SKKN Xây dựng sêri bản đồ điện tử thành phố Hà Nội trong môn Đại lí 12

docx 14 trang vanhoa 4911
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng sêri bản đồ điện tử thành phố Hà Nội trong môn Đại lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_seri_ban_do_dien_tu_thanh_pho_ha_noi_trong_mon.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Xây dựng sêri bản đồ điện tử thành phố Hà Nội trong môn Đại lí 12

  1. PHẦN 1: I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bản đồ là phương tiện trực quan, nguồn tri thức không thể thiếu trong dạy và học địa lý, N.N Baranxki nhà Phương pháp giảng dạy nổi tiếng người Nga đã nhận xét bản đồ là “Anfa và ômêga” nghĩa là bắt đầu và kết thúc của địa lý. Trong dạy học bản đồ được giáo viên sử dụng làm tư liệu để soạn giáo án, sử dụng để kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng, làm bài tập, có thể nói bản đồ là cuốn sách giáo khoa thứ hai của địa lý. Định hướng đổi mới giáo dục đó là: "Giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ". "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, tự nghiên cứu của học sinh " Để thực được điều này thì đòi hỏi phải trang bị cho người dạy và người học đầy đủ phương tiện, thiết bị dạy học mà bản đồ là phương tiện không thể thiếu được trong học tập địa lý. Trong những năm gần đây với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin (CNTT) đã làm thay đổi thói quen, tư duy của người thầy trong cách dạy và cách tiếp cận phương tiện dạy học. Đối với địa lý việc sử dụng các phần mềm giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian, kinh phí, sức lao động cho ra những sản phẩm hoàn hảo hơn, cập nhật thông tin mới hơn giúp cho bài giảng trở nên sinh động và cuốn hút người học. Năm 2008, Hà Nội sát nhập thêm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc tỉnh Hoà Bình, chính vì vậy về địa giới hành chính có sự thay đổi. Việc giảng dạy Địa lý địa phương của TP Hà Nội phải được cập nhật để học sinh hiểu được toàn bộ lãnh thổ trên địa phương sinh sống. Vì những lý do trên để có những phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy kịp thời, bài báo trình bày quy trình xây dựng và sử dụng sêri bản đồ điện tử thành phố Hà Nội dùng để dạy học địa lý địa phương ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực vừa mang tính cấp thiết đồng thời bổ sung thêm nguồn tư liệu cho giáo viên khi áp dụng công nghệ hiện đại trong quá trình giảng dạy. II. NỘI DUNG CỦA SÊRI BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ HÀ NỘI 1. Một số nguyên tắc xây dựng sêri bản đồ Sêri bản đồ là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lý được xây dựng theo một đề cương chung như một tác phẩm hoàn chỉnh, nó không phải là một sự hợp nhất máy móc mà là hệ thống các bản đồ có mối quan hệ hữu cơ với nhau và bổ sung cho nhau, một hệ thống được quy định bởi mục đích và đặc điểm sử dụng của nó. Chính vì vậy một sêri bản đồ khi thành lập phải đảm bảo được các nguyên tắc sau: - Tính khoa học: Sêri bản đồ giáo khoa dùng cho dạy và học phải có lượng thông tin phù hợp với chương trình giảng dạy ở các lớp đó và bao gồm những kiến thức cần thiết cho việc học tập của học sinh, đồng thời có những phần bổ sung có giới hạn nhằm phản ánh những đặc điểm quan trọng nhất để học sinh hiểu sâu thêm trên bản đồ. Cấu trúc sêri bản đồ để hướng học sinh đi dần vào việc đọc bản đồ có ý thức hơn và phù hợp với trình tự trình bày các tài liệu trong sách giáo khoa. - Tính hoàn chỉnh của nội dung: Các bản đồ trong sêri phải làm sáng tỏ được các vấn đề do đề
  2. tài, mục đích sử dụng và nhiệm vụ đặt ra khi thiết kế, xây dựng. - Tính thống nhất: Các bản đồ trong sêri phải có sự tương hỗ và bổ sung lẫn nhau, có thể dễ dàng đối chiếu so sánh bản đồ này với các bản đồ khác, có như vậy mới đảm bảo sự phản ánh đúng đắn những mối quan hệ tương hỗ giữa các hiện tượng và những quy luật phân bố của chúng. Để đảm bảo tính thống nhất, khi xây dựng sêri phải chú ý đến các vấn đề sau: + Lựa chọn hợp lý và có giới hạn số lượng các phép chiếu và tỷ lệ bản đồ phải chọn ra hệ thống tỷ lệ đơn giản và dễ so sánh. + Phải sử dụng cơ sở địa lý thống nhất cho các trang bản đồ hoặc của từng nhóm chuyên đề. + Các bản chú giải bản đồ phải phù hợp với các quan điểm phân loại khoa học, mức độ chi tiết và chỉ tiêu phản ánh. + Thống nhất về khái quát hoá các đối tượng và số liệu biểu thị. + Cần phải sử dụng các phương pháp trình bày thống nhất; phương pháp thể hiện, màu sắc, chữ viết, ký hiệu + Phải thống nhất về mốc thời gian của các đối tượng phản ánh. + Chỉnh hợp nội dung dựa trên quan hệ tương hỗ giữa các hiện tượng. - Tính hiện thời: Đây cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của sêri. Phải có các tư liệu mới nhất và có độ chính xác cao thì mới có thể đảm bảo cho giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn của hệ thống bản đồ. - Tính thẩm mỹ, trực quan: Sêri bản đồ phải được trình bày đẹp và sử dụng kỹ thuật in ấn tiên tiến, đảm bảo trực quan đủ để học sinh ở cuối lớp có thể quan sát được. 2. Ứng dụng HTTĐL (GIS) trong xây dựng sêri bản đồ GIS là một công nghệ mới, phát triển nhanh và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau của con người như: giám sát tài nguyên, môi trường, quản lý đất đai, quản lý và lập quy hoạch mạng lưới đường phố, quản lý và lập quy hoạch các dịch vụ công cộng, phân tích tổng điều tra dân số, lập bản đồ các dịch vụ y tế, bưu điện và nhiều ứng dụng khác. - GIS bao gồm có 4 hợp phần chính đó là: phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và con người. Hình 1: Môi trường GIS GIS có những ưu điểm sau: - Thông tin thường xuyên được cập nhật và hiệu chỉnh - Có thể in ra ở những tỉ lệ khác nhau khi in ra bản đồ tương đồng - Có thể sửa đổi ký hiệu (màu sắc, đường nét, kiểu dáng) hoặc điều chỉnh kích thước của mảnh bản đồ so với thiết kế ban đầu.
  3. - Có thể tách lớp hoặc chồng xếp thông tin bản đồ. - Cho phép phân tích, chế biến thành một dạng bản đồ mới. - Cho phép tự động hoá quy trình công nghệ thành lập bản đồ khi nhập số liệu đến khi in ra bản đồ màu và tiếp nối với dây chuyền tự động hoá, chế in bản đồ. - Các quy tắc bảo vệ dữ liệu để tránh bị mất dữ liệu do sự cố kỹ thuật hoặc bị sửa chữa thông tin gốc. - Khâu nhập số liệu và biên vẽ ban đầu có nhiều khó khăn, phức tạp nhưng những khâu sử dụng về sau lại có nhiều thuận lợi và mang hiệu quả cao cả về thời gian lẫn chi phí. Nói chung ứng dụng GIS có nhiều ưu điểm và ngày càng được sử dụng rộng rãi và đó cũng là kết quả của sự phát triển bản đồ truyền thống ở trình độ cao. 3. Cấu trúc của sêri bản đồ địa lý Hà Nội a. Nội dung chương trình và sách giáo khoa Địa lý lớp 12 Chương trình địa lý địa phương trong chương trình giảng dạy ở lớp 12 THPT bao gồm 2 bài, được cấu trúc theo thứ tự sau: (xem bảng 1.1) Bảng 1.1: Nội dung kiến thức chương địa lý địa phương và hệ thống bản đồ Bài học Kiến thức địa lí Hệ thống bản đồ - Vị trí lãnh thổ Bài 44:Tìm hiểu địa lý tỉnh, - Sự phân hóa hành chính thành phố - Địa hình - Bản đồ hành chính Thành phố Hà Chủ đề 1: Vị trí địa lý, phạm - Khí hậu Nội vi lãnh thổ và sự phân chia - Thủy văn - Bản đồ địa lý tự nhiên Thành phố hành chính - Thổ nhưỡng Hà Nội Chủ đề 2: Điều kiện tự nhiên - Tài nguyên sinh vật và tài nguyên thiên nhiên - Khoáng sản - Gia tăng dân số Chủ đề 3: Dân cư và lao - Kết cấu dân số - Bản đồ dân cư Thành phố Hà Nội động - Phân bố dân cư - Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế - Đặc điểm chung - Bản đồ công nghiệp Thành phố Hà xã hội của tỉnh Các ngành kinh tế Nội Chủ đề 5: Địa lý một số + Công nghiệp - Bản đồ nông- lâm nghiệp và thuỷ ngành kinh tế + Nông nghiệp sản Thành phố Hà Nội + Dịch vụ - Bản đồ dịch vụ Thành phố Hà Nội - Bản đồ hành chính TP. Hà Nội - Bản đồ địa lý tự nhiên TP. Hà Nội - Bản đồ dân cư TP. Hà Nội Bài 45: Tìm hiểu địa lý tỉnh, Xây dựng bản tổng hợp về - Bản đồ công nghiệp TP. Hà Nội thành phố địa lý tỉnh hoặc thành phố - Bản đồ nông- lâm nghiệp và thuỷ sản TP. Hà Nội - Bản đồ dịch vụ TP. Hà Nội b. Những vấn đề chung khi thành lập xeri bản đồ điện tử TP. Hà Nội - Mục đích: Thành lập sêri bản đồ điện tử thành phố Hà Nội nhằm phục vụ dạy học chương trình địa lý địa phương lớp 12, THPT. - Khi xây dựng các bản đồ phải xác định rõ các nội dung sau : Tỉ lệ bản đồ ; Lưới chiếu bản đồ ;
  4. Mật độ lưới chiếu ; Lãnh thổ biên vẽ bản đồ ; Bố cục bản đồ ; Cơ sở địa lý ; Nguồn tài liệu dùng để thành lập bản đồ ; Thiết kế kí hiệu ; Chữ viết trên sêri bản đồ địa lý địa phương thành phố Hà Nội ; Thiết kế bảng chú giải c. Sêri bản đồ điện tử Địa lý TP. Hà Nội Trên cơ sở căn cứ vào chương trình, nôi dung của sách giáo khoa Địa lý lớp 12, tình hình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh đặc biệt khi việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã trở nên phổ biến chúng tôi đã ứng dụng GIS xây dựng sêri bản đồ điện tử dùng để giảng dạy địa lý lớp 12 bao gồm 6 bản đồ với các nội dung sau : - Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội: Thể hiện vị trí địa lý và các đơn vị hành chính của toàn thành phố, hệ thống mạng lưới giao thông . - Bản đồ địa lý tự nhiên: Nội dung gồm các điều kiện tự nhiên như địa hình, tài nguyên khoáng sản, khí hậu và thuỷ văn của thành phố Hà Nội. - Bản đồ dân cư thành phố Hà Nội: Nội dung gồm có sự phân bố dân cư, quá hình phát triển dân số Hà Nội, tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kỳ, cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế, kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính. - Bản đồ công nghiệp thành phố Hà Nội: Nội dung gồm cơ cấu các ngành công nghiệp của các quận nội thành và ngoại thành, các ngành tiểu thủ công nghiệp, cơ cấu tổng sản phẩm nội địa, sự phân bố các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố, tốc độ tăng trưởng qua các năm, tỉ trọng của ngành công nghiệp so với tổng giá trị kinh tế của Hà Nội. - Bản đồ Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản thành phố Hà Nội : Nội dung gồm cơ cấu các loại đất sử dụng trong nông nghiệp, cơ cấu ngành công nghiệp bao gồm: ngành trồng trọt ( lúa, rau, ngô, hoa), ngành chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm) đánh cá, lâm nghiệp (vùng trồng rừng). Sản lượng một số cây trồng chính, sản lượng ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp qua các năm, tỉ trọng nông nghiệp so với các ngành kinh tế. - Bản đồ dịch vụ (bao gồm giao thông vận tải, thương mại, thông tin liên lạc, du lịch thành phố Hà Nội) Nội dung gồm các loại hình vận tải, các tuyến giao thông chính, khối lượng hàng hoá và hành khách luôn chuyển và vận chuyển, các trạm thu phát sóng, các bưu điện, các trung tâm thương mại lớn, các hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động nội thương. Nội dung du lịch gồm các trung tâm du lịch, các điểm du lịch, sự phát triển của ngành du lịch, các tài nguyên du lịch, số lượng khách sạn, buồng gường, số khách du lịch và doanh thu từ du lịch. - Hệ thống bản đồ nói trên có tác dụng rất tốt trong quá trình học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh, đặc biệt trong giảng dạy theo hướng dạy học tích cực, phát huy tính tự lực học tập của học sinh. Từ bản đồ, học sinh sẽ tự khai thác được nội dung kiến thức của bài học một cách dễ dàng và gây hứng thú trong học tập địa lý. 4. Sử dụng sêri bản đồ điện tử địa lý TP. Hà Nội Trong giảng dạy có nhiều phương pháp sử dụng bản đồ, tuy nhiên tuỳ từng nội dung bài học, nội dung của bản đồ mà kết hợp lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao, phát huy được tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức của người học. Tâm lý học và lý luận dạy học hiện đại khẳng định: con đường có hiệu quả nhất để làm cho học sinh nắm vững kiến thức và phát triển được năng lực sáng tạo là phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, thực sự lĩnh hội chúng, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy, bằng trí tuệ của chính bản thân. - Sử dụng sêri bản đồ trong tổ chức hoạt động trên lớp có thể chia thành các mức độ dưới đây : Mức 1: Nêu tên đối tượng địa lý đang cần tìm hiểu Đây là mức độ đơn giản trong sử dụng bản đồ, để tìm được đối tượng địa lý trên bản đồ học sinh
  5. phải đọc bản chú giải sau đó đối chiếu lên bản đồ để chỉ ra được đối tượng cần tìm: Ví dụ: Phần vị trí địa lý thành phố, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ để trả lời các câu hỏi : Chỉ rõ vị trí địa lí, các tỉnh tiếp giáp với thành phố Hà Nội? (học sinh căn cứ vào bản đồ để xác định vị trí địa lý). Nằm ở vị trí đó thành phố Hà Nội có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế ? Mức2: Nêu lên được sự phân bố của các đối tượng trên bản đồ. + Các nhà máy, khu công nghiệp phân bố ở đâu ? Mức3: Phân tích, giải thích được sự phân bố đó trên bản đồ, tức là phải trả lời được câu hỏi tại sao, phân bố như thế nào, nguyên nhân từ đâu. Khi giải thích, học sinh phải kết hợp được các kiến thức bản đồ với những kiến thức đã biết, tài liệu tham khảo để có lôgíc khoa học. Trong quá trình giải thích cần có sự kết hợp với các bản đồ khác để thấy rõ được mối quan hệ giữa chúng. Mức 4: Phân tích quá trình phát triển của đối tượng địa lý Mục đích của việc nghiên cứu bằng cách phối hợp các bản đồ có chủ đề khác nhau là chỉ ra các hiện tượng có mối quan hệ với nhau được phản ánh trên bản đồ, phân tích và định lượng mối liên hệ giữa chúng. Phân tích các bản đồ có chủ đề khác nhau để nghiên cứu cấu trúc phân vùng, chỉ ra được đặc trưng số lượng, chất lượng, giải thích được động lực phát triển của hiện tượng địa lý. - Sử dụng sêri bản đồ với sự trợ giúp của CNTT Tính ưu việt của bản đồ được xây dựng bằng GIS đó là không nhất thiết phải in ra giấy giống như bản đồ truyền thống mà vẫn sử dụng được, thậm chí còn mang lại hiệu quả cao hơn như đã được trình bày ở trên. Trong quá trình sử dụng giáo viên có thể dùng bản đồ trực tiếp từ phần mềm, bản đồ lúc này ở dạng số (vectơ), bằng các công cụ (như Select, Zoom-in, Zoom – out để phóng to, thu nhỏ các bản đồ), các câu lệnh giáo viên sẽ có được những mô hình, kết quả theo mong muốn. Một hình thức sử dụng khác giáo viên chuyển các bản đồ này về dạng ảnh (JPG, BMP.v.v ) sau đó trình chiếu các bản đồ ở chương trình PowerPoint, cách sử dụng này giáo viên không chỉnh sửa được với bản đồ nhưng lại làm cho bản đồ tăng tính trực quan, dễ sử dụng đối với người dùng đồng thời có thể kết hợp trình chiếu hai bản đồ cùng nhau trên một màn hình giúp việc so sánh được thuận lợi và đạt kết quả cao. III. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu nội dung kiến thức trong sách giáo khoa cũng như tình hình dạy và học ở trường THPT, tác giả đã vận dụng quan điểm dạy học tích cực, xác định rõ nội dung, nguyên tắc để xây dựng sêri bản đồ điện tử thành phố Hà Nội hỗ trợ dạy học địa lý địa phương lớp 12 ở trường THPT. Nội dung trong sêri bản đồ có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau từ đó tạo điều kiện cho học sinh tự lực, tích cực chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào giải quyết vấn đề, tạo điều kiện định hướng cho việc tự lực học tập và thảo luận nhóm của học sinh dưới sự tổ chức, chỉ đạo của giáo viên. Đây là đồ dùng trực quan, nguồn tri thức quý giá có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng phương pháp rèn luyện tính tích cực trong học tập cho học sinh. Sản phẩm sẽ giải quyết phần nào những khó khăn ở các trường THPT, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên của thành phố Hà Nội từ khi mở rộng địa giới hành chính, đồng thời cũng mở đường cho những nghiên cứu kế tiếp sau này.
  6. Trên đây là chúng tôi đã giới thiệu sơ lược SKKN của tác giả để tìm hiểu rõ hơn để vận dụng số báo sau chúng tôi xin giới thiệu tiếp phần 2 «thực tiễn trong sự phạm ». Mọi thông tin các bạn có thể truy cập vào website hoặc liên hệ trực tiếp tác giả. Trong số báo này chúng tôi xin giới thiệu tiếp SKKN của cô giáo Hồ Thị Diệu Thúy giáo viên trường THPT Phùng Khắc Khoan – Thạch Thất đạt giải B với đề tài “ xây dựng sêri bản đồ điện tử thành phố Hà Nội. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I.Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 1.1. Mục đích Việc sử dụng sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương thành phố Hà Nội để dạy học địa lý địa phương có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học đối với giáo viên và phương pháp học tập tích cực đối với học sinh lớp 12 THPT thành phố Hà Nội. Công việc này nhằm khẳng định tính khả thi, tính thực tiễn của sản phẩm. 1.2. Nhiệm vụ - Xác định nội dung và địa bàn thực nghiệm. - Nhận xét, đánh giá kết quả thăm dò. - Hoàn thiện sản phẩm dựa trên đóng góp của giáo viên. - Kết quả thực nghiệm 2. Nội dung thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 12 Nội dung thực nghiệm: Sêri bản đồ điện tử (6 bản đồ) - Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội. - Bản đồ tự nhiên thành phố Hà Nội. - Bản đồ phân bố dân cư thành phố Hà Nội. - Bản đồ nông nghiêp thành phố Hà Nội. - Bản đồ công nghiệp thành phố Hà Nội. - Bản đồ dịch vụ thành phố Hà Nội. Quy trình thực nghiệm Trao đổi nội dung địa lí trong từng bản đồ, trong sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương với từng đối tượng trong quá trình thực nghiệm. Nội dung trao đổi: 1. Mục đích sử dụng sêri bản đồ điện tử Mục đích chính của việc sử dụng sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương thành phố Hà Nội nhằm dạy và học chương trình địa lý địa phương ở các trường THPT thành phố Hà Nội. Nội dung bao gồm vị trí địa lý và sự phân chia hành chính, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư, địa lý các ngành nông nghiệp, công nghiệp, địa lý dịch vụ Do thời gian có hạn, nội dung truyền đạt lại nhiều nên việc hướng dẫn học sinh sử dụng sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương thành phố Hà Nội để tự khai thác là rất hữu ích. - Đối với giáo viên: Dùng sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương thành phố Hà Nội để nghiên cứu bản đồ, khai thác thông tin về địa phương, phục vụ soạn bài và truyền thụ kiến thức trên lớp. - Đối với học sinh: Sử dụng sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương thành phố Hà Nội nhằm trang bị và củng cố kiến thức về bản đồ cũng như kiến thức về địa lý địa phương cho học sinh. Khi dùng bản đồ học sinh sẽ hiểu được các ký hiệu, các phương pháp biểu hiện nội dung địa lý trên bản đồ, biết phân tích, tổng hợp, tìm ra các đối tương, mối quan hệ trong địa lý. Đây chính là cách tiếp thu kiến thức địa lý, kiến thức bản đồ một cách hiệu quả nhất, giúp học sinh biết vận
  7. dụng những kiến thức khi bước vào lao động sản xuất ở địa phương. 2. Phương pháp sử dụng sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương thành phố Hà Nội để soạn bài Khi nghiên cứu nội dung bài giảng, bản đồ được coi là công cụ nghiên cứu, là nguồn tư liệu để giáo viên khai thác thông tin. Việc sử dụng sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương thành phố Hà Nội để soạn bài thì giờ học sẽ có hiệu quả hơn, học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức qua bản đồ. Khi soạn bài giáo viên cần chọn bản đồ phù hợp với nội dung của bài học. Ngoài nội dung chính, bản đồ còn thể hiện nội dung phụ, là các biểu đồ ngoài bản đồ, nhằm giải thích rõ cho nội dung chính. Riêng đối với bài 44 (Địa lý tỉnh- thành phố), SGK Địa lý 9, giáo viên có thể sử dụng đồng thời sêri bản đồ điện tử trên để soạn bài. Vì đây là bài thực hành mang tính tổng hợp và ứng dụng, giáo viên soạn bài, qua bản đồ rèn luyện khả năng tổng hợp, phân tích bản đồ. Đồng thời qua bản đồ học sinh nêu lên mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế của địa phương. 3. Sử dụng sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương thành phố Hà Nội để truyền thụ kiến thức ở trên lớp Trong quá trình giảng dạy địa lý địa phương, giáo viên cần triệt để khai thác kiến thức trong sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương để phát huy được tác dụng của bản đồ. Tuy nhiên tuỳ từng nội dung của bài học, nội dung có trong bản đồ mà kết hợp, lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao, phát huy được tính tích cực, tự lực chiếm lĩnh được tri thức của người học. Trong giảng dạy trên lớp, sêri bản đồ điện tử không những sử dụng làm phương tiện trực quan mà còn là nguồn tri thức nhằm phát huy tính tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Đối với học sinh phổ thông, ngoài những kỹ năng đọc, hiểu và vận dụng bản đồ thì học sinh cần phải có kỹ năng làm việc độc lập với bản đồ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Khi dạy bài 41, giáo viên cần kết hợp kiến thức trong SGK, tài liệu địa lý địa phương với bản đồ hành chính thành phố Hà Nội để minh hoạ về vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính. Cần cho học sinh quan sát bản đồ để các em hiểu vị trí của thành phố Hà Nội trong toàn quốc, sự phân chia của thành phố số đơn vị phường, xã. Cũng là bài 41, giáo viên nên sử dụng bản đồ địa lý tự nhiên nhằm giúp cho học sinh hiểu khái quát về địa hình, biết được tiềm năng tự nhiên (đất đai, khoáng sản, sinh vật ) của địa phương. Và bằng phương pháp đàm thoại, gợi mở, giáo viên hướng dẫn cho học sinh rút ra được ý nghĩa của các tiềm năng đối với sự phát triển kinh tế của địa phương. Khi dạy bài 42, giáo viên sử dụng bản đồ phân bố dân cư thành phố Hà Nội để truyền thụ kiến thức cho học sinh. GV cho học sinh nhận xét những nơi tập trung đông, thưa đân cư, từ đó chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư trên. Trong giảng dạy và học tập địa lý địa phương, sêri bản đồ điện tử địa lý thành phố Hà Nội là phương tiện nhận thức rất thiết thực giúp học sinh học tốt phần địa lý địa phương. 4. Hướng dẫn học sinh tự học tập qua sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương Hiệu quả bài học không chỉ dựa vào phương pháp giảng dạy của người thầy mà còn phụ thuộc vào phương pháp học tập của trò, người thầy cần biết sử dụng kết hợp bản đồ với nội dung bài giảng , người học phải biết cách sử dụng bản đồ giỳp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu địa lý địa phương ở trên lớp cũng như học địa lý ở nhà thuận lợi. Sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương thành phố Hà Nội được cấu trúc theo một hệ thống nội dung chặt chẽ và bao quát cả chương trình địa lý địa phương. Tất cả các bản đồ trong hệ thống đều có nội dung quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, mỗi bản đồ thể hiện một chủ đề cụ thể, đây chính là điều kiện thuận lợi để cho học sinh tiện theo dõi, khai thác kiến thức,
  8. thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Do thời gian dành cho tiết học địa lý địa phương không nhiều, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh một số câu hỏi, kết hợp với việc sử dụng sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương thành phố Hà Nội, học sinh có thể quan sát và tự xác định được vị trí của địa phương mình trên bản đồ, xác định được tình trạng phân bố, tìm hiểu mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý Ví dụ 1: Phần vị trí địa lý thành phố, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ để trả lời các câu hỏi : Chỉ rõ vị trí địa lí, các tỉnh tiếp giáp với thành phố Hà Nội? (học sinh căn cứ vào bản đồ để xác định vị trí địa lý). Nằm ở vị trí đó thành phố Hà Nội có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế ? Ví dụ 2: Phần điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở: Nguồn đất? Khí hậu? Nguồn nước? Khoáng sản và tiềm năng sinh vật của địa phương? Nơi phân bố? Qua bản đồ học sinh có khả năng tổng hợp tiềm năng tự nhiên hi?n có của thành phố Hà Nội. Ví dụ 3: Phần địa lý dân cư, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lấy kiến thức từ bản đồ thông qua việc trả lời các câu hỏi: Nhận xét tổng thể dân cư thành phố Hà Nội? Dân cư phân bố tập trung ở đâu? Nơi dân cư ít? Từ đó rút ra nguyên nhân của sự phân bố dân cư của địa phương? Ví dụ 4: Với bản đồ Nông nghiệp thành phố Hà Nội, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ thông qua hệ thống các câu hỏi: Hà Nội có các loại đất trồng nào? Sự phân bố cây trồng, vật nuôi và diện tớch phân bố của chúng? Đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi, giáo viên yêu cầu học sinh đọc hiểu thông tin từ bản đồ (đọc hiểu bảng chú giải và phương pháp phân bố) để khai thác kiến thức và rút ra những kết luận cần thiết. Ví dụ 5: Với bản đồ công nghiệp thành phố Hà Nội, giáo viên để cho học sinh tự khai thác kiến thức trên bản đồ thông qua việc phân tích các đối tượng địa lý, thấy được sự phân bố các ngành công nghiệp thông qua phương pháp ký hiệu, thấy được giá trị sản xuất công nghiệp phân theo địa phương, học sinh có thể tự căn cứ vào biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp để thấy được giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của toàn thành phố Hà Nội, GDP so với cả nước. Ví dụ 6: Phần dịch vụ, giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ để thấy được các điểm, các tuyến, các khu du lịch thông qua phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý theo điểm và theo đường. Học sinh biết thêm thông tin số lượt khách lưu trú tại thành phố Hà Nội của một số năm qua việc phân tích các biểu đồ phụ trong bản đồ du lịch. So sánh độ cao của các cột biểu đồ để hiểu rõ sự phát triển của hiện tượng. 5. Hướng dẫn quy trình sử dụng bản đồ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm chắc quy trình sử dụng bản đồ, đọc bản đồ, hiểu bản đồ và sử dụng bản đồ. Ví dụ 1: Quy trình sử dụng bản đồ hành chính thành phố Hà Nội Học sinh cần thực hiện theo các bước: + Đọc tên bản đồ: Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội năm 2009, tỉ lệ: 1:350.000, đọc hiểu bảng chú giải. + Đọc tên các quận, huyện, phường, xã và thành phố trực thuộc trung ương (thành phố Hà Nội). + Đọc các nội dung khác có liên quan, các nội dung được thể hiện trên bản đồ như hệ thống sông, đường quốc lộ, đường sắt. Bảng số liệu thống kê diện tích, số dân các quận, huyện trong thành phố, năm 2009. Bản đồ hành chính thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ thành phố Hà Nội so với các tỉnh lân cận, thể hiện vị trí của Thủ đô trong toàn quốc (trong bản đồ phụ).Trong toàn thành phố có 10 quận, 1 thị xã,18 huyện, 577 đơn vị xã, phường, thị trấn theo phương pháp khoanh vùng diện tích có ranh giới rõ ràng kết hợp với nền màu. Các hệ thống sông (sông Hồng, sông Thái Bình,sông Đà, sông
  9. Cầu, sông Đuống, sông Đáy, sông Nhuệ Các hồ: Suối Hai, Đồng Mô, Đại Lải, Đồng Quan, Quan Sơn . Đầm Vân Trì, Đầm Long và đặc biệt là hệ thống hồ ở khu vực nội thành: Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Thủ Lệ là những thắng cảnh của Thủ đô. Cũng như đường ranh giới của thành phố Hà Nội, ranh giới các quận, huyện, phường, xã, đường giao thông được thể hiện phương pháp ký hiệu đường hay phương pháp ký hiệu. Ngoài ra còn có các bảng số liệu thống kê về diện tích, dân số của 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện theo Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2009. Bản đồ hành chính có thể sử dụng cho việc học tập địa lý địa phương lớp 9 (Bài 41- Tiết 1: Địa lý tỉnh- thành phố) hoặc địa lý địa phương lớp 12. Để có thể sử dụng và khai thác tốt kiến thức trong sêri bản đồ điện tử địa lý địa phương thành phố Hà Nội, học sinh cần đọc hiểu bản đồ, trả lời các câu hỏi ở tài liệu địa lí Hà Nội và hoàn thiện nội dung sau: + Xác định vị trí địa lý thành phố Hà Nội, ranh giới, diện tích, dân số và các bộ phận lãnh thổ tiếp giáp. + Xác định vị trí địa lý thành phố Hà Nội trong Việt Nam, Hà Nội nằm trong vùng kinh tế nào của nước ta? + Xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây và toạ độ địa lý của các điểm cực này. Qua đó nêu ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự hình thành các đặc điểm tự nhiên, những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội. + Quận, huyện nào có diện tích lớn nhất ? Nhỏ nhất ? + Kể tên các quận, huyện có dân số nhiều nhiều ? ít nhất ? + Kể tên một số tuyến giao thông quan trọng của thành phố ? Ví dụ 2: Quy trình sử dụng bản đồ tự nhiên thành phố Hà Nội Muốn hiểu và sử dụng bản đồ, giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc hiểu bản đồ để thấy được nội dung cơ bản mà bản đồ thể hiện. + Đọc tên các con sông chính của địa phương? + Kiểu khí hậu của địa phương? + Tiềm năng khoáng sản và nơi phân bố? + Tiềm năng sinh vật của địa phương? Với đặc điểm tự nhiên có của địa phương, thành phố Hà Nội có thế mạnh gì đối với sự phát triển kinh tế ? Hiểu bản đồ để xác định từng nội dung và phương pháp biểu hiện. Về khoáng sản: Các mỏ khoáng sản được thể hiện bằng phương pháp ký hiệu. Quy mô các loại khoáng sản được biểu hiện bằng quy mô ký hiệu. Mỗi một loại khoáng sản có ký hiệu theo quy định chung. Trên bản đồ còn có các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý khác: sông, đường biên giới, ranh giới quận, huyện, phường, xã được biểu hiện bằng phương pháp ký hiệu đường. Học sinh hiểu kiến thức địa lý trên bản đồ trả lời các câu hỏi: + Nêu đặc điểm phân bố khoáng sản của thành phố Hà Nội? + Nêu đặc điểm địa hình? Và nguyên nhân? + Hệ thống sông ở địa phương? Hướng chảy? Thế mạnh của sông? + Nêu đặc điểm của tiềm năng sinh vật của địa phương? Ví dụ 3: Quy trình sử dụng bản đồ phân bố dân cư thành phố Hà Nội - Đọc bản đồ phân bố dân cư Học sinh phải đọc hiểu các thông tin: + Đọc tên bản đồ: Bản đồ phân bố dân cư thành phố Hà Nội năm 2009, tỉ lệ: 1:350 000, đọc bảng
  10. chú giải. + Đọc tên các quận, huyện, phường, xã có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất và trung bình. Xác định khu vực đông dân và thưa dân. + Đọc quy mô các điểm dân cư và phân cấp đô thị (có 5 mức phân cấp). + Đọc biểu đồ dân số thành phố Hà Nội qua các năm để thấy được tốc độ tăng dân số qua các năm. Bản đồ phân bố dân cư có tỉ lệ 1:350 000 thể hiện mật độ dân số thành phố Hà Nội đến cấp quận, huyện (cập nhật đến năm 2009) theo phương pháp đồ giải với 5 cấp mật độ dân số. Đặc điểm dân số còn được biểu hiện qua biểu đồ dân số của thành phố Hà Nội qua các năm, từ 2007 đến 2009, phản ánh sự gia tăng dân số qua từng năm và các giai đoạn phát triển dân số thành phố Hà Nội. Trên bản đồ phân bố dân cư thể hiện nhiều các thông tin về dân số với những phương pháp biểu hiện khác nhau, giúp cho việc khai thác thông tin dân số có nhiều thuận lợi. Khai thác bản đồ để thấy được đặc điểm phân bố dân thành phố Hà Nội, sự khác nhau giữa dân cư thành thị và nông thôn. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và lịch sử khai thác lãnh thổ. Khai thác bản đồ dân số thành phố Hà Nội qua các năm để thấy đặc điểm phát triển dân số, từ biểu đồ này có thể thấy được tốc độ tăng dân số qua từng thời kỳ, từ năm 1998 đến nay, tương ứng với giai đoạn phát triển dân số 2007 - 2009 là các giai đoạn có đặc điểm kinh tế phát triển nhất định. Để có thể khai thác tốt kiến thức trên, HS cần có kỹ năng bản đồ, biểu đồ tốt, kết hợp với kiến thức đã học để phân tích làm rõ nguyên nhân hình thành các đặc điểm dân số trên. Hoặc học sinh có thể khai thác kiến thức theo các câu hỏi: - Nêu đặc điểm dân số thành phố Hà Nội? Tình hình phát triển dân số của thành phố? - Trình bày đặc điểm và giải thích nguyên nhân của sự phân bố dân cư thành phố Hà Nội? ảnh hưởng của dân cư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? - So sánh đặc điểm phân bố dân cư giữa các quận, huyện và giải thích tại sao lại có sự phân bố đó? Ví dụ 4: Quy trình sử dụng bản đồ Nông- Lâm- Thuỷ sản thành phố Hà Nội. + Đọc tên bản đồ: Bản đồ Nông - Lâm - Thuỷ sản thành phố Hà Nội năm 2009, tỉ lệ 1:350 000. + Đọc hiểu bảng chú giải. + Đọc bản đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế qua một số năm. Trên bản đồ Nông- Lâm- Thuỷ sản thành phố Hà Nội, biểu hiện hiện trạng sử dụng đất. Hiện trạng sử dụng đất được thể hiện theo phương pháp nền chất lượng, các cây trồng, vật nuôi được thể hiện theo phương pháp vùng phân bố sơ lược (số liệu đến 2009). Biểu đồ hình cột thể hiện tình hình phát triển và giá trị sản lượng trồng trọt, chăn nuôi từ 2007 đến 2009. Các đối tượng khác như đường sông, ranh giới vùng được thể hiện theo phương pháp ký hiệu đường. Học sinh khai thác bản đồ để biết được các nội dung cơ bản: vị trí, phạm vi, ranh giới và các nông phẩm đặc trưng của các quận, huyện trong thành phố. Hoặc khai thác kiến thức theo câu hỏi: + Nêu tên các vùng và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng? + Phân tích những thuận lợi, khó khăn cho phát triển nông nghiệp của từng quận, huyện? + Phân tích những thuận lợi, khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội từng quận, huyện? Khai thác biểu đồ để thấy được cơ cấu nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng từng ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản từ 2007 đến 2009. Học sinh khai thác và trả lời các câu hỏi : + Trình bày sự phát triển Nông - Lâm - Thuỷ sản.
  11. + Nêu cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xu hướng phát triển của ngành Nông-Lâm- Thuỷ sản? Giải thích xu hướng trên? Ví dụ 5: Quy trình sử dụng bản đồ Công nghiệp thành phố Hà Nội + Đọc tên bản đồ: Bản đồ Công nghiệp thành phố Hà Nội năm 2009, tỷ lệ 1:350 000. + Đọc hiểu bảng chú giải. + Đọc hiểu về quy mô, cơ cấu ngành. Kể tên các trung tâm công nghiệp của thành phố Hà Nội. + Từ biểu đồ, đọc giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng trong cơ cấu GDP của thành phố Hà Nội. Trên bản đồ công nghiệp thành phố Hà Nội thể hiện quy mô các trung tâm, điểm công nghiệp theo phương pháp ký hiệu. Độ lớn của bán kính đường tròn thể hiện quy mô của trung tâm. Các ngành công nghiệp được biểu hiện bằng phương pháp ký hiệu. Hệ thống đường quốc lộ, các con sông, ranh giới thành thành phố, các quận, huyện được biểu hiện bằng dạng đường. Ngoài việc thể hiện sự phân bố các trung tâm công nghiệp, các ngành công nghiệp, bản đồ còn biểu hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo địa phương năm 2009 theo phương pháp đồ giải. Bản đồ còn có giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP toàn thành phố, phản ánh cơ cấu ngành công nghiêp - xây dựng phân theo ngành và sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu. Trên bản đồ Công nghiệp thể hiện sự phát triển, cơ cấu của công nghiệp qua biểu đồ gá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng trong cơ cấu GDP của toàn thành phố Hà Nội. Sự phân bố các trung tâm công nghiệp phản ánh sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp của thành phố. Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời các câu hỏi sau: + Trình bày và giải thích sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp thành phố Hà Nội? + So sánh quy mô và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp thành phố Hà Nội? + So sánh giá trị sản xuất công nghiệp giữa các địa phương và dự đoán xu hướng phát triển trong giai đoạn mới? + Trình bày cơ cấu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội? Ví dụ 6: Quy trình sử dụng bản đồ Dịch vụ thành phố Hà Nội + Đọc tên bản đồ: Bản đồ Dịch vụ thành phố Hà Nội năm 2009, Tỷ lệ 1:350 000. + Đọc bảng chú giải. + Đọc biểu đồ số lượt khách du lịch lưu trú tại thành phố Hà Nội qua những năm gần đây. Trên bản đồ Dịch vụ biểu hiện các trung tâm du lịch, các điểm du lịch, tuyến và khu du lịch, các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng, đền chùa biểu hiện theo phương pháp ký hiệu. Các yếu tố địa lý khác như sông ngòi, đường quốc lộ, đường sắt, ranh giới của thành phố, các quận, huyện biểu hiện theo phương pháp ký hiệu đường. Ngoài ra trên bản đồ còn biểu hiện kết hợp thể hiện số lượt khách nội địa và khách quốc tế lưu trú tại thành phố Hà Nôị qua các năm. Khai thác bản đồ để thấy tài nguyên du lịch của thành phố Hà Nội phong phú và đa dạng, có cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phân bố trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những kiến thức địa lý khai thác trên bản đồ dùng để trả lời câu hỏi về điều kiện phát triển du lịch và sự phân bố ngành du lịch. Khai thác biểu đồ cho thấy lượt khách du lịch đến thành phố Hà Nội, có cả khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài. Thành phố Hà Nội- Thủ đô của nước, đây cũng chính là điểm thu hút khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam. Để khai thác tốt bản đồ Du lịch, học sinh có thể tham khảo bảng mẫu sau: B¶ng 3.3: Hoµn thiÖn th«ng tin vµo b¶ng sau Trung t©m du lÞch VÞ trÝ, quy m« Tµi nguyªn du lÞch Lît kh¸ch du lÞch
  12. + Kể tên các trung tâm du lịch và các tuyến du lịch của thành phố Hà Nội? + Tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch thành phố Hà Nội? 3.3. Tổ chức thực nghiệm Để tổ chức thực nghiệm có hiệu quả, tôi đã chọn các lớp với trình độ khác nhau của trường: Lớp 12A1, 12A2, 12A10 và 12A11của Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất- Hà Nội) - Thời gian thực nghiệm: Được tiến hành trong học kỳ II năm học 2010- 2011. - Kết quả chưa thực nghiệm (Bảng kèm theo). Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu 12A1 50 2 22 24 2 12A10 48 4 26 17 1 Tổng số(%) 100 6,1 48,9 41,8 3,2 3.4. Kết quả thực nghiệm - KÕt qu¶ thùc nghiÖm ®¹t ®îc nh sau: Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu 12A2 50 10 26 10 0 12A11 47 12 26 9 0 Tổng số(%) 100 22,7 53,6 23,7 0 PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu SKKN Tác giả đã hoàn thành việc xây dựng sêri bản đồ điện tử với 6 bản đồ gồm: Bản đồ hành chính, bản đồ tự nhiên, bản đồ dân cư, bản đồ công nghiệp, bản đồ nông- lâm nghiệp và thuỷ sản, bản đồ dịch vụ (bao gồm giao thông vận tải, thương mại, thông tin liên lạc và du lịch) của thành phố Hà Nội dùng để dạy và học tập địa lý địa phương. Đây là đồ dùng trực quan, nguồn tri thức quý giá có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng phương pháp rèn luyện tính tích cực trong học tập cho học sinh. Sự ra đời của sêri bản đồ này sẽ giải quyết phần nào những khó khăn nan giải hiện nay ở các trường THPT, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên của thành phố Hà Nội từ khi mở rộng địa giới hành chính, đồng thời cũng mở đường cho những nghiên cứu kế tiếp sau này. Trong quá trình xây dựng, thử nghiệm sêri bản đồ điện tử địa lý phương thành phố Hà Nội, tác giả đã sử dụng nhiều số liệu từ niên giám thống kê của thành phố trong các năm từ 2007 - 2009, một số số liệu truy cập từ các trang Web của các tổ chức kinh tế, xã hội của thành phố nên các đối tượng địa lý được biểu hiện một cách phù hợp với thực tế khách quan, chính xác trên phạm vi toàn thành phố, có độ tin cậy cao về mặt khoa học và có giá trị sử dụng rộng rãi cho các trường THPT toàn thành phố. Việc lưu giữ cơ sở dữ liệu và sêri bản đồ thành phố Hà Nội sẽ giúp cho giáo viên có điều kiện cập nhật số liệu hàng năm để có các bản đồ hiện đại phục vụ dạy học địa lý trong nhiều năm mà không sợ bản đồ lạc hậu. 2. Kiến nghị Khi đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh, tác giả đề nghị các cấp có thẩm quyền xét duyệt, đồng thời nhanh chóng phổ biến kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc in ấn, phát hành phần mềm sêri bản đồ giáo khoa treo tường địa lý địa phương thành phố Hà Nội dùng trong các trường THPT của toàn thành phố Hà Nội, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học địa lý địa phương.
  13. Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức bản đồ, bồi dưỡng cách sử dụng phần mềm sêri bản đồ này cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học theo hướng tích cực. Phô lôc Một số lễ hội truyền thống đặc trưng của Hà Nội Thời điểm (âm STT Tên lễ hội Địa điểm lịch) 1. Hội Chùa Bối Khê 2-1 xã Tam Hưng, Thanh Oai 2. Hội trình nghề Sài Đồng 4-1 xã Gia Thụy, Gia Lâm 3. Hội Chùa Trăm Gian 4-1 đến 6-1 xã Tiên Phương, Chương Mỹ 4. Lễ hội Quang Trung 5-1 quận Đống Đa 5. Hội phết Đông Đồ 6-1 xã Nam Hồng, Đông Anh 6. Hội Cổ Loa 6-1 Huyện Đông Anh 7. Lễ hội Gióng Sóc Sơn 6-1 đến 8-1 huyện Sóc Sơn 8. Hội đền An Dương Vương 6-1 đến 16-1 làng Cổ Loa, Đông Anh 9. Hội Chùa Hương 6-1 đến 25-3 xã Hương Sơn, Mỹ Đức 10. Hội Quán Thánh 8-1 xã Thống Nhất, Thường Tín 11. Hội Chùa Đậu 8-1 đến 10-1 xã Nguyễn Trãi, Thường Tín Làng Triều Khúc, huyện Thanh 12. Lễ hội Triều Khúc 9-1 đến 12-1 Trì 13. Hội làng Chuông 10-1 xã Phương Trung, Thanh Oai 10-1 đến 15-1 (36 14. Hội Dô năm mở hội một xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai lần) 15. Hội làng Đa Sĩ 12-1 đến 15-1 xã Kiến Hưng, Hà Đông 16. Hội Đình Tây Đằng 15-1 thị trấn Tây Đằng, Ba Vì 17. Hội Đền Và 15-1 xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây 18. Hội làng La Khê 15-1 xã Văn Phú, Hà Đông 15-1 đến 23-1 (5 - 19. Hội hát Chèo tầu 7 năm mở hội một xã Tân Hội, Đan Phượng lần) 20. Hội làng Yên Nội 10-2 xã Đông Quang, Quốc Oai phường Đồng Nhân, quận Hai Bà 21. Hội đền Hai Bà Trưng 3-2 đến 6-2 Trưng 22. Hội đình Giàn 9-2 đến 11-2 xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm phường Trung Hòa, quận Cầu 23. Hội năm làng Mọc 11-2 Giấy làng Thị Cấm, xã Xuân Phương, 24. Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm 12-2 huyện Từ Liêm 25. Hội bơi cạn và bắt trạch làng Hồ 14-2 phường Bưởi. quận Ba Đình 26. Hội đền Bà Tấm 19-2, 25-7 xã Dương Xá, huyện Gia Lâm 27. Hội Chùa Thầy 5-3 đến 7-3 xã Sài Sơn, Quốc Oai 28. Hội Chùa Tây Phương 6-3 xã Thạch Xá, Thạch Thất
  14. Thời điểm (âm STT Tên lễ hội Địa điểm lịch) Hội đền Hát Môn (đền thờ Hai 29. 6-3 xã Hát Môn, Phúc Thọ Bà Trưng) 30. Hội Láng 7-3 làng Láng, quận Đống Đa 31. Hội làng Đăm 9-3 đến 12-3 xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm 32. Hội Bơi Đăm 9-3 đến 13-3 xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm 33. Hội Giá 10-3 đến 26-3 xã Yên Sở, Hoài Đức 34. Hội thả diều Bá Giang 15-3 xã Hồng Hà, Đan Phượng 35. Hội Lệ Mật 23-3 xã Việt Hưng, Gia Lâm 36. Hội bãi Tự Nhiên 30-3 đến 2-4 xã Tự Nhiên, Thường Tín 37. Hội làng Tri Chỉ 4-4 xã Tri Trung, Phú Xuyên 38. Lễ hội Phù Đổng 6-4 đến 12-4 xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm làng Chi Nam, xã Lệ Chi, huyện 39. Hội phù Thánh Gióng 8-4 Gia Lâm 40. Hội đền Trèm 14-4 đến 16-4 Xã Thuỵ Phương, huyện Từ Liêm III. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu nội dung kiến thức trong sách giáo khoa cũng như tình hình dạy và học ở trường THPT, tác giả đã vận dụng quan điểm dạy học tích cực, xác định rõ nội dung, nguyên tắc để xây dựng sêri bản đồ điện tử thành phố Hà Nội hỗ trợ dạy học địa lý địa phương lớp 12 ở trường THPT. Nội dung trong sêri bản đồ có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau từ đó tạo điều kiện cho học sinh tự lực, tích cực chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào giải quyết vấn đề, tạo điều kiện định hướng cho việc tự lực học tập và thảo luận nhóm của học sinh dưới sự tổ chức, chỉ đạo của giáo viên. Đây là đồ dùng trực quan, nguồn tri thức quý giá có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng phương pháp rèn luyện tính tích cực trong học tập cho học sinh. Sản phẩm sẽ giải quyết phần nào những khó khăn ở các trường THPT, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên của thành phố Hà Nội từ khi mở rộng địa giới hành chính, đồng thời cũng mở đường cho những nghiên cứu kế tiếp sau này.