SKKN Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn Trung học Phổ thông

pdf 52 trang thulinhhd34 6480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_tim_hieu_nghe_thuat_mieu_ta_tam_ly_nhan_vat_cua_mot_so.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn Trung học Phổ thông

  1. 38 + Sáng hôm sau, bà không giấu được niềm hân hoan, cái mặt bủng beo u ám của bà “rạng rỡ hẳn lên”, bà xăm xắn thu dọn nhà cửa, vun vén cho tổ ấm của Tràng. Trong bữa ăn đón nàng dâu mới, bà lão nói “toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”. Bà lạc quan hướng về tương lai và bà cũng muốn nhen lên trong lòng các con niềm hi vọng, cho dù hoàn cảnh trước mắt vô cùng tăm tối, cơ cực. Bà cụ cố nén nỗi tủi, nỗi lo để tạo ra không khí đầm ấm trong gia đình. Bà gọi nồi cám là “chè khoán” c)Tài miêu tả tâm lí nhân vật và tấm lòng nhân đạo của Kim Lân thể hiện qua tâm trạng của bà cụ Tứ: + Tài năng của Kim Lân: nhà văn miêu tả chân thực, sinh động các quá trình tâm lí phức tạp, đầy mâu thuẫn của nhân vật; khám phá và diễn tả những tâm tư sâu kín nhất; tâm lí nhân vật được khắc họa tinh tế qua nhiều yếu tố: diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm + Tấm lòng nhân đạo của Kim Lân: thấu hiểu, cảm thông với hoàn cảnh khốn khổ của bà cụ Tứ; ngợi ca tình thương con, lòng nhân ái của bà; trân trọng khát vọng sống, niềm tin hướng về tương lai của người lao động ngay trên bờ vực của cái đói, cái chết 5.Dạng đề phân tích tâm trạng nhân vật để bình luận, chứng minh một hoặc một vài nhận định. Đề bài: Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ, có ý kiến cho rằng: “Thạch Lam đã mở cửa văn xuôi cho thơ tràn vào”. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm này. A.Kết cấu bài viết: Gồm có 3 phần * Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận * Thân bài: + Khái niệm chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn + Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" qua việc phân tích tâm trạng Liên + Chất thơ trong tâm trạng của tác giả: * Kết luận: Khái quát lại vấn đề.
  2. 39 B.Gợi ý: Ngoài phần mở bài và kết luận, bài viết cần đảm bảo các ý: 2. Dàn ý: a. Mở bài: - Đọc truyện ngắn Thạch Lam, dễ thấy cốt truyện của ông không có gì đặc biệt, thậm chí đôi khi đơn giản đến như không có. Nhân vật của ông cũng không thuộc vào những lớp người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Vậy mà tác phẩm vẫn có được một sức truyền cảm lớn để có thể neo đậu lâu bền trong lòng người đọc, tạo nên một sức cuốn hút nhẹ nhàng mà da diết cho người đọc mỗi lần đọc lại, sống lại cùng với nó. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức truyền cảm, sự hấp dẫn, cuốn hút ấy chính là chất thơ lắng đọng lan toả vào những trang văn xuôi. - Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ("Nắng trong vườn" - 1938) là một truyện ngắn giàu chất thơ. b. Thân bài: b.1. Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn: - "Chất thơ": Tính chất trữ tình - tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. - Chất thơ trong truyện ngắn: Được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn. - Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người. b.2. Chất thơ trong tâm trạng Liên - Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống.
  3. 40 + Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Chỉ một mùi nồng nồng, âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng lặng đìu hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên để cô cảm nhận được cái buồn của buổi chiều quê và khiến đôi mắt cô cũng như ngập đầy bóng tối của buổi chiều quê đó; khi đêm xuống, Liên thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh để mơ mộng về con vịt theo sau ông Thần Nông, về dòng sông Ngân Hà trong các câu chuyện cổ; tâm hồn Liên trong sáng và nhạy cảm đến độ có thể bắt nhạy với những dấu hiệu mơ hồ nhất của thế giới quanh mình: những con đom đóm lập loè, những khe sáng, hột sáng lọt qua khe cửa, từng loạt hoa bàng rụng khẽ xuống vai áo + Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu: Cuộc sống thường nhật với gánh nặng mưu sinh không thể xoá bỏ trong Liên niềm nhớ tiếc quá khứ. Thậm chí, chính cuộc sống tẻ nhạt hàng ngày lại khiến nỗi nhớ ấy thêm da diết, khắc khoải: dù kỉ niệm còn lại không nhiều, nhưng quá khứ luôn trở về trong Liên bằng ánh hồi quang rạng rỡ nhất "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Chính nỗi nhớ quá khứ luôn thường trực đã khiến Liên khi đối diện với hình ảnh thực của chuyến tàu đêm lại đắm mình trong những mơ tưởng xa xôi để "sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết" mà chuyến tàu ấy gợi lên trong tâm hồn cô. + Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương: Bản thân Liên đang sống một cuộc sống nghèo khó, Liên cũng thấm thía sâu sắc cảnh nghèo và buồn mà cô đang phải trải qua song không vì thế mà Liên đóng kín tâm hồn đối với con người và cuộc sống quanh mình. Nhìn những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh, tìm kiếm trên bãi chợ, Liên thấy "động lòng thương" tuy chính chị cũng không có gì để cho chúng. Sẵn có một tấm lòng thơm thảo, Liên đã rót đầy hơn vào cút rượu của bà cụ Thi điên dù trong em không phải không có cảm giác sờ sợ rất tự nhiên ở một đứa trẻ khi phải đối diện với một người không hoàn toàn bình thường. Chính những tình cảm ngỡ như rất giản dị ấy lại làm cho người ta cảm động như được "thanh lọc tâm hồn" để trở về với những gì tự nhiên thuần khiết nhất.
  4. 41 - b.3. Chất thơ trong tâm trạng của tác giả: Dường như, Thạch Lam đã viết truyện ngắn "Hai đứa trẻ" bằng chính những trải nghiệm tuổi thơ ở phố huyện Cẩm Giàng. Đọc truyện, không thể không nhận thấy cái tình âu yếm mà Thạch Lam dành cho nhân vật. Cái tình âu yếm ấy một mặt xuất phát từ cái nhìn nhân hậu, yêu thương mà người lớn dành cho lứa tuổi này, một mặt là do nhà văn đã hoá thân vào nhân vật, là sự ám ảnh của tuổi thơ gắn liền với phố huyện Cẩm Giàng. Sự cộng hưởng của những cảm xúc này để tạo cho những trang viết Thạch Lam một sự hoà quyện giữa chất thực và chất thơ để tạo thành một sức hút da diết, bền lâu của tác phẩm. b.4. Chất thơ trong hình thức nghệ thuật: - Trong truyện, Thạch Lam đã xây dựng được một thế giới hình ảnh vừa chân thực, sinh động lại vừa vô cùng gợi cảm bởi chính vẻ đẹp của nó. + Quan niệm của Thạch Lam: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường". + Không gian được lựa chọn trong tác phẩm: Một phố huyện nghèo nơi tiếp giáp giữa thành thị và thôn quê song dưới ngị bút Thạch Lam dường như tính chất làng đã nhiều hơn tính chất phố. + Trong không gian êm ả, tĩnh lặng của phố huyện, mỗi hình ảnh được ngòi bút Thạch Lam gợi ra đều chan chứa chất thơ: Phương Tây "đỏ rực như lửa cháy", đám mây "ánh hồng như hòn than sắp tàn", tiếng trống thu không "vang xa để gọi buổi chiều", đêm mùa hạ "êm như nhung và thoảng qua gió mát", vòm trời "hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh", những con đom đóm "bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây", bóng bác phở Siêu "mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ" Tất thảy đều là những hình ảnh, màu sắc, âm thanh vô cùng quen thuộc, bình dị mà ngỡ như rất mới mẻ, rất gợi cảm trong những câu văn Thạch Lam bởi nó không chỉ hiện diện như một khái niệm mà như một trạng thái của sự sống đang xao động để chuyển dần một cách tinh tế cái xao động ấy vào tâm hồn con người. Dưới ngòi bút Thạch Lam, thậm chí đến cả rác rưởi của một phiên chợ quê cũng gợi nhớ bao điều thân thuộc "Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng
  5. 42 mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này". Sức gợi cảm của thứ mùi vị này ở chỗ nó đánh thức cảm xúc, cảm giác ấu thơ của rất nhiều người Việt. Truyện có những chi tiết được lựa chọn đích đáng để thể hiện tinh và sâu thế giới của những cảm xúc, cảm giác và tình cảm vừa mơ hồ, vừa da diết trong tâm hồn nhân vật: Liên ngồi lặng lẽ bên mấy quả thuốc sơn đen lúc chiều muộn với đôi mắt ngập đầy dần bóng tối; Liên cùng em nhìn ngắm những vì sao để mà thấy chúng như thuộc về vũ trụ thăm thẳm bao la, đầy bí mật và xa lạ; Liên và An chờ đợi chuyến tàu đêm Trong số đó, có thể nói, chi tiết đợi tàu của hai đứa trẻ chính là đỉnh điểm của chất thơ trong tâm hồn người. Với hai chị em Liên, đoàn tàu vừa là một thực tế, vừa là một ảo ảnh trong cái nhìn non trẻ và đầy khát khao. Đoàn tàu đi rồi, ánh sáng vụt loé lên cũng đã tắt, hai chị em cũng đã chìm vào giấc ngủ song dư âm của khát vọng thì vẫn còn vang vọng mãi bởi đó là yếu tố cơ bản để "gióng lên cái gì đó còn ở tương lai" (Nguyễn Tuân). Ánh sáng của đoàn tàu đã làm cháy lên một thứ ánh sáng khác - ánh sáng của khát vọng da diết trong tâm hồn những đứa trẻ. Trân trọng và nâng niu khi khám phá ra thứ ánh sáng này, tác phẩm của Thạch Lam đã đạt tới một giá trị nhân văn đáng quý. - Mạch truyện của "Hai đứa trẻ" rất đậm chất trữ tình: + Quan niệm của Thạch Lam: "Nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi người qua tâm hồn của chính mình". Từ đó có thể thấy, cái hiện thực mà nhà văn quan tâm và đặt lên hàng đầu là hiện thực tâm trạng, là những xúc cảm, rung động của tâm hồn con người. + Truyện "Hai đứa trẻ" không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo mạch của những tình tiết, sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân vật. Để làm được điều này, nhà văn đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Liên - một cô gái chưa hoàn toàn bước ra khỏi thời ấu thơ, một cô gái có tâm hồn thuần khiết và nhạy cảm. Từ điểm nhìn ấy, bức tranh đời sống được tái hiện
  6. 43 với sự đan xen, song hành và xâm nhập của cảm giác thực tại và hồi ức quá khứ mà dường như, cái nổi trội lên, chi phối sự vận động của mạch truyện lại là hành trình tìm lại những kí ức quá khứ từ chính cái hình ảnh đang hiện diện trong thực tại - hình ảnh đoàn tàu. Triển khai mạch truyện theo hướng này, ngòi bút Thạch Lam có xu hướng hướng nội, đi vào thế giới bên trong với những cảm xúc, cảm giác nhiều khi rất mong manh, mơ hồ, thoáng qua, những biến thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh: nỗi buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn, những hoài niệm da diết về một Hà Nội trong kí ức tuổi thơ, những cảm giác xa xôi không biết - Để thể hiện thành công tất cả những điều trên, Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị. + Thạch Lam ít dùng những chữ to tát, những nhịp điệu gấp gáp vội vàng, lời văn của ông nhuần nhuyễn, tinh tế để phô diễn những trạng thái, những cảm xúc trong tâm hồn. Câu văn của Thạch Lam nhiều thanh bằng gợi một nhịp điệu chậm buồn nhưng có sức lan toả. Chẳng hạn khi miêu tả vẻ trầm buồn nhưng cũng rất đỗi nên thơ của phố huyện, Thạch Lam đã viết: "Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào " Hay miêu tả cảnh đêm tối sau khi chuyến tàu đi qua: "Đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng". + Thạch Lam đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng để biểu đạt cái xao động của sự sống khẽ vang lên trong không gian, thời gian tĩnh mịch để diễn tả cái thanh thoát, dịu hiền của tâm hồn Liên: êm ả, yên lặng, thong thả, gượng nhẹ, nhỏ xíu, yên tĩnh, mơ hồ, miên man, tĩnh mịch Những từ ngữ này liên kết với nhau như một dải lụa nhẹ bay để tạo một dư âm sâu lắng trong tâm hồn người đọc. + Văn phong Thạch Lam rất bình dị: Câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả. Dù diễn tả cái náo nức bên trong, cái sôi động của ước mơ, Thạch Lam vẫn
  7. 44 rất nhẹ nhàng, vẫn tự nén ngòi bút. Chuyến tàu rực sáng vụt qua, Liên xúc động mạnh khi kỉ niệm xưa dồn dập hiện về "Hà Nội xa xăm, Hà nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Đây là một trong số ít những câu văn kết hợp lối trùng điệp và những thanh trắc tạo điểm nhấn và ngay câu sau Thạch Lam viết ngắn hơn, nhẹ hơn, như ghìm giữ lại niềm xúc động: "Con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua". Thạch Lam thường sử dụng kiểu cú pháp đẳng lập, đều đều, nhịp độ khoan thai điềm tĩnh mà vẫn gây những chấn động nhẹ nhàng, thấm thía chính là ở độ nén của cảm xúc mà nhà văn tạo ra trong những câu văn. c. Kết luận: - Truyện ngắn "Hai đứa trẻ", từ hình thức nghệ thuật tới nội dung được biểu hiện đều chan chứa chất thơ - cái chất thơ được chưng cất từ đời sống bình dị, thường nhật bằng chính rung động của tâm hồn nhà văn, chất thơ toả ra từ tình yêu cái đẹp, từ cái nhìn tinh tế trước thiên nhiên, đời sống và niềm tin ở thiện căn của con người Từ đó khẳng định Thạch Lam đã mở cửa văn xuôi cho thơ tràn vào”. - Với những gì được khai thác và biểu hiện trong tác phẩm, đặc biệt qua tâm trạng Liên có thể nói, truyện "Hai đứa trẻ" tựa như một bài thơ trữ tình, dù không thật giàu có sâu sắc về ý nghĩa xã hội thì vẫn "đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu" (Nguyễn Tuân). Đó vừa là giá trị riêng của tác phẩm, vừa là cốt cách văn chương của Thạch Lam để tạo ra một sức hấp dẫn bền lâu trong lòng đọc giả. C.Những lưu ý khi làm các dạng đề liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. - Đọc kĩ tác phẩm, nắm chắc nội dung và các chi tiết liên quan đến nhân vật. - Nắm rõ bối cảnh ra đời của các tác phẩm. - Muốn làm rõ được đặc điểm nhân vật cần đặt nhân vật trong các mối quan hệ sống được mô tả trong tác phẩm mà xem xét. - Nắm chắc kiểu bài phân tích nhân vật từ đó linh hoạt trong quá trình làm bài
  8. 45 - Miêu tả phân tích tâm lý nhân vật cần xác định rõ kiểu – loại nhân vật: nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật tâm trạng, nhân vật số phận từ đó có cách khai thác phù hợp. KẾT LUẬN Việc khảo sát nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của các cây bút trong chương trình Ngữ văn THPT là cần thiết, có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn, có tính ứng dụng cao. Báo cáo chuyên đề này đã hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật; đồng thời người viết cố gắng “bắt mạch” các điểm đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT. Tôi cũng đưa ra một số dạng đề có liên quan đến vấn đề đang giải quyết, gợi ý đáp án để người đọc tham khảo. Báo cáo chuyên đề áp dụng với việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như dạy đối tượng học sinh đại trà. Mong rằng những cố gắng của người viết sẽ giúp ích phần nào các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. Biển học vô bờ, một chiếc thuyền nan kiến thức không thể giúp tôi đi tới những ngõ ngách của vấn đề đang bàn luận. Chuyên này chắc chắn không tránh được những hạn chế, thiếu sót. Kính mong các đồng nghiệp xa gần sẻ chia, góp ý cho tôi. Xin trân trọng cảm ơn! ĐỀ XUẤT Các ðồng nghiệp nên tích cực ra nhiều đề bài có liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đồng thời khuyến khích các em mạnh dạn tự ra những đề văn, đặt ra những tình huống đề bài khác nhau, chủ động trao đổi với giáo viên về phương hướng giải quyết. Khi ra đề, theo tôi, nên tránh kiểu câu hỏi tái hiện kiến thức đơn thuần, đề phải mở ra khoảng trời cho học sinh sáng tạo, kích thích tính tích cực, chủ động và phát triển năng lực người học theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
  9. 46 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không 9. Các ðiều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Khả năng áp dụng: đề tài được áp dụng trong quá trình giảng dạy các tác phẩmdddã nêu trong báo cáo. Ðiều kiện áp dụng: Ðể đề tài được áp dụng phổ biến trong dạy học ngữ vãn ở trýờng THPT cần sự nỗ lực, cố gắng hết mình của giáo viên giảng dạy và học sinh. Trong quá trình thực hiện đòi hỏi giáo viên cần phải nhiệt huyết với nghề, đầu tư nghiên cứu tìm tòi, chuẩn bị kĩ những phạm vi kiến thức và dạn đề thi và hướng dẫn học sinh cách luyện giải các dạng ðề. 10. Ðánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Ðánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Ðề tài nghiên cứu này tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức vào công cuộc đổi mới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện nay, góp phần làm cho những giờ dạy văn trở nên thú vị, hấp dẫn, chuyên sâu và đrtạ kết quả như mong muốn. Mặt khác báo cáo là nguồn tư liệu giúp giáo viên và học sinh tham khảo trong kì thi THPT Quốc gia. 10.2. Ðánh giá lợi ích thu ðýợc hoặc dự kiến có thể thu ðýợc do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Ðề tài nghiên cứu có tính khả thi và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong giờ học văn ở trường phổ thông. Giúp học sinh có kiến thức chuyên sâu, có kĩ nãng làm bài về dạng đề với các tác phẩm đã được nêu trong báo cáo từ đó có niềm say mê và hứng thú với môn học. Với sáng kiến nhỏ này, người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài đựợc sâu sắc và thiết thực hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  10. 47 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) Số Tên tổ Ðịa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá áp dụng sáng kiến nhân 1 Lớp Trường THPT NguyễnThị Giang Nghệ thuật miêu tả tâm 11A2,11A3, lý các tác phẩm Hai đứa 12A2,12A3, trẻ, Chí phèo, Vợ chồng 12A4 A Phủ, Vợ Nhặt, Những đứa con trong gia đình. V ĩnh Tường, ngày tháng năm 2019 Vĩnh Tường, ngày 12 tháng 2 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Phan Thị Hạnh
  11. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục – 2008. 2. Nguyễn Văn Ðường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 Tập 2, NXB Hà Nội - 2008. 3. Nguyễn Khắc Ðàm, Nguyễn Trọng Hoàn, Giới thiệu giáo án Ngữ vãn 11 – Tập 2, NXB Hà Nội – 2007 4. Lê Bá Hán, Trần Ðình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ÐHQG, H.2000 5. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 11 Tập 2, NXB GD, H.2007 6. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Sách giáo viên nâng cao Ngữ văn Tập 2, NXB GD, H.2007 7. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 2, NXB GD, H.2013 8. Nguyễn Ðăng Mạnh, Những bài giảng về tác gia văn học tập 2, NXB ÐHQG, H.1999. 9. Nguyễn Ðăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học lớp 11 nâng cao, NXBGD, H.2007. 10. Trần Ðình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, NXBGD, H. 2007. 11. Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục – 2008. 12. Lí luận văn học (3 tập), NXB Ðại học sư phạm. 13. Nguyễn Ðăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học lớp 12 nâng cao, NXBGD, H.2007.
  12. 50 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: NGÀNH: ; TỈNH: . I. Thông tin về tác giả đăng ký SKKN 1. Họ và tên: Phan Thị Hạnh 2. Ngày sinh: 15 / 03 / 1980 3. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Thị Giang 4. Chuyên môn: Giáo viên Ngữ Văn 5. Nhiệm vụ được phân công trong năm học: Giảng dạy Môn Văn 11, 12 II. Thông tin về sáng kiến kinh nghiệm 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả tiêu biểu trong chương trình Ngữ Văn THPT 2. Cấp học (THPT, GDTX): THPT 3. Mã lĩnh vực :51 4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2017 đến tháng 1/2018 5. Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Nguyễn Thị Giang - xã Đại Đồng - huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 11,12 Ngày tháng năm 20 Ngày tháng năm 20 Ngày tháng năm 201 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TỔ TRƯỞNG/NHÓM NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Phan Thị Hạnh