Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn thể thao tự chọn - Đá cầu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn thể thao tự chọn - Đá cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon.doc
Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn thể thao tự chọn - Đá cầu
- Kết quả khảo sát trên cho thơi thấy khả năng thực hiện động tác của học sinh cịn kém, mau quen kỹ thuật (các kỹ thuật trên đã được học ở lớp 4), chưa thật thật sự thích thú khi học thể dục. Nĩ khiến tơi phải nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm giúp các em cải thiện và nâng cao trình độ kỹ thuật hơn ở cuốí năm cũng như làm cho các em hứng thú hơn khi đến giờ học thể dục. II/ NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT: Để cơng việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt, giúp các em cĩ hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tơi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi khơ khan của mơn thể dục thành những bài tập giúp các em hứng thú hơn khi đến giờ thể dục. Vì vậy, người giáo viên cần đưa ra những biện pháp cụ thể, nhằm gĩp phần nâng cao hiệu quả học thể dục cho nhà trường. - Đầu tiên giáo viên phải nắm rõ điều kiện hình thành động tác và qui luật hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động. - Dựa vào các phương pháp dạy học giúp các em cĩ kĩ thuật cơ bản, giúp các em nhận thấy những lỗi mà học sinh dễ mắc, từ đĩ hướng dẫn biện pháp khắc phục. - Sử dụng những kĩ thuật phù hợp để hướng dẫn học sinh. III/ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 1/ Điều kiện hình thành kĩ năng động tác và qui luật hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động. 1.1/ Điều kiện hình thành kĩ năng động tác: - Tập luyện kĩ năng động tác là hình thành một hệ thống phản xạ cĩ điều kiện cịn gọi là định hình động lực hoặc xây dựng chương trình thực hiện động tác. - Trong quá trình tập luyện hệ thống tín hiệu kích thích đại não phải đủ mạnh và phải kết hợp hệ thống tín hiệu thứ 1 (bằng thị phạm) với hệ thống tín 10
- hiệu thứ 2 (bằng lời giảng) để học sinh dễ dàng phân biệt các chi tiết động tác. Phải chú ý đến sự hưng phấn tập trung thần kinh thì mới xây dựng được các đường liên hệ tạm thời trong việc hình thành kĩ năng động tác. - Mỗi động tác tập luyện cần lặp đi lặp lại nhiều lần để cũng cố đường thần kinh liên hệ tạm thời trên vỏ đại não. - Kĩ năng động tác bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở những động tác đã tiếp thu từ trước, do đĩ nên tập luyện động tác đơn giản rồi mới xây dựng dần những động tác phức tạp. - Phải đảm bảo tính chính xác của động tác, nghĩa là phải tập luyện đúng kĩ thuật, vì một động tác chưa chính xác đã được củng cố vững chắc thì cản trở sự hình thành động tác mới. Đây chính là vấn đề cần thiết của giáo viên thể dục bậc tiểu học cần phải. 1.2/ Quy luật hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động: - Kĩ năng là việc thực hiện tập trung chú ý cao vào các thành phần động tác và chưa được ổn định trong việc thực hiện động tác. Nếu khả năng được lập lại nhiều lần thì động tác trở nên thuần thục. Cơ chế phối hợp động tác dần được tự động hĩa sẽ chuyển thành kĩ xảo. - Kĩ xảo thực hiện động tác là khả năng điều chỉnh động tác cĩ tính tự động hĩa đối với động tác trong hành vi vận động nguyên vẹn, khi đã trở thành kĩ xảo thì việc thực hiện của động tác cĩ độ vững chắc cao, tính liên tục của động tác hĩa đối với động tác trong hành vi vận động nguyên vẹn, khi đã trở thành kĩ xảo thì việc thực hiện động tác cĩ độ vững chắc cao, tính liên tục của động tác được biểu hiện ở sự nhẹ nhàng, liên kết, tính nhịp điệu và tính bền vững. Sự hồn thiện về kĩ xảo cĩ liên quan đến việc tri giác chuyên mơn động tác. 11
- Từ việc giáo viên nắm rõ qui luật hình thành kĩ năng động tác và kĩ năng kĩ xảo vận động sau đĩ sẽ đưa ra những phương pháp phù hợp để hướng kĩ thuật cho học sinh. 2/ Dựa vào các phương pháp dạy học giúp các em cĩ kĩ thuật cơ bản, giúp các em nhận thấy những lỗi mà học sinh dễ mắc, từ đĩ hướng dẫn biện pháp khắc phục. Trong lớp học, cĩ rất nhiều đối tượng học sinh khác nhau việc lựa chọn các phương pháp dạy học, cách tổ chức lớp học phải phù hợp với điều kiện, hồn cảnh, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Trong dạy học cĩ rất nhiều phương pháp để giáo viên lựa chọn phương pháp cho phù hợp, quan trong nhất trong lúc giảng dạy người giáo viên phải truyền thụ cho học sinh một cách cĩ hiệu quả nhất. Sau dây tơi xin trình bày một số phương pháp và kỹ thuật giúp học sinh học tốt mơn thể thao tự chọn đá cầu. 2.1/ Phương pháp dùng ngơn ngữ: Là phương pháp dùng các loại hình ngơn ngữ để hướng dẫn học sinh trong quá trình dạy học, nhằm đạt được các nhiệm vụ, yêu cầu trong tiết học. Trong phương pháp này giáo viên chủ yếu dùng lời nĩi để nĩi rõ nhiệm vụ, tên gọi, tác dụng, cách thức, yêu cầu học sinh tập luyện và nắm vững kỹ thuật động tác. Phương pháp này được dùng rất phổ biến trong suốt quá trình giảng dạy của giáo viên, đặc biệt là khi học các nội dung mới. 2.2/ Phương pháp trực quan: Là phương pháp dạy học chủ yếu là tác động vào cơ quan cảm giác của học sinh. Quá trình nhận thức sự vật của con người bao giờ cũng bắt đầu từ cảm giác. Trong dạy học thể dục các phương pháp trực quan thường làm mẫu động tác, bài tập, kết hợp với phim ảnh, ti vi 2.3/ Phương pháp hồn chỉnh và phân giải: 12
- Đĩ là phương pháp truyền thụ kỹ thuật động tác của giáo viên vừa là phương pháp luyện tập để nắm vững kỹ thuật động tác cho học sinh. 2.3.1/ Phương pháp dạy học hồn chỉnh: Đĩ là phương pháp học tồn bộ động tác từ đầu đến cuối. Ưu điểm là học sinh nắm được động tác hồn chỉnh, khơng phá vỡ cấu trúc hoặc mối liên hệ giữa các phần của động tác. Đối với những kỹ thuật cơ bản như tâng cầu bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân, chuyền cầu bằng mu bàn chân giáo viên cĩ thể dạy từ đầu đến cuối mà học sinh tiếp thu một cách dễ dàng nhanh chĩng. 2.3.2/ Phương pháp dạy học phân giải: Là phương pháp đem chia hợp lý một động tác hồn chỉnh thành nhiều kỹ thuật nhỏ rồi lần lược dạy cho đến cuối cùng học sinh nắm được tồn bộ động tác. Ưu điểm giảm độ khĩ cần thiết cho quá trình dạy học, giảm thời gian học tập. Người ta dùng phương pháp này khi dạy học động tác tương đối phức tạp, khĩ hồn chỉnh ngay. Ví dụ: Thực hiện kĩ thuật tâng cầu bằng đùi Đây là một kĩ thuật khĩ, giáo viên cĩ thể phân giải kĩ thuật ra thành những kĩ thuật đơn giản hơn như: - Kĩ thuật 1: Đứng tại chỗ nâng đùi sao cho cẳng chân vuơng gĩc với mặt đất. - Kĩ thuật 2: Sau khi đã cĩ được kĩ thuật nâng đùi giáo viên cho học sinh tập luyện với cầu, tập tại chỗ tâng cầu được một cái sau đĩ giữ cầu lại, tập nhiều lần để hình thành động tác. - Kĩ thuật 3: Phán đốn hướng cầu rơi di chuyển tâng cầu. Phối hợp ba kĩ thuật trên lại thì học sinh sẽ thực hiện được kĩ thuật tâng cầu bằng đùi hồn chỉnh và đạt ít nhất là hai cái. 13
- 2.4/ Phương pháp phịng sửa động tác chưa chính xác: Trong dạy học thể dục, mắc lỗi động tác trong khi học là hiện tượng bình thường. Giáo viên cần nhìn nhận đúng để phịng sửa lỗi tốt cho học sinh, việc sửa lỗi trong động tác khơng chỉ nhằm nắm vững kiến thức, kỹ thuật động tác mà cịn tạo điều kiện rèn luyện thân thể phịng tránh chấn thương. Do đĩ, phải phịng và sửa lỗi kịp thời cho học sinh. Thơng qua các phương pháp dạy học, giáo viên cho học sinh thấy mình chưa tốt ở điểm nào, những lỗi nào dễ mắc phải từ đĩ cĩ biện pháp sửa chữa uốn nắn kịp thời. Qua những năm cơng tác tơi nhận thấy khi thực hiện những kĩ thuật đá cầu, học sinh dễ mắc một số lỗi là do những nguyên nhân sau: 2.4.1/ Những lỗi học sinh thường mắc và nguyên nhân: NHỮNG LỖI DỄ MẮC NGUYÊN NHÂN 1. Lỗi trong kỹ thuật tâng cầu bằng đùi: - Tâng cầu quá xa hoặc quá thấp. - Khi tiếp xúc cầu đùi chưa vuơng gĩc với thân. - Di chuyển vị trí để thực hiện kỹ - Di chuyển khơng đúng hướng cầu rơi thuật. hoặc chậm. 2. Lỗi trong kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân: - Tung cầu lệch hướng. - Phán đốn quan sát hướng cầu đến. - Đưa chân sớm quá hoặc muộn quá. - Di chuyển khơng đúng hướng cầu rơi - Di chuyển vị trí để thực hiện kỹ hoặc chậm. thuật. 14
- 3. Lỗi trong chuyền cầu bằng mu bàn chân: - Phán đốn điểm rơi khơng tốt nên - Phán đốn tốc độ đến của cầu khơng đỡ được cầu. - Dùng tay đỡ cầu. - Chuyền cầu khơng chính xác: mạnh - Phán đốn quan sát hướng cầu đến quá hoặc yếu quá 4. Lỗi trong phát cầu bằng mu bàn chân: - Tung cầu khơng chính xác. - Tung cầu quá gần hoặc quá xa với thân người. - Chạm cầu khơng đúng mu bàn chân. - Phán đốn điểm rơi khơng đúng nên đá khơng trúng cầu. 2.4.2/ Biện pháp khắc phục: Từ những nguyên nhân dẫn đến những lỗi mà học sinh dễ mắc và trên cơ sở lý luận cùng với tham khảo sách giáo khoa chuyên mơn, quá trình dạy học cũng như dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp tơi nhận thấy các em dễ mắc lỗi chủ yếu ở 3 nhĩm kỹ thuật như sau: nhĩm kỹ thuật về mặt di chuyển, nhĩm về mặt phán đốn, nhĩm về mặt mở rộng (dành cho những học sinh cĩ năng khiếu). Từ đĩ, tơi mạnh dạn xin đưa ra các biện pháp khắc phục mà bản thân đã áp dụng như sau: 15
- BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC BÀI TẬP * Nhĩm lỗi về mặt di chuyển: Khởi động chuyên mơn: - Tập các động tác bổ trợ để tăng độ linh - Xoạc ngang, xoạc dọc. hoạt của các khớp hơng, gối. - Chạy nhẹ kết hợp đá má trong, má ngồi. - Đá lăn chân theo chiều ngang, dọc. - Tập các bài tập chuyển vị trí và kết hợp với xoay người chuyển hướng. * Nhĩm lỗi về mặt phán đốn (cự ly, tốc độ cầu đến): - Phân tích tầm quan trọng sự chú ý theo - Tung cầu đúng động tác. điểm rơi của cầu. - Tập tự tung, bắt cầu. - Phân tích tầm quan trọng của tốc độ - Tập động tác co chân và hướng bay của cầu. mu bàn chân tâng cầu lên cao khơng cầu và cĩ cầu. - Tập đĩn cầu do người khác tung cho. - Treo cầu ở độ cao nhất định và tập đá. 16
- * Nhĩm mở rộng (phát hiện năng khiếu): - Phân tích cho học sinh thấy được cái - Thi tâng cầu nhanh hoặc tối đa đẹp, cái hay của mơn đá cầu và đá cầu là - Tổ chức cho học sinh chơi chuyền một nghệ thuật. cầu theo nhĩm đội hình vịng trịn - Nêu cho học sinh biết thêm về luật đá cầu. 2.5/ Phương pháp luyện tập tuần hồn: Trong phương pháp này cần căn cứ vào nhiệm vụ luyện tâp mà tìm chọn được một số phương tiện tập luyện phù hợp và các yêu cầu luyện tập cụ thể theo quy định mà tuần tự tập luyện quay vịng. Phương pháp này giúp các em cĩ biên độ thực hiện động tác nhiều, đảm bảo thời gian mà quan trọng hơn là đạt yêu cầu nội dung của giờ học. Ví dụ: Chia lớp thành 2 nhĩm tập luyện tuần hồn như sau: Nhĩm 1 tập luyện kỹ thuật tâng cầu, nhĩm 2 thực hiện kỹ thuật phát cầu. Sau thời gian tập luyện theo qui định rồi đổi nội dung tập luyện cho các nhĩm. 2.6/ Phương pháp luyện tập bằng trị chơi và thi đấu: Trong phương pháp luyện tập bằng trị chơi, học sinh tập luyện theo phương thức trị chơi nĩ làm cho người tập cĩ tính tranh đua và vui tươi nên dễ lơi cuốn, làm cho người tập tự giác, tích cực, chủ động tập luyện. Do đĩ phương pháp này dễ phát huy tính tích cực của học sinh, phát triển cả về thể lực lẫn trí lực , bồi dưỡng tinh thần tập thể, dũng cảm và cĩ ý chí phấn đấu trong học tập. Bên cạnh đĩ giáo viên cĩ thể cho các em thi đấu theo tổ và giáo viên làm trọng tài. Những kĩ thuật đẹp, những pha cầu giành điểm sẽ giúp cho học sinh hưng phấn, thích thú từ đĩ các em sẽ say mê tập luyện hơn. 17
- 3/ Một số kỹ thuật đã sử dụng: - Trong mơn đá cầu, điểm tiếp xúc mà người ta thường dùng là mu bàn chân, má trong, má ngồi, gan bàn chân, đùi, ngực, đầu, vai cách sử dụng thì mỗi người một vẻ. Nhưng cho dù đá theo kiểu nào thì mọi người cũng bắt đầu từ kỹ thuật cơ bản. Cĩ kỹ thuật cơ bản rồi, cĩ kỹ năng cầm cầu chính xác rồi mới phát huy được các kiểu kỹ thuật của mình. - Đối với bậc tiểu học đá cầu bao gồm các kĩ thuật cơ bản sau: + Cách cầm cầu. + Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi. + Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. + Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân. + Kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân. 3.1/ Cách cầm cầu: Tay cầm cầu (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0.3m, để cầu trên ngĩn tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu, tay khơng cầm cầu co tự nhiên. 3.2/ Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi: Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gĩt chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.3 - 0.5m, cách ngực 0.2 - 0.4m, mắt nhìn theo cầu để dự đốn hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối chân đá lăng nhẹ và lưới lên trên kết hợp với gập gối sao cho đùi vuơng gĩc với thân người. Khi tiếp xúc với cầu đùi đánh nhẹ lên và hơi hướng ra ngồi 18
- để cầu nẩy lên ngang tầm mắt và rơi xuống nhằm tạo thuận lợi cho động tác tiếp theo. 3.3/ Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân: Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gĩt chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0.5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu. 3.4/ Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân: Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gĩt chân trước khoảng 1 bàn chân ( xa hơn tâng cầu) chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao - ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương. 3.5/ Kỹ thuật chuyền cầu bằng bàn chân (chuyền cầu theo nhĩm): Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau ½ bàn chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên phải, chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu. kết thúc chân thuận tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại). * Các kỹ thuật nâng cao hướng dẫn thêm cho học sinh yêu thích hoặc cĩ năng khiếu: a) Chắn cầu bằng ngực: Để chống lại quả tấn cơng của đối phương ta thực hiện chắn cầu bằng ngực. Hai chân rộng bằng vai trọng tâm cơ thể dồn đều vào 2 19
- chân, tay thả lỏng tự nhiên mắt quan sát sang sân đối phương. Khi đối phương tấn cơng gần lưới học sinh nhanh chĩng khuỵu gối hạ thấp trọng tâm, mắt tập trung quan sát đối phương để phán đốn đường cầu sang. Sau đĩ “bật nhảy” thẳng đứng, người ưởn, 2 tay đưa sang ngang hay về phía sau để tồn bộ phần ngực chắn lấy đường cầu làm quả cầu bật lại sân đối phương. Kết thúc 2 chân chạm đất (chú ý khơng được bộ phận nào của cơ thể chạm lưới). b) Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực: Tư thế chuẩn bị giống như phát cầu, quan sát thấy cầu bay tới cách ngực khoảng 0.3-0.5 cm, cần nhanh chĩng chuyển trọng tâm về chân sau, thân người hơi ngã phía sau, hơi xoay sang một bên, hay tay thả lỏng tự nhiên. Khi cầu cách ngực 10 cm thì đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước ngực tiếp xúc với cầu sao cho quả cầu bật ra về phía chân đá cách người khoảng 0.3 - 0.5m, thơng thường nếu chân đá là chân phải thì tiếp xúc với cầu ở phần ngực trái và ngược lại, kết thúc chuyển trọng tâm về trước, nhanh chĩng xử lý thăng bằng. c) Kỹ thuật đánh đầu: Học sinh chuẩn bị đứng tự nhiên như khi chuẩn bị đỡ đùi, khi cầu bay cao 2m cách đầu 0,5 dùng sức cả 2 chân bật lên cao, thân người ưởn cong hình cánh cung, hai tay đưa sang hai bên để giữ thăng bằng, mắt quan sát cầu. Sau đĩ gập nhanh đầu xuống chạm cầu, cầu tiếp xúc với trán sẽ bay đi. Cĩ thể lắc sang phải hay trái gây khĩ khăn cho đối phương khi 2 chân tiếp đất nhanh chĩng quay mặt quan sát đường cầu đối phương. - Tiến trình giáo viên hướng dẫn các kĩ thuật trên cho học sinh mà bản thân áp dụng cho sáng kiến này đĩ là: + Nêu tên, giới thiệu kĩ thuật động tác cho học sinh nắm. + GV làm mẫu chính xác kĩ thuật động tác (cĩ thể cho học sinh xem tranh, hình ảnh ). + Lưu ý những điểm học sinh dễ mắc lỗi, cách khắc phục. 20
- + Tập luyện theo lớp hoặc chia tổ thực hiện. + Uốn nắn, sửa chữa động tác chưa chính xác cho học sinh. + Củng cố kĩ thuật cho học sinh. - Khi mà các em đã cĩ kĩ thuật cơ bản chính xác, biết khắc phục những điểm yếu, những lỗi mà mình dễ mắc phải thì từ đĩ các em sẽ thích thú hơn và ham muốn tập luyện hơn khi đến giờ thể dục. IV/ KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN: Sau thời gian áp dụng sáng kiến, kết quả chuyển biến như sau: Chưa Kỹ thuật động tác Hồn thành Tỉ lệ % Tỉ lệ % hồn thành Kỹ thuật tâng cầu Lớp 33 100 % 0 0 % bằng mu bàn chân Kỹ thuật phát cầu 5/1 33 100 % 0 0 % bằng mu bàn chân Kỹ thuật tâng cầu Lớp 33 100 % 0 0 % bằng mu bàn chân Kỹ thuật phát cầu 5/2 33 100 % 0 0 % bằng mu bàn chân Qua bảng khảo sát, chúng ta thấy cĩ kết quả chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tích cực, tỉ lệ chưa hồn thành kỹ thuật động tác khơng cịn, tỉ lệ hồn thành động tác đạt 100%. Điều này chứng tỏ qua áp dụng các phương pháp và kỹ thuật nêu trên đã mang lại hiệu quả tích cực, học sinh cĩ chuyển biến tích cực về tinh thần và thái độ học tập cũng như trình độ kỹ thuật các động tác được hồn thiện rất nhiều. 21
- Bên cạnh đĩ, trường tham gia hội khỏe phù đổng cấp huyện mơn đá cầu cũng đạt thành tích khá cao: 01 giải nhất và 01 giải 3 (đơn nữ), 01 giải nhì (đơn nam), và 01 giải 3 (đơi nữ). Điều mà tơi cảm thấy tâm đắc trong sáng kiến này là tơi đã giúp cho các em tự nhận thấy bản thân các em chưa tốt ở đâu và chưa tốt ở kĩ thuật nào thì thơng qua việc hướng dẫn của giáo viên các em tự khắc phục những lỗi đĩ để hồn thiện kĩ thuật, từ việc thực hiện tốt kĩ thuật dẫn đế các em say mê, hứng thú học tập khi mỗi lần đến giờ học thể dục. 22
- C/ KẾT LUẬN I/ TĨM LƯỢC GIẢI PHÁP: - Việc áp dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh tập luyện các kỹ thuật cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên. Học sinh cần được trang bị đầy dủ dụng cụ cho giờ học thì kết quả được tốt hơn. Để học sinh đạt được những điều nêu trên thì người giáo viên phải cĩ: - Cĩ một kiến thức sư phạm vững vàng, cĩ hiểu biết cơ bản về tâm, sinh lý học sinh tiểu học. - Giáo viên trước khi hướng dẫn tập luyện cần phải nghiên cứu thật kĩ giáo án và kĩ thuật từng động tác. - Khi làm mẫu động tác cho học sinh xem thì thật chính xác từng kĩ thuật động tác. - Kịp thời sửa những lỗi chưa chính xác một cách triệt để cho học sinh khi thực hiện động tác. - Cần tuyên dương khen ngợi, học sinh đã tập tốt và đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời cụ thể để giúp học sinh khắc phục các hạn chế theo tinh thần thơng tư 30/2014/TT- BGDĐT. - Trong giờ tập luyện luơn chú ý đến sự đảm bảo an tồn cho học sinh, quan tâm đến từng đối tượng học sinh của mình, động viên kịp thời nhằm phát huy tối đa năng khiếu của học sinh. - Luơn khơng ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên mơn, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. II/ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt mơn thể thao tự chọn - Đá cầu” được rút ra từ thực tế những năm giảng dạy của bản thân cũng như học hỏi từ đồng nghiệp. Những biện pháp trên được áp dụng trong dạy và học thể dục ở học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Định cũng 23
- cĩ thể áp dụng để nhân rộng ra các trường tiểu học trong huyện và trong tỉnh tùy theo đối tượng, lứa tuổi học sinh mà giáo viên cần lựa chọn sử dụng những biện pháp cho phù hợp. III/ ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ: Cần trang bị đồ dùng dạy học phù hợp với từng nội dung tiết dạy. Giáo viên cần tăng cường việc dự giờ, hội giảng, cần cĩ những cuộc hội thảo về chuyên mơn để phân tích, hệ thống những “chỗ hỏng” của các em học sinh. Từ đĩ xây dựng nên những biện pháp cần thiết mang tính phổ biến áp dụng vào việc giảng dạy cho học sinh. Cĩ được kết quả như trên, bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên, ý thức vươn lên trong học tập của học sinh mà cịn cĩ sự chỉ đạo đúng hướng, nhiệt tình, sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, của lãnh đạo các cấp. Chính vì vậy mà giờ học thể dục đã trở thành tiết học giúp các em phấn khởi, tích cực, tự tin hơn trong học tập, giúp chất lượng mơn thể dục được nâng cao, làm nền tảng cho khả năng học tập sau này của các em ở những cấp học cao hơn. Người viết Dương Văn Phương 24
- TÀI LIỆU THAM KHẢO ✓ Sách giáo viên mơn thể dục lớp 4, NXB GD – 2003. ✓ Sách giáo viên mơn thể dục lớp 4, NXB GD – 2003. ✓ Tham khảo tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn thể dục ở tiểu học. ✓ Nghiên cứu và áp dụng thơng tư 30/BGD-ĐT ✓ Nghiên cứu giáo trình Lý luận và phương pháp thể dục thể thao ( sách giáo khoa dùng cho sinh viên các trường đại học thể dục thể thao) ✓ Tham khảo giáo trình lịch sử thể dục thể thao (Trường Đại Học Thể Dục Thể Thao I nhà xuất bản thể dục thể thao năm 2000). ✓ Tham khảo giáo trình sinh lý học thể dục thể thao nhà xuất bản 1995. ✓ Tài liệu sách báo, giáo án trên thư viện điện tử. 25