Chuyên đề Khai thác 5 bước dạy của phương pháp bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học cấp Tiểu học

ppt 14 trang Giang Anh 21/03/2024 770
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Khai thác 5 bước dạy của phương pháp bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_khai_thac_5_buoc_day_cua_phuong_phap_ban_tay_nan_b.ppt

Nội dung tóm tắt: Chuyên đề Khai thác 5 bước dạy của phương pháp bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học cấp Tiểu học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 2 CHUYÊN ĐỀ KHAI THÁC 5 BƯỚC DẠY CỦA PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC – CẤP TIỂU HỌC Quận 2 , ngày 28 tháng 9 năm 2018
  2. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là gì? Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
  3. Tiến trình sư phạm của phương pháp “Bàn tay nặn bột” 1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề 2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh 3. Đề xuất câu hỏi (dự đoán / giả thuyết) và phương án thực nghiệm. 4. Thực hiện phương án tìm tòi. 5. Kết luận kiến thức
  4. Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề Nhiệm vụ của HS Nhiệm vụ của GV - Quan sát; thực hiện thí nghiệm - GV chủ động đưa ra một tình (làm xuất hiện tình huống) huống mở có liên quan đến vấn đề khoa học đặt ra. (Câu hỏi nêu vấn đề đảm bảo ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu).
  5. Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh Nhiệm vụ của HS Sử dụng vở Nhiệm vụ của GV - Đặt ra các câu - Kiểm soát lời hỏi. nói, cấu trúc câu hỏi, chính xác hóa từ vựng của học sinh. - Trình bày các ý x - Chính xác hóa tưởng của mình biểu tượng của đối chiếu với các học sinh, tổ chức bạn khác. đối chiếu các biểu tượng ban đầu của học sinh.
  6. Bước 3: Đề xuất câu hỏi ( dự đoán/ giả thuyết) và phương án thực nghiệm Nhiệm vụ của HS Sử dụng vở Nhiệm vụ của GV Hình dung có thể tìm câu x - Tổ chức việc đối chiếu trả lời (kiểm chứng các dự các ý kiến sau một thời đoán/giả thuyết) bằng cách gian đủ để HS có thể suy : thí nghiệm, quan sát, điều nghĩ. tra, nghiên cứu tài liệu. - Khẳng định lại các ý kiến về phương pháp tìm tòi mà HS đề xuất. (Lưu ý : - Nêu rõ yêu cầu, mục đích thí nghiệm sau đó mới phát các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm. - GV bao quát và nhắc nhở các nhóm chưa thực hiện được, hoặc thực hiện chưa đúng.
  7. Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi Nhiệm vụ của HS Sử dụng vở Nhiệm vụ của GV Tìm tòi câu trả lời, kiểm chứng các dự đoán/ giả thuyết bằng Tập hợp các điều một hoặc một số các kiện về thí nghiệm, phương pháp đã hình tài liệu, nhằm kiểm dung ở trên (thí chứng các ý tưởng nghiêm, quan sát, điều được đề xuất. tra, nghiên cứu tài liệu). Thu nhận các kết quả x Giúp học sinh và ghi chép lại để phương pháp trình trình bày. bày kết quả.
  8. Bước 5: Kết luận kiến thức Nhiệm vụ của HS Sử dụng vở Nhiệm vụ của GV Nếu giả thuyết sai Động viên học sinh Kiểm tra lại tính hợp quay lại bước 2 và yêu cầu bắt đầu lại lí của các giả thuyết tiến trình nghiên cứu Nếu giả thuyết đúng : Giúp HS hình thành Kết luận và ghi nhận kết luận chúng.
  9. 10 nguyên tắc cơ bản khi áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” Thứ nhất: Học sinh quan sát sự vật, hiện tượng trong thực tế gần gũi với các em để các em dễ cảm nhận, dễ thực nghiệm trên chúng. Thứ hai: Trong quá trình tự thực nghiệm, học sinh đưa ra ý kiến, nêu thắc mắc, kết luận riêng và thảo luận trong tập thể (nhóm, cả lớp) từ đó rút ra kiến thức khoa học. Thứ ba: Giáo viên chỉ thực hiện vai trò đề xuất, tổ chức các thực nghiệm cho học sinh theo một tiến trình sư phạm chặt chẽ. Giáo viên không làm sẵn cho học sinh.
  10. 10 nguyên tắc cơ bản khi áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” Thứ tư: Áp dụng phương pháp này cần một thời lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được bảo đảm suốt trong thời gian học tập. Thứ năm: Mỗi học sinh có quyển vở thực hành riêng do chính các em ghi chép theo ngôn từ và cách thức của riêng mình. Thứ sáu: Mục đích chính của phương pháp này là học sinh tiếp nhận được các khái niệm khoa học và kĩ thuật thực hành. Song song đó là củng cố ngôn ngữ viết và nói của các em.
  11. 10 nguyên tắc cơ bản khi áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” Thứ bảy: Phụ huynh học sinh và tất cả mọi người xung quanh cần được khuyến khích hỗ trợ những điều mà học sinh, lớp học cần để thực nghiệm. Thứ tám: Các đối tác khoa học (trường ĐH, CĐ, trường nghề, viện nghiên cứu ) ở địa phương cần giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình. Thứ chín: Ngành giáo dục, trường sư phạm giúp giáo viên các kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy.
  12. 10 nguyên tắc cơ bản khi áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” Thứ mười: Giáo viên cần chủ động tự học, tự tìm hiểu tài liệu, kiến thức liên quan; trao đổi với đồng nghiệp, các nhà khoa học để nâng cao kiến thức. Giáo viên là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách.
  13. KEÁT LUAÄN – CHỈ ĐẠO : •Năm học 2018 – 2019, tập trung chú trọng đến việc dạy các môn TNXH và Khoa học theo PP.BTNB. •Đầu năm học, các tổ chuyên môn cần chọn lựa các bài sẽ dạy theo PP.BTNB trong chương trình ở từng khối. Các bài được chọn sẽ ghi nhận vào biên bản họp tổ. Đây chính là cơ sở để các cấp quản lý dự giờ, thăm lớp nhằm chia sẻ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy. •Cần rèn cho học sinh có thói quen sử dụng Sổ tay Khoa học. Trong giờ học theo PP.BTNB, học sinh phải được bắt tay vào hành động, bắt tay làm thí nghiệm, để tìm ra kiến thức mới. Tránh cho HS làm thí nghiệm để kiểm chứng lại những kiến thức mà GV hay SGK đã cung cấp. •Dạy học theo PP.BTNB đòi hỏi GV phải tốn nhiều thời gian cho HS làm thí nghiệm, nên GV cần có kế hoạch trước để thông báo với Ban Giám Hiệu, linh hoạt dời tiết dạy theo PP.BTNB vào tiết cuối trong buổi dạy để tránh ảnh hưởng đến thời gian làm thí nghiệm cũng như ảnh hưởng đến các tiết dạy sau.
  14. Cám ơn Qúy thầy cô đã theo dõi. Trân trọng cảm ơn!