Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mo.docx
- LÊ THẢO - SKKN 2021.pdf
Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1
- Sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” I/ THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Như chúng ta đã biết, âm nhạc lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, tập trung phát triển năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc, với ba nội dung: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc. Song để phát triển được những năng lực đó, đòi hỏi học sinh phải đáp ứng được yêu cầu của năm mạch nội dung: Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ và thường thức âm nhạc. Tiếp cận giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới đối với lớp 1, phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học có sự khác biệt để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu cần đạt về nội dung của môn Âm nhạc. Đối với học sinh lớp 1, các em chưa biết gì về kiến thức âm nhạc, vì thế các em chủ yếu học theo lối cảm âm, trực quan và dần dần hình thành kỹ năng học nhạc thông qua các hoạt động. Giáo viên phải làm thế nào để giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc? Phương pháp và hình thức tổ chức dạy, học ra sao để phù hợp và đạt hiệu quả nhất trong quá trình giảng dạy, đồng thời kích thích sự hứng thú, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, giúp các em hoàn thành tốt mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn Âm nhạc. Vì thế bản thân tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” để giúp các em học tốt môn Âm nhạc theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. II/ NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Âm nhạc ở tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng, nó là bước khởi điểm trên con đường giáo dục thẩm mĩ cho mỗi con người, nhất là đối với thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước. 1
- Sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” Để chất lượng giáo dục của môn Âm nhạc đạt được kết quả đáng khích lệ, bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực để ứng dụng vào mỗi tiết dạy có hiệu quả. Đồng thời nhờ có sự quan tâm, đôn đốc, hỗ trợ kịp thời của nhà trường về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất để phục vụ giảng dạy, cũng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để chất lượng giáo dục bộ môn ngày càng được nâng cao hơn. Song như chúng ta đã biết, năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với một nội dung chương trình mới, quan điểm mới, sách giáo khoa mới, vì thế không tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lo lắng đối với cả người dạy lẫn người học. Với lứa tuổi học sinh lớp 1, vừa được chuyển cấp, các em còn rất vô tư, hồn nhiên, các em chuyển từ hoạt động chơi ở mẫu giáo sang hoạt động học ở lớp 1. Chính vì thế giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc rèn luyện và giáo dục các em. Từ thực tế trên tôi đưa ra một số nội dung cần giải quyết như sau: - Xây dựng tinh thần học tập âm nhạc. - Đổi mới phương pháp dạy học. - Vận dụng trò chơi vào trong dạy học để tạo hứng thú cho học sinh. III/ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 1. Xây dựng tinh thần học tập âm nhạc. Ở bất kì một nội dung nào, dù là học hát, nghe nhạc, nhạc cụ hay đọc nhạc thì để có một tiết học âm nhạc hiệu quả, người giáo viên phải xây dựng tinh thần học tập cho học sinh ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập. Tạo cho các em thói quen tự giác, tích cực hoạt động nhằm tạo hiệu quả cho tiết dạy. 2
- Sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” Từ việc đảm bảo tinh thần học tập của các em, việc thống nhất các tư thế, vị trí ngồi, đi, đứng, vỗ tay, giậm chân, trình diễn, vận động, Tất cả phải được quy định và thống nhất thực hiện. Ví dụ: Để bắt đầu giờ học nhạc tôi hướng dẫn các em khởi động giọng của mình. Khi ngồi thì tư thế ngồi thẳng, mắt hướng về trước, hai tay thả lỏng tự nhiên để khi hát các cơ quan đẩy hơi hoạt động tốt nhất và hiệu quả. Hoặc khi đứng thì tư thế các em chỉ cần đứng duỗi thẳng hai chân, mắt hướng về trước, tay thả lỏng tự nhiên theo cơ thể. Việc hướng dẫn các tư thế ngồi hát và đứng hát sẽ giúp cho các em có sự đồng loạt và nề nếp. Từ việc luyện tập nhiều lần sẽ giúp các em hình thành kỹ năng hoạt động âm nhạc. Qua đó giúp giáo viên rút ngắn thời gian quản lý, hướng 3
- Sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” dẫn đồng thời phát huy được vai trò tự giác, tích cực và hợp tác của học sinh trong hoạt động học. 2. Đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học là một yếu tố rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của một tiết học. Vì vậy, người giáo viên phải linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng bài học. a/ Phương pháp dạy học trực quan: Như chúng ta đã biết, sách giáo khoa Âm nhạc 1 “Kết nối tri thức với cuộc sống” được đánh giá rất cao về hình ảnh trực quan. Nội dung bên trong sách được trình bày hết sức hấp dẫn, gây hứng thú với học sinh. Kênh chữ, kênh hình gần gũi, có tính thẩm mỹ cao và phù hợp với từng nội dung. Bằng việc sử dụng các hình ảnh hay tranh vẽ phù hợp với nội dung của từng câu hát để kích thích thị giác, gợi nhớ và khả năng liên tưởng của các em. Từ đó giúp các em nhanh chóng nhớ bài và thuộc lời ca một cách nhanh và chính xác hơn. Ví dụ: Như dạy bài hát “Lớp Một thân yêu” ở chủ đề 3, SGK Âm nhạc 1 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, trang 18: Khi bắt đầu dạy đọc lời ca tôi sẽ đưa hình ảnh minh họa tương ứng với từng câu trong bài hát để tập cho học sinh. Cụ thể là khi đọc từng câu cho các em đọc theo, tôi kết hợp đưa hình ảnh minh họa của câu hát đó cho các em vừa nghe, vừa xem, vừa đọc theo. Các em sẽ nhìn vào tranh và cảm nhận nội dung từng câu hát. Từ đó giúp các em vừa nhanh thuộc lời, vừa nhớ lâu. Sau khi đã thuộc lời ca tôi sẽ cho các em xung phong lên hát giống các bạn minh họa trong hình. Còn đối với những bạn hát chưa đạt tôi chỉ cần các em hát được một câu trong bài hát là tôi tuyên dương, khích lệ các em để lần sau các em mạnh dạn, tự tin hơn. 4
- Sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” Hình 1: Kìa tiếng trống trường vang, Hình 2: Từng nét chữ đầu tiên, trang em bước vào lớp Một. sách học điều hay. Hình 3: Hòa nhịp cùng tiếng ca, Hình 4: Chúng mình cùng nắm tay, rộn ràng muôn lá hoa. ơi lớp Một thân yêu. Bài nhạc được trình bày rõ ràng, chuẩn xác và đầy đủ hình ảnh minh họa cho lời hát, đảm bảo cho việc sử dụng hình ảnh trực quan để giáo viên giảng dạy. Đồng thời, thông qua những hình ảnh đó học sinh cũng có thể khai thác, phục vụ cho việc tự học một cách có hiệu quả. Qua đó các em không còn sợ khi đứng trước lớp hay ngại khi mình hát không hay nữa, từ đó giúp các em thêm tự tin và khẳng định được bản thân mình thông qua môn học. Và đây cũng là điều mà tôi hài lòng nhất khi sử dụng phương pháp này. 5
- Sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” b/ Phương pháp khai thác tuyến nhân vật. Đây là phương pháp dạy nhạc thông qua việc khai thác tuyến nhân vật trong sách giáo khoa để dạy cho các em tiếp thu bài hiệu quả và nhanh hơn. Từ việc sử dụng hình ảnh để giới thiệu vào bài hát hay việc sử dụng hình ảnh của tuyến nhân vật vào việc luyện đọc nốt bài đọc nhạc, cho đến việc sử dụng tuyến nhân vật để củng cố, ôn luyện vị trí kí hiệu bàn tay, để dẫn dắt vào câu chuyện, Tuyến nhân vật không chỉ có trong các bài đọc nhạc mà xuất hiện hết sức sinh động trong tất cả các mạch nội dung khác. Từ hát, kể chuyện âm nhạc, nghe nhạc hay thường thức âm nhạc. Vì thế tôi đã khai thác để giúp học sinh ôn luyện và thực hành học nhạc theo kí hiệu bàn tay bất cứ lúc nào. Ví dụ 1: Trong nội dung đọc nhạc thì tuyến nhân vật bao gồm: Đô – Rê – Mi – Pha – Son. Năm nhân vật này xuất hiện trong tất cả các mạch nội dung, xuyên suốt từ đầu đến cuối sách giáo khoa, mỗi nhân vật có kí hiệu bàn tay riêng. Cụ thể khi dạy bài đọc nhạc Bậc thang Đô – Rê – Mi hoặc Ban nhạc Đô – Rê – Mi hay Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son. 6
- Sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” Ví dụ 2: Ở nội dung thường thức âm nhạc “Trống cái”. Có hình ảnh Cô giáo đang kể chuyện về trống cái. Lúc này tôi có thể đặt các câu hỏi: - Cô giáo Khóa Son đang kể chuyện cho ai? - Cô giáo đang kể cho các bạn nghe chuyện gì? Việc sử dụng phương pháp trực quan từ hình ảnh sẽ giúp cho học sinh ghi nhớ kĩ và khắc sâu hơn về nội dung bài học. Từ đó giúp tất cả các em đều có thể nắm vững kiến thức bài học một cách thuận lợi. c/ Phương pháp khai thác bộ gõ cơ thể (body Percussion). Đây là một trong những phương pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học nhạc. Bằng cách sử dụng bộ gõ cơ thể (body Percussion) gõ đệm khi học nhạc. Nghĩa là chúng ta không dùng tới thanh phách, hay song loan, để gõ đệm nữa mà chúng ta sẽ sử dụng các bộ phận của cơ thể như: tay, chân, vai để gõ đệm bằng cách búng tay, giậm chân, vỗ tay xuống bàn, vỗ hai tay, vỗ tay lên đùi, Ví dụ: Ở chủ đề 4, với bài hát “Chào người bạn mới đến” của nhạc sĩ Lương Bằng Vinh chúng ta có thể sử dụng cách gõ như sau: hai cái giậm chân và một cái vỗ tay vào phách mạnh. 7
- Sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” Ví dụ 2: Ở bài đọc nhạc Bậc thang Đô – Rê Mi. Tôi có thể sử dụng nhiều cách gõ đệm để kết hợp khi đọc nhạc. * Cách thứ nhất: Tôi có thể sử dụng động tác vỗ đùi và vỗ tay kết hợp khi cho học sinh đọc nhạc. 8
- Sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” * Cách thứ hai: Tôi sử dụng động tác giậm chân và vỗ tay kết hợp khi cho học sinh đọc nhạc. Việc kết hợp bộ gõ cơ thể khi học sẽ giúp tạo hứng thú cho học sinh khi thực hành luyện tập, giúp các em tự tin, mạnh dạn và phát huy được tính sáng tạo trong việc tự tìm các cách gõ đệm mới cho bài học, đồng thời giúp các em thuộc bài nhanh hơn, nhất là với các em tiếp thu chậm. 3. Vận dụng trò chơi vào trong dạy học để tạo hứng thú cho học sinh. Sử dụng trò chơi âm nhạc nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh với tinh thần “học để mà vui, vui để mà học”. Ví dụ 1: Trong học hát ta có trò chơi “Nhìn tranh đoán tên bài hát”, “Nghe nhạc đoán bài hát - nghe nhạc đoán câu hát”, đeo logo hình các nhân vật trong bài hát sấm vai, Qua việc tổ chức trò chơi lồng ghép vào tiết học, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thông tin cho nhiều trò chơi, đã tạo ấn tượng tốt đối với các em học sinh, các em thấy thoải mái, vui chơi học hỏi, không còn cảm giác căng thẳng, lo sợ khi thầy cô hỏi bài. Từ đó, các em mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, tạo cho các em có cảm giác tự tin khi đứng trước đám đông. Đặc biệt các em được quyền nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề nào đó. Từ đó giờ học trở nên sinh động, nhẹ nhàng. 9
- Sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” Ví dụ 2: Trò chơi “Phím đàn vui nhộn”. Mỗi học sinh sẽ mang tên một nốt nhạc và đứng vị trí tăng dần theo cao độ. Khi đọc nhạc, yêu cầu đọc đến tên phím đàn nào thì học sinh mang tên phải nhún xuống một cái. Qua trò chơi rèn cho học sinh sự chú ý, tính nhanh nhẹn, từ đó giúp các em thích thú hơn khi học âm nhạc. Hay trò chơi “Em là nhạc công”. Mỗi học sinh sẽ được chuẩn bị một dãy phím đàn. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay đặt lên các phím đàn có tên nốt nhạc. Yêu cầu các em vừa đọc bài đọc nhạc vừa chơi đàn như những nhạc công thực thụ. IV/ KẾT QUẢ Qua một thời gian áp dụng thực hiện giảng dạy theo các bước trên, tôi nhận thấy rằng các em rất say mê hứng thú học tập, tích cực hoạt động, do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt. Số học sinh lớp một thuộc lời ca và hát được bài hát, đọc và 10
- Sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” làm kí hiệu hình tay đối với các bài đọc nhạc một cách chính xác, hiệu quả. Học sinh có tính rụt rè, nhút nhát ngày trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giờ học rất sinh động. Và đặc biệt là các em học sinh có năng khiếu có điều kiện bộc lộ mình nhiều hơn. Qua kết quả khảo sát cuối năm tôi nhận thấy kết quả có những chuyển biến tích cực như sau: Kết quả Hoàn Hoàn Chưa Tổng số học sinh thành Tỉ lệ thành Tỉ lệ hoàn Tỉ lệ tốt thành Cuối học kì 1 83 34 41% 49 59% 0 0% Cuối năm 83 45 54,2% 38 45,8% 0 0% Từ kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Theo quan sát thực tế nhận thấy các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng, tích cực chủ động học tập hơn. Đặc biệt là kết quả học tập cũng như chất lượng của công tác phong trào văn hoá văn nghệ đã nâng lên rõ rệt, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi tham gia các phong trào. V. KẾT LUẬN 1/ Tóm lược giải pháp: - Để việc dạy âm nhạc đạt kết quả tốt hơn thì giáo viên chúng ta phải mạnh dạn trao đổi, thường xuyên học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức cho bản thân, phải luôn tìm tòi, vận dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy và thực hiện 11
- Sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở lớp 1” ngay, thực hiện nhiều lần ở nhiều đối tượng học sinh khác nhau nhằm đúc kết, để nâng cao tay nghề. - Ngay khi các em bước vào lớp 1 giáo viên nên hình thành cho học sinh thái độ học tập đúng đắn, bên cạnh đó phải hiểu và nắm vững tâm sinh lý cũng như khả năng tư duy nhận thức của học sinh, từ đó lựa chọn phương pháp dạy cho phù hợp. - Giáo viên phải tự học hỏi, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, có thái độ, hành vi, cử chỉ phù hợp với chuẩn mực đạo đức của một người giáo viên trước học sinh, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Thông qua từng nội dung bài học giáo viên giáo dục cho các em tình cảm và thị hiếu nghệ thuật lành mạnh đúng đắn. - Giáo viên phải đầu tư sáng tạo trong phương pháp tổ chức, biết cách phối hợp linh hoạt giữa các hình thức dạy để tiết học thêm sinh động sôi nổi, hứng thú và phát huy tối đa khả năng tư duy vận động tích cực và chủ động của học sinh. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Qua thời gian áp dụng các giải pháp nêu trên trong quá trình dạy nhạc cho học sinh khối 1 ở tại trường, tôi nhận thấy các em có tiến bộ nhiều. Các em biết vận dụng cách học vào những bài học kế tiếp. Và tôi nghĩ với những giải pháp này sẽ áp dụng được cho học sinh khối 1 trong toàn huyện. 12