Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học - Vận dụng nguyên lý cơ bản của màu sắc, đường nét nhằm nâng cao hiệu quả thẩm mỹ trong làm đồ dùng dạy học cho trẻ

pdf 2 trang vanhoa 5230
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học - Vận dụng nguyên lý cơ bản của màu sắc, đường nét nhằm nâng cao hiệu quả thẩm mỹ trong làm đồ dùng dạy học cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_ket_qua_nghien_cuu_khoa_hoc_van_dung_nguyen_ly_co_ba.pdf

Nội dung tóm tắt: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học - Vận dụng nguyên lý cơ bản của màu sắc, đường nét nhằm nâng cao hiệu quả thẩm mỹ trong làm đồ dùng dạy học cho trẻ

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015- 2016 TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA MÀU SẮC, ĐƯỜNG NÉT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM MỸ TRONG LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CHO TRẺ Đề tài cấp khoa Chủ nhiệm đề tài: Bạch Thanh Lân Đơn vị: Tổ Mỹ thuật – Khoa Mầm non. Học vị: Thạc sĩ chuyên ngành Hội họa Trong quá trình dạy học, phương tiện - đồ dùng dạy học có tác dụng làm giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện, đồ dùng thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh hứng thú hơn với môn học. Đối với trẻ mầm non, dạy học thông qua đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm càng khẳng định vai trò tác dụng của nó trong quá trình nhận thức của trẻ. Đồ dùng dạy học cho lứa tuổi mầm non có những đặc trưng và yêu cầu về thẩm mỹ rất rõ ràng nhưng đôi khi nhiều giáo viên chưa tìm hiểu kĩ những vấn đề này, từ đó nhiều đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm chưa phát huy được hết vai trò tác dụng đối với trẻ. Trong đào tạo học sinh, sinh viên ngành sư phạm mầm non, nội dung thực hành làm đồ dùng dạy học cho trẻ cũng đã phần nào trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản nhất trong việc ứng dụng màu sắc, đường nét vào bài thực hành nhưng do thời lượng chương trình, do khả năng nhận thức về mỹ thuật của sinh viên, do những thực trạng về cơ sở vật chất nên bài thực hành làm đồ dùng dạy học của sinh viên làm chưa có hiệu quả về màu sắc, đường nét cao. Đối với trẻ, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú, trẻ luôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình, để khám phá những điều mới mẻ xung quanh mình. Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện thì đồ dùng dạy học kết hợp với sự tổ chức học tập cho trẻ là phương tiện và cách thức hiệu quả nhất để trẻ có được sự phát triển toàn diện. Tuỳ theo từng lứa tuổi, từng dân tộc, vùng miền mà việc thiết kế đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm sẽ có những đặc điểm khác nhau về cấu trúc, màu sắc, hình thể tuy nhiên tựu trung lại đồ dùng dạy học cho trẻ luôn có những yêu cầu chung về cả nội dung và hình thức. Nhưng làm thế nào để có được một bộ đồ dùng dạy học đảm bảo được những yêu cầu về cấu tạo, về nội dung lại vừa có được hình thức đẹp. Đẹp về hình, về nét, về màu sắc là một điều đòi hỏi người thiết kế, trang trí đồ dùng dạy học luôn phải suy nghĩ và sáng tạo. Đồ dùng dạy học có màu sắc, hình dáng đẹp có tác động rất lớn 1
  2. trong hoạt động tham gia học tập của trẻ, đồng thời còn đem lại cho trẻ những nhận thức tích cực về thẩm mỹ. Trong chương trình đào tạo sinh viên ngành sư phạm mầm non, nội dung làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ đã phần nào trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản nhất trong việc ứng dụng ngôn ngữ tạo hình vào bài thực hành làm bài thực hành, nhưng do thời lượng chương trình rất ngắn nên những kiến thức chuyên sâu về một số yếu tố tạo hình chưa thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra của bài học. Vì vậy tìm hiểu các cách phối hợp, sử dụng ngôn ngữ tạo hình trong làm đồ dùng dạy học của trẻ mầm non là một việc bổ ích, lý thú giúp thầy và trò hiểu được quá trình phát triển tâm lý, tư duy tạo hình của trẻ. Từ những nguyên lí của màu sắc trong trang trí thiết kế, học sinh biết và chủ động vận dụng nó trong bài học sẽ đem lại những hiệu quả cao cho sản phẩm mà học sinh tạo ra. Tạo ra những sản phẩm đồ dùng dạy học đẹp ngoài việc nâng cao chất lượng bài dạy, nâng cao nhận thức của trẻ còn đánh giá được sự sáng tạo của người làm ra nó, thấy được sự say mê học tập, sự yêu nghề mến trẻ của học sinh ngành sư phạm mầm non. Cần triển khai ứng dụng các biện pháp hướng dẫn mà đề tài nghiên cứu đã đạt được trong công tác giảng dạy của học phần Hoạt động Tạo hình, đặc biệt là việc làm đồ dùng dạy học, nhằm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn nữa các phương pháp, biện pháp hướng dẫn sinh viên, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò khoa mầm non trường CĐSP Hà Tây – Hà Nội. Cần tăng thêm thời lượng cho việc dạy và học học phần Hoạt động Tạo hình cho trẻ mầm non nói chung và thực hành bài làm Đồ dùng dạy học nói riêng để sinh viên có thêm cơ hội và điều kiện rèn luyện về tư duy, khả năng phân tích, vận dụng các kỹ năng, ngôn ngữ tạo hình các em đã được học vào việc tổ chức dạy trẻ hoạt động tạo hình theo các loại hình và thể loại bài. 2