SKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11

doc 35 trang thulinhhd34 53374
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_khoi_dong_nham_tao.doc
  • docBIA NGOAI_LAN ANH.doc
  • docBIA TRONG_LAN ANH.doc
  • docMau 1.1_ DON DE NGHI_LAN ANH.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11

  1. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 mất người thân, tương lai dang dở như tác giả, em có tâm trạng như thế nào? Em sẽ làm gì? Khi đó em có muốn sống cống hiến, giúp ích cho xã hội, cho đất nước không? Học sinh được trải nghiệm tình huống khởi động này, đa số sẽ trả lời tâm trạng hoảng loạn, sợ hãi, nghĩ đến cái chết, oán hận cuộc sống, nghĩ bản thân mình còn chưa biết thế nào, làm sao có thể nghĩ đến người khác, đến đất nước được. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh trả lời sẽ tìm đến hội người mù, quyết tâm sống có ích, không để mình trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Dù học sinh có câu trả lời như thế nào, giáo viên đều có thể đưa ra những nhận xét, định hướng mang tính giáo dục cao. Từ đó, giáo viên dẫn dắt học sinh bước vào bài học về tác giả Nguyễn Đình Chiểu: Nguyễn Đình Chiểu cho tới nay vấn là hiện tượng văn học độc đáo, được nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn kính bởi tài năng và sự cống hiến to lớn của nhà thơ cho sự phát triển nền văn hóa nước nhà. Ví dụ 2: Bài Người trong bao – Sê-Khốp (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, trang 65). Bước 1: Để hoạt động hiệu quả, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước. Giáo viên yêu cầu một học sinh dựa vào văn bản sách giáo khoa, đoạn miêu tả Bê-li-cốp để đóng vai nhân vật: đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô dày, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, đồ đạc cá nhân đều để trong bao và bộ mặt cũng cố giấu sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên. Học sinh được đóng vai bước lên bục giảng và soi mói, chê trách một số thói quen, sở thích của các bạn trong lớp. Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Các em cảm thấy như thế nào khi có một người bạn hay một người hàng xóm như vậy? Đây là bài học nằm ở sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2, học sinh sẽ được học vào thời gian sau tết trong thời tiết oi ả nóng nực, hiệu ứng tác động đến cảm nhận của học sinh càng lớn. Dự kiến học sinh trả lời nhìn thấy Bê-li-cốp là cảm thấy bức bối, khó chịu, không có thiện cảm và không muốn kết giao, chơi thân với một người như vậy. Giáo viên trên cơ sở câu trả lời của học sinh, dẫn dắt các em hứng thú đi vào tìm hiểu bài học. 2.3.2. Diễn kịch Hình thức khởi động diễn kịch giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội tiếp 22
  2. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 cận và cảm thụ văn học theo nhiều cách khác nhau, hay ít nhất cũng giúp các em tự tin trình diễn trước đám đông.Việc chuyển hóa một tác phẩm văn học, một đoạn hội thoại thành một tiểu phẩm, một vở kịch là một sân chơi bổ ích, đầy thú vị đối với học sinh, tạo ra hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài học mới. Đồng thời phát huy khả năng tổ chức, biên kịch, diễn xuất của học sinh. Với hoạt động này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước. Ví dụ 1: Bài Vĩnh biệt cửu trùng đài (Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 184). Giáo viên cho học sinh chọn ít nhất 8 lời thoại liên tiếp trong đoạn trích, nhập vai các nhân vật trình bày cảnh đoạn đã chọn qua hình thức một màn kịch ngắn. Ví dụ 2: Bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, trang 112). Bước 1: Giáo viên hướng dẫn hai học sinh diễn đoạn hội thoại ngắn (đã được chuẩn bị trước ở nhà), nội dung như sau: Hùng rủ Nam đi học, gọi to: Nam ơi, cậu biết tin gì chưa, lớp mình vừa mới có bạn chuyển đến đấy? Nam: Thế à, là nam hay là nữ vậy cậu? Hùng: Là con gái nha! Nam: Không biết bạn ấy có hiền, có dễ thương không nhỉ? Học có giỏi không? Chơi với bạn ấy mình có học được cái gì hay không? Chà chà, hồi hộp quá. Mà không biết bạn ấy có đánh được bóng chuyền không nữa? Chuẩn bị đấu giải bóng chuyền mà đội nữ lớp mình yếu quá! (Nam vừa nói vừa xem điện thoại) Hùng: Chưa gì mà cậu đã tìm hiểu người ta kĩ thế? Nam: úi giời ơi cậu xem này, cô bạn lớp bên cạnh vừa úp ảnh lên này. Ôi xinh thế, khác thế cơ chứ. Để tớ comment nào: “Hàng xóm ơi, cậu càng ngày càng dễ thương đấy. Cậu xinh hết cả phần người khác rồi!” Hùng: Trời ạ, người ta đập 50 cái phần mềm làm đẹp với cả photoshop vào ảnh đấy. Nào là làm mắt to, mặt thon, da trắng vân vân và vân vân trông mới được như thế, chứ bên ngoài xấu như cái kẹo mút dở, gầy tong teo lại hay cau có. Nam: ừ, cậu nói cũng đúng, ảo diệu thật! Nam (hướng xuống dưới nói với cả lớp): Các cậu ạ, chúng tớ chơi thân với nhau hơn 2 năm rồi. Tớ thì hài hước, vui nhộn, thân thiện và hay trêu chọc bạn bè. Còn cậu ấy ít nói, sống nội tâm, không thích đám đông và hơi khó tính. 23
  3. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 Thế nhưng chúng tớ rất hợp nhau đấy các cậu ạ. Cảm ơn các cậu đã theo dõi đoạn hội thoại của bọn tớ. Bây giờ các cậu hãy cho cô giáo biết bọn tớ đã sử dụng những thao tác lập luận nào trong đoạn hội thoại vừa rồi nhé. Bước 2: Học sinh phát hiện và chỉ ra các thao tác lập luận mà hai bạn sử dụng trong đoạn hội thoại (gồm có phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh), giáo viên nhận xét, dẫn dắt học sinh nhận diện các thao tác lập luận và tiến hành luyện tập chuyên đề. 2.3.3. Ngâm thơ, hát bài hát liên quan Âm nhạc có thể xem là ngôn ngữ dễ dàng đánh thức trái tim và tâm hồn con người một cách kỳ diệu nhất. Có người từng ví von rằng khi mọi thứ ngôn ngữ đã trở nên bất lực chính là lúc âm nhạc lên tiếng. Chính vì thế việc đưa các giai điệu âm nhạc vào khởi động giờ dạy học Ngữ văn là một việc đáng khích lệ, góp phần đánh thức những rung động có thể còn ngủ sâu trong tâm hồn các em học sinh. Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị những bài hát, bài ngâm thơ liên quan đến chủ đề bài học sắp giảng dạy. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh chia sẻ những cảm xúc chân thành của mình. Ví dụ 1: Bài Chí Phèo - Nam Cao (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 137). Học sinh chuẩn bị trước và hát bài “Chí Phèo” của Bùi Công Nam. Đây là một bài hát truyền tải đầy đủ nội dung văn bản, ca từ nhẹ nhàng, giai điệu trẻ trung gần gũi với lứa tuổi học sinh và có khả năng truyền cảm hứng cao. Chắc chắc, cả học sinh lẫn giáo viên đều thổn thức và vô cùng hứng khởi khi được nghe học sinh trình bày nhạc phẩm “Chí Phèo” trước khi bước vào bài học. Ví dụ 2: Bài Tình yêu và thù hận (Rômêô và Giuliét)- U.Sếch-Xpia (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 197). Rômêô và Giuliét là một tác phẩm kịch kinh điển và nổi tiếng nhất của Sếch-xpia. Sự thành công của vở kịch đã đi vào các lĩnh vực nghệ thuật khác như hội họa, điện ảnh, âm nhạc. Để giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về giá trị của tác phẩm thì việc mở đầu tiết học bằng nhạc phẩm mang tên “Chuyện tình Rômêô và Giuliét” (Nhạc ngoại, có lời Việt) là một ý tưởng tuyệt vời. Ví dụ 3: Bài Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, trang 38). Giáo viên có thể sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại cho học sinh thưởng 24
  4. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 thức video bài hát mang tên “Hàn Mặc Tử” của ca sĩ Lệ Quyên. Và cũng thật là một sự khích lệ lớn nếu trong lớp có học sinh biết hát mà người giáo viên lại phát hiện và tạo điều kiện, cơ hội để học sinh được thể hiện khả năng của mình. Chắc chắn khi khởi động bài học bằng âm nhạc trữ tình ngọt ngào sẽ chạm đến trái tim người đọc. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trình bày cảm nhận về bài hát để có thể hiểu hơn về tâm tư, suy nghĩ của học sinh. Sau đó giáo viên nhận xét, chuyển bài mới: Trong phong trào thơ Mới, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ khá đặc biệt. Nhớ đến Hàn Mặc Tử là nhớ đến một cuộc đời ngắn ngủi mà đầy bi kịch, nhớ đến một con người tài hoa mà đau thương tột đỉnh. Nhớ đến Hàn Mặc Tử cũng là nhớ đến những vần thơ như dính não, dính máu, dính hồn và nhớ đến những câu thơ đau buồn mà trong sáng, tuy đầy hư ảo mà đẹp một cách lạ lùng. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ trong số không nhiều bài thơ như thế của Hàn Mặc Tử. 2.3.4. Kể chuyện Kể chuyện cũng là một trong những hình thức khởi động rất hấp dẫn, khơi dậy trí tò mò, sự hứng thú trong học sinh. Những câu chuyện lí thú hay những giai thoại về các nhân vật nổi tiếng sẽ giúp giáo viên tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong lớp học. Từ đó tạo tâm thế tốt cho học sinh bước vào tìm hiểu bài học. Ví dụ 1: Bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) - Cao Bá Quát (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 42). Giáo viên kể cho học sinh nghe một giai thoại về Cao Bá Quát: Chuyện kể khi còn bé, Cao Bá Quát ra tắm ở Hồ Tây. Đúng vào lúc vua Minh Mệnh tuần du ở ngoài bắc, nhà vua cũng đến Hồ Tây xem phong cảnh. Đạo ngự đi qua, tàn lọng rợp trời, gươm đao sáng quắc, ai cũng phải tránh xa, riêng cậu Quát cứ tự do vùng vẫy. Lính đến bắt lôi lên bờ, cậu cứ trần truồng đến trước mặt vua, tự khai là học trò, vì trời nực ra tắm mát. Vua nhìn xuống hồ thấy có con cá lớn đang đuổi đàn cá con, liền đọc một câu đối, bảo nếu đúng Quát là học trò thì phải đối được, sẽ tha không đánh đòn; vua đọc: Nước trong leo lẻo, cá đớp cá. Cậu Quát ứng khẩu đối ngay: Trời nắng chang chang, người trói người. Từ đó, giáo viên giới thiệu bài mới: Cao Bá Quát là một trong nhưng người nổi tiếng của Việt Nam ở đầu thế kỉ XIX. Ông nổi tiếng vì học giỏi, vì thơ hay, chữ đẹp. Ông càng nổi tiếng hơn vì tư tưởng tự do phóng khoáng, bản lĩnh kiên cường, lối sống thanh cao mạnh mẽ. Người đời thường ca ngợi ông: “Văn 25
  5. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 như Siêu, Quát vô tiền Hán”; “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Tuy nhiên Cao Bá Quát cũng đã rơi nước mắt trên đường đi tìm công danh cũng như tâm trạng chán ghét của một người trí thức trên đường đi tìm danh lợi. Ví dụ 2: Bài Ngữ cảnh (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 102). Giáo viên kể cho học sinh nghe một truyện cười ngắn: Một chàng sinh viên chở bạn gái trên một chiếc xe đạp. Đang đi bỗng nhiên chàng phanh lại cái “ke é t” ngay trước một quán chè rồi quay ra sau hỏi: - Ăn không? Nàng: - Ăn!!! Chàng: - Có thế chứ! Bộ phanh này mới thay hồi sáng đó! Nói rồi, chàng tiếp tục đạp xe đi!!!!!! Nàng ỉu xìu mặt! Giáo viên hỏi: Các em có biết vì sao cô gái lại ỉu xìu không? Học sinh suy nghĩ, phân biệt được nghĩa khác nhau của từ “ăn” để đưa ra câu trả lời phù hợp. Từ đó, giáo viên giới thiệu bài mới: Khi nói và viết, chúng ta bao giờ cũng phải lưu ý đến các vấn đề: ai nói (ai viết), nói (viết) cho ai, nói (viết) ở đâu, lúc nào? Tất cả những vấn đề đó cho thấy: khi nói (viết) không phải chỉ cần câu, chữ cụ thể trong văn bản mà còn phải quan tâm đến ngữ cảnh. Để hiểu được ngữ cảnh và vận dụng được tri thức về ngữ cảnh vào thực tế giao tiếp, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài: Ngữ cảnh. Qua các hình thức tổ chức trên, có thể thấy biện pháp sân khấu hóa lớp học có rất nhiều cách thức như: ngâm thơ, kể chuyện, đóng vai, diễn kịch, hát, chia sẻ những cảm xúc chân thành liên quan đến chủ đề bài học sắp giảng dạy. Những hoạt động khởi động ấy như một chất xúc tác giúp học sinh đi vào bài học dễ dàng. Chỉ cần một chút tâm huyết và cố gắng của người dạy, những hoạt động như thế giúp học sinh trải nghiệm sâu sắc hơn ý nghĩa của thông điệp “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. 3. Kết luận Nhà văn Mĩ - John Steinbeck - người đạt giải Nobel Văn học từng nói: “Dạy học là nghệ thuật vĩ đại nhất vì đó là sự kết hợp giữa lí trí và tinh thần”. Vì vậy, để học sinh học tập tích cực và có chất lượng tốt, người giáo viên phải luôn 26
  6. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 khắc phục mọi khó khăn, học hỏi, trau dồi kiến thức bản thân không ngừng để hoàn thành sứ mệnh của người dạy học. Muốn phát triển năng lực của học sinh trong giờ học Ngữ văn, việc khơi dậy niềm đam mê yêu thích môn học là điều hết sức cần thiết mà hoạt động Khởi động/ Trải nghiệm/ Tạo tình huống xuất phát là một trong những hoạt động giúp học sinh thêm phấn chấn, tập trung nhiều hơn cho nội dung bài học. Trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động, tôi nhận thức rõ hoạt động này đã có tác dụng huy động vốn kiến thức và kỹ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kỹ năng mới. Thông qua hoạt động, giáo viên nắm bắt được học sinh có nhận thức như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học. Từ đó, rút ngắn hơn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh. Trên đây là toàn bộ đề tài mà tôi đã đặt nhiều tâm huyết, dành nhiều thời gian để nghiên cứu và áp dụng thực tế. Trong sáng kiến, tôi lựa chọn các ví dụ minh họa cho các hình thức khởi động. Ví dụ được lựa chọn rải đều ở các thể loại văn học từ trung đại đến hiện đại như: hát nói, văn tế, kí, thơ, truyện, kịch, nghị luận để thấy rằng không có bài học nào có thể làm khó chúng ta trong quá trình tìm kiếm hình thức khởi động phục vụ công tác giảng dạy. Nay mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp mong góp một chút sức mình vào công tác đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường. 27
  7. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT: Không có IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trong quá trình áp dụng sáng kiến cần: máy tính có nối mạng Internet, máy chiếu, các phần mềm hỗ trợ dạy học như Word, PowerPoint, tải video, Trong điều kiện không có các cơ sở vật chất trên, giáo viên có thể thay thế bằng thiết bị dạy học do giáo viên và học sinh tự thiết kế. Tuy nhiên, tính trực quan, sinh động có thể bị giảm. Cần có hệ thống sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phong phú, Giáo viên cần nghiên cứu kĩ, kết hợp linh hoạt các phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh nhưng phải đảm bảo phân phối thời gian hợp lí trong một giờ dạy. X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU, KỂ CẢ ÁP DỤNG THỬ 1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Khi áp dụng sáng kiến này trong năm học 2018 – 2019 tôi nhận thấy: Việc đề ra một số phương pháp hoạt động khởi động trong giờ dạy Ngữ văn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh, tạo hứng thú cho học sinh, học sinh thực sự bị lôi cuốn vào quá trình học tập, tiếp nhận tri thức một cách chủ động. Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là các năng lực như: hợp tác, giải quyết các vấn đề thực tiễn, thu thập thông tin, trao đổi, thảo luận Chất lượng học tập của các lớp có áp dụng sáng kiến này đều cao hơn đáng kể so với các lớp dạy chưa áp dụng sáng kiến. Học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong học tập. Hoạt động khởi động tạo bầu không khí vui tươi, thân thiện, thoải mái trong tiết học, giúp học sinh hứng thú hơn với môn học. Góp phần tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới. Vì thế mà chất lượng dạy và học được nâng cao hơn. Dưới đây là kết quả khảo sát học sinh: Số lớp được khảo sát lần đầu: 03 lớp (bao gồm lớp 11A2, 11A4 và lớp 11D1), đây là những lớp do tác giả sáng kiến được phân công giảng dạy trong 28
  8. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 năm học 2018- 2019. Số học sinh được khảo sát: 103 học sinh. Bảng kết quả khảo sát TT Nội dung khảo sát Số học sinh khảo sát Tỉ lệ % 1 Em có chuẩn bị bài trước khi đến 103 100% lớp không? Thường xuyên 90 87% Thỉnh thoảng 11 11% Không 2 2% 2 Em có hứng thú với khởi động tiết 103 100% học không? Hứng thú mức độ cao 80 78% Hứng thú mức độ trung bình 11 11% Hứng thú mức độ thấp 9 8% Không hứng thú 3 3% 3 Khởi động có giúp em định hướng 103 100% được kiến thức mới cần tìm hiểu không? Định hướng tốt 85 83% Chưa rõ ràng 16 16% Không định hướng được 2 1% 4 Em có chủ động tìm hiểu kiến 103 100% thức để giải quyết vấn đề đặt ra trong khởi động không? Có 89 86% Chỉ chủ động khi được cô hướng 11 11% dẫn và định hướng rõ ràng Không 3 3% Khởi động có kích thích em tìm 103 100% hiểu bài học không? Có 96 93% Không 7 7% Em có đồng ý không tổ chức hoạt 103 100% động khởi động không? Không đồng ý 95 92% Đồng ý 8 8% 29
  9. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 Số lớp được khảo sát giai đoạn 2: 04 lớp (bao gồm lớp 11A2, 11A3, 11A4 và lớp 11D2), đây là những lớp do các đồng nghiệp được phân công giảng dạy trong năm học 2019- 2020 (mới áp dụng trong kì I). Số học sinh được khảo sát: 148 học sinh. Bảng kết quả khảo sát TT Nội dung khảo sát Số học sinh khảo sát Tỉ lệ % 1 Em có chuẩn bị bài trước khi đến 148 100% lớp không? Thường xuyên 130 88% Thỉnh thoảng 15 10% Không 3 2% 2 Em có hứng thú với khởi động tiết 148 100% học không? Hứng thú mức độ cao 120 81% Hứng thú mức độ trung bình 17 12% Hứng thú mức độ thấp 8 5% Không hứng thú 3 2% 3 Khởi động có giúp em định hướng 148 100% được kiến thức mới cần tìm hiểu không? Định hướng tốt 121 82% Chưa rõ ràng 23 16% Không định hướng được 4 2% 4 Em có chủ động tìm hiểu kiến 148 100% thức để giải quyết vấn đề đặt ra trong khởi động không? Có 121 82% Chỉ chủ động khi được cô hướng 21 14% dẫn và định hướng rõ ràng Không 6 4% Khởi động có kích thích em tìm 148 100% hiểu bài học không? Có 134 91% Không 14 9 % 30
  10. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 Em có đồng ý không tổ chức hoạt 148 100% động khởi động không? Không đồng ý 140 95% Đồng ý 8 5% 2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Khi tôi quan sát quá trình học tập và trao đổi trực tiếp với học sinh lớp thực nghiệm 11A2, 11A4 và 11D1, hầu hết ý kiến của các em đều cho rằng: Một số phương pháp hoạt động khởi động khiến học sinh phải hoạt động nhiều hơn nhưng rất vui, hào hứng. Các em được chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức; Tăng cường năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp ; Rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh như: thuyết trình, sử dụng công nghệ thông tin Sau khi được áp dụng ở lớp tác giả dạy (năm học 2018-2019), sáng kiến đã được các đồng nghiệp cùng bộ môn áp dụng vào kì I năm học 2019- 2020, họ cũng cho rằng: Học sinh hứng thú trong học tập hơn, phát huy được tính chủ động, sáng tạo nhiều hơn, chất lượng dạy và học môn Ngữ văn đươc cải thiện đáng kể. Như vậy có nghĩa là sáng kiến có thể bổ sung, hoàn thiện để áp dụng rộng rãi. XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp TT nhân dụng sáng kiến 1 Lớp 11A2, 11A4, Trường THPT Phạm Học chính khóa buổi 11D1 Công Bình – Vĩnh Phúc sáng môn Ngữ văn 11. 2 Lớp 11A2, 11A3, Trường THPT Phạm Học chính khóa buổi 11A4, 11D2 Công Bình – Vĩnh Phúc sáng môn Ngữ văn 11. Yên Lạc, ngày 27 tháng 02 năm 2020. , ngày tháng năm Yên Lạc, ngày 24 tháng 02 năm 2020 KT. HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN PHÓ HIỆU TRƯỞNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Nguyễn Hồng Chi Nguyễn Thị Lan Anh 31
  11. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 PHỤ LỤC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG CỦA HỌC SINH 32
  12. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhóm biên soạn, Tài liệu tập huấn phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn năm 2017 (Bộ Giáo dục và Đào tạo). 2. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Robert J. Marzano, Jana S.Marzano & Debra J. Pickering, dịch giả: PhạmTrần Long, Quản lí hiệu quả lớp học, NXB Giáo dục. 7. Thomas Armstrong, dịch giả: GS.TS. Lê Quang Long, Đa trí tuệ trong lớp học, NXB Giáo dục. 33