Giải pháp Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5

doc 13 trang trangle23 16/08/2023 6324
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_giup_hoc_sinh_su_dung_tot_luoc_do_trong_phan_mon_l.doc

Nội dung tóm tắt: Giải pháp Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5

  1. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI: Trong quá trình giảng dạy phân môn này, học sinh khá thích thú khi được giáo viên dẫn dắt, được tìm hiểu qua hình ảnh, số liệu cụ thể và sinh động. Song thực tế các em chỉ hiểu một cách lơ mơ, thường lẫn lộn giữa các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử, lúng túng khi sử dụng lược đồ các trận đánh. , làm ảnh hưởng đến việc xâu chuỗi kiến thức và kết quả học tập của các em. Đầu năm học, tôi tổ chức cuộc thảo luận điều tra từng cá nhân học sinh. Qua khảo sát ban đầu kết quả như sau : Kĩ năng sử dụng Trình bày nội Cách chỉ lược đồ lược đồ dung trên lược đồ Tổng học sinh Còn Còn Còn Có kĩ Biết lúng lúng Biết lúng năng túng túng túng 8 11 10 9 12 7 19 (42,1%) (57,9%) (52,6%) (47,4%) (63,1%) (36,9%) Từ thực tế trên, tôi quyết tâm tìm tòi nghiên cứu phương pháp giảng dạy để giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong trong phân môn Lịch sử. PHẦN II- NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM: Để thực hiện mục đích trên, tôi đã áp dụng các biện pháp sau: - Hệ thống lược đồ các trận đánh có trong sách lịch sử lớp 5. - Hình thành cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ. - Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức trên lược đồ. - Ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “ động”. - Tổ chức trò chơi phóng viên trong dạy học phân môn Lịch sử. PHẦN III- BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 3.1. Hệ thống các lược đồ có trong sách giáo khoa lịch sử lớp 5. Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. Chương trình phân môn Lịch sử lớp 5 theo Sách giáo khoa hiện hành được sắp xếp tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XIX đến nay. Tôi thống kê được 3 lược đồ chiến dịch sau đây: - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947( trang 31). - Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ( trang 34). - Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ ( trang 39). 3.2. Hình thành cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ. Giáo viên sử dụng lược đồ cần chính xác, hiệu quả để khai thác kiến thức mới, khi chỉ lược đồ phải: - Mặt quay xuống phía học sinh, có thể đứng bên trái hay bên phải tùy thuộc vào chiều thuận giáo viên ( hoặc học sinh). - Sử dụng dụng cụ chỉ lược đồ, không dùng tay thao tác mà dùng que chỉ. - Giới thiệu biểu tượng muốn chỉ rồi thao tác, hoặc thao tác trước rồi giới thiệu biểu tượng. Tất cả học sinh phải đọc thầm và hiểu phần chú giải. - Lược đồ khi treo trên bảng cần đủ lớn để tất cả học sinh có thể quan sát được ( trường hợp nhỏ phát về nhóm cho các em tự quan sát ). Để cuốn hút học sinh vào bài giảng, giáo viên còn phải chú ý đến ngữ điệu. Nếu không thì làm cho bài học trở nên nhạt nhẽo, khô khan, không hấp dẫn. Lời nói của giáo viên trong mỗi bài lịch sử cần thể hiện tình cảm của mình thông qua ngữ điệu diễn đạt thích hợp với nội dung bài. Ngữ điệu của giáo viên truyền đạt phải tình cảm thông qua từng nội dung kiến thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn khiến cho học sinh say sưa quên thời gian, hết tiết học các em còn cảm thấy luyến tiếc, chứng tỏ các em đang hứng thú học tập. Giáo viên tạo cho học sinh cảm xúc sâu Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. sắc về những nội dung mà các em hình dung được, các em cảm giác dường như đang sống, tham dự, chứng kiến sự kiện đang xảy ra. Như vậy, các em sẽ được theo dõi diễn biến của trận đánh trên lược đồ, giống như đang được xem một bộ phim với hình ảnh sinh động nên các em sẽ dễ nhớ, dễ hiểu và hứng thú học tập. 3.3 Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức trên lược đồ : Tùy yêu cầu của từng bài, từng phần mà việc sử dụng lược đồ được tiến hành theo nhiều cách khác nhau để bài học sinh động. + Về phía giáo viên : - Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua lược đồ sao cho phù hợp để học sinh có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng tự phát hiện ra kiến thức mới. - Soạn câu hỏi dựa trên lược đồ, sách giáo khoa và trình độ học sinh. Ví dụ 1. Khi dạy bài : Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 ( Sách giáo khoa lịch sử 5, từ trang 32 đến trang 35). Giáo viên soạn các câu hỏi gợi ý để học sinh dựa vào lược đồ và sách giáo khoa xây dựng nội dung cần trình bày về diễn biến của chiến dịch như sau. + Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào ? Hãy thuật lại trận đánh đó. + Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì ? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch ? + Về phía học sinh : - Cần phải được trang bị một số kiến thức cần thiết để biết cách làm việc với lược đồ, xác định phương hướng, kí hiệu trong chú giải, và có biểu tượng về những sự vật, đối tượng. + Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước khai thác nội dung trên lược đồ. Bước 1 : Nắm được mục đích làm việc với lược đồ, tức là đọc và quan sát tên lược đồ để biết nội dung kiến thức cần tìm hiểu. Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. Bước 2 : Xem bảng chú giải để có biểu tượng lịch sử cần tìm trên lược đồ. Học sinh đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thông tin gì. Bước 3 : Kết hợp với sách giáo khoa và lược đồ trình bày lại diễn biến các trận đánh. Đây chính là bước kĩ năng chỉ lược đồ. Ở bước này, học sinh thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ lược đồ nên dễ lúng túng. Ví dụ 2. Khi dạy bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. ( Sách giáo khoa lịch sử lớp 5, từ trang 37 đến trang 40). Học sinh đọc sách giáo khoa kết hợp quan sát lược đồ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Thảo luận nhóm 4. Giáo viên nêu câu hỏi: Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tiến công ? Trình bày lại từng đợt tấn công đó ? Học sinh: Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ 13-3-1954 đến hết 7-5-1954 và được chia làm 3 đợt. Tôi chuẩn bị sẵn cho mỗi nhóm một lược đồ trống, trên lược đồ có tên các địa danh lịch sử, phát cho mỗi nhóm các mũi tên , , và yêu cầu học sinh đọc chú giải. Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. ĐỒI ĐỘC LẬP BẢN KÉO ĐỒI HIM LAM Chó gi¶i MƯỜNG c Së chØ huy cña THANH 1 ®Þch Cø ®iÓm vµ tªn cø A1 ®iÓm cña ®Þch. S©n bay Qu©n ta tÊn c«ng R S Ố ®ît 1 . N M Qu©n ta tÊn c«ng Ậ M ®ît 2 Qu©n ta tÊn c«ng ®ît 3 BẢN HỒNG CÚM Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ - Học sinh trình bày: Đợt 1, từ ngày 13 - 3 - 1954, (vừa trình bày, vừa gắn mũi tên ) quân ta bắt đầu tiến công ở đồi Độc Lập, Bản Kéo và đồi Him Lam. Trong hai ngày ta đã tiêu diệt nhanh gọn hai cứ điểm Him Lam và Độc Lập. Ngày 17 - 3, địch ở Bản Kéo phải đầu hàng. Đợt tiến công thứ nhất chỉ diễn ra 5 ngày, ta đã diệt các vị trí phòng ngự của địch ở Him Lam và Độc Lập, Bản Kéo. Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. ĐỒI ĐỘC LẬP + Đợt 1: ĐỒI HIM LAM Ngày 13-3-1954 BẢN KÉO MƯỜNG THANH c1 Chó gi¶i Së chØ huy cña ®Þch A1 Cø ®iÓm vµ tªn cø ®iÓm cña ®Þch. S©n bay R S Ố Qu©n ta tÊn c«ng ®ît . N M 1 Ậ Qu©n ta tÊn c«ng ®ît M 2 Qu©n ta tÊn c«ng ®ît 3 BẢN HỒNG CÚM Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ - Học sinh trình bày: Đợt 2, từ ngày 30 - 3- 1954, (vừa trình bày, vừa gắn mũi tên vào điểm tiến công của ta). Ta tiến công vào sân bay Mường Thanh, máy bay địch không xuống được sân bay buộc phải thả hàng tiếp tế, nhưng rơi không đúng vị trí, quân ta thu được nhiều chiến lợi phẩm., hai bên giành giật nhau từng tấc đất., từng đoạn giao thông hào, phần lớn các cứ điểm phía đông đã thuộc quyền kiểm soát của ta. Ta tấn công vào hai cứ điểm quan trọng là đồi A1 và C1, nhưng địch vẫn còn kháng cự quyết liệt. Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. + Đợt 1: ĐỒI ĐỘC LẬP Ngày 13-3-1954 + Đợt 2: BẢN KÉO ĐỒI HIM LAM MƯỜNG Ngày 30-3-1954 THANH c1 A1 Chó gi¶i R Së chØ huy cña ®Þch S Ố . N Cø ®iÓm vµ tªn cø M Ậ ®iÓm cña ®Þch. M S©n bay Qu©n ta tÊn c«ng ®ît 1 Qu©n ta tÊn c«ng ®ît 2 Qu©n ta tÊn c«ng ®ît 3 BẢN HỒNG CÚM Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ Học sinh trình bày: Đợt 3, từ 1 – 5 - 1954, (vừa trình bày, vừa gắn mũi tên vào điểm tiến công của ta) Tối 6 – 5- 1954, trái bộc phá nặng khoảng 1 tấn do bộ đội ta đào đường ngầm đặt vào lòng đồi A1 được phát nổ. Đó là hiệu lệnh tổng công kích, bộ đội ta xung phong lên như vũ bão. Chiều 7- 5 - 1954, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 phút cùng ngày, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ ban tham mưu của địch ra đầu hàng. Học sinh vừa xong, tôi ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “ động” chốt lại diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ. Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. + Đợt 1: ĐỒI ĐỘC LẬP Ngày 13-3-1954 BẢN KÉO + Đợt 2: ĐỒI HIM LAM MƯỜNG Ngày 30-3-1954 THANH c1 + Đợt 3: A1 Ngày 1-5-1954 R S . Ố N M Ậ Chó gi¶i M Së chØ huy cña ®Þch Cø ®iÓm vµ tªn cø ®iÓm cña ®Þch. S©n bay Qu©n ta tÊn c«ng ®ît 1 BẢN HỒNG Qu©n ta tÊn c«ng ®ît 2 CÚM Qu©n ta tÊn c«ng ®ît 3 L­îc ®å chiÕn dÞch §iÖn Biªn Phñ 3.4. Ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “ động”. Hấp dẫn và lôi cuốn học sinh vào tiết học lịch sử nhất là tôi ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “ động”.Với phương pháp này vừa cung cấp hình ảnh đẹp, sinh động, vừa giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức đã học. Ví dụ 3. Khi dạy bài 14: Thu – đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”( Sách giáo khoa lịch sử lớp 5, từ trang 30 đến trang 33). Giáo viên gợi ý học sinh bằng những câu hỏi sau: + Quân ta tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường. +Quân ta đã tiến công, chặn đánh địch như thế nào? + Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào? Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và quan sát lược đồ, làm việc theo nhóm. Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 Sau khi thảo luận xong, học sinh vừa trình bày, vừa chỉ lược đồ trên màn hình trình chiếu để trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. Học sinh trình bày đến đâu, tôi ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “ động” bằng đèn màu chớp tắt đến đó, tôi thấy học sinh rất thích học. Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. Cụ thể: Tháng 10/1947, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn, chia làm 3 mũi tấn công lên Việt Bắc. Đường 1: Binh đoàn dù đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn. Tôi ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “ động” bằng đèn màu xanh chớp tắt ngay địa điểm đó. Đường 2, đường 3 tôi ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “ động” như thế. Quân ta đánh địch ở cả 3 đường tấn công của chúng. + Tại thị xã Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta. Tôi ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “ động” bằng đèn màu đỏ chớp tắt ngay địa điểm đó. + Trên đường số 4 ta chặn đánh ở đèo Bông Lau và giành thắng lợi lớn. Tôi ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “ động” như thế rồi hiệu ứng lá cờ đỏ sao vàng ở đèo Bông Lau, chứng tỏ quân ta đã chiến thắng. Sau hơn một tháng bị sa lầy ở Việt Bắc buộc địch phải rút lui, đường rút lui của địch tôi ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “ động” bằng đèn màu vàng chớp tắt ngay địa điểm đó. 3.5. Tổ chức trò chơi thuyết trình viên hay phóng viên trong dạy học phân môn Lịch sử: Sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái , dễ chịu, học sinh khắc sâu kiến thức hơn. Cuối giờ học, tôi tổ chức trò chơi thuyết trình viên để tất cả học sinh trong lớp đều được làm, được nói thì các em sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập. Ví dụ 4: . Khi dạy bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. ( Sách giáo khoa lịch sử lớp 5, từ trang 37 đến trang 40). Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. Cuối giờ học, tôi cho học sinh xem một đoạn trích phim tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ ở máy chiếu rồi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi thuyết trình viên. Dựa vào kết quả sưu tầm mà giáo viên dặn học sinh chuẩn bị sẵn ở tiết trước. Tôi chia các em về 4 nhóm chính: nhóm nhà văn, nhóm ca sĩ, nhóm dẫn chương trình và nhóm sưu tầm. Học sinh nào sưu tầm câu thơ, đoạn văn vào nhóm nhà văn. Học sinh nào sưu tầm bài hát vào nhóm ca sĩ. Học sinh nào sưu tầm tấm gương của bộ đội ta trong chiến dịch vào nhóm sưu tầm. Học sinh nào chuẩn bị sẵn lược đồ trống và bút màu vào nhóm họa sĩ. Giáo viên yêu cầu các nhóm viết lời giới thiệu và luyện tập trong nhóm. Nhóm nhà văn: nói về tài thơ, ca dao và đọc bài viết đó. Nhóm ca sĩ: giới thiệu về bài hát, hát một đoạn. Nhóm sưu tầm: giới thiệu một tấm gương của bộ đội ta. Nhóm họa sĩ: giới thiệu và vẽ mũi tên vào lược đồ trống. Các bạn khác lắng nghe và đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn với nhóm bạn. Các lần sau học sinh trong nhóm thay phiên nhau lên giới thiệu. Cứ luân phiên như vậy thì trong một tháng lớp tôi em nào cũng được lên thuyết trình. Với trò chơi này, lớp học vừa vui, vừa mở rộng kiến thức cho các em, giáo viên dễ phát hiện học sinh có năng khiếu và bồi dưỡng kịp thời. PHẦN 4 : KẾT QUẢ : Trước đây, lớp tôi các em rất sợ khi đến giờ lịch sử và không thích học. Còn đến nay, các em chờ đón được học tiết sử trong tuần với tất cả lòng nhiệt tình và hào hứng của mình. Áp dụng hình thức tổ chức dạy học trên, tất cả học sinh lớp tôi đều được làm việc, được tìm tòi khám phá. Chính vì vậy, các em hứng thú học tập và đã có nhiều phát hiện sáng tạo. Giáo viên làm việc ít hơn. Tuy nhiên, để tiết dạy tốt thì đòi hỏi Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 11
  12. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. giáo viên phải linh hoạt trong quá trình tổ chức, ứng dụng cộng nghệ thông tin vào bài dạy. Kết quả 100% học sinh biết cách chỉ lược đồ, có kĩ năng sử dụng lược đồ và khai thác tốt nội dung trên lược đồ, nên các em hiểu bài, thuộc bài ngay tại lớp. Cụ thể như sau: Kĩ năng sử dụng Trình bày nội Cách chỉ lược đồ lược đồ dung trên lược đồ Tổng học sinh Còn Còn Còn Có kĩ Biết lúng lúng Biết lúng năng túng túng túng 19 0 19 0 19 0 19 (100%) (0%) (100%) (0%) (100%) (0%) Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 12
  13. Sáng kiến kinh nghiệm:“Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5 ”. PHẦN V : KẾT LUẬN : Để các em sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Lịch sử lớp 5, đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, sáng tạo, tâm huyết với nghề, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, có phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh. Cụ thể: - Khi dạy phân môn Lịch sử, trước hết giáo viên phải nắm được kiến thức lịch sử không chỉ ở khối lớp của mình đang dạy mà phải xâu chuỗi được cả một hệ thống kiến thức trong chương trình lịch sử tiểu học. - Khai thác triệt để lược đồ các chiến dịch có trong sách giáo khoa và tài liệu thu thập được để tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú học tập. Từ đó giúp các em chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động. - Tìm tòi và phối hợp tốt các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học tích cực nhằm phát huy ở học sinh tính tò mò, ham học hỏi để các em tự tìm tòi khám phá ra kiến thức mới. - Ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “ động” để giờ học hấp dẫn, học sinh dễ hiểu, dễ nhớ bài. - Tổ chức trò chơi phóng viên trong dạy học, tạo bầu không khí nhẹ nhàng, thoải mái. - Lời nói, ngữ điệu và cử chỉ của giáo viên là một yếu tốt rất quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học. Ngay từ khi vào bài, lời nói và ngữ điệu của giáo viên lưu loát để tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút các em sự tò mò, chú ý xem nội dung sắp diễn ra. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong môn Lịch sử lớp 5 ” ,thực hiện tại trường Tiểu học Nhựt Ninh, năm học 2016 - 2017, và được nhân rộng các trường tiểu học trong huyện. Người thực hiện: Phạm Huỳnh Hoa. 13