Báo cáo giải pháp Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trường tiểu học Ngô Quyền

doc 15 trang trangle23 16/08/2023 3122
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trường tiểu học Ngô Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_sinh.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo giải pháp Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trường tiểu học Ngô Quyền

  1. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Ngô Quyền” a) Chọn tổ trưởng tổ chuyên môn: Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trục tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình. Chính vì thế mà ngay từ đầu năm học, sau khi đã cân nhắc kĩ càng, tôi tham mưu với Hiệu trưởng để chọn ra được những Tổ trưởng thật sự đáp ứng được các yêu cầu công tác. Muốn chỉ đạo tốt hoạt động của tổ, giáo viên có năng lực quản lý được chọn tổ trưởng phải đảm bảo: - Phải là người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định của ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có kiến thức vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, làm việc luôn có kế hoạch. - Người nhiệt tình, kiên quyết, dám quyết định, am hiểu công việc, chịu trách nhiệm với công việc đồng thời có nhiều đóng góp trong việc xây dựng tập thể vững mạnh. - Người bạn đồng hành, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về tinh thần lẫn vật chất và điều cốt lõi là phải biết động viên tinh thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên trong tổ. b) Bồi dưỡng tổ trưởng tổ chuyên môn: Điều quan trọng là người tổ trưởng phải có uy tín, được tập thể tín nhiệm. Biết điều hành các hoạt động của tổ khối một cách khoa học, hiệu quả. Vì vậy tôi quan tâm đến việc: Bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ. Đó là các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần; bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ . Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời; Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Giáo viên: Đỗ Thị Cẩm Tuyên Trang - 6 -
  2. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Ngô Quyền” Biện pháp bồi dưỡng là: Yêu cầu tổ trưởng nắm vững các văn bản chỉ đạo, năm vững chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản các môn học của các lớp thuộc khối lớp trong tổ phụ trách. Những vấn đề nào chưa hiểu thì tôi giải thích bổ sung trên nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu. 3.2. Hướng dẫn tổ trưởng xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn - Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường. - Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn trong trường tiểu học là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu của tổ chuyên môn và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, chỉ tiêu đó. Khi xác định các mục tiêu nhiệm vụ, cần đưa ra những chỉ tiêu, xác định mức độ, các chỉ tiêu phải được định lượng và biểu thị cụ thể bằng những con số, tỷ lệ % - Bản chất của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn là xác định xem trong năm học, tổ chuyên môn hướng đến những mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu đó cần phải làm gì, làm thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm. - Như vậy, kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh trong tổ. Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh như tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học sau mỗi lần kiểm tra định kì; dạy học theo nhóm đối tượng học sinh, theo nhóm sở thích; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới ra trường hoặc năng lực chuyên môn còn hạn chế. 3.3. Qui trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn - Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm học (Việc 1: Thu thập, xử lý thông tin- Việc 2: Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ- Việc 3: Xây dựng yêu cầu, các chỉ tiêu - Việc 4: Xác định các biện pháp- Việc 5: Dự kiến công việc, thời gian) Giáo viên: Đỗ Thị Cẩm Tuyên Trang - 7 -
  3. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Ngô Quyền” - Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể - Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch - Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt - Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch 3.4. Hướng dẫn thực hiện một buổi sinh hoạt chuyên môn a- Nội dung, cấu trúc sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ: Sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ là hai lần/ tháng vào tuần thứ hai và tuần thứ tư của tháng sau tuần một, như vậy tất cả các giáo viên trong tổ đã được lĩnh hội các nội dung kế hoạch tháng của nhà trường, công đoàn, của chuyên môn trường, các đoàn thể báo cáo tổng kết kế hoạch tháng trước. Như vậy phần nào giáo viên đã hình dung hết kế hoạch của tháng cho từng bản thân. Chuẩn bị của tổ trưởng: Để chuẩn bị cho cuộc họp tổ chuyên môn đạt kết quả tốt, trước cuộc họp tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ tổng kết hoạt động công tác tổ trong tháng qua một cách cụ thể rút ra được những mặt mạnh, những nhược điểm, có bài học kinh nghiệm cần khắc phục, những công tác thường xuyên, đột xuất. Sau đó tổ trưởng chuyên môn đề ra dự thảo kế hoạch hoạt động của tháng này dựa trên kế hoạch hoạt động tháng của nhà trường, chuyên môn và đoàn thể vừa đề ra ở cuộc họp hội đồng vào tuần 1. Phát biểu của giáo viên: Khi tổ trưởng trình bày, tổ viên chú ý lắng nghe, ghi chép vào sổ hội họp của mình. Khi tổ trưởng trình bày xong thì tổ trưởng yêu cầu từng giáo viên phát biểu ý kiến. Thông thường trong cuộc họp có một số giáo viên ít chú ý lắng nghe, ít ghi chép, ít phát biểu, khi đồng nghiệp phát biểu thì nói chuyện riêng hoặc nói chen vào, phát biểu hùa vào, có giáo viên thì lại không hề phát biểu nhất ì nhì làm thinh, như nhất trí 100% rất thông suốt nhưng khi làm thì hiệu quả thấp. Tổ trưởng điều hành cho các thành viên chia sẻ trao đổi nội dung sinh hoạt chuyên của tổ. Trong đó chú ý ưu tiên cho những giáo viên trẻ (mới ra trường) chia sẻ ý kiến của mình. Sau đó đến những giáo viên có nhiều năm giảng dạy. (nhất là giáo viên dạy giỏi). Quy định của tổ: Giáo viên tham gia hội họp thì phải trật tự, ghi chép nội dung, phải lắng nghe ý kiến phát biểu của đồng nghiệp và đặc biệt phải suy nghĩ, phát biểu ít nhất 1 ý kiến, hiến mưu hiến kế cùng tổ để có thêm những ý kiến hay bổ sung vào kế hoạch, có như vậy công tác mới trôi chảy, thực hiện dân chủ hóa trong hội họp, công tác. Nếu giáo viên nào không làm được thì tự mình trừ điểm thi đua khi tham gia xếp loại Giáo viên: Đỗ Thị Cẩm Tuyên Trang - 8 -
  4. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Ngô Quyền” Vai trò của tổ trưởng chuyên môn: Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng tóm tắt lại, lấy ý kiến thống nhất bổ sung vào biên bản tổ và đó là nghị quyết của tổ, mọi thành viên trong tổ phải có nhiệm vụ thực hiện. Tránh tình trạng họp tổ, tổ trưởng đưa ra ý kiến buộc mọi thành viên phải thực hiện, quát nạt các giáo viên vi phạm, khen chê ai hợp với mình, không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Để thực hiện tốt vai trò đầu tàu của mình, người tổ trưởng phải: - Là người công minh, cầm cân, nảy mực, là tấm gương cho tổ viên, đầu tàu trong mọi hoạt động cho các thành viên trong tổ noi theo. - Khi đồng nghiệp trong tổ vi phạm tổ trưởng phải là người cương quyết, nhưng nhẹ nhàng, phân tích chính xác cho đồng nghiệp hiểu rõ đúng, sai để giáo viên đó tự nhận thấy và quyết tâm sửa chữa. - Khi phân công công viêc tổ trưởng phải công bằng, hợp lí, tương đối phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, năng lực, sở trường, biết khơi dậy lòng nhiệt tình, sở thích và mặt mạnh của từng thành viên, biết khuyến khích kịp thời các đóng góp của họ để họ đưa hết sức lực trí tuệ ra làm việc - Ngoài ra để cho tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả trước hết tổ trưởng phải làm được vai trò trung tâm, xây dựng tốt mối đoàn kết, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, làm chổ dựa tinh thần, chuyên môn, biết lắng nghe chia xẻ niềm vui nổi buồn, khó khăn của đồng nghiệp trong tổ, không than phiền, khi có khuyết điểm góp ý thẳng thắn, quyết liệt, nhưng nhẹ nhàng, không để bụng, nhìn thấy sự tiến bộ đi lên biết khen, chê đúng lúc, biết động viên kịp thời, biết chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn khi đồng nghiệp gặp phải, biết khuyết điểm đồng nghiệp mắc phải ở trong hoàn cảnh nào để phê bình hay chia xẻ thì mới có hiệu quả. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ như thế, tôi hướng dẫn các tổ nên chia thành 2 phần. Phần đầu là đánh giá công tác cũ và triển khai công tác mới. Phần chính là sinh hoạt chuyên môn: Tổ trưởng và các thành viên trong tổ trao đổi, thảo luận để đưa ra các giải pháp, cách làm về các vần đề, công việc đã nêu ra. Tổ trưởng chủ động thiết kế nội dung dựa trên kế hoạch của trường và tình hình thực tế của tổ để đảm bảo tính kế hoạch chung. Coi trọng sự chủ động, sáng tạo của tổ trưởng và giáo viên trong tổ chứ không áp đặt phải sinh hoạt về nội dung gì. TRÌNH TỰ MỘT BUỔI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Giáo viên: Đỗ Thị Cẩm Tuyên Trang - 9 -
  5. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Ngô Quyền” Phần 1. Đánh giá công tác cũ và triển khai công tác mới - Tổ trưởng thông qua nội dung họp tổ. - Các thành viên lần lượt đánh giá, phản ánh trong tổ cùng nghe, tổ trưởng đánh giá chung. - Tổ trưởng triển khai công tác mới. Phần 2. Tổ trưởng + giáo viên đưa giải pháp về các vấn đề đưa ra - Tổ trưởng điều hành để các giáo viên đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện được nhiệm vụ đã đề ra (nêu rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các kiến nghị) - Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng tóm tắt lại, lấy ý kiến thống nhất bổ sung vào biên bản tổ và đó là nghị quyết của tổ, mọi thành viên trong tổ phải có nhiệm vụ thực hiện. Tổ trưởng thông báo nội dung khác (nếu có). - Mời tổ viên có ý kiến, đề nghị BGH. - Tổ trưởng dặn dò chuẩn bị cho phiên họp tới. - Mời đại diện BGH có ý kiến chỉ đạo. - Thư ký tổ thông qua biên bản. b- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn trong việc thực hiện chuyên đề: Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lí luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng trước khi báo cáo và áp dụng. Chuyên đề thường xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác như dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học, dạy học theo nhóm đối tượng học sinh Chuyên đề phải có báo cáo bằng văn bản, có thể được dạy minh hoạn tùy theo nội dung. Các chuyên đề dự định làm trong năm học phải được xây dựng, dự kiến từ đầu năm học, phân công người thực hiện. Cách tiến hành buổi sinh hoạt chuyên đề: - Tổ trưởng tập trung các thành viên tham dự, nêu mục đích, nội dung buổi sinh hoạt. - Báo cáo viên trình bày nội dung chuyên đề bằng văn bản. Giáo viên: Đỗ Thị Cẩm Tuyên Trang - 10 -
  6. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Ngô Quyền” - Dự giờ dạy minh họa - Tổ chức rút kinh nghiệm cho báo cáo và giờ dạy minh họa. Thống nhất những nội dung áp dụng vào công tác giảng dạy. Ngoài các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, các tổ còn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên về các nội dung: điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản theo quy định; Quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 về Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học; Thảo luận, tìm biện pháp có hiệu quả để phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học tiến bộ để hoàn thành kiến thức, kĩ năng cơ bản, sử dụng thiết bị dạy học, thiết kế phiếu học tập, cách hình thành động cơ học tập cho học sinh; Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm các tiết thao giảng, tiết dạy tốt một cách tỉ mỉ, cụ thể về kiến thức truyền thụ, phương pháp và hình thức tổ chức, sử dụng trang thiết bị dạy học và hiệu quả giờ dạy ; Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và đặc biệt là tổ chức đánh giá mức độ nắm kiến thức, kĩ năng môn đánh giá bằng điểm số sau mỗi kì kiểm tra định kì. Tôi chỉ đạo các tổ và giáo viên thống kê từng kiến thức, kĩ năng một ở mức độ học sinh đạt được, chưa đạt từ đó bàn biện pháp tăng cường bồi dưỡng, giúp đỡ để học sinh tiến bộ. 3.5. Thực hiện tốt vai trò của Phó hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của tổ. - Thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt của tổ kịp thời nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để có biện pháp đáp ứng, giải đáp kịp thời. Nắm bắt được vấn đề này, tôi yêu cầu tổ chủ động đưa vấn đề ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, có thể tổ chức thành chuyên đề nhằm giúp giáo viên định hướng được các phương pháp giảng dạy phù hợp. Khơi gợi cho giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Đặt vấn đề giúp giáo viên tìm ra cách giải quyết. Mỗi giáo viên đều đưa ra cách giải quyết, nhiều giáo viên sẽ đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau, từ đó lựa chọn ra những cách thực hiện phù hợp nhất. Khi tham gia sinh hoạt tôi đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lí đến giám sát. Để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, tôi không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng. Tôi cũng nhận một phần việc như các thành viên khác trong tổ. Trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép các nội dung chính hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc, khi phát biểu đóng góp ý kiến Giáo viên: Đỗ Thị Cẩm Tuyên Trang - 11 -
  7. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Ngô Quyền” không vội vã kết luận vấn đề một cách chủ quan phân tích tổng hợp các ý kiến rồi đưa ra quyết định để có sức thuyết phục. - Hướng dẫn tổ trưởng xây dựng nội dung buổi họp sao cho hiệu quả. Nội dung họp cần xoáy sâu vào chuyên môn, tìm cách giải quyết, cách thực hiện nội dung chương trình sắp giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm lớp, trao đổi kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, kinh nghiệm quản lý lớp, xây dựng nền nếp lớp, - Không chỉ quan tâm chỉ đạo chuyên môn, phó hiệu trưởng cần phải quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của giáo viên. Từ đó, giúp họ vững tin vào bản thân mình đồng thời họ có thể tin tưởng vào Ban giám hiệu và mạnh dạn bày tỏ nguyện vọng, tâm tư của mình. 4. Kết quả chuyển biến của đối trượng: 1. Về tổ trưởng và tổ chuyên môn: Khi thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn thì vai trò của tổ trưởng đã được phát huy. Tổ trưởng chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên trong tổ. Trong vấn đề chuyên môn, kịp thời nắm bắt, và dự đoán được những khó khăn của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên rõ ràng, dễ thực hiện; chỉ đạo, tổ chức các hoạt động của tổ khoa học, linh hoạt và sáng tạo. Giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn đầy đủ và hào hứng, thực hiện tốt nhiệm vụ được tổ trưởng phân công. Không khí các buổi sinh hoạt chuyên môn thể hiện được tính dân chủ, cởi mở. Các thành viên chủ động, tích cực phát biểu ý kiến đóng góp cho nội dung sinh hoạt. Mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó hơn, đoàn kết hơn. Năm học qua 02 Tổ trưởng được tập thể Hội đồng sư phạm, Hội đồng bầu chọn Tổ trưởng chuyên môn giỏi cấp trường đều đạt tín nhiệm 100% tán thành. 2. Về Dạy - Học: Giáo viên có đầu tư cho tiết dạy, có chú ý vận dụng việc đổi mới phương pháp trong quá trình soạn giảng, xác định chính xác mục tiêu, kiến thức và kĩ năng, trọng tâm cơ bản của bài dạy, truyền thụ đầy đủ, có hệ thống các kiến thức và phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ Giáo viên: Đỗ Thị Cẩm Tuyên Trang - 12 -
  8. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Ngô Quyền” năng một cách chủ động. Các tiết dạy đã thể hiện được rõ việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp theo trình độ, theo khả năng đáp ứng và sở thích nhất. Nhiều học sinh đã tham gia vào các hoạt động học một cách hăng hái, biết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc chung. Học sinh nghe, đọc, nói viết và tính toán thành thạo, tham gia các hoạt động học tập và giáo dục một cách chủ động và tự giác; biết trình bày vấn đề một cách lưu loát. Giờ học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn. Giáo viên: Đỗ Thị Cẩm Tuyên Trang - 13 -
  9. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Ngô Quyền” PHẦN III. KẾT LUẬN: 1.Tóm lượt các giải pháp: Công tác quản lí, chỉ đạo việc sinh hoạt nói riêng phải có tính kế hoạch, tổ chức nhân lực phù hợp, chỉ đạo sát sao và thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Muốn cho chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn được nâng lên thì người cán bộ quản lí phải kiên trì, không thể nóng vội, phải thực hiện dần dần từng chút một, không thể đốt cháy giai đoạn, không thể làm cho năng lực của đội ngũ giáo viên ngay lập tức nâng cao ngay được. Phải tổ chức, hướng dẫn một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu kế hoạch đến nội dung thực hiện từng buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Quản lí cả về thời gian, thời lượng, quan tâm từ nội dung đến cách tiến hành và quan trọng nhất là kết quả cuối cùng thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh. Để thực hiện đổi mới công tác quản lí thì cần phải trao quyền chủ động cho tổ trưởng để tránh sự chỉ đạo chồng chéo làm giảm hiệu lực quản lí, xác định rõ trách nhiệm của tổ trưởng và những công việc cụ thể. Cung cấp cho tổ trưởng và giáo viên đủ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện để phát huy tính dân chủ trong nhà trường. Định hướng cho tổ trưởng nội dung sinh hoạt mà không áp đặt, càng không buông lỏng quản lí, tổ trưởng và giáo viên muốn thảo luận về vấn đề gì cũng được. Cần tạo ra không khí thi đua tích cực, thu hút mọi giáo viên tự giác tham gia và tham gia nhiệt tình, đó cũng là một biện pháp quản lí và có lẽ đó chính là biện pháp quản lí có hiệu quả cao nhất. Trên đây là "Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Ngô Quyền” mà tôi đã áp dụng tại trường Tiểu học Ngô Quyền. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc rằng còn có những thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí để tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. 2. Phạm vi áp dụng: Đề tài này có thể áp dụng ở trường tiểu học Ngô Quyền và cũng có thể áp dụng cho tất cả các trường tiểu học trong toàn thị xã và trong tỉnh. 3. Đề xuất kiến nghị: Đối với Ban Giám hiệu nhà trường: Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phận trong Giáo viên: Đỗ Thị Cẩm Tuyên Trang - 14 -
  10. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Ngô Quyền” nhà trường rõ ràng để tổ trưởng nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề quản lí, chỉ đạo tổ chức và thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ chuyên môn. Đối với giáo viên: Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy định về nề nếp dạy học của nhà trường, chủ động đề xuất những sáng kiến hay trong sinh hoạt tổ chuyên môn./. Xin chân thành cảm ơn! Người viết Đỗ Thị Cẩm Tuyên Giáo viên: Đỗ Thị Cẩm Tuyên Trang - 15 -