Báo cáo Kiến tạo mô hình lớp học hạnh phúc. Học sinh tích cực trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Ninh Xá

docx 33 trang Đinh Thương 15/01/2025 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Kiến tạo mô hình lớp học hạnh phúc. Học sinh tích cực trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Ninh Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_kien_tao_mo_hinh_lop_hoc_hanh_phuc_hoc_sinh_tich_cuc.docx

Nội dung tóm tắt: Báo cáo Kiến tạo mô hình lớp học hạnh phúc. Học sinh tích cực trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Ninh Xá

  1. tạo ra môi trường lớp học tôn trọng, học sinh đã nâng cao ý thức về trách nhiệm và hợp tác. Các em đã bắt đầu thấy ý nghĩa của việc làm việc nhóm, cùng nhau thực hiện mục tiêu chung và tạo ra một môi trường học tập đoàn kết. Học sinh đã thoải mái chia sẻ tâm tư, suy nghĩ và ý kiến của mình mà không sợ bị phê phán. Học sinh đã trở nên tự tin hơn trong việc thể hiện quan điểm và ý kiến của mình, từ đó học sinh và giáo viên có thể giao tiếp tốt hơn. Bên cạnh đó, việc xây dựng tình huống, tiểu phẩm kịch cũng đã giúp học sinh phát triển khả năng giải quyết vấn đề và thể hiện tình cảm, suy nghĩ thông qua nghệ thuật. Các em đã tự tin hơn khi đối diện với các tình huống khó khăn và biết cách cộng tác để tìm ra giải pháp. Với đa dạng các hoạt động vui chơi, trải nghiệm ngoại khóa đã giúp học sinh phát triển khả năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, các em trở nên hứng thú hơn trong việc tham gia các hoạt động ngoại khóa. Thêm vào đó, việc tổ chức thi đua trang trí lớp học hạnh phúc , được học tập trong môi trường không gian thân thiện, an toàn, đã giúp học sinh trở nên linh hoạt, sáng tạo và tự tin hơn trong việc thể hiện ý tưởng của mình. Nhìn chung, sáng kiến này đã tạo nên một bước đột phá trong việc phát triển toàn diện cho học sinh, giúp học sinh nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy cởi mở, từ đó thúc đẩy môi trường học tập tích cực và hạnh phúc. b) Kết quả đạt được. Qua việc áp dụng các biện pháp: Kiến tạo mô hình lớp học hạnh phúc, học sinh tích cực trong công tác giảng dạy tai trường THCS Ninh Xá. Tôi nhận thấy Ở lớp học các em có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, luôn cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ thầy cô, bạn bè và mọi người. Các em đã có sự tiến bộ rõ nét về cả học tập và thực hiện nội quy, đi học sớm, lúc nào cũng thích đến trường học. Không còn học sinh phải bị nhắc nhở đến mức phải phụ huynh đến trường, không với bạo lực học đường thể hiện các em đã sống tích cực hơn, đoàn kết và yêu thương nhau, tích cực tham gia các hoạt động, giao tiếp tốt, thoải mái chia sẻ tâm tư tình cảm, có khả năng làm việc nhóm và hợp tác tốt. Không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới, tiếp thu được những bài học mới. 25
  2. Từ đó giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè, giúp cho em có cảm giác "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Tất cả điều đó có thể khẳng định các em tìm được hạnh phúc trong chính lớp học của mình dựa trên những việc làm, những nỗ lực hoạt động của các em .Tạo cho phụ huynh niềm tin yêu khi gửi con tới trường. c) Điều chỉnh và bổ sung sau thực nghiệm - Giáo viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với giáo viên dạy môn giáo dục thể chất, môn công nghệ, môn nghệ thuật, môn khoa học tự nhiên, môn hoạt động trải nghiệm và đoàn đội để xây dựng kho học liệu cho môn hoạt động trải nghiệm nói chung. - Để đảm bảo tính hiệu quả của giải pháp người giáo viên cần lưu ý các nội dung sau: + Giáo viên là người nghiên cứu, hình thành ý tưởng về xây dựng các biện pháp phù hợp từng lớp chủ nhiệm, từng hoàn cảnh gia đình, đặc điểm học sinh để tăng sự thể hiện và tương tác của học sinh, giúp học sinh hứng thú học tập , yêu trường bám lớp. + Học sinh tích cực tham gia hoạt động. - Bổ sung, hướng dẫn HS thiết kế các sản phẩm STEM tạo nhiều tư liệu học tập phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của học sinh (đặc biệt là hoạt động vận dụng vào cuộc sống và sản xuất thông qua các hoạt động tập thể). 4. Kết luận Biện pháp “Kiến tạo mô hình lớp học hạnh phúc - học sinh tích cực thông qua công tác chủ nhiệm tại trường THCS” đã chứng minh được hiệu quả và tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường học tập tích cực và hạnh phúc trong lớp học. Qua việc áp dụng các biện pháp sáng tạo đã tạo ra một không gian giáo dục thú vị, khuyến khích tinh thần tích cực và phát triển toàn diện cho học sinh. Mô hình trên đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc hình thành tinh thần hợp tác, trách nhiệm và tôn trọng trong lớp học. Học sinh đã học cách làm việc nhóm, thể hiện quan điểm một cách tự do và tự chủ, từ đó tạo ra một môi trường 26
  3. dân chủ và hạnh phúc. Đồng thời, sáng kiến cũng tạo ra cơ hội cho học sinh thoải mái chia sẻ tâm tư, suy nghĩ và ý kiến của mình, giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp và sự tự tin. Qua việc thể hiện ý kiến và lắng nghe ý kiến của đồng đội, học sinh đã tạo ra một môi trường trao đổi ý kiến tích cực và tôn trọng lẫn nhau. Hơn thế nữa, các biện pháp trong sáng kiến được áp dụng cũng góp phần thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề của học sinh, từ việc tạo ra các tình huống thử thách đến việc tìm kiếm giải pháp. Điều này đã rèn luyện học sinh trở nên linh hoạt và tự tin khi đối mặt với những thách thức trong cuộc sống. Song song đó, học sinh cũng phát triển khả năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp. Học sinh đã tham gia tích cực vào các hoạt động và trải nghiệm mới, từ đó rèn luyện khả năng tự quản và khám phá bản thân. Như vậy, biện pháp này đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập tích cực, dân chủ và hạnh phúc cho học sinh tại trường THCS. 5. Kiến nghị, đề xuất. Qua thực tế giảng dạy, tôi có một vài kiến nghị sau: a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, từ đó đề xuất ý tưởng để xây dựng bộ học liệu phù hợp cho môn hoạt động trải nghiệm. - Phải cố gắng tìm tòi bắt kịp nhịp độ phát triển của xã hội, phát huy khả năng sáng tạo, hình thành ý tưởng mới cho bản thân. - Khi xây dựng học liệu cần lường trước những tình huống có thể xảy ra. - Vận dụng và kết hợp học liệu và các phương pháp dạy học một cách tích cực linh động. b. Đối với lãnh đạo nhà trường Nhà trường đầu tư nhiều hơn cho việc tổ chức các hoạt động thực tiễn để học sinh hoạt động tích cực hơn. Nhà trường tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn để giáo viên có thể học hỏi và trao dồi kinh nghiệm giảng dạy, có những buổi tập huấn cho giáo viên về cách 27
  4. xây dựng lớp học hạnh phúc phù hợp với từng đối tượng học sinh. Phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu trong giảng dạy. Tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học hỏi ở các trường khác để có thể trau dồi kinh nghiệm trong việc giảng dạy bằng các phương pháp mới. c. Đối với phòng Giáo dục đào tạo và sở giáo dục đào tạo Phòng Giáo dục - Đào tạo nên tạo điều kiện cho các trường và giáo viên về cơ sở vật chất lẫn tinh thần để tổ chức các hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc - học sinh tích cực hiệu quả. Thường xuyên có các đợt tập huấn dành cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi xin chân thành cảm ơn! 28
  5. PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Lâm - Nguyễn Tú Phương, Sách Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS, 2017, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2. Trần Đại Vi, Rèn Luyện Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh - Kỹ Năng Vận Động, 2016, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 3. Những Bức Thư Đạo Đức – Chủ Nghĩa Khắc Kỷ Trong Đời Sống, 2021, Nhà xuất bản Thế Giới. 4. Trịnh Văn Biều, Lê Thị Kim Dung (2009), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông- thực trạng và giải pháp, Tạp chí khoa học số 17 - 2009, Đại học Sư phạm TP.HCM. 5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học”. Tài liệu tập huấn. 6. Một số tài liệu khác được khai thác từ Internet. 29
  6. PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP - Về giáo viên: Trau dồi được kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ trong quá trình giảng dạy, chủ động được trang bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết để phục vụ cho các hoạt động học tập. Đồng thời, giáo viên có sự đổi mới liên tục, không ngừng đưa ra những hoạt động mới mẻ và thú vị để học sinh không cảm thấy nhàm chán đối với các hoạt động ở lớp, kích thích sự hứng thú trong việc học. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy. Giáo viên theo sát học sinh, chia sẻ, quan tâm các em để kịp thời hỗ trợ những khó khăn trong quá trình học tập, thường xuyên điều chỉnh các phương pháp dạy học thích hợp với các em. - Về học sinh: Tôi đã thực hiện một bảng khảo sát ý kiến của 36 em học sinh lớp 6A4 về mức độ hạnh phúc khi đến trường của các em và thu được kết quả cụ thể như sau: Bảng khảo sát sự thay đổi của học sinh lớp 6A4 trước và sau khi áp dụng Biện pháp Trước khi áp Sau khi áp Tiêu chí dụng SKKN dụng SKKN Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng lượng Học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt 18/36 50% 35/36 97% Học sinh thoải mái chia sẻ tâm tư, tình cảm 20/36 55,6% 36/36 100% Học sinh có khả năng hợp tác, làm việc nhóm 25/36 69,4% 34/36 94% tốt Học sinh cảm thấy hứng thú khi đến trường 29/36 80,1% 36/36 100% Kết quả trong bảng khảo sát : số học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt chỉ có 18 học sinh (chiếm 50%), số học sinh thoải mái chia sẻ tâm tư, tình cảm chỉ có 20 30
  7. học sinh (chiếm 55,6%), số học sinh có khả năng hợp tác, làm việc nhóm tốt chỉ có 25 học sinh (chiếm 69,4%), số học sinh cảm thấy cảm thấy hứng thú khi đến trường chỉ có 29 học sinh (chiếm 80,1%). Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để nghiên cứu và tìm ra các phương pháp hoàn thiện biện pháp của mình. Sau khi áp dụng những biện pháp trên, số học sinh hứng thú với việc đến trường đã tăng đáng kể. Cụ thể, số học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt đã tăng từ 18 học sinh (chiếm 50%) lên 35 học sinh (chiếm 97%), số học sinh thoải mái chia sẻ tâm tư, tình cảm đã tăng từ 20 học sinh (chiếm 55,6%) lên 36 học sinh (chiếm 100%), số học sinh có khả năng hợp tác, làm việc nhóm tốt tăng từ 25 học sinh (chiếm 69,4%) lên 34 học sinh (chiếm 94%), số học sinh cảm thấy cảm thấy hứng thú khi đến trường tăng 29 học sinh (chiếm 80,1%) lên 36 học sinh (chiếm 100%). Đây là những con số ấn tượng so với trước khi áp dụng các biện pháp : Kiến tạo mô hình lớp học hạnh phúc – học sinh tích cực trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Ninh Xá, chứng tỏ hiệu quả của sáng kiến đối với thực tế giảng dạy. Các biện pháp này đã giúp cho các em tăng cường hứng thú khi đến lớp, nâng cao kết quả học tập và phát triển được những năng lực cần thiết để các em học sinh phát triển một cách toàn diện. Biểu đồ khảo sát sự thay đổi của học sinh lớp 6A4 trước và sau khi áp dụng giải pháp 120% 97% 100% 100% 100% 94% 80% 80% 69% 50% 60% 56% 40% 20% 0% Học sinh có kỹ năng giao Học sinh thoải mái chia Học sinh có khả năng Học sinh cảm thấy hứng tiếp tốt sẻ tâm tư, tình cảm hợp tác, làm việc nhóm thú khi đến trường tốt Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng 31
  8. PHẦN V : CAM KẾT Trong quá trình thực hiện biện pháp “Kiến tạo mô hình lớp học hạnh phúc - học sinh tích cực thông qua công tác chủ nhiệm tại trường trung học cơ sở” tôi chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp và các em học sinh luôn tạo điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ tôi. Tôi xin cam kết những nội dung được trình bày qua báo cáo này hoàn toàn không sao chép, không vi phạm bản quyền. Các biện pháp đã được bản thân tôi thực hiện thường xuyên trong công tác chủ nhiệm năm học vừa qua. Giáo viên thực hiện Nguyễn Thị Minh Hằng 32