Giải pháp Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học

doc 11 trang trangle23 16/08/2023 4920
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh.doc

Nội dung tóm tắt: Giải pháp Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học.” PHẦN 1: THỰC TRẠNG Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác, tích cực rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là các thói quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: con đường học tập trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong những năm qua, đạo đức học sinh có nhiều tiến bộ: các em chăm ngoan, vâng lời thầy cô, hiện tượng nói tục chửi thề giảm hẳn, Tuy nhiên một số hành vi không tốt vẫn còn tồn tại như: hay nói chuyện trong giờ học, chọc phá bạn, hiện tượng nói tục vẫn còn, việc tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi chưa thực sự tốt, Năm học 2017-2018, Trường tiểu học Bình Trinh Đông có 10 lớp với 314 học sinh. Thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và sự thăm dò của bản thân thì những hành vi không tốt nêu trên vẫn còn tồn tại nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học.” để nghiên cứu với mục đích chính giúp các em toàn diện hơn về mặt nhân cách. PHẦN 2: NỘI DUNG Từ những thực trạng đã nêu, bản thân nhận thấy để khắc phục những tồn tại trên cần giải quyết tốt những nội dung sau: - Cần xây dựng môi trường giáo dục thực sự lành mạnh. - Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài xã hội. - Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 1
  2. - Chỉ đạo giáo viên dạy đầy đủ có hiệu quả môn Đạo đức, Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống - Thực hiện tốt mô hình “Tấm áo mùa xuân tặng bạn nghèo” và phong trào “Nhặt được của rơi trả lại người bị mất”. - Phối hợp tốt với gia đình học sinh. - Xây dựng đội ngũ giáo viên thực sự tâm huyết, tận tụy với nghề. PHẦN 3: BIỆN PHÁP 1. Xây dựng môi trường giáo dục thực sự lành mạnh. Có nhiều phương pháp, nhiều nơi giáo dục đạo đức cho học sinh, và nhà trường tiểu học là nơi có thể làm khá tốt công tác này. Thời gian trẻ ở trường khá lâu, các em tiếp xúc nhiều với bạn bè, thầy cô. Chính vì thế muốn trẻ phát triển tốt về nhân cách thì ngay từ buổi đầu đến trường trẻ phải được tiếp xúc với môi trường giáo dục tốt. Sự niềm nở đón tiếp của thầy cô giáo, sự thân thiện của bạn bè và những người xung quanh sẽ là lực hấp dẫn lôi cuốn trẻ. Học sinh có yêu thích mái trường, có tình cảm với thầy cô thì mới có ý thức học tập và tu dưỡng. Ví dụ: đầu năm học, trong dịp Lễ Khai giảng năm học mới, trường có tổ chức cho học sinh khối 5 tặng hoa cho học sinh lớp 1 tạo ấn tượng tốt đẹp khi các em bước vào mái trường. 2. Phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội. Học sinh tiểu học ở lứa tuổi Sao, Đội, ngoài hoạt động ở trường còn tham gia các hoạt động khác ngoài xã hội. Sự tiếp xúc của các cô chú trong đoàn thể địa phương phần nào giúp các em biết được truyền thống quê hương, những giá trị đạo đức, ngành nghề cần được tôn trọng giữ gìn. Chẳng hạn: Thông qua Viếng đền thờ liệt sĩ tại địa phương các em biết thêm cuộc đời hoạt động, cái chết oai hùng của cha, ông mà trong tài liệu không có đề cập đến. Hay khi cùng tham gia thăm gia đình có công với cách mạng, các em nghe kể thêm nỗi vất vả, gian lao và sự hi sinh của đồng đội khi tham gia kháng chiến. Chính sự tham gia này, hiệu quả giáo dục đạo đức cao hơn 2
  3. nhiều những bài học lí thuyết trong sách vở. Đoàn thể trực tiếp quản lí các em là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nhà trường đã liên hệ chặt chẽ với tổ chức này trong mọi hoạt động nhất là hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhân dịp ra quân Tháng Thanh niên năm 2018, Đoàn thanh niên của xã kết hợp với Đội tổ chức vui chơi, kể chuyện, tặng quà, qua đó giáo dục tinh thần yêu quê hương, chăm lao động cho các em. Ngoài Đoàn thanh niên nhà trường còn phối hợp tốt với Hội Khuyến học để giúp đỡ về vật chất cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong năm Hội Khuyến học tặng 32 phần quà gồm tập, tiền mặt, viết cho học sinh nghèo, cận nghèo. Phối hợp tốt với Y tế xã khám sức khỏe cho 314/314 học sinh của trường, thường xuyên tuyên truyền các loại bệnh thường gặp như tay, chân, miệng; cúm A; quai bị, vào các buổi sinh hoạt dưới cờ; giáo dục vệ sinh, ý thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình 3. Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ngoài các tiết chính khóa trong trường cần tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động này mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Nó giúp các em ham thích đến trường, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè. Chính trong những hoạt động này các em bộc lộ tài năng, sở thích, tự tin vươn lên trong cuộc sống. Để cuốn hút trẻ tham gia các hoạt động xã hội mang tính cộng đồng, trẻ có dịp thực hành kiến thức đã học, vận dụng các kĩ năng vào cuộc sống, ta cần tổ chức tổ hoạt động ngoài giờ lên lớp, muốn vậy trường đã yêu cầu giáo viên cần: - Đọc kĩ các văn bản, tài liệu hướng dẫn, xác định rõ mục tiêu của hoạt động: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong ba hoạt động quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nhà trường, giúp học sinh phát triển toàn diện và có kĩ năng sống thực tế. - Phải xây dựng kế hoạch cụ thể, kế hoạch phải được thống nhất trong liên tịch và thông qua hội đồng sư phạm nhà trường. Để có tính khả thi cao cần được bàn bạc 3
  4. cùng tổ chuyên môn, tổng phụ trách Đội, để từng bộ phận có sự chuẩn bị trước khi tiến hành phân công cụ thể. Ví dụ: Trong năm, trường có tổ chức “ Đêm hội trăng rằm” nhân Tết Trung thu. Để tổ chức tốt, trường chỉ đạo bộ phận chuyên môn kết hợp với Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch ghi rõ mục đích, thời gian tiến hành, đối tượng tham gia, phân công người phụ trách lớp, giám khảo để chấm các hoạt động, giải thưởng, được nêu ra trong cuộc họp liên tịch, lấy ý kiến các thành viên sau đó mới thông qua hội đồng sư phạm. Để tăng thêm sự ham thích, trong kì trung thu này, trường đã vận động mạnh thường quân tặng quà trên 40 triệu đồng các em; Kết hợp với đoàn thanh niên xã tổ chức ra quân tháng thanh niên, tháng 3 năm 2018, tất cả học sinh khối 5 tham gia, qua đó giáo dục tinh thần hăng say cống hiến của lứa tuổi thanh niên trong phục vụ đất nước, địa phương. Hay kết hợp với địa phương tổ chức Ngày chạy Olympic với đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh khối 4,5 tham gia - Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục truyền thống văn hóa cách mạng cho học sinh. Trong năm trường đã tổ chức cho học sinh đến viếng Khu di tích Vàm Nhựt Tảo nhân kỉ niệm ngày mất của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực với 123 học sinh tham gia; hay viếng nhà bia ghi tên các liệt sĩ của xã nhà. Trước khi tổ chức, trường cũng liên hệ với Bí thư Đoàn xã để nhờ họ nói thêm về chiến tích, sự hi sinh của các liệt sĩ được khắc trên bia giúp các em hiểu thêm sự tàn khốc của chiến tranh và có ý thức trân trọng cuộc sống hòa bình. Tổ chức tham quan khu du lịch Suối Tiên- Thành phố Hồ Chí Minh với 40 học sinh tham gia. - Hoạt động ngoài giờ phải mang tính tự giác, không gây áp lực cho học sinh. Nội dung cần phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và địa phương. 4. Chỉ đạo giáo viên dạy đầy đủ và hiệu quả môn Đạo đức, tài liệu Giáo dục kĩ năng sống, Trải nghiệm sáng tạo. 4
  5. - Dạy học Đạo đức cần đi từ quyền, lợi ích đến trách nhiệm, bổn phận của trẻ. Cách tiếp cận này giúp cho việc dạy học Đạo đức một cách nhẹ nhàng, sinh động, giúp học sinh lĩnh hội, và thực hiện hành vi một cách tự giác. Ví dụ: Khi dạy bài Ủy ban nhân dân xã (phường) em, Đạo đức 5, giáo viên cần cho học sinh biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã đối với cộng đồng, mọi người; một số công việc của Ủy ban đối với trẻ em trên địa phương sau đó mới nói đến trách nhiệm, ý thức của mỗi người dân, trẻ em đối với Ủy ban nhân dân xã. - Dạy học Đạo đức chỉ đạt hiệu quả khi học sinh hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Dạy học Đạo đức là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen đạo đức tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, khái niệm mới. - Đối với học sinh tiểu học nhận thức phần nhiều là cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Vì vậy các nội dung cần được chuyển tải một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động cụ thể: sắm vai, trò chơi, phân tích, xử lí tình huống, kể chuyện theo tranh, tự đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực, hành vi đã học. - Dạy Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với đời sống thực tế của học sinh. Các truyện kể, tình huống, tấm gương cần có sự lồng ghép từ chất liệu cuộc sống thực của học sinh. Điều đó sẽ giúp cho bài học thêm phong phú, gần gũi, sống động với các em. Ví dụ: Khi dạy bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam, Đạo đức 5, khi cho học sinh nói lịch sử, văn hóa và kinh tế Việt Nam, giáo viên phải yêu cầu các em kể về di tích lịch sử tại địa phương đó là Khu di tích Vàm Nhựt Tảo, về nhân vật lịch sử Nguyễn Trung Trực trong việc đốt tàu Pháp trên vàm Nhựt Tảo. Hay khi liên hệ các nghề địa phương, cho các em nói về nghề dệt chiếu, xe nhang, - Phương pháp dạy Đạo đức rất phong phú bao gồm cả những phương pháp hiện đại như sắm vai, thảo luận nhóm, trò chơi, đến cả những phương pháp truyền 5
  6. thống như: kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, bao gồm cả hình thức dạy học cá nhân, theo nhóm, trong lớp hay ngoài sân trường. Mỗi phương pháp, hình thức đều có mặt mạnh, mặt yếu riêng, vì vậy trong quá trình dạy học, giáo viên cần căn cứ vào tính chất, nội dung bài học, năng lực học sinh mà lựa chọn, sử dụng phương pháp, hình thức dạy học một cách hợp lí. Ví dụ: Khi dạy bài: “ Chăm sóc ông bà cha mẹ” ở tiết 1, giáo viên có thể cho học sinh đàm thoại một số câu hỏi: Tại sao chúng ta phải chăm sóc ông bà, cha mẹ? Chăm sóc ông bà, cha mẹ con cái phải làm gì? Cho học sinh liên hệ thực tế: Đã chăm sóc ông bà, cha mẹ chưa? Nếu đã chăm sóc, thì chăm sóc như thế nào? Khi học sinh trình bày, giáo viên nhận xét, chốt ý và khen ngợi cá nhân (nhóm) có cách xử lí tốt. Hay khi dạy bài: “ Chăm làm việc trường, việc lớp”, qua câu chuyện “Chiếc khăn trải bàn” giúp các em thấy được: Bạn Lan được cô giáo phân mang khăn trải bàn để mai sơ kết lớp. Bạn Lan bị ốm nặng nhưng không quên nhiệm vụ, bạn đã nhờ mẹ đến lớp xin phép nghỉ học và đem khăn trải bàn cho cô, trong khi cả lớp đang lo lắng, nên buổi lễ sơ kết diễn ra tốt đẹp. Noi gương bạn Lan các em cần làm gì? Giáo viên cho các em liên hệ bản thân. Nhất là đội ngũ cán sự lớp phải quản lí lớp ra sao? Khi vắng cô giáo, lớp tự quản như thế nào? Đó chính là trách nhiệm của các em đối với lớp, trường. - Đối với tài liệu Giáo dục kĩ năng sống, Trải nghiệm sáng tạo, nhà trường chỉ đạo giáo viên dạy đủ những gì đã được xây dựng (theo kế hoạch). Trong đó có lựa chọn những nội dung phù hợp với địa phương, tình hình thực tế của lớp. 5. Thực hiện tốt mô hình “Tấm áo mùa xuân tặng bạn nghèo” và phong trào “Nhặt được của rơi trả lại người bị mất”. Ngay từ đầu năm tổ chức Đội đã phát động phòng trào “Nhặt được của rơi trả lại người bị mất” phong trào được học sinh tích cực hưởng ứng. Mỗi khi nhặt được tiền, các em đều liên hệ với Tổng phụ trách Đội tìm cách trả lại cho bạn bị mất, qua đó giáo dục các em không tham, biết chia sẻ nỗi đau của bạn. Mô hình “Tấm áo mùa 6
  7. xuân tặng bạn nghèo” thường được phát động vào dịp chuẩn bị Tết Nguyên Đán, mô hình được thông qua trong hội đồng và được tất cả giáo viên ủng hộ. Trong năm học học 2017-2018 học sinh quyên góp được 23 áo với số tiền 1 955 000 đồng. Với mô hình này, học sinh biết san sẻ khó khăn cùng bạn. 6. Phối hợp tốt với gia đình học sinh. Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi vì ngoài thời gian ở trường, trẻ sống chủ yếu ở gia đình. Truyền thống đạo đức của gia đình dễ khắc sâu vào trẻ, từ lúc mới sinh đến khi đi học trẻ được ông, bà, cha, mẹ chăm sóc. Chính vì thế, những lời nói, việc làm của người lớn dễ làm các em bắt chước theo. Vì vậy phối hợp với gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho các em là điều cần thiết. Để phối hợp tốt cần thực hiện những việc sau: • Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường cần tổ chức họp phụ huynh học sinh 3-4 lần/ năm. Đầu mỗi năm học cần kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp rồi đến Ban đại diện Cha mẹ học sinh của trường. Tạo điều kiện cho Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ hoạt động của Ban. Từng thành viên trong Ban đại diện nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện, học tập của học sinh ở trường, lớp thông báo với các bậc cha mẹ. Ngược lại, nhà trường cũng nắm được tâm tư, tình cảm của các bậc cha mẹ, học sinh mà đề ra biện pháp ứng phó kịp thời. • Thông qua sổ liên lạc. Chỉ đạo mỗi giáo viên chủ nhiệm sử dụng có hiệu quả sổ liên lạc hàng năm. Thông báo kịp thời đến cha mẹ học sinh tình hình học tập, rèn luyện đạo đức, ý thức của từng em. Cũng thông qua sổ liên lạc, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình hoạt động của học sinh ở gia đình. • Thông qua các buổi họp phụ huynh. 7
  8. - Tại các buổi họp phụ huynh, nhà trường thông báo nội quy, quy định về học tập, nền nếp của trường để phụ huynh có nhiệm vụ đôn đốc nhắc nhở. - Thông báo với phụ huynh về các chuẩn mực đạo đức mà các em phải đạt ở lứa tuổi tiểu học. Cùng phụ huynh trao đổi về việc rèn luyện đạo đức cho từng em. Với những học sinh có cá tính, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi cụ thể với gia đình về đặc điểm tâm lí để đưa ra biện pháp giáo dục hợp lí. Các biện pháp có thể mềm dẻo, nhưng thật kiên quyết với những em có hành vi không đúng. - Nhà trường cũng cần tuyên truyền đến các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tình cảm của các em. Tạo điều kiện cho em có góc học tập, có môi trường sống lành mạnh, hỏi thăm việc học của em sau mỗi ngày, Chính những sự quan tâm này giúp hình thành nhân cách đúng đắn ở trẻ. 7. Xây dựng đội ngũ giáo viê thực sự tâm huyết, tận tụy với nghề. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, bên cạnh sự cố gắng rèn luyện của học sinh, sự phối hợp tốt với cha mẹ học sinh và các ban ngành đoàn thể còn phải kể đến vai trò của tập thể giáo viên. Cho nên xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, vững vàng trình độ kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Không ngừng tự hoàn thiện bản thân, nâng cao phẩm chất đạo đức, trách nhiệm về mọi mặt trong giáo dục cũng như trong cuộc sống để thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo, cụ thể: - Người giáo viên phải hiểu trình độ học sinh. Xác định được kiến thức cũng như kinh nghiệm đã có ở học sinh. Dự kiến được những khó khăn, thuận lợi khi học sinh lĩnh hội các khái niệm đạo đức. - Có năng lực “sử dụng” tài liệu, biết đánh giá tài liệu học tập, xác lập được mối quan hệ giữa chương trình và trình độ học sinh. Biết xây dựng kế hoạch bài dạy hợp lí để trình, tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức. 8
  9. - Chủ động trong mọi hoạt động học tập, phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học để thu hút học sinh, bởi các tiết đạo đức thường khô khan, ít hấp dẫn học sinh. Biết kế thừa và chọn lọc những truyền thống, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để giáo dục các em. Ở lứa tuổi tiểu học do còn nhỏ tuổi chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống. Đặc biệt trình độ nhận thức còn thấp nên những chuẩn mực đạo đức cần giáo dục học sinh cần đưa ra dưới dạng chuẩn mực hành vi cụ thể chứ không dưới dạng lí luận trừu tượng – nghĩa là học phải đi đôi với hành, lí thuyết phải gắn liền với thực tiễn. Vì vậy, để các em thực hiện được những hành vi đạo đức thì trong tiết Đạo đức hay trong hoạt động ngoài giờ lên lớp cần đưa ra các mẫu hành vi tốt – xấu, đúng – sai, các tình huống giả định để các em so sánh, nhận xét tìm ra những điều cần học. Ví dụ: Khi dạy bài “ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại” Đạo đức 2. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh được tham gia trực tiếp gọi và nhận điện thoại, trực tiếp trao đổi qua điện thoại. ( mô hình điện thoại trò chơi, ). Các em khác nghe, đánh giá việc giao tiếp đó đã thể hiện thái độ lịch sự hay chưa. Giáo viên có thể đưa ra thêm những tình huống cụ thể để học sinh nhận xét, đồng thời đưa ra ý kiến sửa chữa những tình huống mà em cho là chưa phù hợp. Ngoài xây dựng đội ngũ giáo viên, còn phải kết hợp tốt với các đoàn thể trong nhà trường, như: - Phát huy hết vai trò của Công đoàn: Xây dựng tập thể đoàn kết, xây dựng cơ quan văn hóa, xây dựng nội quy, nền nếp sinh hoạt của trường, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh. - Đoàn thanh niên: nêu cao vai trò tiên phong, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Tăng cường các hoạt động tập thể, giáo dục đạo đức, rèn kĩ năng sống cho học sinh. 9
  10. PHẦN 4: KẾT QUẢ Qua một năm thực hiện áp dụng các biện pháp trên, đạt những kết quả khả quan như sau: - Học sinh chăm ngoan, tình trạng nói tục, chửi thề hầu như không còn. Tình trạng vi phạm nội quy trường học giảm hẳn. Các em lễ phép, kính trọng thầy cô, người lớn tuổi, tương thân tương ái với bạn bè. Ý thức bảo vệ của công, tài sản của lớp, của trường được nâng cao. Tinh thần tự giác, không tham của rơi được thể hiện ở mức cao. Trong năm các em nhặt được 480 000 đồng trả lại cho người bị mất. - Tổng số học sinh trong năm là 314, tất cả các em đều hoàn thành môn Đạo đức, các lĩnh vực thuộc phẩm chất, năng lực đều đạt 100%. - Học sinh tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua đó thể hiện sự hợp tác, đoàn kết qua các trò chơi cũng là tăng cường sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động. - Các em đã hiểu thêm về sự hi sinh của các liệt sĩ ở địa phương cũng như lòng kính trọng với vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, mà nơi tôn thờ ông được các em thăm viếng. PHẦN 5: KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp: Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học, tùy theo kinh nghiệm của mỗi giáo viên, cán bộ quản lí mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Riêng bản thân tôi, qua nhiều năm giảng dạy, làm công tác quản lí đã đúc kết ra những biện pháp hữu hiệu sau: - Xây dựng môi trường giáo dục thực sự lành mạnh, lôi cuốn hoc sinh đến trường, ham thích ở trường. 10
  11. - Phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội để họ hỗ trợ trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng này trong việc giáo dục đạo đức, hỗ trợ học sinh khó khăn, học sinh trở lại trường. - Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà qua đó các em thể hiện rõ hành vi của của mình để người giáo viên nhận rõ và có hướng điều chỉnh phù hợp. - Thực hiện tốt mô hình “Tấm áo mùa xuân tặng bạn nghèo” và phong trào “Nhặt được của rơi trả lại người bị mất”. - Chỉ đạo giáo viên dạy đầy đủ và hiệu quả môn Đạo đức, tài liệu Trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống. - Phối hợp tốt với gia đình học sinh để giáo viên biết thêm về học sinh khi các em không có mặt ở trường. Đồng thời tăng cường khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh qua sự hỗ trợ của gia đình. - Xây dựng đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn, bản lĩnh trong cách ứng xử với mọi biểu hiện của học sinh. Đặc biệt đối với học sinh chậm phát triển trí tuệ, học sinh nghịch ngợm. 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Trong phạm đề tài này, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu ở đơn vị, nên có thể được áp dụng trong trường Tiểu học Bình Trinh Đông và các đơn vị trường Tiểu học trong huyện. 11