Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tạo hứng thú học toán cho học sinh THCS

pdf 23 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6683
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tạo hứng thú học toán cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_to.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tạo hứng thú học toán cho học sinh THCS

  1. toán này làm cho học sinh tò mò, hiếu động, đưa ra nhiều cách giải ngộ nghĩnh, có em hồ nghi bài toán cho đề sai, Khi thấy giáo viên thực hiện bằng cách chia cho 3 em đầu mỗi em 1 viên phấn, còn em thứ 4 giáo viên đưa luôn cả hộp phấn (còn chứa 1 viên phấn cuối cùng), lúc này học sinh sẽ có một trận cười thật trí tuệ, thật thoải mái. Trò chơi 3: “Sáng tác về Toán học” * Mục đích: - Giúp học sinh tìm ra cách nhớ các công thức, quy tắc, tính chất, toán học thông qua các bài “Vè” Suôn vần, Suôn điệu mà chính học sinh sưu tầm hoặc sáng tác. - Tránh được sự cứng nhắc, rập khuôn khi học toán, tạo ra được không khí học tập vui tươi, phấn khởi cho học sinh. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị trước một số bài “Vè” liên quan đến kiến thức bài dạy. * Cách chơi: - Sau khi hoàn thành tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh các đội thi sáng tác “Vè” toán học (Đọc bài “Vè” mẫu cho học sinh học làm theo). - Học sinh thực hiện việc sưu tầm hoặc sáng tác trong 5 phút, sau đó các đội lần lượt đọc các “Tác phẩm” của mình lên cho cả lớp cùng nghe. - Bài “Vè” nào hay, đúng trọng tâm, Suôn vần, Suôn điệu, dễ nhớ thì đội đó sẽ giành phần thắng. * Ví dụ: Khi dạy bài: “Diện tích hình thang” (Tiết 33 – Hình học 8), để nhớ công thức tính diện tích hình thang, học sinh có thể sáng tác một số bài “Vè” đại loại như: “Muốn tính diện tích hình thang, đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào, rồi đem nhân với chiều cao , chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra”. Hoặc khi dạy bài: “Diện tích hình thoi” (Tiết 34 – Hình học 8), bài “Vè” có thể là: “Muốn tính diện tích hình thoi, tích hai đường chéo chia đôi ra liền”. Tương tự khi dạy bài: “Tỉ số lượng giác của góc nhọn” (Tiết 56 – Hình học 9), bài “Vè” để nhớ các tỉ số lượng giác của góc nhọn có thể được ghi là: “Sin đi học, cos không hư, tang đoàn kết, cotang kết đoàn”, hoặc: “Tìm sin lấy đối chia huyền, cosin hai cạnh kề huyền chia nhau, còn tang ta hãy tính mau, đối trên kề dưới chia ngay ra liền” Trò chơi 4: “Cùng nhau leo núi” * Mục đích: - Rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh. - Thu hút số đông học sinh tích cực, nhiệt tình học tập. 9
  2. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị trước một số bài tập liên quan đến bài học theo cấp độ từ dễ đến khó. * Cách chơi: - Giáo viên sắp xếp các bài tập theo dạng hình tháp, càng lên cao càng khó dần (Hình vẽ ở ví dụ dưới đây) - Làm thủ tục bốc thăm chọn 2 đội chơi. - Mỗi thành viên của mỗi đội lên giải một bài tập (Giải từ dưới lên trên), sau đó về chỗ để thành viên khác của đội mình lên giải tiếp. - Đội nào “Leo” lên đỉnh sớm hơn và có số câu trả lời đúng nhiều hơn, đội đó thắng cuộc. * Ví dụ: Khi dạy bài: “Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai” (Tiết 17 – Đại số 7), giáo viên có thể cho các đội thực hiện trò chơi “Cùng leo núi” với các bài toán có nội dung được sắp xếp như sau: 114 9 16 25 49 49 64 36 81 36 25 4 9 Đội A Đội B Trò chơi 5: “Ai thấy sai chỉ giúp?” *Mục đích: - Thông qua việc suy nghĩ, lập luận để tìm ra chỗ sai của một bài toán đã được giải sẵn, học sinh sẽ hiểu chắc, hiểu sâu kiến thức đã học. - Khơi dậy một cách mạnh mẽ khả năng tích cực, tư duy của học sinh. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bài toán có lời giải sai ở một vài bước trên bảng phụ (bố trí những chỗ sai mà học sinh thường hay mắc phải). * Cách chơi: - Tùy lúc thích hợp của tiết học, giáo viên đưa bài toán có lời giải như đã nói ở trên lên bảng chính. - Các đội hội ý trong 3 phút để truy tìm ra chỗ chưa chính xác của bài giải. - Đội chiến thắng là đội tìm ra trước những chỗ sai và giải lại chính xác. 10
  3. * Ví dụ: - Khi dạy bài: “Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai” (Tiết 9 - đại số 9), giáo viên có thể đưa ra lời giải của một bài toán rút gọn như sau: 2 A = x2 + 2x +1 ; x -1 x +1 2 2 A = x 1 x 1 2 A = x +1 = 2 x +1 Cho học sinh các đội cùng nhau bàn bạc, trao đổi để tìm ra những chỗ sai của bài toán trên. Hoặc khi dạy bài: “Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông” (Tiết 1,2 – Hình học 9), giáo viên yêu cầu học sinh các đội cùng nhau, tranh luận để tìm ra chỗ chưa chính xác của lời giải bài toán dưới đây: Tìm x; y trong hình vẽ sau: A 6 8 x y Giải: ΔABC vuông tại A, theo định lí Pytago ta B H C có: BC = AB2 +AC 2 = 6 2 +8 2 =10 Từ hệ thức: AB = BH.BC AB = x.BC AB 6 x = = = 0,6 BC 10 y =10-0,6 = 9,6 Trò chơi 6: “Ai tìm được nhiều hơn?” * Mục đích: - Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát tốt cho học sinh. - Học sinh củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự chủ, vui tươi. * Chuẩn bị: - Giáo viên ghi sẵn một số kiến thức cần thiết lên bảng phụ. - Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông. * Cách chơi: 11
  4. - Giáo viên gắn bảng phụ lên bảng, yêu cầu học sinh tìm và liệt kê những hình, những số, những vấn đề liên quan đến bài học. - Trong 3 phút, đội nào tìm được nhiều hình, hoặc nhiều số, (ghi lên bảng nhóm) chính xác hơn thì đội đó sẽ giành thắng lợi. * Ví dụ: Khi dạy xong bài: “Đơn thức đồng dạng” (Tiết 54 – Đại số 7), giáo viên ghi sẵn lên bảng phụ hàng loạt đơn thức, yêu cầu học sinh các đội ghi ra những đơn thức đồng dạng lên bảng nhóm của mình, đội nào thực hiện nhanh hơn và tìm ra được nhiều đơn thức đồng dạng hơn, đội đó sẽ chiến thắng. Hoặc khi dạy xong bài: “Tứ giác nội tiếp” (Tiết 48 – Hình học 9), giáo viên cho học sinh các đội tìm ra những tứ giác nội tiếp được đường tròn trong các hình như: Hình thang, hình thang vuông, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, tứ giác có hai đường chéo bằng nhau, tứ giác có hai đường chéo vuông góc, .Đội chiến thắng là đội tìm ra nhiều và chính xác hơn các tứ giác nội tiếp đường tròn. Trò chơi 7: “Từ điển Hán Việt”: * Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, hiểu được một cách tương đối các từ Hán Việt quan trọng có trong bài học, từ đó các em nắm được mục tiêu của bài học tường tận hơn, vui thích học môn Toán hơn. * Chuẩn bị: Giáo viên lọc sẵn những từ Hán Việt quan trọng của bài ghi lên bảng phụ. * Cách chơi: - Khi dạy các tiết toán có chứa các từ Hán Việt quan trọng cần làm rõ nghĩa, giáo viên đưa các từ Hán Việt đó lên bảng, yêu cầu các đội họp các thành viên mình lại để giải nghĩa, ghi lên bảng nhóm. - Các đội đưa bảng nhóm gắn lên bảng lớp, giáo viên lần lượt kiểm tra, sửa sai cho từng đội. - Đội nào làm rõ nghĩa, sát nghĩa hơn đội đó sẽ giành thắng lợi trong trò chơi này. * Ví dụ: - Khi dạy bài: “Quy đồng mẫu nhiều phân số” (Tiết 75 – Số học 6), các đội chơi cần tập trung giải rõ nghĩa thế nào là: “Quy đồng mẫu” ( Đưa về cùng mẫu). Hoặc khi dạy bài: “Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn” (Tiết 25 – Hình học 9), giáo viên cho học sinh làm rõ nghĩa cụm từ “Tiếp tuyến”, “Tiếp điểm” (Đối với chương trình toán THCS, tạm dịch: “Tuyến” là đường thẳng, “Tiếp” là tiếp xúc). 12
  5. Trò chơi 8: “Thử tài trí nhớ”: * Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, tạo niềm vui thích , hăng say, tích cực học tập cho các em học sinh. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số nội dung cần thiết liên quan đến trò chơi (Ghi sẵn lên bảng phụ). * Cách chơi: - Giáo viên cho bốc thăm chọn 2 đội chơi. - Mời cả hai đội lên bảng (Đứng hai góc hướng về bảng). - Giáo viên gắn nội dung cần thử trí nhớ lên bảng, cho 2 đội quan sát từ 30 giây đến 1 phút, sau đó giáo viên lấy bảng phụ xuống, yêu cầu 2 đội ghi lại những nội dung mà mình đã nhìn thấy. - Đội có nội dung ghi lại đúng và nhiều hơn là đội chiến thắng. * Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn tập chương I” (Tiết 17 – Hình học 9), giáo viên có thể ghi sẵn các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông, một số tính chất của các tỉ số lượng giác lên bảng phụ. Cho học sinh chơi theo luật chơi như đã nêu ở trên. 3.2.3. Tạo tình huống có vấn đề trong tiết dạy toán. *Biện pháp 1: Khai thác phần kiểm tra bài cũ, đặt ra một vấn đề mới đòi hỏi phải nghiên cứu kiến thức mới. Ví dụ (Toán 7): Ở phần quan hệ các yếu tố trong tam giác, đặt vấn đề dạy bài Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác. Sau khi kiểm tra bài: Trong một tam giác đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn, giáo viên đặt ra câu hỏi: Trong hai tam giác bất kì, có thể đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn không? Một tình huống mới đặt ra do thay đổi điều kiện của mỗi bài toán từ một tam giác sang hai tam giác bất kì. Bằng ví dụ cụ thể, học sinh sẽ chỉ ra được điều đó là sai, chẳng hạn ở tam giác ABC có AC > AB, vẽ đường cao AH ta thấy tam giác AHC và tam giác AHB có AC > AB nhưng góc AHC = góc AHB (Hình vẽ) A 13
  6. B H C Nhưng có những cặp tam giác có tính chất như vậy. Những cặp tam giác ấy phải thêm những mối quan hệ gì? *Biện pháp 2: Chọn một ứng dụng của kiến thức mới, đặt học sinh trước một mâu thuẫn với kiến thức cũ, chưa thể giải quyết được bài toán. Hiệu quả của tình huống đó càng cao nếu đó là vấn đề thông thường mà học sinh không nghĩ tới, không dễ dàng tìm ra ngay lời giải, còn nếu sử dụng kiến thức mới thì lại tự tìm được câu trả lời một cách nhanh chóng. Ví dụ (Toán 9): Khi dạy bài góc nội tiếp, giáo viên ra một ngôi sao 5 cánh đều và yêu cầu các em tính góc ở đỉnh cánh sao. Các em vẫn thường thấy ngôi sao 5 cánh trên lá cờ Quốc kì, nhưng mấy em nghĩ đến góc ở đỉnh cánh sao bằng bao nhiêu. Ngôi sao rất quen thuộc mà xác định góc lại không đơn giản. Đến đây thầy nói rằng các em có thể dễ dàng tìm được góc ấy nếu xem nó là một góc nội tiếp trong đường tròn. Lúc đó các em hào hứng bắt tay vào nghiên cứu kiến thức mới để giải quyết vấn đề đặt ra. *Biện pháp 3: Đưa ra một bài toán mà vận dụng kiến thức sắp học sẽ giải quyết nhanh gọn hơn. Ví dụ (Toán 8): Trước bài Hằng đẳng thức “bình phương của một hiệu”, tôi cho học sinh làm ở nhà bài: Tính giá trị của biểu thức M = 1,21 2 - 2,42 . 0,21 + 0,21 2 . Sau khi thực hiện hai phép bình phương, một phép nhân, một phép trừ, một phép cộng, học sinh được kết quả bằng 1.Đến lúc đó tôi nói rằng có thể tính nhẩm được giá trị của biểu thức ấy. Các em ngạc nhiên: Một biểu thức khá phức tạp như thế mà có thể tính nhẩm được! Các em chờ đợi sự giải quyết của bài học. Cách giải quyết đó là: Nếu đặt 1,21 = a; 0,21 = b thì M = a 2 - 2ab + b 2 = (a – b) 2 = (1,21 – 0,21) 2 = 1 2 = 1 Hoặc là khi giới thiệu bài: Nhân đa thức, tôi nói với các em rằng: Có thể nhân nhẩm 2 số lớn hơn 100 một chút. Chẳng hạn, 14
  7. 106 . 109 = 11 554 trong 3 giây bằng cách lấy 106 cộng với 9 (là 115) rồi viết thêm số 54 (tích của 6 và 9) vào sau. Một quy tắc thật đơn giản! nhưng vì sao lại làm được như vậy? Bài toán đặt ra trước các em nhu cầu giải thích quy tắc ấy: Nếu gọi phần hơn của mỗi số với 100 là a và b, ta phải tìm kết quả của phép nhân 100 + a với 100 + b là phép nhân 2 đa thức. Rõ ràng quy tắc nhân hai đa thức được các em tìm tòi tự giác hơn. *Biện pháp 4: Đưa ra một ứng dụng thực tế, một hình ảnh thực tế yêu cầu học sinh giải thích, nhất là những thực tế gần gũi với các em. Ví dụ (Toán 6): Khi dạy bài số đo góc, giáo viên sử dụng một thước đo góc. Khi đo góc tạo bởi hai tia chung gốc, người ta dùng thước đo góc. Tại sao góc không thể đo bằng thước thẳng? Các cạnh của hai góc ấy gì liên hệ với nhau? Trong khi đưa ra những ứng dụng thực tế của kiến thức, nên cố gắng sử dụng đồ dùng dạy học. Chỉ riêng việc mang đồ dùng dạy học đến lớp cũng đã đặt ra cho học sinh một câu hỏi “Dụng cụ này là gì?, dùng để làm gì?” và do đó các em tập trung theo dõi bài giảng hơn. *Biện pháp 5: Gắn cho các phép tính một nội dung thực tế tạo cho học sinh hứng thú thực hiện phép tính đó. Ví dụ (Số 6): Khi dạy chia số thập phân cho 10; 100; 1000; tôi đưa ra một quyển sách gồm 115 tờ, đề nghị học sinh tính chiều dày của một tờ giấy. - Các em sẽ đề ra phương án đo chiều dày nhiều tờ . - Đo bao nhiêu tờ? - Càng nhiều tờ thì càng chính xác, nhưng đo chiều dày 100 tờ giấy thì tính toán dễ hơn. Chẳng hạn, chiều dày 100 tờ là 10,25 mm, dễ dàng tính được chiều dày một tờ giấy. Nhiều khi chỉ cần thay đổi chút ít cách hỏi cũng tạo ra tình huống có vấn đề. Nhiều học sinh không hào hứng tính toán khi tìm chu vi đường tròn biết đường kính và ngược lại. Nhưng nếu ra câu hỏi sau thì các em lại có nhu cầu 15
  8. tính toán thực sự. Mỗi học sinh phải làm một chiếc vòng có đường kính 40cm để đồng diễn. Một đoạn dây thép bằng bao nhiêu thì uốn thành chiếc vòng có kích thước như trên nếu phần chồng lên nhau là 5cm? *Biện pháp 6: Tạo ra tình huống có vấn đề bằng công việc thực hành. Ví dụ (Toán 8): Trước khi dạy bài tổng các góc trong của tứ giác, tôi đề nghị học sinh mang 8 tứ giác bằng nhau. Các tứ giác này ghép lại có thể lấp kín được một phần mặt phẳng do tính chất tổng các góc trong của tứ giác bằng 360 0 . Yêu cầu ấy đặt ra cho các em một vấn đề: “những tứ giác ấy sẽ dùng để làm gì trong giờ học?”, tạo nên tâm lí chờ đợi cách giải quyết. *Biện pháp 7: Tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách đưa ra những điều kiện mới, hay hạn chế phương pháp sử dụng. Ví dụ: Tìm bằng cách nhanh chóng số nào lớn hơn trong hai số: A = 1980 . 1980 B = 1979 . 1981 Vấn đề đặt ra là xác định số nào lớn hơn (chứ không đòi hỏi tính từng số) và tìm cách xác định nhanh chóng. Tình huống ấy đặt ra cho học sinh phát hiện đặc điểm các số đã cho. Đặt 1980 = x thì A = x 2 còn B = (x – 1)(x + 1) = x 2 - 1. Như vậy A lớn hơn B một đơn vị. *Biện pháp 8: Sử dụng các tư liệu về lịch sử toán học, các mẫu chuyện tạo ra tình huống có vấn đề. Ví dụ: Khi yêu cầu học sinh tính nhẩm: 7.7 + 7.7.7 nếu giáo viên nói rằng “Báo Hà Nội mới ngày 20-4-1980 đưa ra tin một em bé 5 tuổi (em Nguyễn Đức Thắng) đã tính nhẩm đúng kết quả phép tính này trong 10 giây thì điều ấy thúc đẩy các em tìm tòi hơn. Các em đưa ra nhiều cách giải, chẳng hạn áp dụng tính chất phân phối được: 7.7(1 + 7) = 49.8 = (50 – 1).8 = 400 – 8 = 392. Các em cũng say mê giải một bài toán hơn nếu biết đó là bài toán của Acsimet, của Ơle hay của một nhà toán học nổi tiếng. 16
  9. *Biện pháp 9: Tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách trình bày các kiến thức theo quá trình tìm tòi cách giải. Ví dụ (Toán 6): Khi dạy dấu hiệu chia hết cho 9, trên cơ sở học sinh đã biết dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 phụ thuộc vào một chữ số tận cùng, tôi đưa ra các số: 927; 807;621; 921; 2948; 1943 cùng có một, hai hoặc ba chữ số tận cùng như nhau nhưng có số chia hết cho 9 không phụ thuộc vào chữ số tận cùng. Thế thì nó phụ thuộc vào yếu tố nào: Có điểm gì chung trong các số chia hết cho 9? Sau khi đưa ra các dự đoán và bác bỏ các dự đoán không đúng (chẳng hạn chữ số đều chia hết cho 9, tổng chữ số bằng 9 ) các em sẽ đưa ra các dự đoán đúng về dấu hiệu chia hết cho 9. *Biện pháp 10: Tình huống có vấn đề được xuất hiện khi giáo viên đưa ra những tình huống phải lựa chọn. Ví dụ (Toán 7): Để củng cố quy tắc bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ, tôi đưa ra các biến đổi sau để học sinh xác định những biến đổi đó đúng hay sai, nếu sai thì chỉ ra nguyên nhân sai lầm và sửa lại: a) 3x 2 - (x – 1) = 3x 2 - x – 1 Sai do quên không đổi dấu số hạng thứ hai ở trong ngoặc. b) 8a 2 - (a + 3) – 5a = 8a 2 - a – 3 + 5a Sai do không chú ý đến dấu ngoặc đóng lại ở đâu. c) 15 – (-2) 2 = 15 + (+2) 2 Sai do áp dụng quy tắc không đúng chỗ, do thực hiện phép tính sai thứ tự. Cách làm trên càng có tác dụng tốt nếu giáo viên biết lựa chọn một hệ thống những ví dụ thích hợp, trong đó nếu áp dụng máy móc cách làm đúng ở ví dụ trước lại dẫn đến sai lầm ở ví dụ sau. Ví dụ (Toán 8): Phân tích ra thừa số bằng cách đặt thừa số chung: a) 2a (x - y) - (y - x) = 2a (x - y) + (x - y)= (x - y)(2a + 1) Đúng b) a.(x-1) – (1 – x) 2 =a.(x – 1) + (x – 1) 2 = Sai vì đổi dấu cơ số 1-x thành x-1 là đổi dấu hai thừa số. Do đó dấu trừ trước ngoặc vẫn giữ nguyên. Cũng có thể giải thích: ( 1-x) 2 =(x – 1) 2 vì bình phương của hai số đối nhau thì bằng nhau. 17
  10. Trên đây là mười biện pháp tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết dạy Toán mà người giáo viên dạy Toán ở bậc THCS cần nắm vững và vận dụng cho sự nghiệp đổi mới trong dạy học. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. - Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Toán: + Phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, năng lực sư phạm tốt. + Phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. + Không ngừng học hỏi, tìm hiểu tài liệu phục vụ cho quá trình dạy học. + Có kiến thức tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm nhất định. - Đối với học sinh: phải có đầy đủ SGK, sách tham khảo và các đồ dung học tập phục vụ cho bộ môn; có động cơ học tập đứng đắn; được gia đình và các lực lượng xã hội quan tâm tạo điều kiện cho việc lĩnh hội tri thức. 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Sau một học kì áp dụng một số kinh nghiệm trên để tạo hứng thú học toán cho học sinh tôi đã thu được kết quả như sau: - Kết quả chất lượng bộ môn học kì I năm học 2014-2015: KẾT QUẢ TT Lớp SS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 9B 32 4 12,5 7 22 13 41 8 24,5 0 0 2 9C 34 5 15 9 26 14 41 6 18 0 0 3 9D 36 4 11 11 31 13 36 8 22 0 0 Tổng 102 13 13 27 26 40 39 22 22 0 0 - Kết quả thái độ học tập đối với bộ môn toán: KẾT QUẢ Say mê, Bình Không Thời điểm SS Ngại học Ghét học yêu thích thường thích SL % SL % SL % SL % SL % Đầu năm 102 5 4,9 9 8,8 13 12,7 42 41,2 33 32,4 học Cuối kì I 102 21 20,6 42 41,2 20 19,6 19 18,6 0 0 - Kết quả chất lượng mũi nhọn: Học sinh giỏi cấp huyện 2 em . 18
  11. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 1.Kết luận: Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm tạo hứng thú học Toán cho học sinh THCS” đã đánh giá đúng thực trạng học toán ở trường THCS và đưa ra được một số giải pháp hữu hiệu, mang tính khả thi cao. Tạo hứng thú, say mê học toán cho học sinh. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và chất lượng mũi nhọn. Tuy nhiên khi áp dụng các biện pháp trên vào thực tế giảng dạy cần phải chú ý: + Khi thực hiện các trò chơi trong tiết dạy học toán, có thể làm mất khá nhiều thời gian của tiết dạy. Vì chơi thì phải ồn ào, vui nhộn nên dễ gây ảnh hưởng không tốt đến các lớp học kế bên. + Tình huống có vấn đề phải vừa sức học sinh. Tình huống khó quá hoặc dễ quá làm cho học sinh không thể giải quyết nổi hoặc không cần tích cực suy nghĩ đều không tạo ra vấn đề để tư duy học sinh phải hoạt động. 2. Kiến nghị: Cấp trường: Tiếp tục đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy-học. Cấp phòng: đề nghị thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức các chuyên đề, nhân rộng những sáng kiến có tính khả thi mang lại hiệu quả cao. Trên đây là những suy nghĩ, việc làm của cá nhân tôi trong quá trình cải tiến chất lượng bộ môn Toán, tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tôi hy vọng rằng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân sẽ là tài liệu bổ ích để đồng nghiệp tham khảo. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và những ý kiến chủ quan. Kính mong quý bậc đi trước và quý đồng nghiệp góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn chỉnh hơn./. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Bình Khê, ngày 15 tháng 03 năm 2015 Người thực hiện 19
  12. Đặng Thị Thái Hương TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÁC GIẢ NĂM TÊN TÀI LIỆU NHÀ XUẤT BẢN XUẤT BẢN 1 Phan Đức Chính 2004 SGK, SGV toán 8, NXB Giáo dục toán 9 2 Một số vấn đề đổi mới TS Lê Văn Hồng 2004 phương pháp dạy học NXB Giáo dục môn toán 3 ThS. Đào Duy Thụ Tài liệu tập huấn Đổi - ThS. Phạm Vĩnh 2007 mới phương pháp dạy NXB Giáo dục Phúc học môn toán 4 GS. Bùi Quang NXB Giáo dục Tịnh - Bùi Thị 2004 Từ điển tiếng việt Tuyết Khanh 5 Vũ Hữu Bình 1996 Kinh nghiệm dạy học NXB Giáo dục toán THCS 6 Ths. Đào Duy Thụ 2010 Tài liệu tập huấn Đổi - Ths.Phạm Vĩnh mới phương pháp dạy NXB Giáo Dục Phúc học môn Toán. 20
  13. MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2.Mục tiêu , nhiệm vụ của đề tài 1 3.Đối tượng nghiên cứu 2 4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 II. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận 2 2.Thực trạng 3 3.Giải pháp, biện pháp. 4 3.1.Muc tiêu của giải pháp, biện pháp 4 3.2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 5 3.2.1.Xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò 5 3.2.2.Tạo hứng thú thông qua các trò chơi trong tiết dạy học Toán 5 3.2.3.Tạo tình huống có vấn đề trong tiết dạy học Toán 13 3.3.Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 17 3.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm 18 III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 1.Kết luận 18 2.Kiến nghị 19 21
  14. Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Gioi hạn phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 2 22
  15. 2. Thực trạng 4 2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu 4 2.1. Thực trạng 4 2.2. Các giải pháp 5 2.2.1. Xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò 5 2.2.2. Tạo hứng thú thông qua các trò chơi trong tiết dạy học toán 5 2.2.3. Tạo tình huống có vấn đề trong tiết dạy học toán 14 2.3. Kết quả 19 2.4. Bài học kinh nghiệm 20 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 21 23