SKKN Đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học sinh trong giờ học (Áp dụng đối với nhóm văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11)

pdf 32 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học sinh trong giờ học (Áp dụng đối với nhóm văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_phuong_phap_tong_ket_va_cung_co_bai_hoc_theo_hu.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học sinh trong giờ học (Áp dụng đối với nhóm văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11)

  1. b.2. Đối với việc học của học sinh ở nhà. Không chỉ phục vụ cho phần Tổng kết bài học trên lớp, phần sơ đồ chúng tôi đã thiết kế còn là một gợi ý để học sinh học bài ở nhà. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chi tiết hoá phần sơ đồ, triển khai các ý cấp độ thấp hơn theo hướng lập bản đồ tư duy. Kết hợp bài học đã được học ở trên lớp với bản đồ tư duy tự hoàn thành ở nhà, học sinh sẽ có thể hiểu bài, nhớ bài lâu hơn, chủ động hơn. 2. Phần củng cố bài học kết hợp luyện tập. a. Thiết kế các bài tập dưới dạng trò chơi hoặc các bài tập nhỏ. Phần củng cố bài học, chúng tôi hướng tới việc thiết kế những trò chơi đơn giản, giáo viên dễ dàng thực hiện và có hiệu quả. Hình thức trò chơi đã được sử dụng trong khá nhiều môn học khác nhau. Đối với môn Ngữ văn chúng tôi cố gắng thiết kế những trò chơi vừa lí thú, gần gũi, đồng thời cũng mang màu sắc riêng của môn Văn. Trong mỗi trò chơi, chúng tôi vừa nhắc lại nội dung bài học, đồng thời mở rộng thêm các phần kiến thức khác cho học sinh. Khi chơi hoặc làm bài tập, lớp sẽ được chia thành các nhóm, trả lời, tính điểm, tăng tính cạnh tranh tích cực khiến các em sẽ hào hứng tham gia các trò chơi, tự mình tiếp thu thêm những kiến thức bổ ích và rèn luyện thêm kĩ năng làm việc nhóm. Giáo viên có thể kết hợp cho điểm những học sinh tiêu biểu của từng nhóm chơi, khích lệ các em nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi. a.1. Bài “Vào phủ chúa Trịnh”. Giáo viên đưa ra tháp câu hỏi gồm 4 câu, chia lớp thành hai đội, mỗi đội chuẩn bị 3 tờ giấy ghi các đáp án A, B, C. 1. Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác 4 3 2 1 14
  2. Khi click vào các số từ một đến bốn, mỗi số sẽ ứng với một câu hỏi, đội nào trả lời nhanh, đưa đáp án lên trước, đội ấy sẽ ghi điểm và được tiến một bước. Trả lời xong hết bốn câu hỏi, đội nào tiến được bốn bước, đội ấy sẽ về đích và giành chiến thắng. Câu 1: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” là những ghi chép về: A. Cuộc sống của tác giả trong những ngày ở kinh thành. B. Quang cảnh, sinh hoạt trong phủ Chúa và thái độ, tâm trạng của tác giả C. Những nghi lễ, khuôn phép trong phủ Chúa và sự coi thường danh lợi của tác giả Câu 2: Hình ảnh thế tử Trịnh Cán gầy gò, ốm yếu là một hình ảnh ẩn dụ chỉ: A. Tình cảnh đáng thương, mất tự do của một cậu bé. B. Cuộc sống ngột ngạt, tù túng trong phủ Chúa. C. Tập đoàn phong kiến nhà Trịnh thối nát, ung nhọt. 15
  3. Câu 3: Thái độ, tâm trạng của tác giả khi vào phủ Chúa: A. Thán phục, mê say cuộc sống hưởng lạc. B. Mong muốn chữa bệnh cho thế tử để thăng tiến. C. Coi thường danh lợi nhưng vì trách nhiệm thầy thuốc vẫn thẳng thắn đưa ra cách chữa bệnh cho thế tử. Câu 4: Em học được điều gì từ hình ảnh của Lê Hữu Trác trong đoạn trích: A. Trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp; yêu quý tự do. B. Sự nhiệt tình, thẳng thắn. C. Tài quan sát, miêu tả, ghi chép tỉ mỉ, sinh động. a.2. Bài “Tự tình” Giáo viên đưa ra yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cùng làm việc, viết kết quả ra giấy trong vòng 2 phút. Sau 2 phút, đội nào làm xong và đúng, đạt điểm cao nhất, đội ấy sẽ giành chiến thắng. Mỗi kết nối đúng được 10 điểm, đoạn văn đúng được 50 điểm. 16
  4. 2. Tự tình - Hồ Xuân Hương Hãy kết nối chính xác các vế và thêm từ tạo thành câu hoàn chỉnh. Sắp xếp các câu thành một đoạn văn: A. Bà được mệnh danh 1.Thời kì lịch sử đầy biến động, xã hội lili tán, loạn lạc. B. Bài thơ “Tự tình” 2. Bi kịch tình duyên, bản lĩnh, cá tính, khát vọng tình yêu của nữ sĩ. C. Hồ XuânXuân HươngHương sống vào 3. Ý chí, nghị lực sống, sự quan khoảng thế kỉ XVIII tâm, chia sẻ trong cuộc sống. D. Bài thơ cũng cho thấy 4. Bà chúa thơ Nôm E. Nội dungdung bài thơ gợi mở 5. Thể hiện tài năng thơ Nôm của những bài học Hồ Xuân Hương Đáp án: A.4 Hồ Xuân Hương s ống vào khoảng thế kí XVIII- một thời kì lịch sử đầy biến động, xã hội li tán, loạn lạc. Bà đư ợc mệnh B.5 danh là “Bà Chúa thơ Nôm”. Bài thơ “Tự tình” đã th ể hiện tài năng thơ Nôm của C.1 Hồ Xuân Hương . Bài thơ cũng cho thấy bi kịch tình duyên, bản lĩnh, cá tính và khát vọng tình yêu của nữ sĩ. Nội dung D.2 bài thơ gợi mở những bài học về ý chí, nghị lực sống, về sự quan tâm, chia sẻ E.3 trong cuộc sống. a. 3. Bài “Thương vợ”. Giáo viên đưa ra yêu cầu, chia lớp thành ba đội, trả lời lần lượt trả lời câu hỏi đối với 3 hình ảnh. Đội 1 được trả lời trước, trả lời đúng hình ảnh sẽ mở ra. Nếu đội 1 không trả lời được, quyền trả lời là của đội 2. Cứ như thế cho đến khi các miếng ghép được mở ra hết. Đội nào thực hiện được nhanh nhất yêu cầu ở hình ảnh cuối cùng, đội ấy sẽ giành chiến thắng. 17
  5. 3. Thương vợ - Tú Xương Quan sát hình ảnh, đọc một câu thơ tương ứng với hình ảnh và cho biết ngắn gọn nội dung câu thơ đó: 1 3 Hãy đọc một bài thơ của tác giả này 2 Hình ảnh minh hoạ Tú Xương Hình ảnh cuối cùng, sau khi các miếng ghép đã mở hết: 3. Thương vợ - Tú Xương Quan sát hình ảnh, đọc một câu thơ tương ứng với hình ảnh và cho biết ngắn gọn nội dung câu thơ đó: Hãy đọc một bài thơ của tác giả này Hình ảnh minh hoạ Tú Xương a. 4. Bài thơ “Câu cá mùa thu”. Giáo viên đưa ra bảng gồm có số thứ tự các câu trong bài thơ, chia lớp thành 4 nhóm làm việc, mỗi nhóm sẽ nối câu thơ với hình ảnh và với ý nghĩa tương ứng, hoàn thành vào giấy và nộp lại sau 2 phút. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm, nộp sớm nhất và đúng nhiều nhất được cộng 20 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm nhất sẽ thắng. 18
  6. 4. Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến A. Sự tĩnh lặng, sâu thẳm Nối câu thơ – hình ảnh – ý nghĩa. B. Chứa đầy tâm sự u uẩn. 1 V I C. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh 2 D. Hình ảnh quen thuộc của quê hương nhà thơ . Khí lạnh 3 của mùa thu như thấm vào II 4 từng câu từng chữ. E. Màu sắc đặc trưng cho 5 VI mùa thu, chuyển động rất nhẹ 6 III F. Hình ảnh ẩn chứa sự cô 7 VII đơn, lẻ loi của nhà thơ 8. G. Chuyển động rất nhẹ mang vẻ thanh sơ của cảnh H. Không gian mở lên theo IV VIII chiều cao, bầu trời đặc trưng của mùa thu. của mùa thu. Đáp án: Đáp án 1. I. D 2.IV. F 3. VII. G 4. VI. E 5. III. H 6. II. A 7. VII. B 8. V. C a. 5. Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”. Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, chuẩn bị sẵn giấy bút. Giáo viên đưa yêu cầu lên máy chiếu: tung ra 6 câu văn và yêu cầu các nhóm thảo luận để viết thêm một câu liên kết với các câu văn đã cho. Sau 2 phút, nhóm nào viết được nhiều nhất và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. Giáo viên trình chiếu gợi ý đáp án. 19
  7. 5. Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ Hãy viết thêm một câu đứng sau liên kết chặt chẽ với câu cho sẵn: 1. Nguyễn Công Trứ sinh ra ở làng Đây là một miền quê giàu truyền Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh thống văn hoá. Hà Tĩnh. Ông vừa là một dũng tướng lại vừa 2. Nguyễn Công Trứ là một con là một nhà thơ. người đa tài Thể loại này rất phù hợp để thể hiện 3. Tác phẩm được sáng tác theo thể tư tưởng tự do, phóng túng của tác hát nói. giả 4. Tác phẩm khắc hoạ hình ảnh Từ đó, người đọc thấy rõ vẻ đẹp của nhà thơ “ngất ngưởng” trên nhân cách của Nguyễn Công Trứ, hoạn lộ và khi về hưu. một con người giàu năng lực, dám sống cho chính mình. 5. Nhiều hình ảnh thể hiện quan Đó là những quan niệm vượt lên trên niệm sống mới mẻ, phá cách. khuôn khổ khắt khe của lễ giáo 6. Tác phẩm gợi mở bài học về bản phong kiến lĩnh, cá tính, khao khát tự do trong Bài học luôn có giá trị đối với mỗi hoàn cảnh trói buộc con người, dù thuộc thời đại nào. a. 6. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”. Giáo viên trình chiếu hình ảnh, chia lớp thành 3 đội. Đội 1 sẽ trả lời câu hỏi đầu tiên, câu hỏi được trả lời, miếng ghép sẽ mở ra. Nếu trả lời không thành công, đội 2 sẽ trả lời. Cứ như thế cho đến khi toàn bộ các miếng ghép được mở ra. Tất cả các đội cùng trả lời câu hỏi cuối cùng. Đội nào trả lời đúng thì sẽ thắng. Mỗi miếng ghép được 20 điểm, câu hỏi cuối cùng 40 điểm. 6. Bài ca ngắn đi trên bãi cát 1 3 Nhất sinh đê thủ bái mai hoa. (Một đời chỉ biết bái lạy hoa mai) (Cao Bá Quát) Câu nói trên cho em hiểu gì về con người Cao Bá Quát? Em học được gì từ nhà thơ? 4 2 20
  8. Câu 1: Nội dung chủ yếu của thơ văn Cao Bá Quát là gì: A. Tình yêu thiên nhiên , yêu làng xóm. B. Phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến, đặt ra yêu cầu đổi mới. C. Thể hiện chí khí của người anh hùng lập công danh giúp đời. Câu 2: Đọc lại một vài câu thơ có hình ảnh bãi cát và cho biết hình ảnh này là biểu tượng cho: A. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên. B. Cuộc đời rộng lớn vô tận. C. Đường đời chông gai, cuộc đời nhiều bế tắc. Câu 3: Tác giả thể hiện thái độ như thế nào qua hình ảnh “Trèo non, lội suối giận khôn vơi!” A.Phê phán con đường công danh. B. Tự trách mình vì đã h ành hạ thân xác theo đuổi công danh. C. Nỗi băn khoăn, trăn trở có nên đi ti ếp hay không. Câu hỏi cuối cùng sau khi các miếng ghép đã mở: 21
  9. 6. Bài ca ngắn đi trên bãi cát Nhất sinh đê thủ bái mai hoa. (Một đời chỉ biết bái lạy hoa mai) (Cao Bá Quát) Câu nói trên cho em hiểu gì về con người Cao Bá Quát? Em học được gì từ nhà thơ? 4 Đáp án: Con người Cao Bá Quát: Thanh cao, trong sạch, có khí phách, hiên ngang, đồng thời cũng rất trân trọng những giá trị cuộc sống tốt đẹp. Học tập ở nhà thơ : Tinh thần tự do, xây dựng khát vọng lớn, không khuất phục hoàn cảnh, sống có ích cho đời. a. 7. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Giáo viên đưa ra một ô chữ, có hai chữ gợi ý và câu hỏi lớn gợi ý trả lời. Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi, lần lượt mở hai ô chữ một. Mỗi ô chữ tương đương với một câu hỏi. Khi câu hỏi được trả lời ô chữ sẽ được mở ra. Hai đội trả lời hai câu hỏi cùng lúc, đội 1 không trả lời được đội 2 sẽ có quyền trả lời và ngược lại. Trong quá trình chơi, bất cứ đội nào nếu muốn đều có thể trả lời toàn bộ ô chữ. Mối câu trả lời đúng được 20 điểm, trả lời ô chữ được 40 điểm. Đội nào cao điểm hơn sẽ chiến thắng. Phần ô chữ ban đầu: 22
  10. 7. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu 1 12 3 4 5 6 7 H 8 9 10 11 12 13 14 G Câu hỏi gợi ý trả lời: Câu hỏi lớn: Lực lượng to lớn làm nên thắng lợi cho các cuộc cách mạng ở nước ta. Các câu hỏi để mở ô chữ: Câu 1:Bài văn tế được viết trong giai đoạn lịch sử nào: A. Thời kì đầu chống Pháp B. Thời kì chống Mĩ C. Thời kì cuối chống Pháp D. Thời kì giữa chống Pháp Câu 2: Bố cục chung của bài văn tế: A.Ai vãn, lung khởi, thích thực, kết. B. Thích thực, ai vãn, kết, lung khởi. C.Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết. D. Lung khởi, ai vãn, thích thực, kết. 23
  11. Câu 4: Hoàn cảnh xuất thân của những người nghĩa sĩ trong bài văn tế: A. Nông dân. B. Trí thức. C. Địa chủ. D. Cả A và B Câu 5: Người nghĩa sĩ ở vùng miền nào: A. Trung Bộ. B. Bắc Bộ C. Nam Bộ. D. Không đáp án nào Câu 6: Trong lịch sử văn học, đây là lần thứ mấy người nông dân xuất hiện ở vị trí trung tâm: A. Thứ nhất. B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ tư. Câu 7: Người nghĩa sĩ nông dân đã chiến đấu với tư thế: A. Bình tĩnh. B. Hiên ngang. C. Khôn khéo. D. Linh hoạt Câu 8: Bài văn tế được viết theo yêu cầu của ai: A. Gia đình nghĩa sĩ B. Những người nghĩa sĩ khác C. Nhân dân Nam Bộ D. Tuần phủ Đỗ Quang. Câu 9: Thái độ của tác giả khi viết bài văn tế này: A. Lo lắng. B. Đau đớn, xót thương. C. Phẫn uất, căm hờn D. Cả B và C 24
  12. Câu 10: Thủ pháp được sử dụng chủ yếu trong bài văn tế: A. Ẩn dụ B. Nói quá. C. Nhân hoá D. Tương phản Câu 12: Vẻ đẹp của người nghĩa sĩ ở đây là vẻ đẹp: A. Hào hùng B. Oai phong C. Bi tráng D. Rực rỡ Câu 13: Ý nào nói về tinh thần của người nghĩa sĩ sau khi đã hi sinh: A. Phen này xin ra sức đoạn kình. B. Linh hồn theo giúp cơ binh. C. Dốc ra tay bộ hổ. D. Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ Câu 14: Sự hi sinh của người nghĩa sĩ cho em bài học về: A. Lòng yêu nước. B. Tinh thần đấu tranh kiên cường. C. Xả thân vì đất nước. D. Tất cả đáp án trên a.8. Bài “Chiếu cầu hiền”. Giáo viên trình chiếu yêu cầu. Học sinh chuẩn bị giấy bút. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận thực hiện yêu cầu. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời đúng nhất và nhanh nhất được cộng 20 điểm. Sau hai phút, nhóm nào cao điểm hơn, nhóm đó sẽ thắng. 25
  13. 8. Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm Trả lời câu hỏi đúng/sai: 1.Quang Trung là người tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh, lập ra nhà Tây Sơn. Đ 2. Ngô Thì Nhậm từng làm quan trong chính quyền chúa Trịnh Đ 3. “Chiếu cầu hiền” hướng tới sĩ phu cả nước để thuyết phục họ ra giúp nước. S 4. Phần mở đầu, bài chiếu đã viện dẫn những câu từ các sách kinh S điển của Lão gia. 5. Quang Trung đã thẳng thắn thừa nhận những bất cập của triều Đ đình mới. 6. Chính sách cầu hiền chỉ hướng tới một số ít người trong xã hội. S 7. Tư tưởng cầu hiền của Quang Trung rất dân chủ, tiến bộ Đ 8.Vấn đề Quang Trung đặt ra chỉ có ý nghĩa trong thời điểm bài S chiếu ra đời. b. Cách thức sử dụng phần trò chơi/ bài tập đã thiết kế. Phần trò chơi/ bài tập đã thiết kế ở trên – chúng tôi cho rằng – đó là một gợi ý cho phần dạy - học ở trên lớp. Mỗi giáo viên tuỳ theo tình hình từng lớp có thể điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp hơn. Bản thân chúng tôi khi sử dụng phần thiết kế để dạy các lớp khác nhau cũng đã có sự cân nhắc, điều chỉnh nội dung một vài câu hỏi để phù hợp với trình độ từng lớp. IV. Những kết quả bước đầu đã đạt được sau khi thực hiện đề tài. 1. Hiệu quả kinh tế: Qua một số năm áp dụng sáng kiến này bản thân chúng tôi và nhómn Văn đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. - Tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức tìm tòi, vẽ, in ấn của giáo viên trong việc thiết kế các sơ đồ tổng kết bài học hay tranh ảnh phục vụ cho các trò chơi của phần củng cố bài học. - Tiết kiệm được tiền in ấn cho nhiều năm học vì hệ thống sơ đồ và các trò chơi được thiết kế trên powertpoint có thể tái sử dụng và nếu cần chỉnh sửa có thể được chỉnh sửa dễ dàng. 26
  14. - Sáng kiến có thể đạt hiệu quả tối ưu về mặt kinh tế (đặc biệt là kinh tế tri thức) khi được chia sẻ và áp dụng rộng rãi trong tỉnh cũng như trên toàn quốc thông qua các trang mạng violet.vn, doko.vn, ninhbinh.edu.vn, Cụ thể: Sáng kiến tiết kiệm được 10.480.000đ tiền in ấn và thuê vẽ tranh của một giáo viên trong một năm học. Số tiền tiết kiệm đó còn tăng theo cấp số nhân lượng giáo viên ứng dụng vào trong công việc soạn giảng. 8 tiết (phần tổng kết) sử dụng các tranh vẽ khổ A0 (mỗi tiết 2 tranh vẽ) x 2 x 200.000 đ = 3.200.000đ 8 tiết (phần củng cố bài học - mỗi tiết ít nhất là năm bảng phụ cho giáo viên) đ đ sử dụng bảng phụ in mầu khổ A0 x 5 x 70.000 = 2.800.000 8 tiết (phần tổng kết) sử dụng bảng phụ in mầu khổ A0 cho học sinh làm bài x 4 nhóm x 70.000đ = 2.240.000đ 8 tiết (phần củng cố bài học) sử dụng bảng phụ in mầu khổ A0 cho học sinh trả lời x 4 nhóm x 70.000đ = 2.240.000đ Nhóm Ngữ văn của trường THPT Đinh Tiên Hoàng có 10 giáo viên. Như vậy, mỗi một năm học, số tiền tiết kiệm được là: 10.480.000 đ x 10 = 104.800.000 đ 2. Hiệu quả xã hội: - Học sinh có hứng thú học tập hơn: tích cực, chủ động, sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết. - Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. - Học sinh hứng thú với các kiến thức liên môn. - Giảm thiểu được tệ nạn xã hội gây ra bởi những học sinh lười học, lưu ban. - Đào tạo ra những công dân có đủ trinh độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. - Giáo viên chia sẻ, giúp đỡ nhau trong chuyên môn. Tạo môi trường giáo dục thân thiện, gắn bó, gần gũi giữa thày và trò. Cụ thể:  Thái độ học tập của học sinh: 27
  15. Về hoạt động trên lớp, trực quan có thể thấy học sinh hứng thú học bài hơn, say mê với giờ học và không còn tình trạng uể oải cuối giờ học. Việc học bài ở nhà của các em cũng tốt hơn, kết quả kiếm tra bài cũ cũng cao hơn. Để đánh giá cụ thể kết quả, chúng tôi đã tiến hành làm phiếu thăm dò và ra đề kiểm tra phần văn học trung đại, nội dung như nhau trong hai năm học liên tiếp ở 08 lớp. Năm học 2012-2013, chúng tôi vẫn tiến hành dạy - học phần Tổng kết, củng cố bài học theo truyền thống. Năm học 2013-2014, chúng tôi tiến hành áp dụng sáng kiến, đổi mới dạy-học phần Tổng kết và củng cố bài học. Về phiếu thăm dò, câu hỏi đưa ra là: 1. Trong giờ học, em có tập trung khi học phần “Tổng kết” và “Củng cố bài học” không? 2.Em có thấy hứng thú khi học phần “Tổng kết và củng cố bài học” không? Và kết quả thu được như sau: Năm học 2012-2013 Lớp 11B1 11B4 11B5 11B7 Sĩ số 36 38 37 41 Số lượng học sinh tập 20 (55,5%) 18 (47,3%) 21 (56,7%) 24 (58,5%) trung (%) Số lượng học sinh hứng 15 (41,6%) 17 (44,7%) 19 (51,3%) 21 (51,2%) thú (%) Năm học 2013-2014 Lớp 11B1 11B3 11B6 11B9 Sĩ số 40 37 39 39 Số lượng học sinh tập 32 (80%) 31(83,7%) 29 (80,5%) 36 (92,3%) trung (%) Số lượng học sinh 37(92,5%) 29 (78,3%) 34 (87,1%) 35 (89,7%) hứng thú (%) 28
  16. Về bài kiểm tra 15 phút, đề bài như sau: Câu 1: Chép lại và trình bày cảm nhận về cặp câu mà em thích nhất trong bài thơ “Câu cá mùa thu”. (7,0 điểm) Câu 2: Từ nội dung bài thơ, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ? (3,0 điểm). Và kết quả thu được: Năm học 2012-2013 Lớp 11B1 11B4 11B5 11B7 Sĩ số 36 38 37 41 Số lượng học sinh đạt 21 (58,3%) 21 (55,2%) 24 (64,8%) 28 (68,2%) điểm trên 5,0 (%) Số lượng học sinh đạt 04 (11,1%) 07 (18,4%) 03 (8,1%) 08 (19,5%) điểm trên 8,0 (%) Năm học 2013-2014 Lớp 11B1 11B3 11B6 11B9 Sĩ số 40 37 39 39 Số lượng học sinh đạt 34 (85%) 32 (86,4%) 34 (87,1%) 35 (89,7%) điểm trên 5,0 (%) Số lượng học sinh đạt 10 (25%) 09 (24,3%) 09 (23%) 11 (28,2%) điểm trên 8,0 (%) So sánh giữa hai năm học, chúng tôi thấy kết quả rất khả quan. Số lượng học sinh tập trung và hứng thú với phần “Tổng kết và củng cố bài học” đều tăng lên (tối thiểu tăng 24%). Số lượng học sinh đạt điểm trên 5,0 và trên 8,0 cũng cao hơn, điểm trên 5,0 tối thiểu tăng 22%, điểm trên 8,0 tối thiểu tăng 6%.  Kết quả thi HSG Trong kì thi HSG môn Ngữ văn hai năm học trở lại đây (2012-2013 và 2013- 2014), học sinh đều đạt giải ở cả hai vòng thi. Cụ thể: 29
  17. Năm học 2012-2013: 4 giải Ba, 1 giải KK Năm học 2013-2014: 3 giải Ba, 2 giải KK  Kết quả thi đại học, cao đẳng Học sinh thi ĐH, CĐ khối C, D trong hai năm trở lại đây điểm bình quân và số lượng đỗ nguyện vọng 1 đã tăng hơn. Cụ thể năm học 2012 – 2013, điểm bình quân là 12,47, năm học 2013-2014 là 13,60. Năm học 2014 – 2015, số lượng học sinh đăng kí học các khối C và D trong nhà trường cũng gia tăng. Hiện toàn trường có 4 lớp khối C và 14 lớp khối D.  Các hoạt động khác - Ứng dụng sáng kiến trực tiếp vào giảng dạy, nhóm Văn đã tổ chức thành công chuyên đề môn Văn cấp tỉnh. Chuyên đề đã được lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo, phòng THPT, giáo viên Ngữ văn các trưởng trong tỉnh đánh giá cao về khâu tổ chức, chất lượng chuyên môn. Đặc biệt, chuyên đề có phần tham gia của học sinh lớp 11b7 rất hứng thú, hiệu quả. Giờ dạy được xếp loại giỏi, đạt điểm bình quân là 18,0 điểm. - Nhóm Văn tham dự cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” năm học 2013- 2014 đạt 2 giải. - Trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm, nhóm Văn luôn được nhà trường đánh giá cao. Đặc biệt, trong hoạt động dạy - học, nhóm hoạt động có chiều sâu, luôn tích cực trao đổi, học hỏi, đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhóm được đánh giá cao về hoạt động chuyên môn. Năm học 2012 -2013 và 2013-2014, thành tích của nhóm đã giúp tổ Văn - Sử dành được vị trí thi đua thứ hai của toàn trường. 30
  18. PHẦN III: KẾT LUẬN I.Những lưu ý khi sử dụng sáng kiến. Trên đây là những thiết kế của chúng tôi trong phần Tổng kết bài học và Củng cố bài học đối với nhóm bài văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT trong việc dạy và học môn Ngữ Văn. Để sử dụng đạt kết quả tốt, giáo viên cần chú ý đến một số vấn đề sau: - Tình hình thực tế, trình độ học sinh trong mỗi lớp học để có sự điều chỉnh. - Phân phối thời gian chính xác cho mỗi phần, tránh tình trạng phần này lấn sang phần khác và bài học chưa hoàn chỉnh. - Chuẩn bị sẵn phương án dự phòng nếu giờ học vì những tình huống khách quan không thể tiến hành với máy chiếu. II. Kiến nghị. - Tiếp tục đầu tư về chuyên môn để hoàn thiện các bài học theo hướng áp dụng CNTT vào giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, tăng cường sự chủ động, tích cực của học sinh. - Các cơ quan quản lí có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa về máy móc, trang thiết bị giảng dạy để hỗ trợ tối đa cho giáo viên trong quá trình lên lớp. - Bản thân giáo viên cần chủ động, tận dụng các phương tiện hiện có, nâng cao ý thức đổi mới công tác giảng dạy. 31
  19. PHẦN IV: CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Ngữ Văn – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007. 2. Vũ Quốc Anh, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Khắc Đàm, Bùi Minh Đức, Nguyễn Duy Kha, Trần Đăng Nghĩa, Bùi Xuân Tân, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Hồng Vân - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11 – NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010. 3. Phan Trọng Luận – Văn học nhà trường - Nhận diện - Tiếp cận - Đổi mới – NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007. 4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Thái Hoà, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Đoàn Đức Phương, Vũ Dương Quỹ, Trần Nho Thìn, Trịnh Thị Thu Tiết, Hà Bình Trị, Đoàn Thị Vân - Ngữ Văn 11 tập Một – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008. 5. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) - Hồng Dân, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Hoàng Dũng, Phan Huy Dũng, Nguyễn Văn Hiệp, Hà Thị Hoà, Chu Văn Sơn, Lưu Đức Trung, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Thị Hồng Vân - Ngữ văn 11 Nâng cao tập Một – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008. 6. Các bài viết trên các website: www.doko.vn www.violet.vn www.wikipedia.org Ninh Bình, ngày 02 tháng 05 năm 2014 Nhóm tác giả sáng kiến Trần Thị Liễu Ngô Thị Thu Hiền 32