt nhất, có các kĩ năng cần thiết để tham gia vào các trò chơi trong quá trình học. 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 10.1. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN TÁC GIẢ Phần địa lí tự nhiên (Địa lí 12 – Cơ bản) đề cập tới các nội dung về tự nhiên Việt Nam, là nội dung có nhiều phương tiện dạy học trực quan, có thể cho phép sử dụng nhiều trò chơi với nhiều mục đích khác nhau trong quá trình giảng dạy. Qua thực dạy, tôi nhận thấy HS đã chủ động, hứng thú hơn trong giờ học, hiệu quả học tập cao hơn và đã hình thành cho HS những năng lực cần thiết, thái độ sống tích cực, củng cố tình yêu quê hương, đất nước ở các em. Việc vận dụng thành công sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy phần địa lí tự nhiên Việt Nam (chương trình địa lí 12) là cơ sở để GV tiếp tục triển khai việc sử dụng trò chơi đối với nội dung các bài học khác, đồng thời giúp HS hứng thú với môn học, hình thành những năng lực để có thể chủ động, tự tin, sáng tạo, tích cực lĩnh hội tri thức mới ở các bài học tiếp theo. 43
  10. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS 10.2. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN Thông qua bài học áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, HS thấy hứng thú hơn đối với môn địa lí, kết quả học tập có tiến bộ, HS tích cực, chủ động trong giờ học. Các tiết dạy dự giờ được tác giả đưa vào sử dụng các trò chơi trong quá trình học cũng nhận được nhiều nhận xét tích cực từ đồng nghiệp. Đây là động lực, là cơ sở để GV chia sẻ kinh nghiệm, tiếp tục triển khai trong các năm học tiếp theo. 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến TT chức/cá nhân 1 Khối 12 Trường THPT Sử dụng trò chơi trong học tập phần nội 1 Quang Hà (phân dung địa lí tự nhiên Việt Nam hiệu 2) Lớp 12A2, Trường THPT Sử dụng trò chơi trong bài “Bảo vệ môi 12A4 Quang Hà (phân trường và phòng chống thiên tai” (Địa lí hiệu 2) 12– Cơ bản) Bình Xuyên, ngày tháng 2 năm 2019 Bình Xuyên, ngày 15 tháng 2 năm 2019 PHÓ HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Viết Ngọc Nguyễn Phương Thảo 44
  11. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC – THÁI ĐỘ - HÀNH VI CỦA HỌC SINH LỚP 12 ĐỐI VỚI VIỆC GV SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ A. THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên HS: 2.Tuổi: 3. Mức học lực trung bình năm học 2017 - 2018: 4. Hạnh kiểm năm học 2017 - 2018: B. NHẬN THỨC – THÁI ĐỘ - HÀNH VI CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI VIỆC GV SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ 1. Em yêu thích hình thức dạy học nào sau đây khi GV sử dụng trong giờ học? (xếp thứ tự ưu tiên từ thích nhất (1) đến giảm dần (2,3,4 ) a. Sử dụng trò chơi trong quá trình học tập. b. Sử dụng đồ dùng trực quan (hình ảnh, bản đồ, ) c. Tổ chức ngoại khóa d. Đi thăm quan, dã ngoại 2. Em có yêu thích việc GV sử dụng trò chơi trong quá trình giảng bài không? a. Có b. Không 3. Nếu có thì lí do mà em yêu thích là gì? (xếp thứ tự ưu tiên từ thích nhất (1) đến giảm dần (2,3,4 ) a. Không khí lớp nhẹ nhàng, giảm căng thẳng b. Hiểu bài nhanh c. Nhớ bài lâu d. Hình thành những kĩ năng tốt (kĩ năng giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, .) 4. Nếu không thì lí do tại sao? 45
  12. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS 5. Trong giờ học, nếu GV không sử dụng bất cứ một phương tiện dạy học nào em sẽ cảm thấy? (Xếp theo thứ tự ưu tiên: em cho là quan trọng nhất (1) đến giảm dần ( 2,3,4) ) a. Giờ học nặng nề b. Thời gian trôi qua lâu c. Ngồi học không tập trung d. Hiểu bài mông lung e. Buồn ngủ f. Lười ghi bài g. Lớp học trầm 6. Trong giờ học, nếu GV sử dụng trò chơi phù hợp với bài học mà em thấy thích, em sẽ: (chọn thứ tự ưu tiên) a. Chú ý nghe giảng b. Thường xuyên phát biểu bài c. Không buồn ngủ và ngủ trong lớp d. Tìm đọc thêm tài liệu ngoài SGK e. Học bài cũ đồng thời đọc bài mới 7. Theo em, việc GV sử dụng trò chơi trong quá trình giảng dạy có mang lại hiệu quả không? a. Có b. Không 8. Nếu GV sử dụng trò chơi phù hợp với nội dung bài học, em sẽ thấy hiểu bài ở mức nào? a. Hiểu được kiến thức trong bài b. Không những hiểu bài mà còn giải thích được hiện tượng địa lí trong thực tế 46
  13. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS c. Chỉ hiểu loáng thoáng d. Không hiểu gì 10. Để sử dụng phương tiện này hiệu quả hơn, theo em GV cần: 47
  14. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Ths. Nguyễn Kim Chuyên, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở, xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở Trường Đại học Đồng Tháp, tháng 6 năm 2002 2. Nguyễn Thị Bích Hồng, Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Số 54 năm 2014 3. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2003), Lí luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư phạm. 4. Vũ Minh Hồng (1980), Trò chơi học tập, NXB Giáo dục. 5. Hoàng Thị Bích Thủy, Bùi Thị Kim Trúc, Gợi ý một số cách tạo hứng thú cho lời vào bài trong dạy học phân môn Tập đọc ở Tiểu học, tư liệu tham khảo số 25 – 2011 6. Trang web: , Youtube.com 48