Một số biện pháp giúp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho Trẻ trong trường mầm non

doc 28 trang vanhoa 7861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giúp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho Trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_k.doc

Nội dung tóm tắt: Một số biện pháp giúp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho Trẻ trong trường mầm non

  1. Trong số báo này chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến các thầy cô sáng kiến kinh nghiệm đạt giải B cấp Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội của cô giáo Trần Thị Hồng Loan Trường Mầm Non Số 5 Ngọc Hà – Ba Đình Hà Nội với đề tài “Một số biện pháp giúp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho Trẻ trong trường mầm non". Đây là đề tài sáng kiến đã được áp dụng thành công trong năm 2015 - 2016. Sau đây chúng tối xin giới thiệu tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm đến bạn đọc: I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày, kỹ năng sống bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng không phải chỉ là những kỹ năng để sống mà là công cụ để một người đạt đến thành công trong cuộc sống cá nhân, công việc và cuộc sống xã hội và cách mỗi người sử dụng công cụ ấy sẽ tạo ra sự khác biệt. Có ai đã nói “ Gieo hành vi, gặt được thói quen ”Ở lứa tuổi mầm non hành vi nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Khi gieo lên đó những mầm nhân cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này, muốn trẻ hình thành được thói quen tích cực thì phải thông qua hoạt động trải nghiệm và thích nghi. Ngày nay cuộc số tấp nập hơn cha mẹ mải lo kiếm thật nhiều tiên mà họ đã quên mất đến việc chăm sóc và dạy con cái. Họ thuê giúp việc chăm sóc con họ và yêu cầu giúp việc bón cơm , tăm rửa mặc quần áo mặc dù những công việc đó con họ có thể tự làm được. Chính vì vậy mà khi gặp khó khăn con họ sẽ không tự giải quyết được vấn đề. Đối với trẻ Mầm non, chúng ta muốn con trẻ lớn lên trở thành những con người tốt, sống có sức khỏe, bản lĩnh, có đủ phẩm chất và năng lực làm việc, trước hết chúng ta phải nhìn nhận lại bản thân mình trước khi dạy trẻ: bản thân chúng ta cần gì? thiếu gì? dựa vào cái gì để thành công? thì hãy dựa vào đó mà dạy cho những đứa trẻ của chúng ta những điều y như thế. Việc xây dựng kỹ năng sống cho trẻ không gì hơn là tạo cho trẻ có cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Có như thế thì chúng ta mới có thể có những đứa trẻ tự chủ động, tích cực, hòa đồng và đầy đặc biệt như chúng ta hằng mong đợi. Xuất phát từ những vấn đề trên nên bản thân tôi là cán bộ quản lý, tôi suy nghĩ rằng việc dạy kỷ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm rất cần thiết và cực kỳ quan trọng nên tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GD kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong trường mẫu giáo số 5” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2015-2016. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Toàn thể giáo viên 10 lớp và 580 học sinh trong độ tuổi đang học tại trường mẫu giáo số 5 Công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mầm non hiện nay và một số giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dụckỹ năng sống cho trẻ trong trường mẫu giáo số 5. 3. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở thực trạng kỹ năng sống của trẻ trong độ tuổi Mầm non hiện nay ảnh hưởng lớn đến việc phát triển toàn diện của trẻ sau này, chăm sóc cho đứa trẻ trở thành con người có ích cho xã hội, bản thân tôi đã tìm tòi và đề ra các giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm tạo được sự chuyển biến tích cực về các mặt phát triển của trẻ ở trường mẫu giáo số 5 nói 1
  2. riêng và góp phần phát triển thế hệ trẻ lứa tuổi mầm non nói chung trở thành con người vừa có đạo đức vừa có trí tuệ, sức khỏe để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. 4. Giả thiết nghiên cứu: Nhận thức được những vấn đề bồi dưỡng, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ một cách toàn diện là một vấn đề rất quan trọng, vì vậy trong thời gian tới trường mẫu giáo số 5 chúng tôi sẽ có những cách làm mới, nâng cao hiệu quả việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi Mầm non, là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng trong nhà trường được tốt hơn. Nếu thực sự được sự quan tâm và cộng đồng chia sẻ, hợp tác thì công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong độ tuổi mầm non sẻ trở thành một nhiệm vụ rất cần thiết và cấp bách trong việc giáo dục thế hệ trẻ nói chung và trẻ trong độ tuổi mầm non nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, nghiên cứu. - Phương pháp luyện tập, thực hành. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp. - Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm 6. Dự báo những đóng góp của đề tài Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi Mầm non nhằm góp phần hình thành nhân cách của trẻ, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước phát triển một cách toàn diện. Công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non là quá trình tác động đến đứa trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, khám phá và từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân, góp phần hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Làm tốt được công tác nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non thì tôi chắc chắn rằng trong thời gian tới các cấp trong ngành giáo dục đã đang và sẽ rất quan tâm đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, đưa công tác giáo dục kỷ năng sống vào một môn học chính khóa. Góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành thế hệ vàng son, trở thành những con người đủ các phẩm chất về thể chất, đạo đức, tinh thần và trí tuệ, tạo thành một thế hệ hùng hậu cho Tổ quốc. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học: 1.1. Cơ sở lý luận: Đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn nhân lực trí tuệ cao, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế với xu thế toàn cầu hóa đang là một thách thức với nước ta, đòi hỏi nhà nước và ngành giáo dục phải có một chiến lược phát triển nhân tài. Trong hệ thống giáo dục, giáo dục Mầm non có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. 2
  3. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích. Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho trẻ. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống là một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO 2003), đó là kỹ năng mang tính tâm lí xã hội, là các khả năng thích ứng và là hành vi tích cực cho phép các cá nhân giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống cần thiết cho mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nó giúp cho mọi người thể hiện kiến thức, thái độ và các giá trị, hành vi lành mạnh nhằm giảm thiểu các nguy cơ có hại cho sức khỏe và cải thiện cuộc sống của mình, chẳng hạn, biết đặt mục tiêu cho cuộc sống, thể hiện sự kiên định trước những cám dỗ không có lợi cho sức khỏe Những năm gần đây, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, những can thiệp dựa trên giáo dục kỹ năng sống giúp cho việc thay đổi hành vi đạt hiệu quả cao hơn so với các phương pháp tiếp cận chỉ cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức. Ở Việt Nam, những năm gần đây, việc giáo dục kỹ năng sống ngày càng được nhân rộng về nội dung chương trình và bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận. Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày. Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ MN nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, mẫu giáo, đó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống. theo một số nghiên cứu cho thấy, các kỹ năng sống khác nhau theo địa lý, thời gian ví dụ như trẻ em vùng biển thì có một số kỹ năng sống khác với trẻ em vùng núi, kỹ năng sống của trẻ em thành phố khác với kỹ năng sống trẻ em nông thôn, kỹ năng sống của trẻ em ngày xưa khác với kỹ năng sống trẻ em bây giờ Tuy nhiên có thể thấy rất rõ ràng là kỹ năng sống luôn gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho con người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội. Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng một xã hội có văn hóa. Các kỹ năng sống có được thông qua rèn luyện. kỹ năng sống chỉ được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Các kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: kỹ năng tư duy sang tạo giúp cho con người tăng khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định. 3
  4. Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ. Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học. Về thể chất: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, sự kiên trì, bền bỉ, tháo vát thông qua các bài học và các hoạt động vận động trong quá trình dạy kỹ năng sống. Trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, kiên trì, giúp cho trẻ nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi. Về tình cảm: giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ. Về giao tiếp-ngôn ngữ: giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ tự tin, giao tiếp hiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho trẻ biết lắng nghe, nói chuyện lễ phép, hòa nhã. Về nhận thức: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ có một nền tảng kiến thức, ham mê hiểu biết, khám phá, xây dựng cho trẻ niềm ham mêm học tập suốt đời. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có bước đệm chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tiểu học: việc giáo dục kỹ năng sống từ sớm giúp trẻ có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, khả năng hòa nhập nhanh, giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1. Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng : Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống (Bao gồm rất nhiều kỹ năng) và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi Mầm non vô cùng cần thiết và quan trọng hàng đầu. Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra. Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẽ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn. Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết mình đang học lớp nào, thích cái gì và điạ chỉ nhà mình ở đâu. Nhận biết các ưu khuyết điểm của bản thân. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học cánh lắng nghe mọi người và đối đáp. Nhận biết những hoàn cảnh không an toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi công cộng (trong sân trường, công viên, siêu thị, ngoài phố, khi gặp người lạ, ) 4
  5. Chúng ta chỉ dạy trẻ: Nên hay Không nên, những hành vi này sẽ được tích lũy trong quá trình hướng dẫn của giáo viên. 2. Thực trạng: 2.1. Thuận lợi: Là trường Mầm non nằm ở địa phường Ngọc Hà tương đối thuận lợi cho trẻ đi lại và đảm bảo các điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, trải nghiệm Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ theo quy định cho các độ tuổi. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, luôn năng nổ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kỹ năng tốt để hướng dẫn trẻ trong quá trình học tập. Trẻ được phân chia học theo độ tuổi 100% và được thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non. Phụ huynh có hiểu biết về Giáo dục Mầm non và rất quan tâm đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường. 2.2. Khó khăn: Số học sinh tương đối đông, vượt chỉ tiêu biên chế số trẻ/lớp đối với các độ tuổi. Học sinh đa số được phụ huynh nuông chiều quá mức nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ. Đội ngũ giáo viên trẻ đông, số mới ra trường nhiều nên vốn kinh nghiệm để dạy trẻ còn nhiều hạn chế. Một số phụ huynh chỉ quan tâm đến việc học văn hoá của con mà không quan tâm đến việc dạy các kỹ năng sống cho trẻ nên một số trẻ rất ương bướng và khó bảo. 2.3. Khảo sát thực trạng chất lượng trước khi thực hiện đề tài: Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi có làm một cuộc khảo sát nhằm đánh giá vốn kỹ năng sống hiện tại của trẻ trước khi thực hiện đề tài và mức độ kiến thức dạy kỷ năng sống cho trẻ của giáo viên. Bảng 1. Kết quả khảo sát học sinh về vốn kỹ năng sống (Số học sinh được khảo sát 580 trẻ) Kết quả Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%) Trẻ mạnh dạn, tự tin 266/580 45,5% Trẻ có ý thức hợp tác, chia sẻ 267/580 46% Kỹ năng giao tiếp, lễ phép 365/580 61,3% Kỹ năng vệ sinh cá nhân và tự lập 205/580 35,5% Kỹ năng thích khám phá học hỏi 250 /580 43,1% Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy số trẻ đến trường mầm non chưa thật sự tự tin, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, các kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng hợp tác chia sẻ, kỹ năng tự lập ( Kỹ năng tự phục vụ còn hạn chế rất nhiều) Bảng 2. Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên về kiến thức dạy kỷ năng sống cho trẻ trước khi thực hiện đề tài: (Số giáo viên được khảo sát 33 người) 5
  6. Kết quả Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%) Nắm một cách vững vàng các kỹ năng sống cơ bản 25/33 75,7% đối với trẻ mầm non Biết tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục kỷ 13/33 39,3% năng sống Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp trước đám đông 27/33 81,8% Đội ngũ giáo viên : Số giáo viên nhiều tuổi thì công tác dạy không nhiều và còn hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ, số giáo viên trẻ thì còn thiếu kinh nghiệm, chưa mạnh dạn, chưa dám đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ về kỹ năng sống. Đứng trước tình hình thực trạng của đơn vị tôi. Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao được chất lượng giáo dục kỹ năng sống( Đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Chính vì vậy Tôi đã mạnh dạn đề xuất “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng kỹ năng sống cho trẻ trong trường mẫu giáo số 5”. 3. Giải pháp thực hiện: Sau khi được đồng chí Đinh Thị Bích Thủy phó trưởng phòng sở giáo dục mầm non thành phố Hà Nội bồi dưỡng chuyên môn về nội dung hướng dẫn trẻ kỹ năng tập làm một số công việc tự phục vụ trong đó có 31 kỹ năng cơ bản cần có trong trường mầm non. Chỉ đạo các nhà trường lồng ghép các kỹ năng tự phục vụ vào các hoạt động trong ngày cho trẻ mầm non. 3.1: Chỉ đạo giáo viên thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học Họp tổ giáo viên nêu nhiêm vụ trong tâm của sở giáo dục trong năm học 2015- 2016 trong đó nhấn mạnh đến việc đưa 31 kỹ năng dạy trẻ tập làm một số công việc tự phục vụ cho trẻ mầm non và chú ý yếu tố cá nhân của đứa trẻ . 3.2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về kỹ năng sống: Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là việc làm thường xuyên, liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần của Ban giám hiệu nhà trường. Xác định được việc muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì trước tiên giáo viên phải có nhận thức hơn ai hết về những nội dung dạy trẻ, để giúp giáo viên có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là một việc làm không thể thiếu. Chính vì vậy mà chúng tôi đặc bồi dưỡng cho giáo viên như sau: + Cung cấp tài liệu cho giáo viên tham khảo về những hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống trong trường mầm non. + Bồi dưỡng về lý thuyết: Qua khảo sát học sinh về các kỹ năng sông. Tôi nhận thấy trẻ của trường mình một số kỹ năng còn hạn chế . Vì vậy tôi đã tập chung bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết những nội dung mà trẻ còn yếu để giáo viên có kiến thức dạy trẻ. Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ thế nào là dạy kỹ năng sống. Kỹ năng sống là dạy cho trẻ những kỹ năng gì? Dạy kỹ năng sống là dạy trẻ vào thời điểm nào là hiệu quả nhất.Đặc biệt nhấn mạnh đến nhưng kỹ năng: Kỹ năng lao động tự phục vu Kỹ năng hợp tác, chia sẻ Kỹ năng giao tiếp lễ giáo 6
  7. Khả năng thích tìm tòi khám phá và học hỏi Kỹ năng mạnh dạn tự tin Tôi đã cụ thể hóa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non gồm có các nội dung sau để bồi dưỡng cho đội ngỹ giáo viên + Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Ngày từ khi đến lớp giáo viên nên khuyến khích động viên trẻ giới thiệu tên của mình với các bạn trong lớp . Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi, mọi lúc. Nếu trẻ không mạnh dạn tự tin thì sẽ rất khó khăn trong việc giao tiếp sau này. + Kỹ năng lao đông tự phục vụ: Đối với trẻ Mầm non trước khi trẻ học cách tự phục vụ thì trẻ đang còn rất vụng về, khi cho trẻ ăn có thể bố, mẹ hoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho trẻ ăn để tránh rơi vãi,hoặc lầ khi đến lớp bố mẹ không để cho con cất giầy dép, cở bớt áo khoác, cất ba lô mà lại làm giúp cho con. Vì thế giáo viên phải xác định rằng phaỉ dạy cho trẻ có kỹ năng. Đó là cách trẻ học làm người lớn, để cho trẻ tự cần thìa xúc cơm ăn,tự mặc quần áo, lúc đầu có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽ thành thục trong việc tự phục vụ cho mình trong ăn uống. Biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, biết cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa + Kỷ năng vệ sinh cá nhân: Giúp cho giáo viên dạy trẻ có thể tự súc miệng, đánh răng và rửa mặt. Dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn và nhận biết khi nào thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt. Đối với các bé gái, việc chải chuốt làm điệu cũng rất quan trọng. Giáo viên phải biết để dạy trẻ thói quen tóc tai luôn gọn gàng và chọn trang phục phù hợp với từng hoàn cảnh, hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. + Kỹ năng sống hợp tác: Giúp cho giáo viên hiểu kỹ năng hợp tác chia sẻ là một kỹ năng không kém phần quan trong. Khi day trẻ kỹ năng hợp tác giúp trẻ hiểu có những công việc một mình sẽ không thể làm được.VD Cùng bê một chiếc bàn hay một khố gỗ to hoặc một bao tải Chính vì vậy phải có sự hợp tác của các thành viên trong nhóm. Cung cấp cho giáo viên những đoạn clips về những kỹ năng hợp tác : VD: Các chú chim cánh cụt đang ở trên biên bị cá mập hất xuống biển nhưng nhờ có sự hợp tác của cả đoàn mà các chú chim cánh cụt không bị hất xuống biển, hoặc đoạn chíp có nội dung một chú kiến bị con hà mã hút nhưng các chú kiến khác trong đoàn cùng hợp tác lại tạo thành một khối kiến lớn vì vậy hà mã đã không hút được mà còn bị cả đàn kiến đốt. Bồi dưỡng giáo viên dạy kỹ năng hợp tác chia sẻ thông qua các viên dạy trẻ các trò chơi, câu chuyện, bài thơ, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, hợp tác với mọi người trong quá trình chơi, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Giúp trẻ hiểu dược tầm quan trong khi làm việc có sự chia sẻ và ủng hộ của người khác Đối với trẻ mầm non có thể hợp tác để có thể làm được những công việc đơn giản như tự xếp gọn đồ chơi của mình thật ngăn nắp. Mục đích của việc này chính là dạy trẻ cách trân trọng những gì mình đang có cũng như ý thức trách nhiệm với những thứ là của mình và của bạn. ( Ảnh các bạn đang cùng nhau hợp tác) + Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học, được tìm hiểu, thích khám phá, tìm tòi, trẻ thích được trải nghiệm để có thể phát hiện ra nhiều điều mới lạ ở xung quanh trẻ. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò 7
  8. tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. + Kỹ năng giao tiếp: Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Kỷ năng này có vị trí chính yếu so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Giáo viên cần phải dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ. + Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi: Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu được nên dùng những lời cảm ơn và xin lỗi trong hoàn cảnh phù hợp thì sẽ rất có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Cho nên là giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ sử dụng các lời nói đó vào những hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ khi có người lớn cho quà trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời “cảm ơn”, hoặc khi không may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “xin lỗi” đối với bạn + Bồi dưỡng về thực hành cho giáo viên một nội dung sau: Đưa nội dung dạy kỹ năng sống,Giáo viên các khối lớp lựa chon nội dung phù hợp với lứa tuổi .Thiết kế giáo án dạy học có nội dung về dạy trẻ về kỹ năng sống theo một số chủ đề . CHỦ ĐỀ 1 : GIÁ TRỊ HÒA BÌNH Bài 1: Khám phá các giá trị Bài 2: Phân biệt lớp học hoà bình và lớp học bất hoà Bài 3: Ngôi sao bình yên Bài 4: Bàn tay yêu thương Bài 5: Giải quyết bất hoà CHỦ ĐỀ 2: GIÁ TRỊ TÔN TRỌNG Bài 6: Gương soi tôn trọng Bài 7: Tôn trọng sự khác biệt Bài 8: Thể hiện sự tôn trọng Bài 9: Kỹ năng thể hiện sự tôn trọng khi nghe điện thoại Bài 10: Lắng nghe chân thành CHỦ ĐỀ 3: GIÁ TRỊ YÊU THƯƠNG Bài 11: Miếng bọt biển yêu thương Bài 12: Những trái tim yêu thương Bài 13: Kỹ năng thể hiện tình yêu thương Bài 14: Kỹ năng ứng xử khi bị lạc Bài 15: Kỹ năng ứng xử khi người lạ đến đón trẻ Bài 16: Phòng tránh bị ốm do thời tiết. Bài 17: An toàn giao thông Bài 18: Thiệp yêu thương CHỦ ĐỀ 4: GIÁ TRỊ TRÁCH NHIỆM BàiI 19: Hoàn thành nhiệm vụ Bài 20: Kỹ năng giúp mẹ gấp quần áo Bài 21: Kỹ năng bảo quản đồ vật 8
  9. Bài 22: Lời hứa và trách nhiệm thực hiện lời hứa Bài 23: Ứng xử lịch sự nơi công cộng CHỦ ĐỀ 5: GIÁ TRỊ HẠNH PHÚC Bài 24: Hạnh phúc đến từ sự bình yên và yêu thương Bài 25: Kỹ năng cảm thông, chia sẻ với người khác Bài 26: Kỹ năng tự nhận thức CHỦ ĐỀ 6: GIÁ TRỊ HỢP TÁC Bài 27: Hợp tác Bài 28: Hợp tác là hiểu được giá trị của mình Bài 29: Mình có thể giúp bạn không Bài 30: Kỹ năng tạp dựng sự hợp tác CHỦ ĐÈ 7: GIÁ TRỊ TRUNG THỰC Bài 31: Người trung thực Bài 32: Giá trị trung thực Bài 33: Kỹ năng thể hiện sự trung thực CHỦ ĐỀ 8: GIÁ TRỊ KHIÊM TỐN Bài 34: Người khiêm tốn Bài 35: Biểu hiện của sự khiêm tốn Bài 36: Kỹ năng rèn luyện sự khiêm tốn Bài 37: Tác hại của không kiêm tốn CHỦ ĐỀ 9: GIÁ TRỊ KHOAN DUNG Bài 38: Người khoan dung Bài 39: Chấp nhận sự khác biệt của người khác CHỦ ĐỀ 10: GIÁ TRỊ GIẢN DỊ Bài 40: Gía trị giản dị Bài 41: Tiết kiệm Bài 42: Tiết kiệm điện Bài 43: Tiết kiệm nước CHỦ ĐỀ 11: GIÁ TRỊ ĐOÀN KẾT Bài 44: Giá trị đoàn kết Bài 45: Kỹ năng thể hiện sự đoàn kết Bài 46: Rèn luyện tinh thần đoàn kết Bài 47: Tác hại của không đoàn kết Thực hành 31: Hướng dẫn trẻ kỹ năng tập làm một số công việc tự phục vụ 1. Đi cầu thang 17. Cách gấp khăn lại 2. Cách đóng mở cửa 18. Cách rót nước 3. Cởi giầy và đi giầy, cất dép 19. Cách sử dụng thìa 4. Cất ba lô 20. Chải tóc 5. Cách đứng lên và ngồi xuống ghế 21. Cách sử dụng đũa 6. Cách bê ghế 22. Khóa kéo 7. Cách rửa tay 23. Cách cắt móng tay 9
  10. 8. Cách xúc miệng nước mũi 24. Cách quét rác trên sàn 9. Cách lấy nước uống 25. Cách lau chùi nước 10. Cách xử lý khi ho 26. Đóng mở đai da 11. Cách xử lý hỉ mũi 27. Chuẩn bị đồ ăn nhẹ 12. Cách mặc áo, cởi áo (móc quần áo) 28. Cách mời trà và rửa cốc 13. Cách mặc áo, cởi áo (gấp áo) 29. Cách cắt dưa chuột 14. Cách cài khuy áo 30. Vắt khăn ướt 15. Cách cầm dao, kéo, đĩa 31. Đánh giầy 16. Cách sử dụng kéo Trước hết muốn cho giáo viên dạy được trẻ các kỹ năng sống thì đòi hỏi các thao tác của giáo viên phải chuẩn mực và có sự thống nhất các lớp nhà trường, các kỹ năng này phải được các cô giáo hướng dẫn giống nhau không có sự lệch lạc mỗi lớp hướng dẫn một kiểu thì sẽ rất khó cho việc kế thừa từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Phát đĩa dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ ( Do sở giáo dục và đào tạo Hà Nội cung cấp) cho giáo viên quan sát. Hình ảnh: Đĩa dạy kỹ năng tự phục vụ Hướng dẫn giáo viên tự thiết kế các bộ học cụ. Cho giáo viên tập thực hành các thao tác để dạy trẻ giống như trong đĩa (Các giáo viên tự quan sát lẫn nhau và cùng sửa chữa cho nhau để toàn bộ giáo viên phải theo tác thật chính xác) Thông qua các hình thức bồi dưỡng này để giúp cho giáo viên nhận thức đúng đắn về : Yêu cầu- Nội dung – Hình thức cũng như phương pháp giáo dục trẻ kĩ năng sống để áp dụng vào dạy trẻ kĩ năng sống hàng ngày đạt hiệu quả cao. 3.3. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày cụ thể như : Thông qua giờ đón và trả trẻ : Giúp cho giáo viên nhận thấy rằng việc dậy kỹ năng chủ yếu ở hoạt động này là kỹ năng tự phục vu và kỹ năng giáo dục lễ giáo : Cất gầy dép, ba lô, chào cô, chào bố mẹ.Ngoài ra giáo viên trò chuyện hoặc kể cho trẻ nghe các câu chuyện thông quá đó giáo dục và khắc sâu các kĩ năng sống cho trẻ : Ví dụ : Cô hỏi trẻ : kĩ năng ứng sử : Hôm qua nghỉ ở nhà con làm gì ? Ở nhà chơi như thế nào là an toàn nhất ? Khi đi thăm người ốm cùng bố mẹ con phải như thế nào . Thông qua họat động học: Hướng dẫn giáo viện lựa chon những bài thơ câu chuyện có mang tính giáo dục kỹ năng sống như : Tích Chu, ba cô gái , bác gấu đen và 2 chú Thỏ, Nhổ củ cải,,VD: Giáo dục trẻ kỹ năng hợp tác thông qua câu chuyện “ Nhổ củ cải” Một mình ông lão thì không thể nhổ được củ cải khổng lồ mà phải cần sự hợp tác của các thành viên trong gia đình thì mới nhổ được. 10
  11. Thông qua hoạt động ngoài trời và tham quan dã ngoại: Thông qua hoạt động này chỉ đạo giáo viên bằng các đối tượng trẻ được quan sát, cô tận dụng các cơ hội để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ . Ví dụ : Khi cho trẻ thăm quan khu di tích lịch sử Chùa một cột, Lăng Bác, Hồ B52, Đình Hữu tiệp, Bảo tàng B52 Qua các hoạt động này giúp giáo viên cung cấp cho trẻ biết tri ân các anh hùng liệt sĩ, không vứt rác thải các nơi công cộng, không ngắt lá bẻ cành cây các khu vui chơi , khu di tích ( Một số hình ảnh) Hình ảnh: Trẻ đang thăm quan dã ngoại tại khu bảo tàng B -52 Hình ảnh: Trẻ tham quan dã ngoại khu chùa Một Cột 11
  12. Hình ảnh: Trẻ tham quan dã ngoại công viên Bách Thảo Thông qua hoạt động ăn chủ yếu sử dụng : Kỹ năng tự phục vụ bằng cách tập cho trẻ những việc vừa sức như: Sắp bàn ăn, xếp ghế, lau bàn, tự thay quần áo, gấp quần áo,. Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, biết tự dọn, cất đúng chỗ, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh, biết giúp cô những công việc vừa sức. . Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Giáo viên cần hiểu rõ tâm lý của trẻ cũng như sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để hình thành nơi trẻ kỹ năng sống. Chỉ đạo giáo viên rèn cho trẻ khả năng tự phục, nhất là tự phục vụ trong ăn uống bằng cách: Tập cho trẻ cùng cô sắp bàn ăn, sắp chén muỗng, sắp khăn lau tay, khăn lau miệng. Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn và nhỡ tập cho cháu tự lấy đồ ăn theo khả năng và sở thích của mình, với sự chỉ dẫn của Cô. Đồng thời tập cho trẻ cách sử dụng khăn lau miệng khi ăn như thế nào cho đẹp, đúng. Ăn xong cất Bát thìa ở vị trí nào, để như thế nào cho đúng, gọn gàng và tiện lợi nhất. Song song với việc tập cho trẻ khả năng tự phục vụ trong bữa ăn là tập cho trẻ tự vệ sinh cá nhân như rửa tay đúng quy trình, lau mặt đúng kỹ năng, biết thay quần áo, gấp quần áo , biết sử dụng đồ dùng ăn uống cách đúng mức. 12
  13. Hình ảnh: Trẻ tự ăn cơm Hình ảnh: Trẻ tự rửa tay bằng xà phòng. Hình ảnh: Trẻ tự lau mặt Thông qua hoạt động vui chơi :Trẻ mầm non chơi mà học – Học bằng chơi . Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trẻ. Hoạt động chơi được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục kĩ năng sống nên giáo viên lồng ghép giáo dục các kĩ năng sống thông qua nội dung từng trò chơi đặc biệt là các trò chơi phân vai .Với hoạt động vui chơi hướng dẫn giáoviên lựa chon chủ đề chơi, các kỹ năng sống được lồng ghép thông qua hoạt động vui chơi Vi dụ : Trò chơi bác sĩ : qua trò chơi này cô giáo dạy tre biết cảm thông chia sẻ với người ốm, với người thiệt thòi VD Góc xây dựng trẻ phải có sự hỗ trợ của các nhóm chơi trong góc nghệ thuật để xây dựng các công trình. 13
  14. Hình ảnh: Sản phẩm của góc nghệ thuật đưa đến công viên nước. 14
  15. Thông qua hoạt động chiều gồm có:kỹ năng lao động - vệ sinh : Giáo dục trẻ đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ và khi đi xong biết dội nước, các đồ dùng vệ sinh được dùng để ngăn nắp Điều này giúp trẻ tự khẳng định mình, nhận thức được khả năng của mình, góp phần tham gia vào lao động thực sự của người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm bảo vệ môi trường và trường mầm non sạch, đẹp . . . Kỹ năng lao động chăm sóc vât nuôi, cây trồng: đây chính là những việc làm tốt cho môi trường, ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh - Sạch - đẹp thông qua các hoạt động này Giáo viên giáo dục trẻ các kĩ năng tự phục vụ bản thân. . . , kĩ năng biết bảo vệ bản thân khi có nguy hiểm Ví dụ : Khi trẻ trong phòng vệ sinh sàn nhà thường rất trơn thì phải làm như thế nào. 15
  16. Hình ảnh: Bé chăm sóc cây rau Hoạt động vệ sinh : Dọn đồ chơi, dọn dẹp chỗ chơi, lau bụi bẩn, rửa đồ chơi, dội nước sau khi đi vệ sinh khi đi vệ sinh, vứt rác vào đúng nơi quy định, không hò hét, nói to, không nhổ nước bọt ở những nơi đông người , biết chăm sóc bảo vệ cây cối, các con vật quanh nơi mình ở. . . Thực hiện đúng lịch vệ sinh. Trẻ biết phân loại rác, sống tiết kiệm: Giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt ở lớp và ở nhà dùng chậu, cốc lấy nước không để vòi nước chảy liên tục khi đánh răng, rửa mặt. . . Biết cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, biết giữ gìn quần áo, tay chân sạch sẽ, trẻ tham gia quyết dọn sân trường. 3.4. Bồi dưỡng giáo viên lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống vào các chủ đề trong năm học - Phân công các khối trưởng phụ trách về việc lập kế hoạch dạy trẻ kỹ năng sống cho phù hợp với từng độ tuổi, đưa ra bàn bạc đến thống nhất . Làm phiên chế dạy trẻ kỹ năng sống– kỹ năng tự phục vụ theo năm, theo tháng và theo tuần đưa vào dạy trẻ PHIÊN CHẾ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ Chủ đề Nhà trẻ Mẫu giáo bé Mẫu giáo nhỡ Mẫu giáo lớn Trường - Chào cô chào bố - Chào cô chào bố - Cất ba lô, - Cất ba lô, mầm mẹ, chào ông khi mẹ, chào ông khi - Cât giày dép - Cât giày dép non đến lớp và ra về đến lớp và ra về. - Cất ba lô, - Cất ba lô, - Cât giày dép - Cât giày dép Đi cầu thang ( Đi cầu thang ( Đi cầu thang ( Đi cầu thang ( Mức độ 1: Bước 2 Mức độ 1: Bước 2 Mức độ 2: bước 1 Mức độ 2: chân vào tầng bậc chân vào tầng bậc chân vào tầng bậc Bước 1 chân một) một) một) vào tầng bậc một) Cách cầm thìa , Cách cầm thìa , Cách cầm thìa , Cách cầm thìa cách xúc cơm, cách xúc cơm, cách xúc cơm, , cách xúc cách bê bát , cất cách bê bát , cất cách bê bát , cất cơm, cách bê bát( Mức độ 1 dưới bát( Mức độ 1 dưới bát( Mức độ 2 xúc bát , cất 16
  17. sự hỗ trợ của cô sự hỗ trợ của cô gọn gang không bát(Mức độ 2 giáo ) giáo ) phát ra tiếng đông) xúc gọn gang không phát ra tiếng đông) Gia Cách mời cơm Cách rửa tay Vệ sinh bàn ăn( Vệ sinh bàn đình trước khi ăn ở lớp Cách lau mặt trước Mức độ 1) ăn( Mức độ 2) và ở nhà khi ăn và lau Cách trải chiếu, Cách đóng mở miệng sau khi ăn gấp chiếu cửa Cách mời cơm trước khi ăn ở lớp và ở nhà Cách mời tăm cho người lớn sau khi ăn. Cách bê ghế( Mức Cách bê ghế( Mức Cách bê ghế( Mức Cách bê ghế( độ 1) độ 1) độ2) Mức độ 2) Cách xúc miệng Cách xúc miệng Cách xúc miệng Cách xúc nước muối( Mức nước muối( Mức nước muối( Mức miệng nước độ 1) độ 1) độ 2) muối( Mức độ Cách đứng lên Cách đứng lên 2) ngồi xuống ngồi xuống Cách đứng lên ngồi xuống Cách lấy nước và Cách lấy nước và Cách cuôn thảm Cách cuôn uống nước( Mức uống nước Cách chuyền hạt thảm độ 1) Cách đóng mở nắp bằng thìa Cách chuyền chai hạt bằng thìa Cách cầm kéo , Cách cầm kéo , Cách cầm kéo , dao dao dao Cách sử dụng kéo Cách sử dụng kéo Cách sử dụng cắt trên đường cắt trên đường gấp kéo cắt trên thẳng khúc đường cong Cách rót khô( Bình có vòi, hạt tròn) Nghề Cách mặc, cởi áo Cách mặc, cởi Cách cài khuyu áo Trẻ chải tóc, nghiệp quần áo, gấp quần cúc áo( Khuyu cúc buộc tóc 5 áo vừa) bằng bộ học Trẻ tập đánh Đánh răng( Mô cụ răng của mình hình) Trẻ tập đánh rang của mình Cách chuyền hạt Cách cuôn thảm Cách rót khô( Bình Cách rót bằng thìa Cách chuyền hạt có vòi, hạt đỗ) ướt(Bình c vòi bằng thìa Cách sử lý ho sứ, nước) Cách sử lý ho Cách rót khô( Bình Cách rót khô( Bình Cách chải tóc, Cách cài nhựa có vòi, hạt nhựa có vòi, hạt cách sử lý hỉ mũi khuyu áo, cúc gạo) gạo) áo( Bằng áo trẻ Cách cài khuyu áo Cách cài khuyu áo em) cúc áo( Khuyu cúc cúc áo( Khuyu cúc Sử lý hỉ mũi áo to) bằng bộ học áo to) bằng bộ học cụ cụ - Chuyển Gắp bông bằng - Gắp bằng - Gắp 17
  18. nước bằng các loại gắp to các loại kẹp bằng mút - Chuyển - Chuyển các loại nước bằng nước bằng kẹp mút mút Chuyển nước bằng mút Giao Tập quyét rác trên Tập quyét rác trên Tập quyét rác trên Tập quyét rác thông khay khay sàn trên sàn Sử dụng kẹp gỗ Sử dụng kẹp gỗ Sử dụng kẹp lên Sử dụng kẹp , trên miệng khay rổ trên miệng khay rổ dây phơi kẹp đồ vật lên giá( Kẹp quần áo bằng giấy, kẹp đồ vật lên giá kẹp theo số lượng đánh trên kẹp và trên số) Gấp khăn Gấp khăn Gấp khăn Gấp khăn Cách kéo khóa Cách kéo khóa Cách kéo khóa Cách kéo khóa bằng bộ học cụ bằng bộ học cụ bằng bộ học cụ và bằng bộ học cụ kéo áo khoác nhẹ và kéo áo của trẻ khoác nhẹ của trẻ Đóng mở ( Ráp Đóng mở ( Ráp Luồn và buộc dây Cách luồn dây dính) Bằng bộ học dính) Bằng bộ học giầy bằng bộ học cụ cụ cụ - Rót nước( Cách rót nước Rót ướt( Bình nhựa Bình nhựa bằng lọ miệng có vòi) cáo vòi) tròn to Thế Đi giầy, đi dép Đi giầy, đi dép Chuyển hạt từ một Cách sử dụng giới quai hậu bằng dáp quai hậu bằng dáp bát thành 2 bát dao cắt dưa thực vật dính dính chuột Chuyển hạt bằng Chuyển hạt bằng Cách sử dụng bấm Rót khô ra thìa nhỏ thìa nhỏ móng tay bấm bìa bình (không có Rót khô, bình Rót khô, bình giấy vòi) không không Lau chùi nước Luồn dây ( Dây Luồn dây ( Dây Luồn dây( qua Luồn dây( qua bằng cước hoặc dù bằng cước hoặc dù khuyết) khuyết) đầu bọc nhựa đầu bọc nhựa Cách sử dụng kẹp Cách sử dụng cứng, luồn qua lỗ cứng, luồn qua lỗ nhỏ nhíp đầu tròn) đầu tròn) Cài khuy nhỏ Cài khuy nhỏ Cách cài khuyu( Cách cài Cách vắt khăn( Cúc bấm) bằng bộ khuyu( Cúc Khăn xô) học cụ bấm) bằng bộ Cách vắt khăn ( học cụ Khăn vải mỏng) Cách vắt khăn ( Khăn mặt bông) Trẻ tập đánh răng Trẻ tập đánh răng của mình của mình Cách sử dụng chổi Cách sử dụng Rót nước bằng Rót nước bằng đót( bé quýet rác chổi đót( bé bình nhựa có vòi( bình nhựa có vòi( trên khay) quýet rác trên rót ra bát) rót ra bát) sàn) Cách rót ướt bằng Cách rót ướt bình sứ có vòi ( rót bằng bình sứ ra bát có vòi ( rót ra 18
  19. bát Xâu dây cho các Xâu dây cho các đối tượng có lỗ đối tượng có lỗ Xâu dây cho các Xâu dây qua tròn tròn đối tượng có các đối tượng Chải đầu cho búp Chải đầu cho búp khuyết to có khuyết nhỏ bê bê Cách luồn dây và Cách đóng mở buộc dây bằng bộ đai da học cụ Thế Cách mặc áo thun Cách mặc áo thun giới chui đầu chui đầu Cách mặc áo khoác Cách mặc áo động Chuyển hạt bằng Chuyển hạt bằng có kéo khóa cài khuyu vật thìa nhỏ thìa nhỏ Rót khô ra bát Chuyền hạt từ một bát sang nhiều bát Cách gấp áo thun Gắp hạt đỗ bằng gắp to Cách buộc dây Cách đóng mở Cách gấp áo thun giầy đai nhựa Chuyền hạt nhựa Rót nước bằng bằng thìa nông lọ miệng tròn nhỏ Xâu khuy có lỗ to Xâu khuy có lỗ to Xâu khuy áo có lỗ Xâu khuy áo vừa bằng bộ học có lỗ nhỏ bằng liệu bộ học liệu Cách rót khô Cách rót nước bằng phễu( Bình bằng phễu( Bình Cách rót nước Cách rót nước nhựa) nhựa) bằng phễu( Bình bằng phễu( thủy tinh) Bình thủy tinh) Cách đi tất Cách đi tất Đan nong mốt( 3 Đan nong mốt( nan) 5nan) Nước Sử lý ho Sử lý ho và hiện Mặc áo thun chui Mặc áo thun chui Cách tết các dây Chuẩn bị giờ tượng đầu đầu ăn nhẹ tự nhiên Mặc áo có cài khuy Cách lau bàn ăn Gấp áo khoác Gắp hạt bằng loại gắp nhỡ Cách sử dụng nhíp Cách sử dụng đĩa Lau chùi nước Sử dụng kéo cắt Cách đánh giầy Cách đánh theo đườn góc giầy nhọn Cách đóng mở đai da bằng bộ học cụ Cách đóng mở khuy bằng bộ học cụ Cách rót khô bằng Cách rót nước sứ có vòi( rót ra bằng sứ có vòi( rót Tết tóc bằng bộ Tự tết tóc cho bát) ra bát) dây tập tết bạn và mình 19
  20. Cách gắp đũa tập ăn( Gắp bông) Cách đóng mở Cách đóng mở khuy áo ( Cúc khuy áo ( Cúc Cách đóng mở đai Cách gắp bằng bấm) bấm) nhựa đũa Sử dụng kéo cắt nét cong Sử dụng kéo cắt Sử dụng kéo nét cong cắt hình tròn không có hình Cách gắp bằng đũa mẫu tập ăn Cách gắp bằng đũa gia dụng ( Gắp hạt) Quê Gắp các loại hạt hương nhỏ `Sử dụng kẹp giấy Cách đóng mở đất Kẹp gỗ trên dây trên dây( Giá phơi) áo cài gim nước – Chuyển nước bằng bang bằng bộ Bác Hồ thìa học cụ Cách khâu các hình con vật bằng Rót ướt( Lọ miệng Cách lau nhà bộ học cụ tròn) Cách đan nong mốt 7 nan Cách đóng mở đai nhựa bằng bộp học Cách khâu các Cách cụ hình quần áo,con mới trà, vật ( Đục lỗ) rửa cốc Cách tắt mở ti vi - Cách rửa Cách lau bàn ăn cốc Cách vặn ốc vít bằng bộ học cụ Cách đan nong Cách gấp xếp quần mốt( 5 nan) áo Gáp áo có khuy cài Các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về giáo dục kĩ năng sống : Thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn , xây dựng các tiết học mẫu lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên dự và rút kinh nghiệm. Xây dựng giáo viên điểm và lớp điểm cho toàn trường học tập 3.6. Kiểm tra đánh giá giáo thực hiện lồng ghép các nội dung kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Kiểm tra đột xuất các giờ đón trẻ và trả trẻ quan sát trẻ . Kiểm tra đánh giá học sinh vào đợt kiểm tra định kỳ Đánh giá giáo viên qua các đợt hội giảng. 3.7. Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ và cộng đồng về kỹ năng sống: 20
  21. Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ có sự phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà nhiệm vụ năm học đã đề ra. Nhận thức rõ về điều này, trong những năm qua và đặc biệt năm học 2015–2016, đơn vị chúng tôi luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh. Mối quan hệ này được xây dựng mật thiết theo những kế hoạch, biện pháp cụ thể, gắn chặt với các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền với các nội dung cần tuyên truyền được thể hiện trong chương trình từng học kỳ, từng năm học, từng tháng. Kế hoạch được xây dựng một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của nhà trường. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh những văn bản chỉ đạo, những chính sách, chế độ liên quan đến công tác giáo dục mầm non. Trong đó đặc biệt quan tâm đến nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền về các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng Giáo dục, địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Những phong trào, các cuộc vận động này được nhà trường - giáo viên tuyên truyền trao đổi tới phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm, giữa năm và cuối năm. Các bậc phụ huynh cùng tham gia bổ sung đóng góp ý kiến cho nhà trường, cho lớp và có những biện pháp phối hợp giáo dục trẻ trong quá trình trẻ được học ở trường. 21
  22. Giáo viên trao đổi với phụ huynh chương trình dạy kỹ năng sống tại lớp Nhà trường tổ chức các hoạt động để phụ huynh học sinh cùng tham gia với các con về các hoạt động tại lớp và trường để phụ huynh thấy được tầm quan trọng trong việc dạy các con các kỹ năng sống Phụ huynh được tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi lễ của nhà trường. Việc nhà trường yêu cầu phụ huynh tham gia vào kế hoạch hoạt động của mình không chỉ mang tính chất thông báo mà quan trọng hơn là coi cha mẹ học sinh như một “kênh” thông tin hữu hiệu để giúp nhà trường có thêm thông tin góp phần vào các hoạt động của nhà trường. Trao đổi thường xuyên, hằng ngày giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh qua điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ. Nhà trường tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, tuyên truyền về phòng một số bệnh nguy hiệm, thường gặp ở trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. Xây dựng góc tuyên truyền các bậc cha mẹ tại các nhóm lớp, các nội dung giáo dục lễ giáo phải được thay đổi theo từng chủ đề, từng tháng, hình thức hấp dẫn để tạo được sự chú ý của phụ huynh khi đưa con đến lớp. 3.8. Hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại gia đình Có thể thấy, trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi trường của riêng chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi? Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn. Tuyên truyền để cha mẹ trẻ có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. Đề nghị cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá; chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời. Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc sống. Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ. Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác và thuần thục và khéo léo, 22
  23. không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ. 3.9. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi tập thể: Nội dung phong trào thi đua“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó có nội dung: Cho trẻ đi tham quan dã ngoại tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. 7777 Hình ảnh: Các con đi tham quan dã ngoại Hình ảnh: Học sinh tham gia biểu diễ văn nghệ tại phường Căn cứ vào nội dung trên, tôi đã có kế hoạch và thực hiện nhiều hoạt động một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của trẻ và của giáo viên trong nhà trường. Cụ thể như sau: Phát động giáo viên làm đồ chơi dân gian theo chủ đề hàng tháng, có đánh giá, xếp loại, khen thưởng động viên kịp thời; thi sáng tác các trò chơi, bài hát, điệu múa thể loại dân ca cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. 23
  24. Tăng cường tổ chức hoạt động giao lưu các lớp. Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong giờ hoạt động ngoài trời vào các ngày thứ tư, thứ sáu; tổ chức những trò chơi rèn kỹ năng tự tin, mạnh dạn giúp trẻ phát triển nhận thức, thẩm mỹ thông qua đó thông tin tuyên truyền các bậc cha mẹ về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng, bảo đảm an toàn, phòng bệnh cho trẻ, hướng dẫn các bậc cha mẹ kỷ năng chấm biểu đồ phát triển theo dõi cân đo nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ. 3.10. Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: Việc xây dựng môi trường giáo dục rất quan trọng, góp phần thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tôi đã chú trọng đến công tác xây dựng môi trường nhằm giáo dục kỷ năng sống cho trẻ. Trước mỗi lớp học có bẳng tuyên truyền các bậc cha mẹ vớ tiêu đề “Những điều phụ huynh cần biết” trong đó gồm có các nội dung như: Danh sách trẻ, Kết quả theo dõi cân đo hàng tháng, định kỳ, kết quả khám sức khỏe, các nội dung tuyên truyền về dịch bệnh, về giáo dục kỷ năng sống theo chủ đề Các nội dung được trang trí đẹp mắt và nổi bật gây được sự chú ý của các bậc phụ huynh khi đưa đón trẻ. Trong lớp, chỉ đạo giáo viên trang trí các góc mở cho trẻ được trải nghiệm và tham gia hoạt động. Ví dụ mảng tường trên lớp tôi cho trang trí các hình ảnh làm nổi bật chủ đề, bên cạnh đó có mảng tường được cắt bằng các ô bóng kính cho trẻ tự ghép các hình ảnh vào Góc mừng sinh nhật bé, tôi cho giáo viên trang trí các hoạt tiết biểu tượng cả từng tháng và cho sinh ghép hình ảnh của mình vào Chỉ đạo tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ vào cuối chủ đề của lớp, tổ chức giao lưu các lớp với nhau, tổ chức mừng sinh nhật một nhóm trẻ Qua đó trẻ rất hứng thú và thông qua các hoạt động đó nhằm giáo dục kỷ năng sống cho trẻ một cách rất nhẹ nhàng và có hiệu quả. Đối với các góc khác trong lớp, tôi đã cho giáo viên xây dựng dưới dạng mở để cho trẻ cùng khám phá, trải nghiệm và giúp cô trang trí 4. Kết quả đạt được: Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp nhà trường đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ mầm non các kỹ năng sống cơ bản thể hiện ở các kết quả sau: * Đối với trẻ: 100% trẻ đều được giáo viên tạo mọi điều kiện cho trẻ được trải nghiệm thực tế, khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100% trẻ 5 tuổi được rèn luyện khả năng sẳn sàng học tập ở trường phổ thông hiệu quả ngày càng cao. Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ ở trong nhà trường. Trẻ đã trở thành những con người nhanh nhẹn, có những kiến thức và kỷ năng về lao động tự phục vụ như tự đánh răng, rửa mặt, rửa tay, mặc quần áo Trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình. Trẻ mạnh dạn, tự tin, hòa đồng với tập thể, trẻ có tinh thần hợp tác với bạn chơi, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần và cần đến sự giúp đỡ của bạn bè khi mình gặp khó khăn. Kết quả khảo sát cuối năm về vốn kỷ năng sống của trẻ được thể hiện trên bảng sau: Bảng 3. Kết quả khảo sát học sinh về vốn kỷ năng sống sau khi thực hiện đề tài (Số học sinh được khảo sát 382 trẻ) 24
  25. Kết quả trước khi thực Kết quả sau khi thực Nội dung khảo sát hiện đề tài hiện đề tài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trẻ mạnh dạn, tự tin 266/580 45,5% 549/580 94,6% Trẻ có ý thức hợp tác, chia sẻ 267/580 46% 516/580 88,9% Kỷ năng giao tiếp, lễ phép 365/580 61,3% 575/580 99,1`% Kỷ năng vệ sinh cá nhân và tự lập 205/580 35,5% 550/580 94,7% Kỷ năng thích khám phá học hỏi 250 /580 43,1% 509/580 87,7% * Đối với giáo viên: Giáo viên đã nắm vững các nội dung giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ mầm non và biết vận dụng vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trên các nhóm lớp một cách phù hợp với các hoạt động và các chủ đề. Giáo viên đã mạnh dạn, tự tin hơn khi tổ chức họp phụ huynh, mạnh dạn trao đổi những ý tưởng của cá nhân khi sinh hoạt chuyên môn hoặc khi góp ý về chuyên môn, thao giảng Biết tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống. Chất lượng và nội dung tuyên truyền các bậc cha mẹ được nâng lên rõ rệt, hình thức tuyên truyền được thay đổi theo chủ đề một cách phù hợp. Bảng 4. Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên về kiến thức dạy kỷ năng sống cho trẻ trước khi thực hiện đề tài: (Số giáo viên được khảo sát 32 người) Kết quả trước khi Kết quả sau khi thực Nội dung khảo sát thực hiện đề tài hiện đề tài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nắm một cách vững vàng các kỹ năng sống 25/33 75,7% 31 /33 94% cơ bản đối với trẻ mầm non Biết tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo 13/33 39,3% 29/33 88% dục kỹ năng sống Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp trước đám 27/33 81,8% 32/33 97% đông * Đối với các bậc phụ huynh: Phụ huynh rất quan tâm đến việc chăm lo cho con cái, thường xuyên phối hợp với nhà trường để giáo dục trẻ một cách khoa học, không còn xem nhẹ về việc dạy kỹ năng sống. Phụ huynh đã có những trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình con em mình, cùng bàn bạc tìm giải pháp để khắc phục đối với trẻ cá tính. Phụ huynh không còn nôn nóng trong việc dạy cho trẻ học trước chương trình và đã thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung phụng trẻ thái quá, không còn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con, tranh thủ đút cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô, tự đi lên cầu thang, tự xúc cơm ăn 25
  26. Phụ huynh rất tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo, ngược lại cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi. 5. Bài học kinh nghiệm: Công tác giáo dục kỷ năng sống cho trẻ là một công việc được thực hiện thường xuyên và từ rất xa xưa, nhưng để đưa vào chương trình một cách chính thống với tên gọi cụ thể giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thì thực sự mới được quan tâm. Sau khi mạnh dạn tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non, bản thân tôi đã trải nghiệm, thực hành, nghiên cứu và đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Trước hết Ban giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch cụ thể về nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường một cách cụ thể, chi tiết, có đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến tổng hợp sau đó trao đổi với giáo viên để xác định mục tiêu của nhà trường, kết quả mong đợi phù hợp với tiềm năng phát triển của trẻ và xây dựng kế hoạch năm học cho từng độ tuổi, từng nhóm lớp phù hợp với đặc điểm của chương trình. Nâng cao công tác bồi dưỡng đội ngũ và hướng dẫn tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu các tài liệu, đây là việc làm thường xuyên liên tục, không thể bỏ qua. Tạo điều kiện về mọi mặt cho giáo viên tổ chức tốt các họat động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch, thời gian của nhà trường và của lớp đã đưa ra. Hướng dẫn cho giáo viên về các kỹ năng làm việc, phối hợp, tuyên truyền với cha mẹ trẻ, tạo cơ hội, tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp giáo viên tăng cường phối hợp nhất quán với gia đình để dạy trẻ kỹ năng sống đạt hiệu quả. Giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một cá thể, một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau. Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho trẻ sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng ta không phải xấu hổ vì những hành vi không đẹp của trẻ. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huyng những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải. Tổ chức tốt các hội thi trong nhà trường có sự tham gia của các bậc phụ huynh và có sự chứng kiến của lãnh đạo các cấp để tăng cường công tác tuyên truyền và xã hội hóa. Hàng tháng, tùy theo chủ đề tổ chức các ngày hội như ngày hội đến trường, ngày hội của mẹ, của bà, ngày hội của cô giáo, ngày hội dân gian, ngày sinh nhật trẻ, ngày thành lập trường . Cho trẻ các độ tuổi tham gia biểu diễn văn nghệ hoặc tổ chức hình thức thi đua hát dân ca và 26
  27. chơi các trò chơi dân gian, qua đó trẻ được phát triển các cơ tay chân, các lĩnh vực khác được phát triển như thẩm mỹ, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trong xu thế hiện nay, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là một vấn đề mới và to tát, tuy nhiên việc lựa chọn nội dung để vận dụng vào công tác giáo dục trẻ trên lớp là một vấn đề cần quan tâm. Dạy như thế nào và dạy những gì là một nội dung đang phải bàn. Giáo dục kỹ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với 4 mục tiêu quan trọng của giáo dục: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình. Giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục trẻ trở thành lớp công dân toàn cầu: là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, dù có làm gì và trong hoàn cảnh nào thì luôn tự chịu trách nhiệm về việc mình làm, chứ không tạo ra lớp công dân chỉ biết “biết nghe lời”. Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn lên. Vì thế, ngừơi lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý nghĩa. Đồng thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ cần biết lập kế hoạch chơi, sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. Chính vì vậy trường Mầm non là một môi trường lành mạnh để giúp trẻ học tốt các nội dung về kỷ năng sống, góp phần hình thành phẩm chất tốt, giáo dục những con người phát triển toàn diện, đồng đều. Để công tác giáo dục kỷ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần phải kết hợp hài hòa, tạo được sự đồng thuận đối với tất cả các thành phần trong xã hội, làm cho mọi người cùng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện sự nghiệp trồng người. 2. Kiến nghị: Để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục kỷ năng sống cho trẻ nói chung và trẻ mầm non nói riêng chúng tôi đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo cần mở các lớp chuyên đề về giáo dục kỷ năng sống cho trẻ cho tất cả các đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên mầm non được tham gia. Tham mưu để có thêm kinh phí chi thường xuyên cho các trường mầm non để các đơn vị có điều kiện bổ sung thêm các máy móc và đồ dùng dạy học ngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời đại hiện nay. Sở giáo dục và đào tạo cần cung cấp thêm các trang thiết bị phục vụ dạy và học cho các nhóm lớp, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong các trường mầm non. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non mà bản thân tôi đã tiến hành thử nghiệm và mang lại một số kết quả khả quan tại đơn vị. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học cấp trên để bản kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. Trên đây là một số vấn đề tác giả muốn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình đã được triển khai và áp dụng tại đơn vị. Trong quá trình áp vận dụng bạn đọc có thể trao đổi trực 27
  28. tiếp với Cô giáo Trần Thị Hồng Loan – Trường MN Số 5 Ngọc Hà Bà Đình Hà Nội. Mọi thông tin chi tiết xem tại trang web 28