SKKN Trò chơi trong giờ toán của Lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Trò chơi trong giờ toán của Lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tro_choi_trong_gio_toan_cua_lop_1_nham_nang_cao_chat_lu.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Trò chơi trong giờ toán của Lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
- Đề tài: Trò chơi trong môn toán lớp 1 được một số khó khănnêu trên và chính những khó khăn đó đã dẫn đến một thực trạng là chất lượng sau mỗi giờ học toán còn chưa cao, học sinh cũng chưa thực sự yêu thích môn toán, chưa chú tâm và có những hứng thú khi học toán. Tất cả những điều này nếu không sớm được khắc phục thì sẽ tạo ra những khó khăn khác cho học sinh trong quá trình học tập. V. Trò chơi học tập với định hướng đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học toán ở lớp 1. 1. trò chơi học tập. Trong đổi mới phương pháp dạy học toán ở lớp 1, nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh, có hình thức trò chơi học tập giúp các em “Học mà chơi, chơi mà học”. Để có trò chơi học tập cần lưu ý các điểm sau: - Mục đích chơi: Củng cố tri thức, kỹ năng dẫn đến khái niệm, quy tắc mới. Góp phần hình thành và phát triển tính linh hoạt, óc sáng tạo. - Hoạt động trò chơi gắn với thực tiễn học sinh, hấp dẫn, sát với tâm sinh lý lứa tuổi mang trong mình chủ định của trò chơi học tập. - Những phương tiện cần thiết cho hoạt động chơi như hình vẽ, các hình cắt sẵn, các mảnh bìa ghi số, ghi chữ, que diêm, que tính, - Luật chơi và luật thắng - thua phải nêu rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ. - Tổ chức chơi theo nhóm, lớp hoặc từng cá nhân. - Thời gian chơi: Có thời gian quy định, nếu quá thời gian quy định mà chưa có kết quả thì được xem như thua cuộc. - Địa điểm chơi: Trong lớp hoặc ngoài lớp học. 2. Vai trò của trò chơi học tập. - Trò chơi học tập thực hiện chức năng của hoạt động thực hành, luyện tập, trong đó học sinh được củng cố, vân dụng linh hoạt tri thức, kỹ năng đã được học cùng những kinh nghiệm sống của mình. - Trò chơi học tập là một trong nhũng phương tiện hình thành có năng lực, trí tuệ, - Trò chơi học tập rèn luyện cho các em biết tuân thủ luật chơi nhất định. Từ đó góp phần hình thành tính kỷ luật, tính trung thực. - Trò chơi học tập kích thích hứng thú nhận thức, rèn luyện kỹ năng độc lập suy nghĩ để dành phần thắng về mình. - Trò chơi học tập được xây dựng và tổ chức dựa vào lý thuyết dạy học hiện đại. Tất cả những điều nói trên cho thấy việc sử dụng có mục đích các trò chơi học tập trong dạy học toán ở lớp 1 là hết sức cần thiết và có ích. 4
- Đề tài: Trò chơi trong môn toán lớp 1 3. Một số yêu cầu khi tổ chức các trò chơi học tập. - Các trò chơi học tập phải đáp ứng những yêu cầu của mục đích dạy học, phải đặt ra cho trẻ các nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung dạy học. Mỗi trò chơi cần có một vị trí và đóng góp cụ thể trong tiến trình thực hiện mục đích dạy học. - Phải lựa chọn các thời điểm thích hợp khi tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh. Chẳng hạn: sau khi học sinh đã học xong phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 giao viên có thể đưa ra trò chơi có mục đích củng cố, ôn tập các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10. - Khi tổ chức các trò chơi phải sắp xếp các tình huống chơi sao cho tất cả mọi học sinh của nhóm hoặc của lớp đều được tham gia. - Người giáo viên khi hướng dẫn phải ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ràng để người tham gia chơi nắm được mục đích chơi, quy tắc chơi và cách tham gia. Cần vạch kế hoạch chi tiết và tổ chức việc trình bày trò chơi. Có thể sử dụng một vài học sinh thực hành ban đầu để giúp học sinh hình dung được rõ quy tắc chơi và cách chơi. - Người giáo viên phải là người trọng tài công bằng khi đánh giá, không thiên vị bên nào . - Trong lúc chơi học sinh được phép trao đổi, bàn luận với nhau - Điều quan trọng nữa là việc tham gia chơi phải được sự tự nguyện của học sinh, tránh áp đặt, bắt buộc các em phải chơi (nếu làm như vậy sẽ phản tác dụng của trò chơi). CHƯƠNG II: TRÒ CHƠI TOÁN HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TOÁN Ở LỚP 1 I. Nghiên cứu trò chơi trong chương trình toán lớp 1 Trong dạy học toán ở tiểu học nhất là ở lớp đầu cấp các trò chơi có nhiều tác động tích cực trong quá trình nhận thức sáng tạo của học sinh. Trong khi tham gia trò chơi học sinh phải tính toán chính xác, suy luận, phán đoán. Bất kì giờ học nào trong các tiết học toán ở lớp 1 đều có thể tổ chức các trò chơi học tập cho các em. Tổ chức trò chơi trong giờ toán có thể là hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm. Trò chơi trong tiết dạy bài mới hoặc trong tiết luyện tập củng cố. Trong chương trình toán lớp 1 gồm có: - Dạy khái niệm số - Khái niệm hình học - Số tự nhiên 5
- Đề tài: Trò chơi trong môn toán lớp 1 - So sánh và cộng trừ các số tự nhiên trong phạm vi 10, 100( không nhớ), giải toán có lời văn II. Hoạt động trò chơi cá nhân 1. Trò chơi trong tiết dạy bài mới *Các khái niệm lần đầu được tiếp cận tưởng chừng như đơn giản nhưng đối với các em thật trừu tượng. Qua trò chơi các em được áp dung thêm linh hoạt một lần nữa những gì mà mình vừa lĩnh hội được. Ví dụ: Giáo viên nêu bài toán cũng là nêu trò chơi: Các em lấy cho cô 2 que tính, rồi lấy tiếp cho cô 1 cái bút chì. Các em cùng xem số que tính và số bút chì như thế nào với nhau? HS: Số que tính nhiều hơn số bút chì. Số bút chì ít hơn số que tính. Bạn nào lấy nhanh và có câu trả lời đúng và nhanh sẽ giành phần thắng. Giáo viên cùng học sinh biểu dương những em có câu trả lời chính xác, nhanh. ❖ Với khái niệm hình học Với trò chơi trong nội dung khái niệm hình học, các em dã có ngay bộ đồ dùng toán học rất tiện lợi khi tham gia trò chơi. Giáo viên sử dụng bộ đồ dùng toán của giáo viên để tổ chức trò chơi. Học sinh thi đua xếp hình trong các bài dạy khái niệm hình học. Ví dụ: Trò chơi xếp hình ( Bài hình tam giác) Cho học sinh lấy các hình tam giác để xếp ghép lại thành hình ngôi nhà ( Hình trang 9 sách giáo khoa toán 1) Các em cá nhân tự suy nghĩ xếp ghép, em nào xếp nhanh và đúng thì sẽ giành phần chiến thắng. Các em rất thích thú khi được tham gia trò chơi này. Có em ghép được ngay, có em còn phải loay hoay mới ghép được hình ngôi nhà qua các hình tam giác. Nhưng em nào cũng hài lòng với kết quả mình làm được và vui hơn nưa khi cô giáo tuyên bố những em ghép nhanh và đúng. Trò chơi này áp dụng được cho các bài hình học khác với những đồ dùng khác như que tính, que diêm. ❖ Khái niệm các số tự nhiên: Trò chơi này giáo viên nắm được kiến thức của học sinh, trình độ của các em. Các em hào hứng khi tham gia trò chơi viết số theo hình hoặc sắp xếp số. Ví dụ: Từ bài số 2 (các số 1, 2, 3, 4, 5) Giáo viên đưa bài toán thành trò chơi. Giáo viên đưa từng hình vẽ như: 5 quả táo, 4 bình hoa, 1 quả cà. Nhiệm vụ của học sinh là viết số vào bảng con sao cho nhanh và đẹp giáo viên sẽ tuyên dương các em đã tham gia trò chơi đúng, nhanh và làm đúng bài tập.( Giáo viên đưa hình 5 quả táo thì học sinh phải viết được số 5. 6
- Đề tài: Trò chơi trong môn toán lớp 1 Đưa hình 4 bình hoa thì học sinh phải viết số 4.Giáo viên đưa hình 1 quả cà thì học sinh viết số 1) Các em còn hào hứng hơn nữa khi tham gia trò chơi tìm số lớn nhất. Ví dụ: Bài số 5 (số 10) Khoanh vào số lớn nhất a. 8, 10, 9 b. 6, 3, 5 Giáo viên yêu cầu học sinh phải chọn được số cần thiết trong khoảng thời gian nhất định. Nhận được lệnh các em sẽ suy nghĩ thông qua việc so sánh các số tự nhiên. Các em viết số lớn nhất trong từng phần vào bảng con. Với phần a học sinhviết được số 10. Phần b học sinh viết được số 6. ❖ Bảng cộng trừ trong phạm vi 10 Trò chơi trong các bài học chủ yếu là để các em rèn luyện thói quen nhẩm nhanh. ở bài dạng này các em dùng đồ vật, phiếu bài tập Ví dụ : Trò chơi tìm kết quả Bài Phép trừ trong phạm vi 7 Giáo viên cho học sinh lấy 7 hình vuông (giáo viên ghi 7) và đưa phép tính: 7 - 3 - 2 = Giáo viên yêu cầu học sinh lấy nhanh 7 hình vuông, rồi bỏ nhanh các hình theo phép tính trừ: 7 - 3 - 2 = và viết nhanh kết quả giơ lên. Từng học sinh được thi đua học, rèn được thao tác nhanh, chính xác trong toán học. ❖ Phép cộng, trừ trong phạm vi 100 ( không nhớ) Trong phần toán cộng, trừ trong phạm vi 100 với trò chơi cá nhân. Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi với hình thức tiếp sức. Với trò chơi này giáo viên chỉ bất kì một học sinh nào đó nêu kết quả phép tính cộng hay trừ.Rồi em học sinh vừa trả lời xong chỉ định một học sinh khác.Cứ thế cho đến hết lớp. Em nào tính sai sẽ bị đánh dấu trên bảng thi đua học, giáo viên yêu cầu em đó nhẩm tính lại để có kết quả đúng. Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên tuyên dương những em trả lời kết quả nhanh. Trò chơi này áp dụng ở cuối tiết học. Giáo viên phải chuẩn bị nhiều phép tính để học sinh tham gia chơi. Trò chơi này cũng áp dụng được khi dạy các bài Phép cộng trừ trong phạm vi 10. Học sinh đọc thuộc được bảng cộng hay trừ một cách nhẹ nhàng mà không khí lớp học không nặng nề. 7
- Đề tài: Trò chơi trong môn toán lớp 1 2. Trò chơi trong các bài ôn tập, luyện tập Trò chơi cá nhân trong các bài ôn tập, luyện tập nhằm củng cố kiến thức đã học. Trò chơi trong các bài này có thể là xắp sếp số, điền kết quả, so sánh số.Giáo viên có thể sử dụng nhiều bài toán phép tính để tổ chức trò chơi. Ví dụ 1: Bài 4 ( b) - Bài luyện tập ( SGK trang 39) - Các số bé hơn 10 là - (Các số bé hơn 10 là 9, 8, 7, 6 ,5, 4, 3, 2, 1, 0) Học sinh sử dụng bộ đồ dùng với các số. Giáo viên nêu yêu cầu: “ Tìm các số bé hơn 10”. Học sinh sẽ lấy nhanh các số theo yêu cầu và gài vào bảng gài. Học sinh nào gài nhanh các số và đúng được cô giáo và các bạn khen. Qua trò chơi học sinh được củng cố so sánh số, hình thành thói quen thao tác nhanh đồ dùng. Ví dụ 2: Bài 2: Luyện tập chung - trang 20. Viết các số 7, 5, 2, 9, 8. a. Theo thứ tự từ bé đến lớn. b. Theo thứ tự từ lớn đến bé. Học sinh lấy số trong bộ đồ dùng toán. Giáo viên yêu cầu học sinh phải lấy ngay được các số cần thiết. Khi nhận được lệnh các em sẽ xắp sếp thứ tự các số qua việc so sánh các số đã cho theo bài tập và gài vào bảng gài. Cho học sinh tham gia chơi theo từng phần một. Phần a Sắp xếp các số theớth tự từ bé đếnlớn là: 2, 5, 7, 8, 9 Với phần b giáo viên yêu cầu học sinh phải lấy nhanh hơn các số. Chỉ cần đảo vị trí các số từ cuối lên đầu.: 9, 8, 7, 5, 2. III. Hoạt động trò chơi theo nhóm Hoạt động trò chơi theo nhóm thật sự mang lại không khí vui vẻ, thật sôi động trong lớp học. Giáo viên tổ chức trò chơi sao cho công bằng, vừa sức với các em. Đảm bảo cho nhiều em được tham gia chơi. Khi tổ chức các hoạt động vui chơi toán học theo nhóm cần lưu ý: Đây là hoạt động của nhóm nhưng bản thân các em phải độc lập suy nghĩ sáng tạo. Giáo viên phân nhóm theo khả năng tiếp thu bài, cũng có khi phân nhóm xen kẽ những em học khá với các em học trung bình để các em giúp đỡ nhau học tập. Tránh tình trạng các em tham gia chơi chen lấn xô đẩy, gây mất trật tự lớp học. 1. Dạy khái niệm hình học Khi chơi cho các em chuyển vị trí thành nhóm :có thể nhóm 3, nhóm 4 hoặc theo tổ, cho các em đi lại nhẹ nhàng. 8
- Đề tài: Trò chơi trong môn toán lớp 1 Ví dụ: Bài hình tam giác Giáo viên phát lệnh: Các em dùng các hình tam giác, hình vuông, que tính xếp ghép thành hình ngôi nhà theo nhóm 4 bạn. Nhóm nào xếp nhanh nhóm đó sẽ thắng. Nhận được lệnh, học sinh về vị trí nhóm và tập chung xếp hình. Các em thoải mái trao đổi góp ý, giúp đõ nhau sao cho hoàn thành bài tốt hơn. Trong khi học sinh tham gia chơi, giáo viên là người động viên, giúp đỡ các nhóm. 2. Dạy khái niệm số Giáo viên cho nhiều em tham gia chơi nhất là những em còn yếu kém. Các em không trực tiếp tham gia chơi thì có thể làm ban giám khảo. Như vậy em nào cũng có thể được chơi. Ví dụ: Tiết học các số 1, 2, 3, 4 ,5. Bài 4 ( trang 15 - sgk toán 1) Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi với tên trò chơi “ Thỏ về chuồng” Giáo viên đính sẵn lên bảng: Nhóm thứ nhất hình 1 cái cốc, nhóm thứ hai hình 3 con gấu, nhóm thứ ba hình 2 con chim, nhóm thứ tư hình 4 cái bát, nhóm thứ năm hình 5 quả chuối. Học sinh là “những chú thỏ” được giáo viên phát cho những tấm thẻ có in các số hoặc hình chấm tròn. Khi giáo viên phát lệnh các “chú thỏ” về chuồng, các em phải xem kĩ lại số và hình chấm tròn của mình và về đúng vị trí các hình giáo viên gắn lên bảng sao cho tương ứng với số lượng hình. “ Chú thỏ” nào gắn số không đúng số lượng nhóm hình sẽ là những “chú thỏ” đi lạc đường. (Nhóm1: hình 1 cái cốc, 1 chấm tròn, số1. Nhóm 2: hình 3 con gấu, 3 chấm tròn, số 3. Nhóm 3: hình 2 con chim, 2 chấm tròn, số 2. Nhóm 3: hình 4 cái bát, 4 chấm tròn, số 4. Giáo viên cùng ban giám khảo nhận xét, tuyên dương những học sinh gắn đúng và nhanh. “Phạt” nhẹ nhàng với các em là những “chú thỏ” lạc đường. Trò chơi này có thể chơi cuối giờ toán trong tất cả các tiết dạy khái niệm số. 3. Các bài cộng, trừ trong phạm vi 10 Trò chơi ở giai đoạn này đòi hỏi các em phải tính toán chính xác. Các bài điền số, so sánh số, gắn số hoặc phép tính được tổ chức dưới hình thức chơi tiếp sức. Ví dụ: Bài phép trừ trong phạm vi 8 Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 8 em Yêu cầu: Các em chơi theo hình thức tiếp sức. Viết phép trừ trong phạm vi 8. Mỗi em chuẩn bị cho mình 1 viên phấn. Giáo viên phát lệnh : Viết bảng trừ trong phạm vi 8 8 - 1 = 7 8 - 4 = 4 9
- Đề tài: Trò chơi trong môn toán lớp 1 8 - 2 = 6 8 - 5 = 3 8 - 3 = 5 8 - 6 = 2 8 - 7 = 1 Lần lượt các em lên bảng lớp viết một phép tính trong bảng trừ 8 và không được trùng nhau. Đội nào nhanh và đúng đội đó sẽ chiến thắng. Trò chơi này được áp dụng rộng rãi cho tất cả các bài cộng, trừ. Nhiều em được tham gia chơi. Giáo viên kiểm tra được bài học của học sinh. 4. Bài toán có lời văn Học sinh được tham gia chơi dưới hình thức viết theo nhóm. Được viết trên giấy hoặc bảng nhóm. Giáo viên tổ chức trò chơi trong tiết bài toán có lời văn, giải toán có lời văn. Ví dụ: bài 4: Nhìn tranh viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán (Trang 116 - sgk toán 1) Bài toán: Có con chim đậu trên cành, có thêm con chim bay đến. Hỏi ? (Có 4 con chim đậu trên cành, có thêm 2 con chim bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim.? ) Giáo viên chia lớp thành các nhóm, có thể nhóm đôi, nhóm 4 em Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán Các em trong nhóm sẽ phải tập trung suy nghĩ, trao đổi viết số và câu hỏi của bài toán vào tấm phiếu mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn. Nhóm nào xong sẽ lên bảng gắn bài của mình. Giáo viên tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh. Lưu ý: Học sinh có thể viết được nhiều câu hỏi khác nhau. Hỏi tất cả có bao nhiêu con chim? Hỏi trên cành có tất cả bao nhiêu con chim? Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim trên cành? Với bài toán như thế này, khi làm bài học sinh dễ bị căng thẳng và nhiều em còn lúng túng. Nếu áp dụng vào trò chơi thì học sinh sẽ hững thú làm bài. 5. Các bài ôn tập, luyện tập Cho học sinh ôn tập dưới dạng trò chơi ngắn gọn. Các em ôn tập tốt mà không khí lớp học thoải mái. Kiến thức sử dụng trong các bài ôn tập rộng rãi nên có nhiều điều kiện để các em tham gia vào những trò chơi toán học. Các em vận dụng nhiều kiến thức một cách linh hoạt. Ví dụ: Bài: Luyện tập ( Trang 85 - sgk toán 1) 10
- Đề tài: Trò chơi trong môn toán lớp 1 Cho học sinh chơi ở cuối tiết học Giáo chia nhóm mỗi nhóm 6 em. Hai nhóm lên chơi. Sẽ có nhiều nhóm được lên chơi. Giáo viên chuẩn bị những hình quả táo bằng tấm bìa mặt nhựa, có thể xoá và viết lại bất cứ lúc nào. Trên thân những quả táo đó viết những phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 7, 8, 9. Giáo viên tuyên bố tên trò chơi: Gắn cuống lá vào quả Mỗi em trong đội chơi sẽ được cầm một hình cuống lá trên đó có ghi kết quả phép tính . Nhiệm vụ của các em sẽ lần lượt lên gắn cuống lá vào thân quả sao cho kết quả tương ứng với phép tính. Đội nào gắn nhanh và đúng thì đội đó sẽ chiến thắng. Trò chơi này áp dụng ở nhiều bài, kể cả những bài cộng trừ trong phạm vi 100 không nhớ. ❖ Kết quả: Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng trò chơi trong tiết toán và đã mang lại hiệu quả cho các em học sinh. Đó là: - Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. - Rèn luyện cho học sinh óc tư duy, tính sáng tạo, tác phong nhanh nhẹn. - Các em rất hứng thú học tập, các em cảm thấy thoải mái, rất vui khi được tham gia trò chơi học tập toán. Trong những năm giảng dạy, tôi đã áp dụng trò chơi trong tiết toán như bài viết trên, học sinh của tôi học tập có nhiều tiến bộ, chất lượng học tập của các em được nâng lên rõ rệt. Nhiều em đầu năm còn nhút nhát,nhưng đến giữa năm hoặc cuối năm học, các em đã mạnh dạn tự tin hơn và không sợ học môn toán nữa. CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng hình thức cho học sinh làm bài tập toán qua trò chơi, bước đầu đã có những thành công đối với tôi trong dạy Toán ở lớp 1. Gặt hái được những thành công đó, tôi thiết nghĩ là nhờ sự lỗ lực phấn đấu của bản thân trong dạy học, sự nhiệt tình hết mình trong từng tiết dạy. Sau đây là thiết kế một bài học cụ thể trong chương trình môn toán lớp 1. GIÁO ÁN TOÁN (LỚP 1) BÀI 6: CÁC SỐ 1, 2, 3 1. Mục tiêu: * Giúp H - Có khái niệm ban đầu về số1, số 2, số 3 (mỗi số dại diện cho một lớp các tập hợp, có cùng số lượng). 11
- Đề tài: Trò chơi trong môn toán lớp 1 - Biết đọc, viết các số 1,2,3. Biết đếm từ 1 đến 3 và từ 3 về 1. - Nhận biết số lượng các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật và thứ tự các số 1; 2;3 trong bộ phận đầu của dãy số tự nhiên. Bài tập cần làm1, 2, 3 2. Đồ dùng dạy học: - Các nhóm có 1, 2,3 đồ vật cùng loại; chẳng hạn 3 búp bê, 3 bông hoa, 3 hình tròn trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn 1 trong các số 1, 2,3. 3 tờ bìa, trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn, 3 chấm tròn. 3. Các hoạt động dạy học: ND- T. gian Hoạt động của T Hoạt động của H 1. Kiểm tra - Yêu cầu H tô màu vào các - 1 H thực hiện lên tô màu bài cũ hình tam giác - Một số H khác nhận xét (4 - 5’) - Nhận xét, ghi điểm 2. Dạy học - Giới thiệu bài, ghi đề lên - 2 H đọc đề bài bài mới bảng a. Giới thiệu PP trực quan , vấn đáp bài (1-2’) b. Giới thiệu * Giới thiệu số 1: từng số 1, 2, - Bước 1: Hướng dẫn H quan 3 sát các nhóm chỉ có 1 phân tử - Quan sát (12 - 13’) - Chỉ vào tranh và nói: “ Có một bạn gái”, “Có 1 con chim” - Nhắc lại “ Có một bạn gái”, “Có 1 con chim” - Bước 2: Hướng dẫn H nhận - Theo dõi ra đặc điểm chung của các nhám đồ vật có số lượng đều bằng 1, chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu: Có một bạn gái, Có 1 con chim đều có số lượng là 1, ta dùng số 1 để chỉ số lượng của mỗi đồ vật trong nhóm đó, số 1 viết bằng chữ số một, viết như sau: - Viết số 1 lên bảng - Chỉ vào từng số và đọc “một”(nhiều H đọc) 12
- Đề tài: Trò chơi trong môn toán lớp 1 - Hướng dẫn H quan sát chữ số - Quan sát, theo dõi và trả lời 1 in, chữ số 1 viết câu hỏi * Giới thiệu số 2 và số 3 tương tự như số 1 - Hướng dẫn H chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương( hoặc các cột ô vuông) để đếm từ 1 – 3(1,2,3) rồi đọc ngược lại(3,2,1).Làm tương tự với các hàng ô vuông để H thực hành đếm rồi đọc ngược lại( một, hai, hai, một)(một, hai, - Nhiều H được đọc ba, ba, hai, một) *Nghỉ giữa tiết Hát múa 3. Luyện tập PP Luyện tập, thực hành thực hành * Hướng dẫn H viết một dòng -Lắng nghe, ghi nhớ Bài 1: Viết số 1, một dòng số 2, một số 1,2,3 dòng số 3 (7 - 8’) - Hướng dẫn H viết vào bảng -HS tập viết vào bảng con HS con khác nhận xét, sửa sai - Nhận xét điều chỉnh - Giúp H yếu viết đúng - Kiểm tra nhận xét -Hướng dẫn HS viết vào vở - Viết vào vở bài tập bài tập -Lắng nghe, ghi nhớ -GV kiểm tra, nhận xét Bài 2: Viết * Tập cho H nêu yêu cầu bài - 1-2 tập nêu yêu cầu(Viết số số vào ô tập vào ô trồng theo mẫu) trồng (theo - Gợi ý giúp H làm bài - Làm bài vào vở mẫu) - Huy động kết quả - Trình bày kết quả (Hình 2: 2; (4 - 5’) H3:3;H4:1 ) - Lớp nhận xét - Nhận xét, chốt kiến thức Bài 3: Viết - Hướng dẫn H nêu yêu cầu - Tập nêu yêu cầu(Viết số hoặc số hoặc vẽ bài tập vẽ số chấm tròn thích hợp) số chấm tròn - Làm bài vào vở thích hợp - 1H làm ở bảng phụ (4 - 5’) - Hướng dẫn gợi ý, yêu cầu HS - Trình bày kết quả(H1:1,2,3; làm vào vở H2: 3 chấm, 2 chấm,1 chấm ) - Giúp H yếu hoàn thành bài - Lớp nhận xét tập - Nhận xét chữa chung -Lắng nghe, ghi nhớ 13
- Đề tài: Trò chơi trong môn toán lớp 1 *Trò chơi: * Cho H chơi trò chơi “ nhận - Các nhóm tham gia trò chơi (3 - 4 ’) biết ra số lượng nhanh” - Nêu cách chơi, thời gian - Nhận xét, bình chọn - Lắng nghe 4.Củng cố - * Nhận xét giờ học - dặn dò dặn dò (3 - 4 ’) PHẦN III: KẾT LUẬN Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé đúc rút trong quá trình dạy học toán lớp 1 của tôi. áp dụng trò chơi vào toán học làm cho cô và trò không còn căng thẳng trong giảng dạy và học tập. Học sinh nhiều em rất mong chờ được học toán, đón nhận tiết toán một cách hào hứng. Nhiều em thật sự tiến bộ về học lực và tự tin, mạnh dạn trong học tập. Mang lại niềm vui học tập cho các em cũng chính là mang lại niềm vui cho chính bản thân tôi. Tổ chức trò chơi trong toán học bản thân tôi thấy không phức tạp, không phải chuẩn bị nhiều. Bài viết của tôi không nhằm áp đặt trò chơi vào tất cả các bài học. Đó là những kinh nghiệm nhỏ qua thời gian giảng dạy nghiên cứu theo phương pháp đổi mới lấy học sinh là trung tâm. Cho học sinh học theo tinh thần “ Học mà chơi, chơi mà học”. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các bạn đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà trường để góp thêm cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong quá trình giảng dạy. Ngày 22 tháng 4 năm 2012 NGƯỜI VIẾT Phạm Thị Hương 14