Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng thích nghi và năng suất trên cây củ cải đỏ (raphanus sativus l.) canh tác trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng thích nghi và năng suất trên cây củ cải đỏ (raphanus sativus l.) canh tác trong điều kiện khí hậu nhiệt đới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_tom_tat_sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ky_th.pdf
Nội dung tóm tắt: Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng thích nghi và năng suất trên cây củ cải đỏ (raphanus sativus l.) canh tác trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
- TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN - Tên đề tài sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÀM TĂNG KHẢ NĂNG THÍCH NGHI VÀ NĂNG SUẤT TRÊN CÂY CỦ CẢI ĐỎ (Raphanus sativus L.) CANH TÁC TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI - Sáng kiến (giải pháp kỹ thuật) có nhiều cải tiến so với giải pháp trước đây: những qui trình canh tác củ cải đỏ (Raphanus sativus L.) được công bố áp dụng hiện nay chỉ phù hợp cho vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp nên hoàn toàn không phù hợp cho cây phát triển trong vùng có nhiệt độ môi trường cao như Kiên Giang và một số tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, những giải pháp dưới đây của cá nhân hoàn toàn mới và có hiệu quả đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây. + Trong điều kiện canh tác địa phương nhiệt độ luôn dao động từ 29-320C nên trong qui trình canh tác đã bố trí lưới che mát 50% thời gian chiếu sáng ban ngày để đảm bảo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển. + Về chuẩn bị hạt giống: ngâm ủ đến khi nứt nanh và ra rễ khoảng 0.5cm mới tiến hành đem gieo trực tiếp các hốc trồng đã chuẩn bị sẳn trên các líp nhằm hạn chế tình trạng hạt không nẩy mầm khi nhiệt độ cao. + Về chế độ chăm sóc: thời điểm cây con tưới nước 02 lần/ngày, giai đoạn tạo củ tưới 03 lần/ngày; tỉa cây và vun xới thường xuyên nhằm giữ ẩm độ thích hợp cho cây. + Về phân bón: Công thức phân bón cho 01 ha: 46N-10P205-39K20 và 1000 kg phân chuồng hoai mục, loại phân sử dụng: Urea, Lân văn điển, KCl. Cách bón Thời điểm bón Phân Phân Phân Phân Lân chuồng Đạm Kali Bón lót Trước khi gieo 1-2 ngày 100% 20% 40% 100% Bón thúc lần 1 Cây có 2-3 lá thật.(07 20% 20% NSKG) Bón thúc lần 2 14 NSKG 30% 20% Bón thúc lần 3 21 NSKG (Củ to bằng 30% 20% ngón tay cái) - Hiệu quả và phạm vi áp dụng: + Hiệu quả: Tôi đã hoàn chỉnh qui trình canh tác củ cải đỏ (Raphanus sativus L.) trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao, cây sinh trưởng phát triển theo đúng đặc tính của giống và năng suất thu hoạch cũng cao hơn một số thí nghiệm của các tác giả nghiên cứu về qui trình canh tác đối tượng cây trồng này. + Phạm vi áp dụng: Các giải pháp trên được cập nhật vào nội dung qui trình canh tác củ cải đỏ giảng dạy hiệu quả cho HS-SV ngành TT&BVTV. Qui trình tạo ra loại nông sản có giá trị kinh tế cao, các hộ dân canh tác rau màu tại tỉnh Kiên Giang nói riêng và các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều có thể áp dụng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm tăng thu nhập người trồng rau màu.
- 1. Dẫn nhâp̣ Củ cải đỏ có tên khoa học là Raphanus sativus L., thuộc giống cây trồng ngắn ngày (25-30 ngày cho thu hoạch) được trồng vụ Đông Xuân ở vùng lạnh nên được trồng khá phổ biến ở một số tỉnh miền Bắc. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 15-200C, nhưng cây có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 280C. Nhiệt độ cao và khô hạn làm cho rễ củ phát triển không bình thường, củ nhỏ dẫn đến năng suất thấp. Vì vậy, loại cây trồng này chưa được canh tác phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng. Tuy nhiên, đây là một trong những loại cây rau màu có giá trị kinh tế nên mới được cập nhật vào chương trình đào tạo cho HS-SV ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trong năm học 2014-2015. Hiện nay, mặc dù có một số tác giả đã nghiên cứu xây dựng và khảo nghiệm qui trình canh tác củ cải đỏ nhưng qui trình chỉ thích hợp cho vùng khí hậu ôn đới, nếu áp dụng trồng trong điều kiện canh tác của địa phương (Kiên Giang và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) sẽ không phù hợp từ khâu chuẩn bị đất, xử lý giống, chế độ chăm sóc và phân bón, nên khi triển khai giảng dạy áp dụng qui trình canh tác của các tác giả này trong điều kiện ngoại cảnh của địa phương thì hạt không nảy mầm hoặc tỷ lệ nảy mầm rất thấp dưới 30%, cây sinh trưởng phát triển kém và không tạo củ. Vì vậy, cần phải có những giải pháp kỹ thuật để khắc phục các hạn chế nhằm xây dựng qui trình canh tác phù hợp tạo ra củ cải đỏ đạt năng suất và chất lượng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, giúp công tác đào tạo hiệu quả và góp phần cải thiện thu nhập cho người canh tác rau màu. 2. Những khó khăn Qui trình canh tác cây củ cải đỏ hiện nay chỉ thích hợp cho vùng khí hậu ôn đới, nên áp dụng trồng trong điều kiện canh tác của địa phương (Kiên Giang và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) sẽ không phù hợp từ khâu chuẩn bị đất, xử lý giống, chế độ chăm sóc và phân bón. Vì vậy, khi triển khai giảng dạy áp dụng qui trình canh tác của các tác giả hiện nay trong điều kiện ngoại cảnh của địa phương thì hạt không nảy mầm hoặc tỷ lệ nảy mầm rất thấp dưới 30%, cây sinh trưởng phát triển kém và không tạo củ. Bên cạnh đó, nếu bầu ươm ra cây giống để tránh nhiệt độ cao trong giai đoạn nẩy mầm thì khi chuyển vào hốc trồng sẽ dễ tổn thương rễ, cây cũng sẽ không tạo củ mặc dù lá phát triển bình thường. Ngoài ra, tình trạng khô hạn, nắng nóng làm cây bị thiếu nước nhất là trong giai đoạn cây tạo củ, nếu áp dụng theo qui trình tưới hiện nay là ngày tưới 1 lần vào buổi 1
- sáng thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của cây, dù với số lần tưới như trên thì cây vẫn không biểu hiện triệu chứng thiếu nước trên cây như cây héo, lá cằn cõi, Đồng thời, theo qui trình canh tác đã được công bố của một số tác giả như hiện nay thì các chế độ chăm sóc và bón phân cũng không đáp ứng với nhu cầu phát triển của cây ở từng giai đoạn trong điều kiện canh tác của địa phương. 3. Những giải phá p khắ c phuc̣ khó khăn Trước những hạn chế trên, tôi đã áp dụng hiệu quả một số giải pháp kỹ thuật nhằm khắc phục các hạn chế tình trạng hạt không nẩy mầm hay tỷ lệ nẩy mầm thấp (dưới 30%); cây không tạo củ do hệ rễ bị tổn thương; lượng nước tưới không đáp ứng nhu cầu của cây và chế độ chăm sóc bón phân không phù hợp, cụ thể là: - Thứ nhất: do trong điều kiện canh tác địa phương nhiệt độ luôn dao động từ 29-320C nên trong qui trình canh tác đã bố trí lưới che mát 50% thời gian chiếu sáng ban ngày để đảm bảo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển. - Thứ hai về chuẩn bị hạt giống: ngâm ủ đến khi nứt nanh và ra rễ khoảng 0.5cm (Hình 1) mới tiến hành đem gieo trực tiếp các hốc trồng đã chuẩn bị sẳn trên các líp nhằm hạn chế tình trạng hạt không nẩy mầm khi nhiệt độ cao. Lưu ý, khi gieo hạt trực tiếp cần cẩn thận để tranh tổn thương rễ mầm. A B Hình 1. A. Hạt giống sau xử lý ngâm ủ; B. Hạt giống được gieo trong hốc trồng trên líp - Thứ ba về chế độ chăm sóc: thời điểm cây con tưới nước 02 lần/ngày, giai đoạn tạo củ tưới 03 lần/ngày; tỉa cây và vun xới thường xuyên nhằm giữ ẩm độ thích hợp cho cây. - Thứ tư về phân bón: + Công thức phân bón cho 01 ha: 46N-10P205-39K20 và 1000 kg phân chuồng hoai mục. + Loại phân sử dụng: Urea, Lân văn điển, KCl. 2
- Cách bón Thời điểm bón Phân Phân Phân Phân chuồng Đạm Kali Lân Bón lót Trước khi gieo 1-2 100% 20% 40% 100% ngày Bón thúc lần 1 Cây có 2-3 lá 20% 20% thật.(07 NSKG) Bón thúc lần 2 14 NSKG 30% 20% Bón thúc lần 3 21 NSKG (Củ to 30% 20% bằng ngón tay cái) 4. Kết quả thưc̣ hiêṇ Qua quá trình triển khai áp dụng lặp lại 02 lần các giải pháp kỹ thuật trên, ghi nhận được các kết quả như sau: 4.1 Khả năng sinh trưởng và phát triển của củ cải đỏ trong điều kiện canh tác (tại Sơn Kiên – Hòn Đất – Kiên Giang) Qua Bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ hạt nảy mầm 100% nhưng quá trình sinh trưởng cây có tỷ lệ sống giảm nhất là giai đoạn 7-14 NSKG do trong thời gian này nhiệt độ tại khu vực canh tác cao (trên 320C) nên làm cây suy yếu mặc dù đã có biện pháp che nắng 50% cho cây. Tuy nhiên, so tỷ lệ nảy mầm 90% ghi trong bao bì của nhà sản sản xuất giống thì tỷ lệ sống của cây trong thí nghiệm đến khi thu hoạch đạt khá cao là 86,5%. Điều này cũng cho thấy rằng các giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào qui trình canh tác củ cải đỏ hoàn toàn thích ứng với điều kiện ngoại cảnh tại địa phương. Bảng 4.1 Tỷ lệ sống (%) của cây ở các giai đoạn sinh trưởng tại địa điểm canh tác NSKG Tỷ lệ sống (%) Lân lặp lại 0 NSKG 7 NSKG 14 NSKG 21 NSKG 28 NSKG LLL 1 100 90 88 88 85 LLL 2 100 91 89 88 88 Trung bình 100 90,5 88,5 88 86,5 Ghi chú: NSKG: Ngày sau khi gieo LL: Lần lặp lại 3
- A B Hình 2. A. Cây đang trong giai đoạn phát triển củ; B. Củ cải đỏ lúc 28 ngày sau khi gieo (NSKG) Bảng 4.2 Số lá trung bình trên cây ở các giai đoạn sinh trưởng của cây củ cải đỏ tại địa điểm canh tác. NSKG Số lá trên dây Lân lặp lại 7 NSKG 14 NSKG 21 NSKG 28 NSKG LLL 1 2,1 3,8 5,2 7,1 LLL 2 2,0 3,9 5,2 7,0 Trung bình 2,05 3,85 5,2 7,05 Ghi chú: NSKG: Ngày sau khi gieo LL: Lần lặp lại Bảng 4.3 Đường kính trung bình (cm) củ cải đỏ lúc thu hoạch (28 NSKG) tại địa điểm canh tác STT củ Đường kính trung bình củ (cm) Trung Lần lặp lại (LLL) 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 bình LLL 1 3,5 3,0 2,9 3,0 2,8 3,1 3,2 2,7 2,6 3,3 3,01 LLL 2 3,4 3,2 2,9 3,1 2,9 3,1 3,1 2,9 2,9 3,0 3,05 Ghi chú: STT củ: Số thứ tự củ LL: Lần lặp lại Hình 3. Đường kính củ lúc thu hoạch (28NSKG) 4
- Bảng 4.4 Trọng lượng trung bình (gram) củ cải đỏ lúc thu hoạch (28 NSKG) tại địa điểm canh tác STT củ Trọng lượng trung bình củ (gram) Trung Lần lặp lại (LLL) 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 bình LLL 1 65 45 50 38 52 63 38 47 49 70 51,7 LLL 2 42 40 53 45 60 53 61 72 61 56 54,3 Ghi chú: STT củ: Số thứ tự củ LL: Lần lặp lại Hình 4. Trọng lương củ cải đỏ lúc thu hoạch (28 NSKG) Qua bảng 4.2, 4.3 và 4.4 cho thấy đến cây sinh trưởng và phát triển tốt qua từng giai đoạn ở cả 02 lần lặp lại mặc dù kết quả về các chỉ tiêu nông học có chênh lệch giữa các lần lặp lại nhưng không đáng kể. Ở giai đoạn 28 NSKG cây có số lá 7,05 lá/cây, đường kính củ đạt kích thước trung bình là 3,05 cm và trọng lượng củ trung bình là 54,3g. Kết quả này đều cao hơn so với kết quả thí nghiệm của Ngô Thị Thủy (2011) và đảm bảo tiêu chuẩn của đặc tính tính giống được ghi trên bao bì nhà sản xuất giống như về đường kính củ (2-3 cm) và năng suất 2 tấn/ha. 4.2 Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác của cải đỏ Tổng chi phí đầu tư cho sản xuất củ cải đỏ tương đối thấp, 2.500.000đ/1.000m2 bao gồm tiền chi phí giống, phân bón và công lao động nhưng với năng suất 210kg/1.000m2 x 40.000đ/kg thì lợi nhuận thu được 5.900.000đ/1.000m2. 5. Kết luâṇ Các giải pháp kỹ thuật trên đã góp phần hoàn thiện qui trình canh tác củ cải đỏ trong điều kiện canh tác của địa phương (nhiệt độ cao, khô hạn, nắng gắt), giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và năng suất cao: so với kết quả về trọng lượng củ trong đề tài nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Thủy (2011) là 22,52g thì trọng lượng củ cải đỏ thu hoạch trong qui trình này là 51,7-54,3g (cao hơn 30g). Đường kính củ cải đỏ khi áp dụng các giải pháp trên cũng đạt từ 3cm trở lên, đảm bảo đúng tiêu chuẩn đặc tính của giống (2-3cm). 5
- Các giải pháp trên được cập nhật vào nội dung qui trình canh tác củ cải đỏ giảng dạy hiệu quả cho HS-SV ngành TT&BVTV, giúp các em có thêm sự đam mê và yêu thích với ngành học hơn. Qui trình tạo ra loại nông sản có giá trị kinh tế cao, hộ dân canh tác rau màu có thể áp dụng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm tăng thu nhập người trồng rau màu. 6