Giải pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua môn học Thủ công

doc 10 trang trangle23 16/08/2023 1330
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua môn học Thủ công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_2_qua_mon_h.doc

Nội dung tóm tắt: Giải pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua môn học Thủ công

  1. MỤC LỤC I. PHẦN I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Trang 1 II. PHẦN II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Trang 2 III. PHẦN III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT Trang 2-7 IV. KẾT QUẢ Trang 7-8 V. KẾT LUẬN Trang 8-9 1. Tóm lược giải pháp 2. Phạm vi áp dụng 1
  2. PHẦN I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI: Trong lĩnh vực giáo dục, người thầy không chỉ có lòng yêu nghề mến trẻ đem hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn nữa là phải có biện pháp làm thế nào để vừa dạy cho học sinh lĩnh hội kiến thức vừa rèn kĩ năng sống cho học sinh. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong giáo dục tiểu học, kĩ năng sống được hiểu là tập hợp những kĩ năng được rèn luyện để đáp ứng được những tình huống khác nhau trong cuộc sống và học tập như cách giao tiếp, cách ứng xử với thầy cô, bạn bè, kĩ năng tổ chức, quản lý đồ đạc, chuẩn bị thức ăn, vệ sinh Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kĩ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kĩ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kĩ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột. Trong hoạt động chuyên môn dạy và học nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc "Rèn kĩ năng sống" cho học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục đào tạo đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực 2
  3. Để giúp cho các em cùng học, cùng chơi, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập ở mọi lúc, mọi nơi và hình thành cho các em những kỹ năng sống cần thiết cho tương lai nên tôi chọn đề tài “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua môn học Thủ công.” PHẦN II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT: Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên luôn chú trọng đến việc đọc, viết tốt. Ở bậc Tiểu học các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính. Việc rèn kĩ năng sống ở bậc Tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người làm công tác giáo dục cần quan tâm. Vì vậy qua nhiều năm dạy học tôi đã nhận thấy điều này và làm thế nào để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mọi lúc mọi nơi thông qua nhiều môn học trong đó môn học Thủ công cũng là môn học cần được quan tâm. Từ những thực trạng nêu trên bản thân tôi đúc rút kinh nghiệm và tìm ra một số nội dung cần giải quyết như sau: 1. Hình thành kĩ năng tự nhận thức và xác định gía trị qua hoạt động quan sát nhận xét. 2. Hình thành kĩ năng hợp tác và kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động nhóm. 3. Hình thành kĩ năng xác định giá trị và kĩ năng kiểm soát cảm xúc thông qua hoạt động trưng bày sản phẩm. PHẦN III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 3
  4. Biện pháp 1. Hình thành kĩ năng tự nhận thức và xác định gía trị qua hoạt động quan sát nhận xét Quan sát để kích thích sự tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Người giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của các em. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khơi gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. Tự nhận thức là tự nhận, tự đánh giá về bản thân, là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, biết nhìn nhận vấn đề, đánh giá đúng về tiềm năng tình cảm, sở thích của bản thân và luôn ý thức được mình đang làm gì kể cả nhận ra lúc bản thân đang bị căng thẳng. Tự nhận thức là kỹ năng sống rất cơ bản của con người là nền tảng để con người ứng xử giao tiếp phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác, ngoài ra có hiểu đúng với mình con người mới có thể quyết định lựa chọn đúng đắn phù hợp với khả năng bản thân với điều kiện thực tế và yêu cầu của người khác. Để nhận thức đúng về bản thân cần có sự trải nghiệm để xác định giá trị để định hướng cho suy nghĩ hành động, kỹ năng này còn giúp cho các em biết tôn trọng người khác biết chấp nhận và có niềm tin. Ví dụ: Dạy bài Gấp cắt dán và trang trí thiệp chúc mừng Giáo viên hướng dẫn quan sát mẫu và giới thiệu cho các em biết công dụng của thiệp chúc mừng là gởi những lời chúc mừng tốt đẹp của mình đến với bạn bè, người thân nhân dịp sinh nhật, mừng năm mới, mừng Giáng sinh, các em nhận thức được ý nghĩa của thiệp chúc mừng và ý thức được rằng bản thân mình cũng sẽ làm một thiệp chúc mừng để dành tặng cho người mình yêu mến nhất. Các em cũng tự xác định giá trị rằng người nhận được thiệp chúc mừng của mình cũng sẽ rất vui vì đây chính là sản phẩm tự tay mình làm ra từ đó các em hứng thú say mê cố gắng sẽ làm một sản phẩm thật đẹp để tặng người thân. Giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi gợi ý sau: - Các em quan sát đây là gì? 4
  5. - Bên trong phong bì này đựng những gì? - Vào những dịp nào chúng ta dùng phong bì này để gởi đến người thân? - Các em thấy phong bì có đẹp không? - Em có thích tự tay mình sẽ làm và trang trí một phong bì đẹp để gởi đến người thân vào dịp Tết này không? - Để làm được và trang trí một phong bì đẹp như thế này các em cần phải cẩn thận, chú ý và sáng tạo đồng thời các em phải tham khảo thêm cách làm của những bạn xung quanh nhé! - Thử đoán xem nếu người thân chúng ta nhận được một phong bì từ tay mình làm ra thì họ cảm thấy thế nào? Vậy thì chúng ta cùng nhau cố gắng hoàn thành một sản phẩm như mong đợi nhé! Qua hệ thống câu hỏi trên, các em nhận thức được rằng việc làm được thiệp chúc mừng là thể hiện, là gởi gắm tình cảm của mình đến với người thân. Việc mua một thiệp làm sẵn thì có khó gì đâu nhưng tự tay mình làm ra một thiệp gởi đến người thân mới có ý nghĩa và nhận được nhiều lời khen hơn từ đó các em yêu thích lao động, kích thích tò mò sáng tạo. Biện pháp 2. Hình thành kĩ năng hợp tác và kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động nhóm Hợp tác là cùng nhau chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên trong nhóm. Mỗi người đều có điểm mạnh và những hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ bổ sung cho nhau tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất vượt qua khó khăn đem lại chất lượng và hiệu quả hơn. Kĩ năng hợp tác, giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe tôn trọng ý kiến người khác. Bày tỏ ý kiến bao gồm bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu mong muốn và cảm xúc đồng thời nhờ sự giúp đỡ và tư vấn khi cần thiết. 5
  6. Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huồng giao tiếp và điều chỉnh giao tiếp một cách phù hợp hiệu quả bảy tỏ cảm xúc nhưng không làm tổn thương đến người khác. Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng hợp tác tìm kiếm sự giúp đỡ. Giải quyết khó khăn, kiểm soát cảm xúc, người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với những mong đợi của những người khác, có cách ứng xử phù hợp khi làm việc, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và đạt đến những điều mong muốn một cách chính đáng. Ví dụ: Thực hành theo nhóm 4 làm đồng hồ đeo tay Yêu cầu trong nhóm các em phải có đủ các dụng cụ cần thiết như giấy màu, bìa cứng, keo dán, kéo, Việc cùng nhau hợp tác đòi hỏi phải có sự phân công giao việc rõ ràng và có sự đồng cảm chấp nhận để mục đích cuối cùng hoàn thành sản phẩm đạt hiệu quả nhất, những bạn không có đủ giấy màu thì cùng chia sẻ với bạn khác, những bạn không có keo dán, kéo thì có thể cùng sử dụng chung với bạn, tuy nhiên trong nhóm phải có sự đồng cảm, chia sẻ và cùng nhau làm việc với sự phân công giao việc của nhóm trưởng mà không có sự tranh cãi hay bất đồng thì hiệu quả làm việc của nhóm mới đạt kết quả cao. Đối với những bạn còn chậm chưa khéo tay thì có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ những người bạn để đạt được mong muốn cuối cùng là hoàn thành sản phẩm. Những bạn hướng dẫn trợ giúp người khác phải biết dùng những lời lẽ thân thiện gần gũi rõ ràng trong giao tiếp để hướng dẫn bạn cùng thực hiện. - Bạn có đủ dụng cụ chưa? - Bạn có cần mình giúp gì không? - Theo ý thích của bạn thì dây đồng hồ sẽ làm màu gì? - Bạn có thể cho tôi nhờ cái kéo có được không? - Bây giờ tôi làm dây đồng hồ còn bạn thì trang trí mặt đồng hồ đi nhé! - Ôi, chiếc đồng hồ của nhóm mình mới đẹp làm sao! Qua hoạt động này giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp thân thiện, biết cùng làm việc, cùng chia sẻ, biết tự học tập và học tập lẫn nhau từ đó các em có ý thức cùng nhau hoàn thành một kế hoạch đã dự kiến sẵn. 6
  7. Biện pháp 3. Hình thành kĩ năng xác định giá trị và kĩ năng kiểm soát cảm xúc thông qua hoạt động trưng bày sản phẩm. Giá trị là những gì con người cho là quan trọng và có ý nghĩa đối với bản thân mình có tác dụng định hướng cho suy nghĩ hành động và tư chất của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức. Những chính kiến thái độ và thậm chí là những thành kiến đối với một điều kiện gì đó. Giá trị đối với môn học Thủ công là một sản phẩm của một bài học cụ thể ví dụ như một tàu thủy 2 ống khói, một vòng đeo tay, một thiệp chúc mừng, Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống cảm xúc nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. Một người biết kiềm chế cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng một cách phù hợp giải quyết mâu thuẫn hài hòa và mang tính xây dựng hơn giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn. Ví dụ: Sau khi hoàn thành sản phẩm làm dây xúc xích trang trí các tổ trưng bày sản phẩm của mình bằng cách trang trí sản phẩm lên cửa sổ, cửa ra vào, bảng lớp. Giáo viên mời cả lớp nhận xét đánh giá bình chọn sản phẩm, tuy nhiên trong các nhóm thì cũng có nhóm khéo tay làm đẹp hơn, cũng có nhóm thì sản phẩm chưa được hoàn hảo như mong muốn nhưng không vì vậy mà các bạn nhận xét bằng những lời lẽ không hay dễ gây tự ái cho nhóm khác. Nếu nhóm mình hoàn thành sản phẩm đẹp hơn cũng không nên có thái độ tự đề cao mình dễ gây mất đoàn kết mà ở đây giáo viên cần gợi ý hướng dẫn học sinh biết xác định giá trị sản phẩm mình làm ra và kiềm chế cảm xúc của mình. - Qua các sản phẩm của các nhóm đã trưng bày các em có lời khen gì cho các bạn? ( Các bạn đã hoàn thành được sản phẩm rồi ạ!) - Trong các sản phẩm đã trưng bày các em hãy bình chọn những sản phẩm nào khéo tay nhất? ( Các em sẽ bình chọn theo cảm nhận của cá nhân) - Các sản phẩm còn lại thế nào? ( Cũng đẹp nhưng không bằng các nhóm kia ạ!) 7
  8. - Những sản phẩm này cần bổ túc thêm gì nữa? ( Trang trí hình ảnh thêm, biểu hiện theo cảm xúc riêng, ) Từ những lời nhận xét bổ sung của các bạn hình thành cho các em thói quen biết tiếp thu, biết chấp nhận những hạn chế của sản phẩm của mình được các bạn đánh giá, biết kiềm chế cảm xúc như: không phủ nhận lời nhận xét của các bạn, không tự ái mặc cảm về sản phẩm của mình, không nổi cáu, không tức giận mà vứt bỏ sản phẩm, PHẦN IV. KẾT QUẢ: Sau khi thực hiện đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 qua môn học Thủ công.” hình thành và rèn luyện những thói quen thành kĩ năng sống của học sinh ở lớp 2/2, năm học 2020- 2021, tôi nhận thấy kết quả ở cuối năm có chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng rất tích cực. Qua những giờ học thủ công các em biết hợp tác tốt hoàn thành sản phẩm và biết sử dụng sản phẩm của mình trong thực tế cuộc sống như làm thiệp chúc mừng bạn dịp sinh nhật, biết tự làm đồng hồ đeo tay và tặng bạn những đồ chơi tự làm lấy như máy bay, tên lửa, vòng đeo tay, các em tham gia học tập rất sôi nổi, nhiệt tình bởi đây là giờ học mà các em cảm thấy thực sự được học mà chơi, chơi mà học, thoải mái, không căng thẳng mà vẫn lĩnh hội được rất nhiều tri thức và trên hết là các em được thể hiện mình, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo, tinh thần đoàn kết, biết ganh đua lành mạnh, nhiều em bộc lộ rõ khả năng tổ chức, quản lí, khả năng giao tiếp, văn nghệ, Nhiều em vốn tính nhút nhát thiếu tự tin đã trở nên bạo dạn và tự tin hơn. Nhiều vấn đề khúc mắc trong học tập, trong tâm tư tình cảm, sinh hoạt hàng ngày của các em đã được tháo gỡ trong những buổi học tập mang tính cởi mở, chân tình, thân thiện, vui tươi này nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, để các em học sinh có khả năng đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. PHẦN V. KẾT LUẬN: 1.Tóm lược giải pháp: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của 8
  9. trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể sống an toàn, khỏe mạnh và tích cực chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp lứa tuổi thông qua một số giải pháp như: Hình thành kĩ năng tự nhận thức và xác định gía trị qua hoạt động quan sát nhận xét. Hình thành kĩ năng hợp tác và kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động nhóm. Hình thành kĩ năng xác định giá trị và kĩ năng kiểm soát cảm xúc thông qua hoạt động trưng bày sản phẩm. Tuy nhiên để việc hình thành kĩ năng sống cho các em thực sự có hiệu quả, giáo viên phải thực sự tâm huyết, nhiệt tình, luôn tìm tòi sáng tạo, dành nhiều thời gian, công sức cho công việc này. Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần thì nhân cách con người cần được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã được Nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thì việc dạy chữ nói chung và việc rèn kĩ năng sống nói riêng là vấn đề quan trọng. Chúng ta cần khẳng định việc một đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành kĩ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ rèn luyện đúng đắn trong các chuẩn mực của người lớn đối với trẻ nhỏ và không thể bỏ qua giai đoạn trẻ còn ngồi dưới ghế nhà trường. 2.Phạm vi đối tượng áp dụng: Trong phạm vi bài viết này, tôi mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ và việc làm của mình. Chắc chắn đây cũng chưa hẳn là cách làm hay nhất, nhưng với mong muốn góp phần đưa hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học ngày càng tốt hơn, làm thế nào để trả lại cho học sinh tiểu học tuổi hoa, tuổi bướm, tuổi học mà chơi, chơi mà học. Rất mong có sự trao đổi của các trường bạn, của quý thầy giáo, cô giáo sau khi được tham khảo và chọn lọc biện pháp để áp dụng cho lớp, cho trường mình đang công tác để tôi tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các ban ngành nói chung cũng như của ngành Giáo dục nói riêng để các trường Tiểu học luôn đạt được phương châm của 9
  10. Tiểu học là: Trẻ được học nhẹ nhàng, tự nhiên mà chất lượng để các em luôn thấy rằng "Trường học là ngôi nhà đáng yêu của các em." và "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" và trường học sẽ là nơi trang bị cho các em hành trang, vốn sống cho tương lai sau này./. 10