SKKN Xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning vào dạy học Tiết 20 - Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (Lịch sử lớp 12 cơ bản) theo mô hình lớp học đảo ngược
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning vào dạy học Tiết 20 - Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (Lịch sử lớp 12 cơ bản) theo mô hình lớp học đảo ngược", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_va_su_dung_bai_giang_e_learning_vao_day_hoc_ti.docx
- bia dpe skkn 2019.docx
- giao an elearning.pptx
Nội dung tóm tắt: SKKN Xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning vào dạy học Tiết 20 - Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (Lịch sử lớp 12 cơ bản) theo mô hình lớp học đảo ngược
- Thông qua thảo luận nhóm, HS biết cách tự thể hiện mình, bộc lộ suy nghĩ của bản thân, nuôi dưỡng tự tin. Qua trao đổi, thảo luận, GV kịp thời phát hiện được lỗi, thiếu sót trong quá trình tư duy, lập luận của HS để kịp thời chấn chỉnh, rèn luyện cho các em cách tư duy khoa học đồng thời cũng hướng dẫn cả cách diễn đạt, trình bày vấn đề. Do đó, HS thay vì chỉ học từ thầy mà còn học từ bạn, từ tài liệu sách vở. Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ Trong mô hình lớp học đảo ngược, giờ học ở lớp sẽ được GV tận dụng tối đa tổ chức cho HS vận dụng, thực hành kiến thức, thảo luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở. Trong các hoạt động này, HS được rèn luyện các kĩ năng phát biểu ý kiến trước nhiều người (nhóm học tập, lớp, các GV), kĩ năng tham gia, trao đổi ý kiến trong học tập dưới hình thức thảo luận, xemina, thực hành theo nhóm, biết sử dụng các nghi thức ngôn ngữ và giao tiếp với từng cá nhân khác nhau với tư cách cá nhân hay tư cách là người đại diện cho nhóm. Trong hoạt động nhóm, HS sẽ học được các kĩ năng đối thoại, thương lượng và giải quyết những bất đồng, xung đột quan điểm, học được kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ và hành động, biết thông cảm, đồng cảm, biết lắng nghe người khác. Ngoài ra, HS có thể học thêm các kĩ năng biểu thị tính thân thiện và ân cần với bạn bè trong học tập, tự phê bình và phê bình, kĩ năng làm việc cùng nhau trong nhóm hợp tác. Khi được rèn luyện các kĩ năng trên, HS sẽ dần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ Ngoài ra, GV có thể hướng dẫn HS cách tổng hợp, đánh giá, bằng nhiều hình thức khác nhau: bằng lời văn, bảng biểu, sơ đồ, bản đồ tư duy bằng ngôn ngữ của chính HS, diễn đạt theo cách hiểu của các em, chứ không phải là chép lại nội dung trong tài liệu. Hình thành thói quen vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh, thu thập và xử lý thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận. Thực tế cho thấy nhiều HS có thể thu thập thông tin phong phú nhưng không biết hệ thống và xử lý như để làm phát hiện ra con đường tiệm cận giả thiết. Điều này đòi hỏi GV cần hướng dẫn cẩn thận và kiên trì ngay từ những hoạt động đầu của giải quyết vấn đề. Dạy cho HS có thói quen, có kĩ thuật giải quyết vấn đề là một yếu tố quan trọng trong việc dạy cách học cho HS. 21
- Khi có kĩ thuật GQVĐ, HS có thể áp dụng vào rất nhiều trường hợp trong học tập cũng như trong cuộc sống để lĩnh hội các tri thức cần thiết cho mình. Nên xem kĩ thuật GQVĐ vừa là công cụ nhận thức, nhưng đồng thời là mục tiêu của việc dạy cho HS phương pháp tự học. Để hình thành cho HS thói quen vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau thì HS cần phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so sánh sự vật hiện tượng được tiếp xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở những lý luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn xung đột, các điểm chưa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ sung, các bế tắc, nghịch lý cần phải khơi thông, khám phá, làm sáng rõ Đây là bước khởi đầu của sự nhận thức có tính phê phán đòi hỏi nỗ lực trí tuệ cao. Việc thường xuyên rèn luyện năng lực này tạo cho HS thói quen hoạt động trí tuệ, luôn luôn tích cực khám phá, tìm tòi ở mọi nơi, mọi lúc, mọi trường hợp và với nhiều đối tượng khác nhau, nâng cao dần lên HS sẽ có thói quen vận dụng kiến thức có hiệu quả. Đồng thời việc vận dụng những điều đã học vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao cũng sẽ có tác động ngược lại, tạo cho họ lòng ham học, hứng thú với TH, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao. Việc TH, tự rèn luyện hình thành cho HS thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập, trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. HS sẽ dễ dàng thích ứng và không bị lạc hậu với người khác. Tự học thúc đẩy lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ. Hình thành các kĩ năng khai thác, sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông hiện đại hiệu quả Khi học với E-learning, HS được rèn luyện các kĩ năng CNTT từ cơ bản nhất như cách thức sử dụng máy tính, cách tìm và nghiên cứu tài liệu số hóa, cách lưu trữ, sử dụng các mail, văn bản điện tử để trao đổi thông tin và giao tiếp học tập trên Internet. Rèn luyện các KN khai thác và sử dụng ICT hiệu quả làm cho thế hệ trẻ có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại; có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật cao. 22
- 10.1.3. Bài học kinh nghiệm. Từ thực giảng dạy có sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược và bài giảng E- learning, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân: - Người giáo viên luôn phải cố gắng trong quá trình tự học, tự đào tạo, có ý chí cố gắng để thích ứng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay. - Biết tìm tòi, khám phá và ứng dụng vào giảng dạy những tiện ích của phần mềm dạy học, những công cụ hữu ích như Google Classroom, - Với phương pháp dạy học mới – lớp học đảo ngược, việc ứng dụng công nghệ thông tin khiến giờ học trở nên linh hoạt, hấp dẫn, thú vị. Các yếu tố này tác động đến nhận thức, thái độ và việc rèn luyện kĩ năng của học sinh một cách tích cực và góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Kết quả khả quan của học sinh lớp 12A7 tại trường THPT Bình Xuyên sau học kì I mà tôi thực hiện áp dụng là minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định trên. - Trước khi đến lớp, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, phải chuyên tâm, tâm huyết nghiên cứu cẩn thận, tìm tòi, sáng tạo để tạo ra những bài giảng lịch sử hấp dẫn, sinh động, gây hứng thú cho học sinh. Đồng thời điều đó cũng giúp kiến thức của giáo viên sẽ luôn được củng cố và nâng cao. - Kết hợp tốt các phương pháp dạy học và nội dung lồng ghép phải phù hợp, giáo viên phải luôn tạo ra một giờ học thật thoải mái, nhẹ nhàng, không gượng ép học sinh. - Nắm bắt được đối tượng học sinh và tình hình thực tế ở địa phương từ đó xây dựng hệ thống khắc phục phù hợp với năng lực học sinh. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của nhà trường. Nhà trường cũng nhận thấy sự tiến bộ của HS lớp 12 khi thực hiện những biện pháp đã nêu trong sáng kiến. 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: STT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi áp dụng sáng kiến 23
- 1 - Phan Thị Hoài- GV Khu phố I Không chỉ dừng lại ở bài 14 Lịch sử lớp Lịch sử, Tổ Sử- Địa- Hương Canh 12 Ban cơ bản, SKKN này còn có thể áp GDCD,Trường THPT – Bình dụng rộng rãi cho tất cả các môn học từ Bình Xuyên. Xuyên - Vĩnh khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, Phúc các cấp học từ mầm non đến Đại học. Bình Xuyên, ngày 20 tháng 01 năm 2019 Ban giám hiệu nhà trường Hiệu trưởng Tác giả sáng kiến Phan Thị Hoài 24
- PHỤ LỤC Phụ lục của sáng kiến bao gồm: Phụ lục 1. Giáo án trên lớp. Phụ lục 2. Phiếu học tập (Đề kiểm tra nhận thức của Học sinh). Phụ lục 3. Kết quả học tập cụ thể của học sinh. Phụ lục 4. Bài giảng điện tử E-learning 25
- Phụ lục 1. Giáo án trên lớp Tiết 20 - bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935 (tiết 1). I. Mục tiêu bài học: Về kiến thức: Sau khi học xong bài học, học sinh nắm được: Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933. Những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930-1931. Sự ra đời và hoạt động của chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Về tư tưởng: Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào dân tộc về sự nghiệp đấu tranh của Đảng, niềm tin về sức sống mãnh liệt, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đưa sự nhiệp cách mạng dân tộc đi lên. Về kĩ năng: Xác định kiến thức cơ bản của bài “Xô Viết Nghệ – Tĩnh”; Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. Về định hướng năng lực hình thành: Năng lực quan trọng nhất là năng lực tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu kiến thức mới, làm việc độc lập; năng lực ứng dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, II. Phương pháp: Sử dụng phương pháp Lớp học đảo ngược. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Chuẩn bị của giáo viên: Bài giảng E-learning về Phong trào cách mạng 1930 – 1931, phiếu học tập có đáp án (bản mềm). Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác (trên lớp). Chuẩn bị của học sinh: Phiếu học tập đã làm ở nhà, IV. Tiến trình bài học. Hoạt động 1. Giáo viên khái quát lại bài học thông qua các slide bài giảng Elearning hoặc sơ đồ tư duy. Hoạt động 2. Giáo viên phát vấn và giải đáp các câu hỏi khó mà HS chưa tự trả lời được hoặc những vấn đề quan trọng mà các em đều quan tâm: 26
- Ví dụ các câu hỏi cuối của phiếu học tập: 1. Vì sao Nghệ - Tĩnh là nơi cách mạng diễn ra mạnh mẽ nhất? 2. Vì sao Xô Viết Nghệ Tĩnh được coi là chính quyền của dân, do dân và vì dân? 3. Vì sao Xô Viết Nghệ Tĩnh được coi là đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930 – 1931? Giáo viên hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận và tự tìm ra đáp án. Hoạt động 3: Giáo viên tổ chức trò chơi cho HS mang tên: Ai nhanh hơn? Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm với gói câu hỏi cho sẵn (trong phụ lục số 3 trang 3) và yêu cầu học sinh trong nhóm thảo luận và nhanh chóng giơ bảng (Bảng là các chữ cái A, B, C, D thể hiện đáp án của các câu hỏi trắc nghiệm). Điều này sẽ kích thích khả năng hợp tác làm việc của học sinh, giúp các em tăng cường sự nhạy bén trong việc củng cố và vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế. Hoạt động 4: Giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề và yêu cầu học sinh về theo dõi tiếp bài giảng Elearning trên Google Classroom tiết 21 bài 14 để giải quyết vấn đề vừa nêu ra. 27
- Phụ lục 2. Phiếu học tập PHIẾU TỰ HỌC Ở NHÀ VỚI E-LEARNING Họ và tên: . Lớp: Tiết 20 – Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935 (T1). PHẦN 1. BẮT ĐẦU - Việc trước tiên là các em đăng nhập vào tài khoản gmail đã được giáo viên tạo và chấp nhận lời mời vào lớp học trên google classroom: . Nhấp chuột vào đây để tham gia lớp học Hình 3. Hướng dẫn đăng nhập vào google classroom 1 28
- - Sau khi vào lớp học, các em click vào đường link để vào bài học: Nhấp chuột vào đây để vào link bài giảng Hình 4. Hướng dẫn vào link xem bài giáo viên đã tải lên trên google classroom. II. TIẾN TRÌNH TỰ HỌC Bước 1: Học theo bài giảng Elearning Bước 2: Làm bài tập trong phiếu trắc nghiệm trong tệp đính kèm phần tài nguyên Bước 3: Mang phiếu học tập đến lớp cho bài học chính khóa (tiết 20 – Bài 14). III. CÁC NHIỆM VỤ. ( Nhiệm vụ cô giao cho các em dưới dạng các câu hỏi. Các em sau khi chuẩn bị học ở nhà với bài giảng Elearning, trả lời các câu hỏi được cho sau đây): 1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với Việt Nam: Về kinh tế: Về chính trị: Về xã hội : . 2. Diễn biến chung về phong trào đấu tranh 1930 – 1931: Từ tháng 2 đến tháng 4: 29
- . Tháng 5 đến tháng 8: . . Tháng 9 trở đi: . Tại Nghệ Tĩnh: . 3. Chính sách của chính quyền Xô Viết: Về kinh tế: . . Về chính trị: . Về văn hóa - xã hội : . . Một số câu hỏi phụ: (HS suy nghĩ, đến lớp cùng thảo luận). 1. Vì sao Nghệ - Tĩnh là nơi cách mạng diễn ra mạnh mẽ nhất? 2. Vì sao Xô Viết Nghệ Tĩnh được coi là chính quyền của dân, do dân và vì dân? 3. Vì sao Xô Viết Nghệ Tĩnh được coi là đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930 – 1931? Hết 30
- Phụ lục 3. Câu hỏi cho trò chơi: “Ai nhanh hơn”? *Câu 1: Cuộc khủng hoảng của Việt Nam đầu những năm 30 bắt đầu từ đâu? A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Thương nghiệp D. Công nghiệp và thương nghiệp Câu 2: Tiêu biểu trong phong trào đấu tranh năm 1930 là cuộc biểu tình của nông dân huyện: A. Nam Đàn B. Hưng Nguyên C. Thanh Chương D. Diễn Châu Câu 3: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931? A Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩaYên Bái C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến . D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân Câu 4: Từ tháng 5 đến tháng 8 – 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu? A. Miền Trung B. Miền Bắc C. Miền Nam D. Trong cả nước Câu 5: Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất vì: A. Là nơi tập trung đông đảo giai cấp công nhân B. Là nơi thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất C. Là nơi có truyền thống anh dũng dân tộc chống giặc ngoại xâm D. Là nơi có đội ngũ cán bộ Đảng đông nhất trong cả nước Câu 6: Gọi là chính quyền Xô viết vì: A. Chính quyền đầu tiên được thành lập ở huyện Xô viết B. Hình thức mới của chính quyền theo kiểu Xô viết (nước Nga) C. Hình thức chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo D. Hình thức nhà nước của những nước theo con đường XHCN Câu 7. Lần đầu tiên công nhân, nông dân và quần chúng lao động Đông Dương tỏ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình: A. Kéo lá cờ trên chiến hạm Hắc Hải phán đối chính phủ Pháp tấn công nhà máy nước xuyên Việt 1919). B. Kỉ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5-1930. C. Phản đối thực dân Pháp bắt lính người Việt sang tham chiến ở Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). D. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son 1925. *Câu 8: Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu? A. Từ 2 đến 3 tháng. B. Từ 3 đến 4 tháng, C. Từ 4 đến 5 tháng. D. Từ 5 đến 6 tháng. *Câu 9: Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 gây ra đối với xã hội Việt Nam là gì? 31
- A. Số đông tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh. B. Nông dân phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng. C. Công nhân bị sa thải, đồng lương ít ỏi. D. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Câu 10: Căn cứ nào là quan trọng nhất để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931? A. Địa bàn hoạt động rộng lớn, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. B. Do Đảng Cộng sản lãnh đạo. C. Thành lập chính quyền Xô viết ở nhiều địa phương. D. Đã có sự liên kết công nhân và nông dân các vùng. Câu 11. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho phong trào 1930 - 1931 trở thành một cao trào? A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hỏang kinh tế 1929 - 1933. B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khới nghĩa Yên Bái. C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lành đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến. D. Địa chủ phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đôi với nông dân. Câu 12: Điểm khác biệt lớn nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào đấu tranh trước năm 1930 là gì? A. Phong trào do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo. B. Phong trào diễn ra trên cả nước. C. Phong trào kết hợp các hình thức đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp, công khai và bí mật. D. Thành lập được chính quyền Xô viết. Câu 13. Điều gì đã chứng tỏ rằng: Từ tháng 9-1930 trở đi phong trào cách mạng 1930-1931 dần dần đạt tới đỉnh cao? A. Phong trào diễn ra khắp cả nước. B. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh. C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để. D. Đã thực hiện liên minh công - nông vững chắc. Hết 32
- Phụ lục 4. Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh Lớp 12 A7 Lớp 12A6 STT Họ và tên Điểm GC Họ và tên Điểm GC 1 Phan Quốc Anh 8 Đặng Thị Ngọc Ánh 7 2 Trần Mai Anh 6 Tạ Thị Cúc 8 3 Trần Thị Lan Anh 8 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 9 4 Phan Thị Thùy Ánh 9 Hoàng Thị Thùy Dương 7 5 Phan Thị Ngọc Bích 9 Nguyễn Thùy Dương 6 6 Trần Thị Ngọc Châm 7 Đỗ Thị Hà 7 7 Bùi Linh Chi 9 Nguyễn Thị Minh Hải 6 8 Nguyễn Thị Hà Chi 7 Nguyễn Thị Hằng 5 9 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 8 Nguyễn Thị Thanh Hoa 4 10 Phương Thu Giang 8 Lương Thị Thu Hương 7 11 Chu Thị Tiểu Hạnh 9 Lưu Thị Thu Hương 4 12 Nguyễn Thị Hạnh 8 Nguyễn Thúy Hường 8 13 Nguyễn Thị Thúy Hằng 6 Nguyễn Thị Lan 8 14 Nguyễn Thị Hồng Hoa 8 Nguyễn Thị Thùy Linh 6 15 Phan Thị Hoài 8 Nguyễn Tú Linh 6 16 Nguyễn Thị Thu Huyền 9 Phạm Thị Phương Linh 8 17 Dương Thị Kim Hương 8 Vũ Thị Linh 6 18 Nguyễn Thị Lan 8 Dương Thị Hương Ly 8 19 Lê Diệu Linh 9 Nguyễn Văn Minh 8 20 Nguyễn Diệu Linh 6 Trần Thu Ngân 8 21 Nguyễn Thị Loan 8 Hoàng Thị Bích Ngọc 8 22 Bùi Hải Ly 9 Lê Thị Hồng Nhung 4 23 Trần Thị Hồng Lý 6 Dương Thị Thanh Phượng 7 24 Phạm Thu Minh 8 Nguyễn Phương Thảo 8 25 Nguyễn Bùi Xuân Mỹ 5 Nguyễn Vũ Phương Thảo 7 26 Nguyễn Thị Mai Ngọc 8 Nguyễn Thị Thu 6 27 Nguyễn Thị Thu Ngọc 8 Ngô Thị Thu Thủy 8 28 Phạm Minh Ngọc 9 Nguyễn Thị Ngọc Thủy 8 29 Phan Thị Phương Quỳnh 5 Vũ Thị Thanh Thủy 6 30 Nguyễn Tất Thành 9 Trần Thị Thanh Thư 7 31 Nguyễn Thị Phương Thảo 8 Nguyễn Thị Thu Trang 8 32 Dương Thị Thơm 8 Phạm Thị Kiều Trang 8 33 Lê Thị Thương 8 Phan Thị Thanh Tú 7 34 Đỗ Thanh Trà 6 Trần Anh Tú 8 35 Nguyễn Thị Thu Trang 8 Nguyễn Ánh Tuyết 8 36 Nguyễn Thị Thùy Trang 9 Nguyễn Thị Yến 7 37 Trần Thị Thùy Trang 8 38 Nguyễn Thị Hồng Vân 7 ĐTB 7.76316 6.9722 33
- Phụ lục 5. Bài giảng điện tử E-learning 34
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Văn Hưng (2010), “Sử dụng phần mềm Powerpoint trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, Luận án tiến sĩ giáo dục học,Trường ĐHSP Hà Nội. 2. Đoàn Văn Hưng (2003), “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT”, Tạp chí khoa học, ĐHSP Hà Nội. 3. Trương thị phương chi (2017), “Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức hạt nhân nguyên tử vật lí 12 thpt theo mô hình lớp học đảo ngược”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Vinh, Nghệ An. 4. ThS. Nguyễn Đăng Bắc, “Áp dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” – “flipped classroom” – nhằm mục đích bồi dưỡng năng lực người học”, Bài nghiên cứu trên website của Trường Đại học Thái Bình Dương, Khánh Hòa. 5. Nguyễn Hoài Nam* và Vũ Thái Giang (2017), “Mô hình lớp học đảo trình trong bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho sinh viên sư phạm”, Bài viết của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội trên Tạp chí Khoa học dạy nghề số 43+44, năm 2017. 6. Vận dụng E-learning để đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 7. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng các tư liệu tham khảo môn học: Sách giáo khoa lịch sử 12, Tư liệu tham khảo lịch sử 12, Thiết kế bài giảng lịch sử 12, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 12 8. Các trang web điện tử: google.com, wikipedia.org, Cadasa.vn, E- learning.moet.edu.vn, 40
- MỤC LỤC Nội dung 1. Lời giới thiệu 1 2. Tên sáng kiến: “Xây dựng và sử dụng bài giảng E-learning vào dạy học Tiết 20 - Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (T1 - Lịch sử lớp 12 cơ bản) theo mô hình lớp học đảo ngược 3 3. Tác giả sáng kiến: 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đâu: 10/11/2018 4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: (Nội dung sáng kiến) 4 7.1. Những vấn đề chung. 4 7.1.1. Một vài nét chung về bài giảng điện tử E-learning: 4 7.1.2. Một vài nét về mô hình lớp học đảo ngược 6 7.1.3. Tiện ích Google Classroom – nơi quản lý bài học trực tuyến hiệu quả 9 7.1.4. Sự kết hợp hoàn hảo giữa mô hình lớp học đảo ngược với bài giảng E-learning bằng tiện ích Google Classroom 9 7.2. Các giải pháp thực hiện – Quy trình thực hiện: 10 7.2.1. Giáo viên lập kế hoạch dạy học: 10 7.2.2. Soạn bài giảng E-learning: 11 7.2.3. Sử dụng tiện ích của Google Lớp học để đăng tải và quản lý bài học 13 7.2.4. Phát phiếu học tập và hướng dẫn HS tự học ở nhà. 14 7.2.5. Dạy học trên lớp. 14 8. Những thông tin cần bảo mật (Không có). 16 9. Điều kiện để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 16 10. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến 18 10.1. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả. 18 10.1.1. Tính hiệu quả. 18 10.1.2. Tác dụng của mô hình Lớp học đảo ngược với việc bồi dưỡng khả năng tự học của HS 19 10.1.3. Bài học kinh nghiệm. 22 10.2. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của nhà trường 23 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: 23 PHỤ LỤC 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 41
- Bảng chữ cái viết tắt 1. HS: Học sinh 2. GV: Giáo viên 3. THPT: Trung học phổ thông 4. FL: (Flipped Classroom): Lớp học đảo chiều. 5. TT: truyền thống. 6. HTML/SCROM: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản dùng để lập trình web. 7. ICT: viết tắt của Information & Communication Technologies có nghĩa là: Công nghệ thông tin và Truyền thông 8. GQVĐ: giải quyết vấn đề 42