Tóm tắt kết quả sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp nâng cao kĩ năng sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học chủ đề địa lí cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường cao đẳng sư phạm Hà Tây

pdf 1 trang vanhoa 5390
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt kết quả sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp nâng cao kĩ năng sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học chủ đề địa lí cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường cao đẳng sư phạm Hà Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_ket_qua_sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_ki.pdf

Nội dung tóm tắt: Tóm tắt kết quả sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp nâng cao kĩ năng sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học chủ đề địa lí cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường cao đẳng sư phạm Hà Tây

  1. TÓM TẮT KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY (*) Ths. Dương Thị Thuỳ - khoa Tiểu học Bản đồ là ngôn ngữ thứ hai của Địa lí. Muốn học giỏi, học tốt và dạy được Địa lí trước hết cần có kĩ năng bản đồ. Đứng trước thực trạng sử dụng bản đồ gặp nhiều khó khăn của các em sinh viên, cũng như để thực hiện phương châm dạy học “học đi đôi với hành”, tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình về “Biện pháp nâng cao kĩ năng sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học chủ đề Địa lí cho sinh viên ngành giáo dục Tiểu học trường cao đẳng sư phạm Hà Tây”. Trong nghiên cứu này, tôi chia sẻ kinh nghiệm khi tiến hành rèn luyện kĩ năng bản đồ cho sinh viên. Trước hết, phân tích những khó khăn khi sinh viên thực hiện các loại kĩ năng bản đồ. Sau đó, giảng viên chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi rèn luyện từng loại kĩ năng và những điều sinh viên cần lưu ý khi thực hiện rèn các kĩ năng. Cuối cùng, giảng viên lấy ví dụ cụ thể minh họa khi rèn luyện từng loại kĩ năng bản đồ. Khi hướng dẫn sinh viên rèn luyện, tôi cũng đưa ra các chỉ báo cụ thể đối với từng loại kĩ năng bản đồ: 1/ Kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc tên đối tượng trên bản đồ. 2/ Kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ. 3/ Xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ. 4/ Xác định khoảng cách trên bản đồ. 5/ Xác định vị trí lãnh thổ trên bản đồ. 6/ Mô tả đối tượng trên bản đồ. 7/ Phát hiện mối quan hệ trên bản đồ. Để kiểm chứng hiệu quả các biện pháp đưa ra, tôi cũng đã xây dựng kế hoạch thực nghiệm cụ thể, chi tiết. Thông qua các phiếu hỏi, quan sát quá trình tập giảng của sinh viên, tôi thấy sự tiến bộ vượt bậc của em khóa 39 về kĩ năng sử dụng bản đồ. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại nhỏ về kĩ năng ở một số em, đặc biệt là kĩ năng phân tích mối quan hệ địa lí trên bản đồ cần khắc phục. Khi sử dụng bản đồ, lưu ý các kĩ năng luôn gắn liền, không tách dời nhau. Vì vậy để khai thác kiến thức địa lí cần vận dụng linh hoạt các kĩ năng đó với nhau. Trong quá trình rèn luyện, giảng viên và sinh viên cần phải thường xuyên tương tác, phối hợp chặt chẽ để nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ địa lí. (*) Toàn văn nghiên cứu, thầy cô và sinh viên tìm đọc tại Trung tâm Thông tin Thư viện – trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây