SKKN Vận dụng dạy học tích hợp liên môn phần Địa lí tự nhiên trong Địa lí 12 Trung học Phổ thông

doc 90 trang thulinhhd34 9472
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học tích hợp liên môn phần Địa lí tự nhiên trong Địa lí 12 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_day_hoc_tich_hop_lien_mon_phan_dia_li_tu_nhien.doc
  • docBia_mucluc.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng dạy học tích hợp liên môn phần Địa lí tự nhiên trong Địa lí 12 Trung học Phổ thông

  1. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông PHẦN KẾT LUẬN 1. Những kết luận chủ yếu Thực tế cho thấy giảng dạy tích hợp - liên môn đem lại lợi ích là kích thích giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay. Bên cạnh đó học sinh hứng thú với những tiết học hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Dạy học theo hướng tích hợp - liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Từ đó khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đó là tính ứng dụng và thực tế của dạy học tích hợp - liên môn. Qua thực hiện đề tài, tôi nhận thấy rằng nếu biết cách vận dụng, tổ chức và áp dụng các phương pháp phù hợp trong dạy học tích hợp liên môn ở Phần Địa lí tự nhiên - Địa lí 12 (THPT) thì sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực: bản thân giáo viên được trau dồi, tìm hiểu để có kiến thức chuyên môn sâu rộng; hiểu hơn về cấu trúc, chương trình mình đang dạy; dễ dàng thích nghi ; Học sinh hứng thú, say mê tìm hiểu và thêm yêu thích môn học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài vận dụng dạy học tích hợp liên môn, cũng có một số hạn chế, khó khăn: - Đề tài mới chỉ dừng lại ở vệc xác định nội dung tích hợp và soạn giáo án thực nghiệm trong Địa lí 12 phần Địa lí tự nhiên; phạm vi thực nghiệm mới chỉ dừng lại ở 2 lớp. - Về phía giáo viên: đòi hỏi thời gian đầu tư lớn, phải rà soát lại toàn bộ chương trình học; xây dựng giáo án mang tính vừa sức, phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp. Quá trình đánh giá nhiều khi còn mang tính chủ quan . 66
  2. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông - Về phía học sinh: nhiều học sinh vẫn còn tỏ ra thờ ơ hoặc không chú ý trước các hoạt động, làm cho xong Do vậy tôi nhận thấy cần: - Mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài trong điều kiện có thể . - Thường xuyên trao đổi trong tổ, nhóm chuyên môn để có thể xây dựng những chủ đề tích hợp liên môn khoa học, logic, có tính thực tiễn cao phù hợp với cấu trúc, nội dung chương trình học. - Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong quá trình dạy học tích hợp liên môn, bởi ở một góc độ nào đó thì không có phương pháp nào là vạn năng. - Theo sát quá trình học tập của học sinh, động viên khuyến khích hoặc uốn ắn kịp thời 2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm - Sáng kiến cũng sẽ làm thay đổi suy nghĩ của học sinh trong học Địa lí – không phải là môn học thuộc lòng mà đó là môn học của tư duy. - Người học có điều kiện phát triển những kĩ năng xuyên môn và trở nên linh hoạt hơn khi giải quyết những vấn đề ngoài thực tiễn. - Tích hợp liên môn còn tiết kiệm thời gian công sức vì loại bỏ được nhiều điều trùng lặp trong nội dung và phương pháp dạy học của những bộ môn gần nhau. - Nếu được áp dụng rộng rãi sáng kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho học sinh và giáo viên trong quá trình dạy và học Địa lí. 3. Hướng phát triển của đề tài Trong thời gian tới tôi sẽ tiến hành phát triển đề tài theo các hướng: - Mở rộng nội dung nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn đối với chương trình Địa lí trung học phổ thông. - Thiết kế nhiều giáo án dạy học tích hợp liên môn để làm tư liệu dạy học phong phú. 4. Khả năng áp dụng của sáng kiến - Tôi thấy dạy học tích hợp hoàn toàn khả thi vì nó đảm bảo cho giáo viên thực hiện tốt 4 nguyên tắc cơ bản của giáo dục: 67
  3. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông + Tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh + Tính hệ thống và liên hệ thực tế + Tính giáo dục + Tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh - Việc đưa dạy học tích hợp liên môn vào Phần Địa lí tự nhiên - Địa lí 12 nói riêng và vào chương trình Địa lí nói chung là rất cần thiết và có thể áp dụng rộng rãi. Qua dạy học thực nghiệm có thể thấy, dù quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh vất vả hơn nhưng tất cả các em đều tỏ ra thích thú, thấy mình là người làm chủ quá trình lĩnh hội kiến thức. - Tuy nhiên, việc đưa vào dạy học một giáo án tích hợp liên môn đòi hỏi phải đầu tư rất lớn về công sức, thời gian, phương tiện của cả giáo viên và học sinh. Đây cũng là trở ngại cho dạy học tích hợp liên môn nói chung và trong môn Địa lí nói riêng. 5. Một số khuyến nghị, đề xuất Để vận dụng dạy học tích hợp liên môn có hiệu quả, tôi đề xuất một số kiến nghị sau: - Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thời gian, kinh phí ; khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện kế hoạch, đề xuất điều chỉnh, báo cáo kết quả và kinh nghiệm tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn. - Tập trung đổi mới sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để điều chỉnh và góp ý điều chỉnh nội dung dạy học các chủ đề tích hợp liên môn; hoàn thiện từng bước nội dung các chủ đề và kế hoạch môn học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua các hình thức tổ chức 68
  4. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục triển khai mô hình trường học mới và các cơ sở giáo dục khác. 69
  5. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông PHỤ LỤC Phụ lục 1 Đề và đáp án kiểm tra bài Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ĐỀ KIỂM TRA Hãy khoanh vào đáp án mà em cho là đúng nhất. Câu 1. Hàng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn do A. góc nhập xạ lớn và hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. B. góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng kéo dài. C. góc nhập xạ lớn và kề Biển Đông rộng lớn. D. góc nhập xạ lớn và hoạt động của gió mùa. Câu 2. Tổng số giờ nắng tùy nơi ở nước ta đạt (giờ/năm) A. 1400 – 3000. B. 1500 – 3000. C. 1600 – 3000. D. 1700 – 3000. Câu 3. Gió Tây Nam xuất phát từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập vào nước ta vào thời gian A. nửa đầu mùa hạ. B. giữa và cuối mùa hạ. C. cuối mùa hạ. D. nửa sau mùa hạ. Câu 4. Trong chế độ mưa nước ta, tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ đến muộn hơn so với Bắc Bộ là do nguyên nhân nào sau đây? A. Gió tây nam từ Bắc Ân Độ Dương đến Nam Bộ sớm hơn. B. Gió mùa Tây Nam hoạt động ở Nam Bộ kết thúc muộn hơn. C. Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động ở Nam Bộ muộn hơn. D. Vị trí Nam Bộ gần xích đạo hơn. Câu 5. Cho đoạn thơ: “Anh ở trong này chưa thấy mùa đông Muốn gửi ra em một chút nắng vàng” (Trích: Gửi nắng cho em - Bùi Văn Dung) Đoạn thơ trên thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo A. mùa. B. độ cao C. Bắc - Nam. D. Đông - Tây. Câu 6. Cho đoạn thơ: 70
  6. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” (Trích: Mưa xuân - Nguyễn Bính) Em hãy cho biết hiện tượng mưa xuân trong đoạn thơ trên ở nước ta là hiện tượng nào sau đây? A. Mưa ngâu. B. Mưa phùn. C. Mưa đá. D. Mưa rào Câu 7. Gió nào sau đây không phải là gió mùa ở nước ta? A. gió mùa Đông Bắc. B. gió tây nam. C. gió mùa Tây Nam. D. Tín phong bán cầu Bắc. Câu 8. Thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta vào tháng A. III – X. B. IV – X. C. V – X. D. VI – X. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực nào chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nhất Việt Nam? A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Tây Bắc. D. Duyên Hải Nam Trung Bộ. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hướng gió mùa hạ thịnh hành ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ là A. Đông Bắc B. Đông Nam C. Tây Nam D. Nam Câu 11. Cho biểu đồ sau: NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI Nhận định nào sau đây không đúng về nhiệt độ, lượng mưa tại Hà Nội? A. Tháng VIII có lượng mưa lớn nhất trong năm. B. Biên độ nhiệt độ năm lớn, khí hậu có 2 mùa rõ rệt. 71
  7. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông C. Có mùa đông lạnh, nhiệt độ về mùa đông xuống thấp. D. Mưa nhiều vào các tháng XI đến tháng IV, mùa đông nhiệt độ thấp. Câu 12. Cho bảng số liệu sau: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI TP. HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: °C) Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 TP Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh lần lượt là A. 13,70C và 9,40C. B. 12,50C và 3,20C. C. 3,20C và 12,50C. D. 9,4 0C và 13,30C. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A A C C B D C A B D B 72
  8. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông Phụ lục2 Đề và đáp án kiểm tra bài Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Thời gian: 15 phút ĐỀ KIỂM TRA Câu 1. Nguyên nhân nào sau đây được xem là chủ yếu nhất gây ra sự mất cân bằng sinh thái môi trường ở nước ta? A. Diện tích rừng bị thu hẹp. B. Chất thải từ khu quần cư C. Hoạt động khai khoáng. D. Khí thái từ hoạt động giao thông. Câu 2. Khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long cần tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thủy triều, vì nguyên nhân gây lũ ở đồng bằng sông Cửu Long này là do A. mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc. B. mưa bão lớn, nước biển dâng, lũ nguồn về. C. mưa lớn gây ra kết hợp với triều cường. D. diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn. Câu 3. Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất nước ta là vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Các đồng bằng ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 4. Mục tiêu chung của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam là A. đảm bảo sự bảo vệ tài nguyên thiên nhiên B. đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững C. chú trọng việc bảo vệ môi trường chống ô nhiễm D. bảo vệ tài nguyên khỏi cạn kiệt và môi trường khỏi bị ô nhiễm Câu 5. Sắp xếp các khu vực có hoạt động động đất từ mạnh đến yếu như sau: A. Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung, Nam Bộ. 73
  9. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông B. Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung, Nam Bộ. C. Miền Trung, Đông Bắc, Nam Bộ, Tây Bắc. D. Nam Bộ, Tây Bắc, miền Trung, Đông Bắc. Câu 6. Mùa khô kéo dài đến 6-7 tháng ở A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng Nam Bộ C. Bắc Trung Bộ. D. Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với tình trạng hạn hán trong mùa khô ở nước ta? A. Khô hạn và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi B. Ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn miền Bắc C. Ở miền Bắc, mùa khô thường xảy ra ở những thung lũng khuất gió D. Lượng nước thiếu hụt trong mùa khô ở miền Nam không nhiều như ở miền Bắc. Câu 8. Mùa bão ở Việt Nam A. sớm ở miền nam, muộn ở miền bắc. B. chậm dần từ bắc vào nam C. Sớm ở miền Trung, muộn ở miền Bắc. D. chậm dần từ Nam ra Bắc. Câu 9. Điều kiện để xảy ra lũ quét ở những khu vực sông suối miền núi là A. địa hình bị chia cắt, độ dốc nhỏ, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. B. địa hình không bị chia cắt, độ dốc nhỏ, có lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. C. địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. D. địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, còn lớp phủ thực vật, bề mặt đất khó bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết ở nước ta vào các tháng 6, 7, các cơn bão chủ yếu đến khu vực nào? A. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng. B. Ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. 74
  10. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông C. Ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. D. Ven biển Nam Trung Bộ. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C A B B D D B C A 75
  11. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông Phụ lục 3 Sản phẩm các nhóm trong bài Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Bài thực nghiệm só 1 ) - Sản phẩm của nhóm 1 - Sản phẩm của nhóm 2 76
  12. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông - Sản phẩm của nhóm 3 77
  13. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông Phụ lục 4 Sản phẩm các nhóm trong bài Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (Bài thực nghiệm só 2) Nhóm 1. 78
  14. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông Nhóm 2 79
  15. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông 80
  16. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông Nhóm 3 81
  17. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông Nhóm 4 82
  18. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông 83
  19. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông Phụ lục 5 Hình ảnh hoạt động của lớp thực nghiệm 84
  20. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông Phụ lục 6 Điểm kiểm tra mức độ nhận thức của lớp đối chứng STT Họ và tên Bài 1 Bài 2 Thiên nhiên nhiệt đới Thiên nhiên ẩm gió mùa phân hóa đa dạng 1 Đỗ Hoàng Hải Anh 6.7 7 2 Bùi Tiến Dũng 7.5 7 3 Đỗ Trọng Đại 8.5 9 4 Dương Hương Giang 6.7 8 5 Phạm Hoàng Giang 7.5 8 6 Phùng Hữu Gòn 7.5 8 7 Đặng Thị Thu Hà 7.5 7 8 Trần Hồng Hạnh 8.5 7 9 Nguyễn Thúy Hằng 8.5 6 10 Dương Văn Hòa 8.5 7 11 Nguyễn Quốc Hoàng 7.5 7 12 Lê Thị Hồng 7.5 8 13 Phùng Thị Thúy Hồng 7.5 8 14 Trần Bá Hùng 8.5 7 15 Doãn Văn Huy 8.5 8 16 Trần Quang Huy 8.5 8 17 Lê Đoan Khang 7.5 8 18 Trần Thị Thùy Linh 7.5 7 19 Nguyễn Thị Long 6.7 8 20 Đặng Văn Mạnh 8.5 8 21 Nguyễn Văn Mạnh 8.5 7 22 Trần Thị Minh 6.7 8 23 Nguyễn Huỳnh Nam 7.5 7 85
  21. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông 24 Tạ Hoài Nam 6 8 25 Kim Thị Nga 6 7 26 Nguyễn Thị Nhung 6 7 27 Nguyễn Quốc Toàn 6.7 7 28 Trần Thanh Tú 6.7 8 29 Trần Trọng Tú 6.7 8 30 Văn Anh Tuấn 7.5 8 31 Nguyễn Thị Tuyền 7.5 8 32 Kiều Quang Vinh 7.5 7 Điểm trung bình 7.46 7.53 86
  22. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học, Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Địa lí, NXB Đại học Sư phạm, 2014. 2. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2014. 3. Lê Thông, Địa lí 12 , NXB giáo dục Việt Nam, 2013. 4. Lê Văn Hồng (chủ biên), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc Gia, năm 2001. 5. Sách giáo khoa môn Hóa học, Vật lí, Sinh học, Văn học, Lịch sử, GDCD cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. 6. Các trang Web: - lien-mon-210669.html - 87
  23. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông 8. Những thông tin cần bảo mật: Không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Bên cạnh quy trình tổ chức dạy học đã nêu, để tổ chức dạy học tích hợp thành công cần có các điều kiện sau: - Nội dung – chương trình: được xây dựng theo hướng mới phù hợp với dạy học tích hợp liên môn. - Phương pháp dạy học: Các phương pháp dạy học tích cực, được áp dụng theo định hướng hành động, tích hợp giữa truyền thụ kiến thức/lý thuyết với hình thành rèn và luyện kỹ năng/thực hành, nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia và hình thành cho người học năng lực thực hành nghề. - Phương tiện dạy học: trong quá trình áp dụng sáng kiến cần: máy tính có nối mạng Internet, máy chiếu, các phần mền hỗ trợ dạy học như Word, PowerPoint, tải video, : hệ thống sách giáo khoa các môn khoa học ở các cấp lớp, tài liệu tham khảo phong phú, - Giáo viên: không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà giữ vai trò điều hành các hoạt động của các lớp học, tức là có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, giúp các em tự tìm kiếm thông tin theo chủ đề có tính chất khái quát và chuyên sâu; tích cực, chủ động thu nhận kiến thức để có thể vận dụng vào thực tiễn - Học sinh: Học sinh phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác. - Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập nhằm xác định/công nhận các năng lực mà người học đã đạt được thông qua đánh giá sự thực hiện cũng như mức độ đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ. - Thời gian đầu tư nghiên cứu cho một bài tích hợp liên môn đối với cả thầy và trò đều lớn với khối lượng công việc phải làm lớn. Do đó, cần phải có sự phân phối thời gian hợp lí cho giáo viên và học sinh. 10. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến. Sau khi áp dụng dạy học tích hợp liên môn, qua 2 lớp thực nghiệm và đối chứng ta nhận thấy vai trò quan trọng của dạy học tích hợp liên môn, học sinh 88
  24. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông lớp thực nghiệm được tự mình đi tìm và lĩnh hội kiến thức không chỉ trong sách vở mà cả những hiện tượng ngoài đời sống; các em cảm thấy thích thú và say mê với việc học, các em ghi nhớ tốt hơn. Đối với lớp đối chứng các em có ý thức trong việc học nhưng chưa đủ làm các em say mê, kiến thức sách vở quá nhiều mà thực tiễn sinh động ít. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả Về phía tác giả, tác giả tự nhận thấy: - Dạy học tích hợp - liên môn ở một mục đích khác còn giúp giáo viên và học sinh khắc phục được các bất cập trong nội dung chương trình và phương pháp dạy học thời gian qua. - Kích thích giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có kiến thức sâu rộng. - Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của HS, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học . - Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu. - Dạy học tích hợp sẽ định hướng cho học sinh thích nghi tốt trong đời sống và sản xuất hiện đại. - Vận dụng dạy học tích hợp liên môn là một trong những cách thức để đổi mới cả quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí ở trường phổ thông. 10.2 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử nghiệm Sau khi quan sát quá trình học tập, trao đổi trực tiếp với học sinh lớp thực nghiệm 12D2, ý kiến của các em đều cho rằng: - Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến 89
  25. Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 trung học phổ thông thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. - Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. - Tăng cường năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, - Rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh như: thuyết trình, sử dụng công nghệ thông tin 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU TT Tên tổ chức Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 12D2 THPT Phạm Công Bình Phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 THPT. Yên Lạc, ngày 16 tháng 02 năm 2020 Yên Lạc, ngày 16 tháng 2 năm 2020 KT. HIỆU TRƯỞNG Tác giả sáng kiến PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Hồng Chi Nguyễn Thị Thu 90