Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm - Đẩy mạnh Hội thi Robot tự hành trong học sinh sinh viên

pdf 14 trang vanhoa 5560
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm - Đẩy mạnh Hội thi Robot tự hành trong học sinh sinh viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_tom_tat_sang_kien_kinh_nghiem_day_manh_hoi_thi_robot.pdf

Nội dung tóm tắt: Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm - Đẩy mạnh Hội thi Robot tự hành trong học sinh sinh viên

  1. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 Báo cáo tóm tắt Tên đề tài : ĐẨY MẠNH HỘI THI “ROBOT TỰ HÀNH” TRONG HỌC SINH SINH VIÊN 1. Yếu tố mới sáng tạo: Đề tài đã được triển khai thực hiện 03 năm. 2. Phạm vi áp dụng: Áp dụng được cho các Khoa kỹ thuật toàn trường và các trường khác có ngành nghề tương tự trong tỉnh. Trang 1
  2. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 NỘI DUNG Trong bản giải pháp quản lý này gồm có các phần sau : 1. DẪN NHẬP 2. NHỮNG KHÓ KHĂN 3. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5. KẾT LUẬN Trang 2
  3. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 I. DẪN NHẬP Trong các trường Cao đẳng, Đại học thì hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) có thể được xẹm như trách nhiệm và nhiệm vụ của một học sinh sinh viên (HSSV). Hoạt động NCKH không chỉ giúp cho HSSV có cơ hội được tiếp cận lĩnh vực kiến thức mình quan tâm mà thông qua đó HSSV còn được trải nghiệm thực tế hình thành ý thức, tác phong làm việc khoa học; khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề hiệu quả. Ngày nay, với sự tiến bộ, phát triển khoa học - kỹ thuật vượt bậc thì yêu cầu cần một lực lượng lao động kỹ thuật vừa có kiến thức chuyên môn và tay nghề vững vàng, vừa có tác phong, phương pháp làm việc khoa học là vấn đề bức thiết và đây cũng là yêu cầu đặt ra của các Nhà tuyển dụng cho các HSSV tốt nghiệp tìm kiếm việc làm. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang, từ lâu đã được biết đến là đơn vị đào tạo, cung cấp một phần quan trọng nguồn nhân lực lao động kỹ thuật để phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh nhà với thế mạnh là khối kỹ thuật. Hiện nay do một số điều kiện khách quan, chủ quan chất lượng đầu vào HSSV tương đối yếu; động cơ, thái độ học tập còn chưa cao; tình trạng học không hiểu bài, chán học xảy ra không ít dẫn đến hiện tượng HSSV vắng học tự do, nghỉ học khá cao. Để khắc phục tình trạng nêu trên, ngoài việc áp dụng các biện pháp quản lý đào tạo để chấn chỉnh bên cạnh đó phải tổ chức sân chơi lành mạnh, bổ ích mang tính học thuật, làm quen công tác NCKH, tạo điều kiện các em giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa HSSV các khoa với nhau, cũng như tạo mối quan hệ gần gủi giữa HSSV với thầy, cô giáo từ đó sẽ có tác động tích cực trong ý thức các em sự yêu thích gắn bó với lớp, với trường, với ngành nghề nghiệp đang theo học. Với ý nghĩa và mục đích như vậy: “Hội thi Robot tự hành” dành cho HSSV toàn trường khối kỹ thuật ra đời 2014, cho đến tháng 5/2016 hội thi đã được 03 tuổi, có qui mô và nội dung ngày càng nâng lên và có thể xem như Trang 3
  4. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 truyền thống, tiếp tục duy trì và phát huy trong những năm tiếp theo. Qua ba năm tổ chức hội thi. Bản thân tôi nhận thấy hội thi cũng có nhiều ảnh hưởng tích cực đến HSSV nhà trường, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Đề tài: “Đẩy mạnh Hội thi Robot tự hành trong học sinh sinh viên”. Trong sáng kiến này, tôi chưa dám nghĩ đề tài là một giải pháp quản lý mà tổng kết, đánh giá lại những mặt đã làm được và chưa được trong thời gian qua mà thôi. Trang 4
  5. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 II. NHỮNG KHÓ KHĂN Khi tiến hành thực hiện kế hoạch hội thi gặp khó khăn: - Tìm kiếm chủ đề, nội dung phù hợp cho hội thi: để hội thi thu hút được nhiều đội tham dự từ các Khoa kỹ thuật trong toàn trường là không phải dễ dàng vì mỗi khoa có một thế mạnh riêng. Như HSSV khoa Điện – Điện tử có lợi thế về kiến thức chuyên môn về lập trình điều khiển; Cơ khí sửa chữa và Cơ khí động lực mạnh về chế tạo, lắp ráp cơ khí; Công nghệ thông tin, Xây dựng cũng có những thế mạnh và hạn chế riêng. Mặc khác, thời gian đào tạo các khóa học 2-3 năm, HSSV năm cuối thì có kiến thức, kỹ năng rất tốt nhưng phải tập trung cho tốt nghiệp. - Vận động HSSV tham gia hội thi: do kiến thức các em trong lĩnh vực này chưa tốt, chưa quen nghiên cứu và làm việc nhóm nên khi vận động các em đăng ký đội thi cũng gặp khó khăn. - Giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật: để khuyến khích, hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện cũng phải vận động nhiều thầy, cô sắp xếp công việc hợp lý tham gia công tác hỗ trợ, đây cũng là vấn đề. - Kinh phí hội thi: cần thiết phải có nguồn kinh phí cho hội để trao giải thưởng và hỗ trợ một phần cho các đội tham gia. Do lần đầu tiên mới được tổ chức hội thi chưa thu hút được sự quan tâm bên trong - ngoài trường nên việc vận động nguồn kinh phí hoạt động cho hội thi rất khó khăn. - Cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ hội thi: phải tổ chức nơi thích hợp có một số thiết bị, dụng cụ cần thiết để các đội thi chế tạo mô hình, Trang 5
  6. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 trao đổi, học tập lẫn nhau và cũng là nơi giáo viên tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật. III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN Để khắc phục khó khăn trên, sau khi xin ý kiến và nhận được sự ủng hộ Ban giám hiệu, chi ủy chi bộ, tôi lên kế hoạch thực hiện. Tôi đã liên hệ, trao đổi thông tin với các trưởng khoa liên quan trong trường và nhận được sự ủng hộ trong việc khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để HSSV khoa mình tham dự hội thi. Đây là thành công thứ nhất. Sau đó, tôi tổ chức họp xin ý kiến trong ban tổ chức và ý kiến các giáo viên chuyên môn về nội dung, chủ đề hội thi. Để HSSV các khoa có thể tham gia được hội thi, ban tổ chức quyết định chọn chủ đề “Dò đường đi” cho Hội thi Robot tự hành lần I – năm 2014, đây là yêu cầu cơ bản phải đạt được đối với Robot tự hành, chủ đề này kiến thức không vượt quá khả năng các em và vấn đề còn lại là đội nào đưa ra ý tưởng, giải pháp kỹ thuật tốt nhất sẽ thành công. Đây là bước đi đầu tiên và quan trọng về chuyên môn của Hội thi Robot tự hành làm cơ sở để phát triển yêu cầu về nội dung chuyên môn cao hơn cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, ngoài nhóm giáo viên tâm huyết với hội thi, tôi vận động thêm các giáo chuyên môn khác trong khoa, sắp xếp lịch cụ thể hàng tuần theo nội dung ban tổ chức đặt ra để hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các đội tham dự, nhằm chia sẻ bớt áp lực tránh tập trung lên một số cá nhân. Được sự ủng hộ lớn về vật chất từ lãnh đạo nhà trường, chúng tôi tiếp tục vận động tìm kiếm thêm sự ủng hộ kinh phí từ các giáo viên trong các khoa. Chính nhờ vào các nguồn lực này mà hội thi cũng được tổ chức thành công, đến nay Hội thi có sự lan tỏa nhất định và đã có một số doanh nghiệp bên ngoài Nhà trường ủng hộ và sẽ đồng hành cùng hội thi. Trang 6
  7. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 Cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ hội thi: tận dụng phòng ở giáo viên bỏ trống chờ cải tạo, Khoa trang bị một số thiết bị đo, dụng cụ cầm tay cho các em có nơi để nghiên cứu, chế tạo mô hình robot, nhờ có phòng này mà không khí làm việc, chuẩn bị cho hội thi có sinh khí hẳn lên, đặc biệt trong giai đoạn nước rút cận ngày thi chung kết. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Hội thi Robot tự hành - 2016 đã là năm thứ 3 liên tiếp Khoa Điện – Điện tử tổ chức hội thi. Hội thi trở thành truyền thống và có qui mô ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, thu hút nhiều HSSV các khoa trong trường tham gia. Năm 2014, năm đầu tiên tổ chức có 21 đội tham dự với chủ đề cuộc thi “Robot dò đường”; Năm tiếp theo 2015 có 23 đội tham dự với chủ đề “Phân phối sản phẩm”; Năm nay 2016 có tổng cộng 26 đội tham dự với chủ đề “Tìm đường trong mê cung”. Đây là kết quả là tín hiệu đáng mừng và là động lực để Ban tổ chức tiếp tục tổ chức hội thi trong những năm tiếp theo. Qua hội thi ban tổ chức cũng ghi nhận và đánh giá cao tinh thần ham học hỏi, niềm đam mê, vượt khó của các đội tham dự. Nhiều đội mang hội thi những ý tưởng sáng tạo độc đáo (các đội khoa Cơ khí sửa chữa), giải pháp kỹ thuật hay (các đội khoa Điện – Điện tử, Cơ khí động lực), tinh thần ham hiểu biết, chịu khó (các đội khoa Công nghệ thông tin, Xây dựng). Tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình của đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho hội thi. Ngoài kinh phí của Nhà trường, Đoàn trường và của các khoa. Hội thi cũng nhận được sự tài trợ kinh phí, đồng hành cùng hội thi của các doanh nghiệp và các bạn cựu sinh viên. Đây là nguồn kinh phí quan trọng tạo điều kiện cho hội thi ngày càng thêm chất lượng chuyên môn. Bên cạnh đó còn một số hạn chế cần rut kinh nghiệm cho các năm tiếp theo: Công tác triển khai thực hiện kế hoạch còn chậm do một số đội tham gia đi thực tập doanh nghiệp, chưa thật sự tích cực, lúc đầu chưa tập trung vào làm, Trang 7
  8. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 chỉ thực sự làm khi thời gian tổ chức chung kết đã cận kề nên kế hoạch tổ chức đêm chung kết phải lùi ngày lại so với kế hoạch ban đầu. - Công tác phối hợp tổ chức, tuyên truyền chưa thật sự tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ trong lực lượng SV-HS và giáo viên nhà trường. Trang 8
  9. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 HÌNH ẢNH VỀ HỘI THI ROBOT TỰ HÀNH LẦN I – 2014 Không khí chuẩn bị Các đội thi tại vòng Chung kết lần I – 2014 diễn ra vào tối 22/1/2015 Trang 9
  10. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 HÌNH ẢNH VỀ HỘI THI ROBOT TỰ HÀNH LẦN II – 2015 Các đội tham dự vòng Chung kết BGK và các Nhà tài trợ Không khí thi đấu đêm Chung kết Các đội dành chiến thắng vòng Chung kết Trang 10
  11. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 HÌNH ẢNH VỀ HỘI THI ROBOT TỰ HÀNH LẦN III – 2016 Các đội thi đấu, BGK cùng Nhà tài trợ Các trận thi đấu đang diễn ra Trang 11
  12. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 Toàn cảnh đêm Chung kết Trang 12
  13. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 Các đội chiến thắng trong đêm Chung kết: “Hội thi Robot tự hành lần III – 2016” Trang 13
  14. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 IV. KẾT LUẬN: Hội thi Robot là một sân chơi bổ ích, cơ hội giao lưu, học hỏi giữa HSSV toàn trường nói chung và trong khoa Điện - Điện tử nói riêng. Hội thi đã phát huy tinh thần ham học hỏi, sự sáng tạo, niềm đam mê, thiết kế, lắp ráp Robot cũng như các hệ thống ứng dụng trong HSSV, từ đó phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh – sinh viên. Đồng thời, hội thi cũng có tác động tích cực nhất định đến hoạt động học tập và rèn luyện đối với HSSV trong trường. Qua hội thi lần III này, chúng tôi rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức, vận động và triển khai thực hiện kế hoạch để tiếp tục duy trì và phát huy trong thời gian tới, biến hội thi thành sân chơi chung cho các trường trong tỉnh tham dự. Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quí đồng nghiệp để cho sáng kiến có ý nghĩa và hiệu quả hơn. Xin chân trành cám ơn! Kiên Giang, ngày 05 tháng 5 năm 2016 DUYỆT Người viết Trang 14